Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo sơ kết công tác điều động luân chuyển cán bộ ở huyện thạch thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.38 KB, 11 trang )

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HUYỆN UỶ THẠCH THÀNH
* Thạch Thành, ngày 25 tháng 10 năm 2013
Số 181 - BC/HU
BÁO CÁO
kết quả công tác điều động, luân chuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010 - 2013
********
I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1- Tình hình chung:
Thạch Thạch là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh
Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc; phía Tây nam giáp
huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước; phía Đông giáp huyện Hà Trung. Diện tích tự
nhiên là 55.919 ha (chiếm 5,03% diện tích toàn tỉnh và 7,01% diện tích các
huyện miền núi). Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 33,6 %, đất lâm nghiệp
48%, đất nuôi trồng thuỷ sản 0,63%, đất phi nông nghiệp 15,07% còn lại là các
loại đất khác.
Là vùng đất chuyển tiếp từ vùng núi cao Hòa Bình chạy dài theo sông Bưởi
về Vĩnh Lộc khoảng hơn 60 km; là nơi giao lưu, hội nhập kinh tế, văn hoá với
đồng bằng Bắc bộ, tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho vùng đất này; Dân số toàn
huyện là 136.221 người, Dân tộc Kinh chiếm 50%, Dân tộc Mường chiếm hơn
49%, các dân tộc khác gần 1%; có 28 đơn vị hành chính (26 xã, 2 thị trấn), 243
thôn, khu phố. Có 60 Đảng bộ và Chi bộ cơ sở, với 6.595 đảng viên.
Những năm trước đây, là một huyện rất khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn,
kết cấu hạ tầng thấp kém, thường xuyên xảy ra lũ lụt, thiên tai; tỷ lệ hộ đói nghèo
cao đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập. Trong thời gian qua, Đảng bộ, nhân dân
huyện Thạch Thành đã phát huy truyền thống, đoàn kết, quyết tâm, phấn đấu vươn
lên, đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực nên đã đạt được những thành tựu quan
trọng và khá toàn diện.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 16% trở lên; Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2012 cơ cấu Nông, lâm nghiệp


29%, CN-XD 45%, TM-DV 26%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 13,8
triệu đồng năm 2010, lên 18,7 triệu đồng/người năm 2012. Cơ sở hạ tầng từng
bước được đầu tư, nâng cấp, 95% đường liên xã nhựa 40% đường liên thôn, 320
km kênh mương nội đồng, 37 km đê đã được bê tông hoá, có 29 trạm bơm, 63
hồ đập. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 17,61%.
Phong trào xây dựng nông thôn mới đến nay toàn huyện đạt bình quân 10,5 tiêu
chí/xã.
Chất lượng dạy và học được nâng lên, hàng năm có 600 đến 700 học sinh
thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng; có 86% số phòng học xây dựng kiên
cố, 30,9% trường học đạt chuẩn quốc gia; năm 2010 đã có 100% trạm y tế xã,
thị trấn đạt chuẩn quốc gia và các trạm y tế có bác sỹ. Công tác Quốc phòng - an
ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; quan
tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
2- Tình hình đội ngũ cán bộ trước khi điều động luân chuyển:
Phần lớn cán bộ được rèn luyện thử thách trong thực tiễn công tác, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có truyền thống cách mạng, trung thành với sự nghiệp
đổi mới, có kinh nghiệm và trách nhiệm với công việc được giao. Tuy nhiên,
Trình độ năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nhìn chung còn nhiều hạn chế,
bất cập, nhất là trong quản lý, điều hành và phương pháp công tác hiệu quả thấp.
Tình trạng vi phạm trong quản lý tài chính, đất đai nhưng chưa được phát hiện
xử lý kịp thời, những biểu hiện cục bộ dòng họ, làng xóm, vùng miền ở một số
địa phương; an ninh, trật tự còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp đã làm giảm sút
lòng tin trong nhân dân.
Chất lượng, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp
xã còn thấp, 5 chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 1995 - 2000: TN THCS:
39,2%; trình độ chuyên môn: Trung cấp 9,2%; Đại học 0,8%; LLCT trung cấp 48,5%.
Giai đoạn 2000 - 2005: TN THCS 36,9%; Chuyên môn: Trung cấp: 11,5%; ĐH 0,77%;
LLCT trung cấp 49,2%.
Năm 2008 Cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ chuyên môn: Đại học
6,7%; Cao đẳng 6,7%; Trung cấp 19,3%; Sơ cấp 11,1%; Chưa qua đào tạo

