Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Công viên quốc gia Bunaken Sulawesi (Indonesia): "Điểm du lịch của ngày mai" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.7 KB, 7 trang )



Công viên quốc gia Bunaken -
Sulawesi (Indonesia): "Điểm du
lịch của ngày mai"


Nằm về phía Bắc Sulawesi, hòn đảo hình bạch tuộc thuộc
Indonesia, Công viên Quốc gia Bunaken bao gồm 5 hòn đảo
nhỏ là Manado Tua, Siladen, Mantehage, Nain và hòn đảo
cùng tên Bunaken, trải rộng trên diện tích gần 90.000 hecta.

Năm 2003, Công viên Quốc gia Bunaken giành được giải
thưởng "Điểm du lịch của ngày mai" (Tourism for
Tomorrow) do hãng hàng không Anh Quốc trao tặng, trở
thành dấu chấm son trên bản đồ du lịch châu Á và thế giới.

Bunaken là một ví dụ điển hình trong nỗ lực phát triển du
lịch bền vững, vốn luôn gắn liền với việc bảo vệ sự đa dạng
của môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa. Chính nhờ
nỗ lực này mà ngày nay Bunaken và Sulawesi được xem là
khu dự trữ sinh quyển đại dương lớn nhất thế giới với hơn
l.000 loài cá và 350 loài san hô (hơn cả Great Barrier Reef ở
Úc).


Cách đây hơn một thập niên, Sulawesi còn là một làng chài
hoang sơ, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá,
như rất nhiều làng chài bình thường khác ở Indonesia cũng
như các quốc gia vùng Đông Nam Á. Phương tiện đánh bắt
thô sơ dần dẫn người dân đến chỗ sử dụng cả hóa chất và


thuốc nổ vào việc quyết định biến Bunaken thành công viên
quốc gia, nhưng ý tưởng đó có lẽ vẫn chỉ nằm trên giấy, nếu
như Hiệp hội Các môn thể thao dưới nước Bắc Sulawesi (gọi
tắc là NSWA, thành lập vào năm 1999 bởi đại diện các tổ
chức, cá nhân hoạt động kinh doanh các môn thể thao dưới
nước tại Sulawesi) không tiến hành các hành động cụ thể.
Chính quyền địa phương ở Sulawesi cùng kết hợp với
NSWA kêu gọi người dân tham gia vào kế hoạch biến
Bunaken thành điểm du lịch lặn hấp dẫn nhất thế giới. Từ
tháng 3-2001, mỗi du khách đến Bunaken phải trả phí 6
U5D; ngoài ra du khách có thể trở thành hội viên của công
viên quốc gia để được hưởng những ưu dãi đặc biệt khác với
phí hội viên thường niên là 17 USD. Một phần số tiền thu
được (ước tính mỗi năm khoảng 150.000 USD) được dùng để
trả lương cho các cư dân nơi đây, những người đã từ bỏ việc
đánh bắt cá để trở thành nhân viên của công viên quốc gia;
phần còn lại được sử dụng cho công việc bảo tồn công viên
và các chương trình phát triển cộng đồng cùng với nguồn hỗ
trợ tài chính của một số tổ chức quốc tế có uy tín như World
Wildlife Fund và Seacology. Mỗi năm, Ban Quản lý Công
viên Quốc gia Bunaken nhận được 20.000 USD từ Seacology
để thực hiện dự án khôi phục các rặng san hô bị tàn phá bởi
hóa chất và thuốc nổ bằng cách áp dụng công nghệ EcoReef
(tái tạo các rặng san hô bằng cách sử dụng gốm). Dự án này
hướng đến mục tiêu khôi phục toàn bộ hệ san hô ở Sulawesi,
Indonesia và xa hơn sẽ là các khu bảo tồn sinh vật biển thuộc
các quốc gia trong khu vực. NSWA còn thành công trong
việc phát động chiến dịch chống lại nạn tham nhũng, quan
liêu của quan chức chính quyền địa phương để thu hút đầu tư
vào việc phát triển du lịch nhằm ngày càng tăng lượng khách

du lịch nước ngoài đến với Sulawesi.

Thành công của dự án Công viên Quốc gia Bunaken của
NSWA chỉ có thể trở thành hiện thực khi hơn 30.000 cư dân
sinh sống từ 22 ngôi làng quanh đấy là những người hưởng
lợi lớn nhất từ dự án. Ý thức của người dân về khái niệm phát
triển du lịch bền vững chỉ tồn tại khi chính cuộc sống của họ
được bảo đảm bền vững.

Hiện nay, hãng hàng không quốc gia Garuda có chuyến bay
trực tiếp mỗi ngày từ Jakarta và Singapore đến Manado, cửa
ngõ vào Sulawesi và Công viên Quốc gia Bunaken. SillAir,
hãng hàng không giá rẻ cũng thực hiện mỗi tuần 3 chuyến
bay đến Manado.

×