Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.01 KB, 5 trang )
Phản hồi tích cực
Trong những cuộc nói chuyện nếu phản hồi lại là những ý kiến chê bai, chỉ
trích nặng nề thì người nói sẽ chẳng bao giờ muốn nói nữa. Bởi vì những gì họ
nói không được sự thấu hiểu và cảm thông của những người xung quanh. Họ
không trân trọng những ý kiến của mình vậy thì tại sao mình phải nói làm gì
cho mất thời gian. Có bao giờ bạn có cảm giác tiêu cực như vậy khi ai đó chỉ
trích điều bạn nói chưa? Vẫn biết rằng trong những phản hồi mang tính chỉ trích
đều muốn người nói lắng nghe và sửa chữa những thiếu sót và sai lầm. Nhưng
phản hồi tiêu cực lại gây ra rất nhiều hệ lụy đáng tiếc. Nhiều người khuyên nên
bình tĩnh và kiềm chế khi lắng nghe những lời phê phán nhưng mấy ai kiềm chế
được xảm xúc của mình lúc đó.
Chúng ta có quyền tức giận hay bực mình vì một ý kiến nào đó nhưng chúng ta
không có quyền xúc phạm họ. Nếu bạn phản hồi mang ý nghĩa tiêu cực bạn sẽ làm
cho họ hiểu bạn hơn, hiểu rõ điều bạn muốn nói hơn? KHÔNG! Nó chỉ gây ra
nhiều tranh cãi hơn mà thôi. Phản hồi tiêu cực, phê phán và chỉ trích càng khiến
cho chúng ta càng lúc càng gặp nhiều khó khăn hơn trong những cuộc giao tiếp của
mình.
Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng, những ý kiến có tính xây dựng, góp ý chân thành sẽ
được nhiều người chú ý và sửa chữa thay vì những góp ý mang tính chất phê phán.
Bạn sẽ thấy rõ điều này khi bạn lên tiếng chỉ trích ai đó về một vấn đề mà bạn cho
rằng: phù phiếm và nhạt nhẽo. Chẳng có ý kiến nào mà phù phiếm và nhạt nhẽo cả,
chỉ có những ý kiến có giá trị và không có giá trị mà thôi. Nếu bạn cho rằng đó là
nhạt nhẽo nhưng rõ ràng họ cũng phải nghĩ nát óc mới tìm ra được điều đó. Vậy thì
tại sao bạn lại lên tiếng chê bai nó, phê phán nó thay vì góp ý chân thành. Bạn có
thể khuyên họ lần sau nên đầu tư cho những ý tưởng mới hơn, hấp dẫn hơn và bao