56,2%. Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 58,2%; Sơ cấp 18,9%; chưa qua
đào tạo 22,9%; Công chức chuyên môn: Trình độ chuyên môn Đại học 3,6%;
Cao đẳng 11,3%; Trung cấp 59%; Sơ cấp 9,5%; Chưa qua đào tạo 16,6%. Trình
độ lý luận chính trị: Trung cấp 18%; Sơ cấp 29,7%; chưa qua đào tạo 52,3%.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp và tuyển dụng cán bộ chưa
khoa học; Công tác luân chuyển cán bộ chưa tạo được sự thống nhất cao về nhận
thức, hành động, vẫn còn tư tưởng cục bộ và tâm lý khép kín nên từ năm 2002
đến 2008 chỉ luân chuyển cán bộ từ huyện về xã được 2 đồng chí, luân chuyển
giữa các phòng, ban cấp huyện 4 đồng chí.
II- PHƯƠNG PHÁP, CÁCH LÀM
1- Quán triệt nghiêm túc NQTW và ban hành chủ trương:
Bám sát các chủ trương của Trung ương của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện
ủy đã đề ra chủ trương và tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị Quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002 của
Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 04-HD/TC, ngày 1/7/2002 của Ban tổ chức Tỉnh uỷ
Thanh hoá làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tạo sự đồng thuận nhất trí
cao trong toàn Đảng bộ.
- Ban hành nhiều chủ trương, Nghị quyết về công tác cán bộ, gắn với công tác
điều động luân chuyển cán bộ như: Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HU; Chương
2
trình hành động số 10 - CT/HU của BCH Đảng bộ huyện. Nhất là trong 2 nhiệm
kỳ Đại hội huyện Đảng bộ vừa qua, đã xác định rõ yêu cầu chuẩn hóa cán bộ
trong thời kỳ mới Đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo, có bước đi phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
- Năm 2005, thực hiện thí điểm luân chuyển cán bộ UBND Huyện về Thị trấn
Kim Tân để bầu bổ sung làm Chủ tịch UBND Thị trấn và điều động một số chức
danh cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các xã khác.
- Thưc hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại cán bộ đúng chất lượng, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và chuẩn bị nhân sự
phục vụ công tác ĐĐLC cán bộ.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Huyện đã liên kết với các
trường Đại học trong nước để tổ chức thi tuyển, đào tạo các lớp đại học tại chức, cử
cán bộ tham gia các chương trình đào tạo của Tỉnh, Trung ương; có chủ trương,
chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại xã (Ngày 28/5/2009
Ban Thường vụ Huyện uỷ ban hành đề án số 02-ĐA/HU về "Chính sách đào tạo
cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp đại học về công
tác tại xã, thị trấn" và quy định cán bộ chủ chốt, trong quy hoạch phải có trình độ
đại học)
- Đặc biệt khi có Nghị định 92 - NĐ/CP của Chính Phủ, Huyện chỉ tuyển
dụng công chức xã, thị trấn có trình độ đại học chính quy, để có biên chế phục vụ
công tác ĐĐLC cán bộ.
Với chủ trương, định hướng từ trước, nên từ năm 2010 đến nay công tác
ĐĐLC cán bộ đã được thực hiện khá đồng bộ, toàn diện, hiệu quả ở các cấp, các
ngành trong huyện.
2- Xây dựng phương án, lựa chọn cán bộ:
- Mỗi đợt thực hiện ĐĐLC cán bộ, Ban Thường vụ đều xây dựng phương án
cụ thể, lựa chọn tiêu chuẩn, đối tượng, chức danh; lựa chọn đơn vị để bố trí cho
phù hợp tình hình thực tế, đồng thời tổ chức gặp mặt động viên, giao nhiệm vụ cho
cán bộ và các đơn vị có cán bộ đi, cán bộ đến. Mặt khác trước khi thực hiện đều
nắm bắt thông tin, dư luận từ nhiều phía để giải quyết các vấn đề phát sinh để tập
trung chỉ đạo
- Những cán bộ thuộc đối tượng được lựa chọn ĐĐLC là cán bộ các phòng,
ban ngành cấp huyện, cán bộ trẻ, có triển vọng, được quy hoạch làm cán bộ chủ
chốt cấp huyện và dự nguồn lâu dài để thì bố trí luân chuyển về xã đào tạo, bồi
dưỡng, thử thách. Mặt khác những cán bộ có nhiều năm làm chủ chốt ở xã có kinh
nghiệm, năng lực thì bố trí luân chuyển về huyện giữ các chức danh lãnh đạo các
phòng, ban, ngành. Một số cán bộ chủ chốt điều động từ xã này sang xã khác để
tránh tư tưởng cầm chừng, trì trệ, không tạo được sự chuyển biến ở địa phương.
Các xã có cán bộ chủ chốt chưa đồng thuận cao với nhau trong lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành được xem xét điều động đi xã khác.

Với những xã có đội ngũ cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm, đồng đều cũng
được nghiên cứu xem xét từng trường hợp cụ thể để tăng cường cho những nơi
khác còn khó khăn. Những chức danh công chức chuyên môn thuộc các lĩnh vực
3
nhạy cảm như kế toán ngân sách, địa chính, công an xã, đều được xem xét để điều
động, luân chuyển.
III- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1- Số lượng cán bộ được ĐĐLC từ năm 2010 đến nay:
- Tổng số cán bộ được ĐĐLC từ năm 2010 đến nay là 118 đồng chí. Trong đó:
+ ĐĐLC cán bộ cấp huyện: 36 đồng chí. Điều động ngang trưởng, phó các
ban, phòng, cấp huyện 04 đ/c; Điều động ngang công chức chuyên môn 5 đ/c, Cán
bộ huyện ĐĐLC về xã 27 đ/c; Trong đó về làm Bí thư Đảng uỷ 6 đ/c, Chủ tịch
UBND 5đ/c, Phó CTUBND 9 đ/c, Phó CTHĐND 1 đ/c, trưởng đoàn thể 5 đ/c; Cán
bộ địa chính 1 đ/c.
+ ĐĐLC cán bộ cấp xã: 82 đồng chí. Điều động cán bộ xã về huyện 14 đ/c
Trong đó: về giữ chức vụ cấp trưởng 1đ/c, cấp phó 6 đ/c, về làm cán bộ, chuyên
viên 7 đ/c. ĐĐLC từ xã này sang xã khác 68 đ/c, Trong đó: Giữ chức vụ Bí thư
Đảng uỷ 15 đ/c, Phó bí thư Đảng uỷ 3 đ/c, Chủ tịch UBND 2 đ/c, Phó CTUBND 2
đ/c, Cán bộ Văn hoá xã hội 2 đ/c; Kế toán, tài chính 22 đ/c; Địa chính, xây dựng 12
đ/c; Công an 9 đ/c, xã đội trưởng 1đ/c.
Bình quân cán bộ ĐĐLC và thu hút sinh viên là 7 người/xã, Có 1 xã ĐĐLC 4
chức danh chủ chốt, 3 xã ĐĐLC 3 chức danh chủ chốt, 5 xã ĐĐLC 2 chức danh
chủ chốt, có 16 xã ĐĐLC Bí thư, hoặc CT UBND xã. Còn 3 xã chưa có cán bộ chủ
chốt ĐĐLC Thành Hưng, Thành Tâm, Thạch Cẩm.
- Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã: 93 đ/c.
Cán bộ Văn hoá xã hội 20 đ/c; Tư pháp, hộ tịch 05 đ/c. Kế toán, tài chính 21 đ/c;
Địa chính, xây dựng 24 đ/c; Văn phòng thống kê 23 đ/c.
- Kết quả thực hiện chủ trương bố trí các chức danh cán bộ, công chức không
là người địa phương: 152 đồng chí. Cán bộ chủ chốt: 42 đồng chí. Trong đó: Bí
thư Đảng uỷ 22 đồng chí, Phó bí thư trực Đảng uỷ 3 đồng chí, Chủ tịch UBND 6

đồng chí, phó chủ tịch UBND 10 đồng chí; phó chủ tịch HĐND 01 đồng chí. Cán
bộ chuyên môn: 111 đồng chí. Trong đó: Cán bộ Văn hoá xã hội 16 đ/c; Tư pháp,
hộ tịch 3 đ/c. Kế toán, tài chính 36 đ/c; Địa chính, xây dựng 29 đ/c; Văn phòng
thống kê 17 đ/c. Công an 9 đ/c; Xã đội trưởng 01 đ/c.
- Kết quả bố trí, xắp xếp các chức danh cán bộ sau ĐĐLC: Được bố trí chức
vụ cao hơn 17 đ/c. Giữ chức vụ tương đương 94 đ/c. Phân công chức vụ thấp hơn
04 đ/c. Không còn chức vụ lãnh đạo, quản lý 03 đ/c.
- Kết quả phân loại năm 2012: Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ
quản lý ĐĐLC: 61 đ/c, HTXSNV 31 đ/c = 50,8%, HTTNV 26 đ/c = 42,6%,
HTNV 4 đ/c = 6,6%, Trong đó có 3 đ/c được khen thưởng năm 2012.
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Có 15 đ/c cán bộ ĐĐLC thuộc đối tượng lấy
phiếu tín nhiệm của HĐND xã, bao gồm CT HĐND 1 đ/c, PCT HĐND 1 đ/c, CT
UBND 6 đ/c, PCT UBND 7 đ/c. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cả 15 đ/c đều có số
phiếu tín nhiệm cao trên 50 %.
4
2- Đánh giá về hiệu quả, tác dụng sau ĐĐLC cán bộ:
2.1 - Chuyển biến về nhận thức:
- Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục bộ dòng họ, địa phương: ĐĐLC
cán bộ đã tạo nên những bước đột phá trong công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý; khắc phục tư tưởng cục bộ dòng họ, làng xóm, địa phương;
khắc phục tình trạng “phép vua thua lệ làng” ở một số đơn vị; khắc phục từng
bước tâm lý trì trệ, bảo thủ, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
- Đổi mới tác phong, lề lối làm việc, tăng cường đoàn kết nội bộ ở cơ sở: Khi
về đơn vị mới, cán bộ ĐĐLC đã cùng tập thể cải tiến lề lối, tác phong, phong cách
làm việc, chấn chỉnh giờ giấc, kỷ luật lao động của cán bộ, công chức ở cơ sở. Có
đơn vị nhiều năm không có sự đổi mới, không có bước đột phá nhưng sau khi có
cán bộ ĐĐLC đã có sự chuyển biến rõ nét như xã: Thành An, Thành Công, Thành
Thọ, Thạch Bình, Thành Yên, Thành Vân, Thành Trực. Có đơn vị khi chưa ĐĐLC,
nội bộ có biểu hiện thiếu thống nhất, sau khi điều động đã khắc phục rõ nét tình
trạng này, giải quyết các mâu thuẫn, tạo ra khí thế mới trong cán bộ, đảng viên và

nhân dân. Điển hình là Đồng chí Đào Quang Tường Bí Đảng uỷ xã Thạch Tân,
được đánh giá cao trong việc tập hợp, đoàn kết nội bộ tại đơn vị mới luân chuyển
đến, chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao.
- Tác động tích cực đến tư tưởng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ: Điều
động, luân chuyển cán bộ không chỉ có tác động đến cán bộ được điều động, luân
chuyển mà còn có tác động trực tiếp đến mọi đối tượng cán bộ, tạo nên ý thức,
trách nhiệm cao hơn; tạo sự chủ động, năng động, sáng tạo hơn trong thực hiện
nhiệm vụ được giao của cán bộ; vì vậy trong quá trình công tác các đối tượng cán
bộ đều nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Cán bộ thuộc diện
BTV Huyện uỷ quản lý hoàn thành xuất xắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2012
là 97,4 % tăng so với năm 2011 là 6,5%;
- Tạo sự liên thông, tạo động lực trong học tập, công tác của cán bộ: Thực
hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ ở Thạch Thành đã tạo sự liên
thông trong công tác cán bộ giữa huyện và cơ sở, tạo cơ hội để cán bộ phấn đấu
vươn lên; tạo động lực để cán bộ tích cực học tập, công tác, nâng cao trình độ về
mọi mặt. Trước đây việc vận động cán bộ cấp xã đi học gặp rất nhiều khó khăn,
nên tỷ lệ cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ có trình độ đại
học rất thấp, Nhưng đến nay cán bộ các xã, thị trấn có trình độ đại học 73,2% (thạc
sĩ 6 đồng chí); Trong đó: Cán bộ chuyên trách 65%; công chức chuyên môn 81,4%;
Phần lớn cán bộ xã, thị trấn trong độ tuổi quy hoạch cán bộ chủ chốt đều đã học
xong hoặc đang học đại học. Số cán bộ không đủ điều kiện theo học đều tự nguyện
xin ra khỏi quy hoạch hoặc xin chuyển sang chức danh khác phù hợp. Các xã cán
bộ có trình độ đại học cao là Thành Kim 83,3%; Thành Tân 82,6%; Thành Vân
81,8%; Thành An 81%; Thạch Lâm, Thạch Tân 80%.
- Khắc phục tình trạng bị động, hụt hẫng, khép kín công tác cán bộ ở một số
đơn vị, địa phương: Việc kết hợp giữa điều động và luân chuyển cán bộ đã khắc
phục cơ bản tình trạng bị động, hụt hẫng, khép kín trong công tác cán bộ ở các
phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn; từng bước điều chỉnh hợp lý việc bố trí cán bộ,
tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là các xã có khó khăn
5

về cán bộ, qua đó có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên
nhất là các đơn vị có cán bộ chuyển đến, góp phần khắc phục tâm lý thỏa mãn, chủ
quan “sống lâu lên lão làng” của một số cán bộ,
2.2- Phát hiện, giải quyết những tồn tại, bất cập ở cơ sở:
- Trong lĩnh vực đất đai: Phát hiện và xử lý nghiêm túc những tồn đọng về
đất đai tại các xã Thành Mỹ, Thạch Long, Thạch Lâm, Thành Thọ, Thành Vinh,
Thành Kim, Thạch Tượng, Thành Long. Có đơn vị sau khi điều động chủ tịch
UBND xã, cán bộ địa chính đi đơn vị khác, nhân dân phát đơn kiện những sai
phạm của xã về đất đai trước đây. Huyện đã kiểm tra, xử lý kịp thời như xã Thành
Vinh.
- Trong lĩnh vực quản lý ngân sách: Phát hiện và xử lý các tồn đọng trong
quản lý, sử dụng ngân sách xã như: Thu đóng góp của nhân dân không có trong
quy định nhà nước tại các xã Thạch Long, Thành Mỹ, Thành Công.
- Trong thực hiện chính sách xã hội: Phát hiện và xử lý các vi phạm của cán
bộ chính sách trong thực hiện chính sách đối với các đối tượng hưởng chính sách
bảo trợ xã hội tại các xã Ngọc Trạo, Thành Thọ, Thạch Tân.
- Trong công tác cán bộ: Phát hiện, xử lý những tồn tại như: Bộ máy thôn
dấu đất để sử dụng, thu quỹ riêng; cán bộ không có năng lực vì dòng họ, làng xóm
được bố trí làm cán bộ xã; cán bộ làm trái pháp luật không được xử lý gây hậu quả
nghiêm trọng tại Thạch Long, Thành Mỹ, Thành Thọ.
2.3- Hiệu quả trong phát triển kinh tế -xã hội, QPAN:
- Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế:
Cán bộ điều động luân chuyển đã góp phần quan trọng trong việc triển khai, tổ
chức thực hiện các chủ trương, định hướng của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tại xã, thị trấn. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc đổi điền dồn thửa theo phương
châm một hộ, một thửa, một xứ đồng. Đây là việc làm rất khó khăn đối với một
huyện miền núi, nhưng các đơn vị đã có nhiều cách làm sáng tạo, tập trung xây
dựng phương án cụ thể quy hoạch đồng bộ ruộng đồng theo từng vùng, từng khu,
từng loại cây trồng vật nuôi; Cán bộ tận tình, trực tiếp dự họp với nhân dân từng
thôn nhiều lần nên đến nay toàn Huyện đã hoàn thành việc đổi điền dồn thửa, bình

quân toàn huyện là 1,6 thửa/1 hộ. Sau đổi điền dồn thửa đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng tạo quỹ đất làm vụ đông, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng
cao giá trị trên 1ha đất nông nghiệp và tập trung xây dựng nhiều mô hình kinh tế
làm ăn có hiệu quả. Năm 2012 các xã đã xây dựng mới 318 trang trại, đưa tổng số
toàn huyện lên 764 trang trại, trồng mới 241,5 ha cao su tiểu điền, chuyển đổi mạnh
mẽ cây trồng vật nuôi; đưa nhiều giống mới vào sản xuất để tạo ra năng xuất, hiệu
quả kinh tế cao hơn. Năm 2013 các đơn vị tập trung thực hiện tốt các khâu đột phá
đã đăng ký với Huyện và chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế mới. Các xã cán bộ
ĐĐLC đã lãnh đạo, chỉ đạo tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu cây
trồng mùa vụ là Thạch Bình, Thành Thọ, Thành An; Thành Công, Thành Long,
Thành Vân, Thành Tân, Thành Trực, Thạch Sơn, Thành Tiến, Thành Mỹ, Thạch
6
Đồng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, các xã tập trung phát triển chăn nuôi dưới tán
rừng, chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại, gia trại, góp phần chuyển dịch cơ
cấu chăn nuôi trong nông nghiệp, đưa thu nhập trong chăn nuôi chiếm tỷ trọng trên
50% trong nông nghiệp; Tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, gắn với
cải tạo vườn tạp, xây dựng kinh tế trang trại là Thành Công, Thành Yên, Thành
Vân, Thành Mỹ, Thành Minh, Thành Tân.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao: Cán
bộ ĐĐLC đã động viên nhân dân phát huy nội lực, thực hiện tốt quy chế dân chủ
để xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao; Nhiều đồng chí cán bộ ĐĐLC, nhất
là cán bộ chủ chốt các đơn vị đã có những cách làm sáng tạo, có hiệu quả cao trong
việc tuyên truyền vận động nhân dân, phát huy nội lực trong nhân dân để thực hiện
tốt các nội dung trong xây dựng nông thôn mới như: Phát động thi đua giữa các
thôn, xây dựng cơ chế kích cầu của xã, phát động cán bộ, đảng viên, con em quê
hương đang công tác ở các địa phương khác tích cực đóng góp ủng hộ để động
viên nhân dân phấn khởi, tạo khí thế thi đua trong nhân dân. Đặc biệt bản thân các
đồng chí cán bộ chủ chốt một số xã gương mẫu tự nguyện đóng góp tại lễ ra quân
của tất cả các thôn, việc làm này có tác động nêu gương rất tốt cho bà con nhân dân

tin tưởng, phấn khởi cùng thực hiện tốt. Trong 9 tháng đầu năm các đơn vị đã huy
động nội lực trong nhân dân 19.043 triệu đồng xây dựng mới 40 Km đường bê tông
ở thôn, sữa chữa làm mới 07 nhà văn hoá thôn, 02 phòng học và nhiều công trình
phúc lợi xã hội. Các xã thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới là: Thạch
Bình, Thạch Tân, Thành Vân, Thành Trực, Thành Long, Thành An.

- Lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực Văn hoá- xã hội, đảm
bảo quốc phòng, an ninh: Các xã có cán bộ ĐĐLC đã tập trung bàn nhiều giải
pháp để nâng cao chất lượng làng văn hoá; chất lượng các hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao, tiêu biểu là xã Thành An, Thành Long, Thành Vân,Thạch
Tân. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, làm tốt công tác xã hội
hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, tập
trung xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các xã có nhiều đóng góp trong công tác
xã hội hoá giáo dục là Thạch Quảng, Thành Trực, TT Kim Tân, TT Vân Du,
Thành An, Thành Tân. Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân
dân tại các trạm y tế xã. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đẩy mạnh công
tác đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn.
2.4- Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở:
Hầu hết các đơn vị có cán bộ ĐĐLC đã rà soát bổ xung quy chế làm việc của
cấp uỷ, quy chế làm việc của chính quyền, các đoàn thể; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
sinh hoạt Chi bộ Đảng, sinh hoạt của các đoàn thể đúng định kỳ theo lịch đã đăng
ký với huyện; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng bộ, Chi bộ. Phân công nhiệm vụ
cho đảng viên cụ thể hơn, phát huy được vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên,
được nhân dân đánh giá cao. Duy trì, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, chế
độ hội nghị, chế độ giao ban. Trách nhiệm của từng chức danh trong lãnh đạo,
điều hành được xác định rõ hơn. Hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo được nâng lên, hạn
chế sai phạm. Chú trọng công tác phát triển đảng viên mới nhất là phát triển đảng
7
viên ở Chi bộ nông thôn, các đơn vị thực hiện tốt là: Thành Công, Thạch Quảng,

Thạch Long, Thành Minh, Thành Yên. Phân loại TCCS Đảng đạt trong sạch vững
mạnh năm 2012 là 83,3%, tăng so với năm 2010 là 11,7 %, tăng so với năm 2011
là 6,7%. Phân loại UBND các xã đạt vững mạnh năm 2012 là 57,1%, tăng so với
năm 2010 là 28,6 %, tăng so với năm 2011 là 32,1%.
3- Đánh giá hiệu quả công tác theo nhóm đối tượng cán bộ ĐĐLC:
Hiệu quả ĐĐLC cán bộ được thể hiện rõ nét thông qua hiệu quả công tác, sự
trưởng thành và vững vàng của đội ngũ cán bộ. Cán bộ được ĐĐLC có quan điểm,
cách giải quyết công việc toàn diện, sát thực tiễn hơn; gương mẫu hơn trong mọi
công việc và có bước trưởng thành nhanh chóng. Nhìn chung các đồng chí cán bộ
được luân chuyển dù ở cương vị nào cũng đều có đổi mới, chuyển biến tích cực,
gần dân, sâu sát với thôn xóm, trực tiếp dự sinh hoạt với Chi bộ, với nhân dân, trực
tiếp lắng nghe ý kiến của nhân dân và xem xét giải quyết có hiệu quả các vấn đề
phát sinh tại cơ sở, nên nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cán bộ, đảng viên và
nhân dân địa phương, đem lại lòng tin trong nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả
lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, theo đánh giá bước đầu thì đội ngũ cán bộ luân chuyển từ huyện
về xã đảm nhận các chức danh Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND chất lượng
lãnh đạo, điều hành rõ nét hơn, có hiệu quả cao hơn, tiếp cận công việc nhanh hơn,
có những việc làm đột phá, tạo được phong trào, khí thế, cách làm mới; tiêu biểu
như đồng chí Phạm Huy Hùng (Bí thư Đảng uỷ Thành An), Lê Xuân Bình (Bí thư
Đảng uỷ Thành Trực), Lê Quang Điệp (Chủ tịch UBND Thạch Bình), Trần Ngọc
Chung (Chủ tịch UBND Thành Vân), Lương Hiếu (Chủ tịch UBND Thành Mỹ).
Đáng chú ý những nơi luân chuyển cả chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã hiệu quả
công việc tốt hơn.
Cán bộ điều động ngang giữa các phòng, ban ngành đoàn thể cấp huyện đã
phát huy được tinh thần trách nhiệm, được bố trí hợp lý về chuyên môn nên hiệu
quả công tác tốt.
Các đồng chí cán bộ chủ chốt các xã luân chuyển về huyện giữ các chức vụ
chủ chốt của các ban, phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện phát huy được kinh
nghiệm từ cơ sở có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào chung của huyện, của

ban, ngành, đoàn thể. tiêu biểu như: Đồng chí Nguyễn Hồng Vân, Bùi Minh Mạ,
Quách Công Cớn.
Các đồng chí cán bộ chủ chốt được điều động từ xã này sang xã khác, bước
đầu đã đạt được hiệu quả như: Thay đổi lề lối, tác phong làm việc ở cơ sở, phát
hiện và xử lý kịp thời những vấn đề tồn tại từ trước. Từng bước đổi mới trong lãnh
đạo, điều hành, tạo sự chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Đặc
biệt có những đồng chí có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, điều hành, thực hiện tốt
nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm cao như: đồng chí Bùi Mạnh Tá (Bí thư Đảng
uỷ Thành Công), Phạm Đình Nguyệt (Bí thư Đảng uỷ Thạch Long), Đào Quang
Tường (Bí thư Đảng uỷ xã Thạch Tân). Một số công chức chuyên môn sau khi điều
động đến đơn vị mới chất lượng công tác tốt hơn.
8
4- Nguyên nhân đạt được:
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tuyên truyền,
quán triệt, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công
tác ĐĐLC cán bộ, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.
- Tập thể BCH, BTV Huyện uỷ có sự thống nhất cao về quan điểm, có sự
chuẩn bị chu đáo thận trọng, khách quan, có bước đi phù hợp; mỗi lần ĐĐLC
Ban Thường vụ đều tổ chức gặp mặt động viên, lắng nghe ý kiến của cán bộ
được ĐĐLC.
- Đã làm tốt công tác xây dựng, rà soát quy hoạch cán bộ, gắn với công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của
hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.
- Đa số cán bộ ĐĐLC đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng nhận nhiệm
vụ khi tổ chức giao; Có ý chí tự lực tự cường, chịu khó nghiên cứu, học hỏi tìm tòi;
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Việc ĐĐLC cán bộ trở thành nền nếp, thường xuyên, đã tạo được sự đồng
tình ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
IV- TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
1- Tồn tại, hạn chế:

- Một số ít cấp ủy, cán bộ, đảng viên và người đứng đầu cơ quan, đơn vị
chưa thực sự quan tâm và ủng hộ trong quá trình thực hiện.
- Một số cán bộ được điều động, luân chuyển còn ngần ngại, băn khoăn, lo
lắng về thời gian luân chuyển và việc quy hoạch, bố trí sắp xếp sau điều động,
luân chuyển
- Một số cán bộ chưa có kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý; Chưa nắm bắt,
theo kịp với thực tiễn, mức độ đóng góp cho cơ sở còn hạn chế; Có đồng chí được
ĐĐLC nhưng trong lãnh đạo, quản lý, điều hành chưa có cách làm mới, nên một số
đơn vị có cán bộ ĐĐLC nhưng đổi mới chậm, chưa có bước đột phá trong phát
triển kinh tế - xã hội.
2- Nguyên nhân hạn chế:
- Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác ĐĐLC, còn cho rằng cấp trên chưa tin tưởng cán bộ tại
chỗ, từ đó chưa tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ được ĐĐLC, còn có biểu hiện cục bộ
địa phương.
- Cán bộ ĐĐLC đến địa bàn mới còn nhiều bỡ ngỡ, có xã phần lớn là người
dân tộc thiểu số, việc tiếp cận địa bàn, nắm bắt tình hình cơ sở, tình hình cán bộ,
đảng viên, nhân dân khó khăn.
- Là huyện miền núi, địa bàn rộng, đi lại vất vả, điều kiện cơ sở vật chất sinh
hoạt, nhà công vụ chưa có; công sở, nơi làm việc của các đơn vị chưa đủ và xuống
cấp, nên cán bộ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công tác.
9
- Do ngân sách của huyện khó khăn, huyện mới hỗ trợ cho các đồng chí Bí thư
là CT HĐND chuyển từ xã này sang xã khác 1.500.000đ/người/tháng, còn các đối
tượng khác chưa có.
V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân
cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác điều động,
luân chuyển cán bộ. Khi tổ chức thực hiện đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ,
khách quan, công khai; làm tốt công tác tư tưởng đối với cả cán bộ chuyển đi và địa

phương, đơn vị có cán bộ chuyển đến; Có quyết tâm, thống nhất cao từ người đứng
đầu đến Ban Thường vụ, cấp uỷ; tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
2- Công tác chuẩn bị cần chu đáo; Có phương pháp, cách làm, bước đi phù
hợp, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị; chú ý các khâu đánh giá, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bố trí cán bộ cả trước và sau điều động, luân chuyển.
Việc lựa chọn đối tượng, đơn vị, bố trí chức danh cần hợp lý; tùy từng đơn vị, từng
thời điểm để chọn phương án điều động, luân chuyển một, hai hay nhiều chức danh
cán bộ chủ chốt trong cùng một địa phương nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn
đề khó khăn vướng mắc tại đơn vị.
3- Có chế độ, chính sách phù hợp, quan tâm cơ sở vật chất, nơi ăn, ở, sinh
hoạt đối với cán bộ ĐĐLC, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ĐĐLC yên tâm
công tác; Có biên chế dự phòng để phục vụ công tác ĐĐLC.
4- Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; Chỉ đạo, duy trì tốt
quan hệ giữa cán bộ được điều động luân chuyển với các ngành, phòng, ban liên
quan để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với cán bộ; Kịp thời động viên, phát
huy ưu điểm, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục; Lắng nghe ý kiến phản hồi của
nhân dân; Định kỳ giao ban, sơ kết rút kinh nghiệm kịp thời giải quyết tốt các vấn
đề khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác đối với cán bộ ĐĐLC.
5- Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ ĐĐLC, tạo điều kiện
để cán bộ tiếp cận nhanh với công việc, địa bàn.
6- Bản thân cán bộ được ĐĐLC phải tự giác, phát huy tốt tinh thần trách
nhiệm, khắc phục khó khăn, chịu khó nghiên cứu tìm tòi; học hỏi kinh nghiệm các
đơn vị khác để mạnh dạn đổi mới trong lãnh đạo, điều hành, dám nghĩ, dám làm,
giám chịu trách nhiệm, giải quyết có hiệu quả các công việc tại đơn vị.
VI- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
1- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng để nâng cao
nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đối với công tác ĐĐLC cán
bộ. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.
2- Khảo sát, theo dõi, đánh giá chặt chẽ đội ngũ cán bộ ĐĐLC, phân loại số
phát huy tốt, có năng lực, có triển vọng để có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí lâu dài vào

các vị trí chủ chốt của Đảng, Chính quyền, các ngành cấp huyện, xã. Có biện pháp
tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện, giúp đỡ đối với cán bộ có những mặt hạn chế.
10
3- Tiếp tục theo dõi, phân tích, đánh giá nhận xét đối với từng cá nhân, từng
nhóm đối tượng cán bộ đã ĐĐLC, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong việc lựa
chọn đối tượng, địa bàn, chức danh cho phù hợp; Đồng thời phân tích độ tuổi, năng
lực cán bộ, để bổ xung vào quy hoạch; có phương án cụ thể đối với từng địa
phương, đơn vị, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và bầu
cử HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016 các cấp. Chủ trương mỗi xã, thị trấn ít nhất có 1
chức danh cán bộ chủ chốt không phải người địa phương.
4- Tiếp tục nghiên cứu, xem xét, có kế hoạch ĐĐLC đối với các xã không
có sự đổi mới trong lãnh đạo, điều hành. Có phương án bố trí công tác hợp lý
đối với các đồng chí đang là lãnh đạo chủ chốt các xã năng lực yếu, không có
khả năng tiếp tục học tập, không đủ trình độ theo chủ trương chung của Huyện
uỷ. Rà soát lại các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các xã đã giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ
để ĐĐLC hoặc bố trí công tác khác.
5- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
và chính trị lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và cơ sở. Có kế hoạch để bồi
dưỡng kiến thức về công tác xây dựng Đảng, Chương trình quản lý nhà nước
cho số cán bộ được điều động, luân chuyển, cán bộ trẻ được quy hoạch vào các
chức danh chủ chốt các xã, thị trấn.
6- Từng bước nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp đối với cán bộ điều
động, luân chuyển; Quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công sở, nhà công vụ
ở các xã, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ yên tâm công tác.
7- Thường xuyên tổ chức hội nghị đối với cán bộ ĐĐLC, để đánh giá những
việc làm được, chưa làm được, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm
trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đề ra nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện
tốt hơn công ĐĐLC cán bộ trong những năm tiếp theo.
VII- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1- Đề nghị với Trung ương và Tỉnh đầu tư, xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc

và nhà công vụ cho các xã, nhất là các xã khó khăn, tạo điều kiện sinh hoạt, làm
việc thuận lợi cho cán bộ được ĐĐLC từ các nơi khác đến địa phương công tác.
2- Đề nghị tỉnh cần ban hành chính sách phù hợp đối với cán bộ ĐĐLC và có
trợ cấp thường xuyên cho cán bộ được luân chuyển từ huyện đi các xã vùng khó
khăn, cán bộ ở xa nhà từ 10 km trở lên.
3- Nghiên cứu có tỷ lệ biên chế dự phòng hợp lý ở các cấp để phục vụ công
tác ĐĐLC cán bộ đồng bộ ở cơ sở./.
Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ
- BTV Tỉnh ủy (B/C); BÍ THƯ
- Đại biểu dự Hội nghị;
- Lưu Văn phòng.

Đỗ Minh Quý
11

×