Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH vận HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG sắt của CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP vận tải RATRACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA THƯƠNG MẠI

------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH
VẬN HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT
CỦA CƠNG TY
TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO
SVTH

:

ĐINH HỒNG PHI

Mã SV

:

187TM23473

GVHD

:

ThS. Nguyễn Thị Nhung


TP. HỒ CHÍ MINH – năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Văn
Lang nói chung và tồn thể các thầy cơ ở Khoa Thương Mại nói riêng vì đã tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em được tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, đó là một sự
chuẩn bị vững chắc cho sự nghiệp của chúng em trong tương lai. Dù tình hình dịch bệnh
rất khó khăn nhưng Khoa ln hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham gia kỳ
thực tập một cách đơn giản nhất. Ngoài ra, cũng chính nhờ mơi trường năng động và
những kiến thức ứng dụng mà em có được trong suốt 3 năm học tại trường đã tạo cho
em một nền tảng kiến thức vững chắc và các kỹ năng thực tế để không bị bỡ ngỡ khi
tham gia vào môi trường doanh nghiệp.
Em muốn gửi một lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Nhung – người phụ
trách hướng dẫn viết bài báo cáo thực tập của em. Cô đã luôn đồng hành cùng sinh viên
trong suốt thời gian của kỳ thực tập, cơ rất tận tình và ln nhanh chóng phản hồi về
những thắc mắc, khó khăn của sinh viên và ln động viên chúng em trong tình hình rất
khó khăn nảy. Nhờ sự nhiệt huyết và tận tình của cơ mà em có thêm nhiều động lực
trong khoảng thời gian thực tập cũng như hoàn thành tốt nhất bài báo cáo của mình.
Em cũng xin trân trọng được cảm ơn đến Ban Giám Đốc và toàn thể các anh chị đang
làm việc tại Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO. Em cảm ơn anh Nguyễn
Duy Toàn – CEO của Công ty tiếp nhận và trao đổi với em về các hoạt động kinh doanh.
Em cảm ơn anh Hà Anh Quốc – Phó giám đốc Cơng ty và chị Ngơ Thị Hưởng đã ln
tận tình chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc của em trong công việc và cung cấp những số liệu
cần thiết trong bài báo cáo này dù trong khoảng thời gian em làm việc tại nhà. Em cảm
ơn tất cả các anh chị ở Phòng Kinh Doanh đã tạo ra cho em sự gần gũi và luôn giúp đỡ
em lúc cần thiết. Tuy thời gian được làm việc trực tiếp tại văn phịng cơng ty là khá ngắn
ngủi do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng đã là một cơ hội lớn cho em hoàn
thiện vốn kiến thức mà mình đã có, đồng thời phát triển thêm nhiều kỹ năng liên quan
trực tiếp đến công việc.

Bài báo cáo này được thực hiện dựa trên sự tích lũy trong q trình làm việc và vốn hiểu
biết cịn hạn chế của bản thân em nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, em mong q
cơng ty và thầy cơ sẽ có những đánh giá để bản thân em được rút kinh nghiệm.
Cuối cùng, em mong quý thầy cô Trường Đại Học Văn Lang và toàn thể các anh chị tại
Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO sẽ giữ sức khỏe và gặt hái được nhiều
thành công trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!

BÁO CÁO THỰC TẬP | 2


BÁO CÁO THỰC TẬP | 3


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Nguyễn Thị Nhung

BÁO CÁO THỰC TẬP | 4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt
Chăm sóc khách hàng

CSKH

Hoạch định Nguồn lực
Doanh nghiệp

ERP

Enterprise Resource
Planning

FIATA

International Federation of
Liên đoàn các Hiệp hội
Freight Forwarders
Giao nhận Vận tải Quốc tế
Associations

GTVT

Giao thông vận tải

HĐQT

Hội đồng quản trị


ISO

International Standarzing
Organization

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
Quốc tế

LVQT

Liên vận Quốc tế

RATRACO (hoặc gọi tắt
là Cơng ty)

Cơng ty TNHH Giải Pháp
Vận Tải RATRACO

TMS

Transport management
system

Phần mềm quản lý vận tải

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VNĐ

Việt Nam Đồng

VTĐS

Vận tải Đường sắt

BÁO CÁO THỰC TẬP | 5


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 9
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 9
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 10
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 10
4. KẾT CẤU BÁO CÁO.................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO
.................................................................................................................................................. 11
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................ 11
1.1.1. Thông tin cơng ty .................................................................................................. 11
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển .................................................................... 11
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính ................................................................ 12
1.1.4. Tầm nhìn ............................................................................................................... 13
1.1.5. Sứ mệnh ................................................................................................................. 14
1.1.6. Giá trị cốt lõi ......................................................................................................... 14
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY ..................................... 14

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban .............................................................. 15
1.2.3. Thống kê lao động Cơng ty .................................................................................. 17
1.3. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .......... 18
1.3.1. Nhận xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ........................ 19
1.3.2. Đánh giá năng lực Kinh doanh Vận tải hàng hóa của Cơng ty ........................ 20
1.4. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH VẬN HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT
CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO ............................................ 22
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VẬN HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT ............... 22
2.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận hàng hóa ..................................................... 22
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa ..................................................... 22
2.1.3. Khái niệm về người giao nhận ............................................................................. 23
2.1.4. Khái quát về Container ........................................................................................ 23
BÁO CÁO THỰC TẬP | 6


2.1.5. Kỹ thuật đóng hàng vào Container ..................................................................... 24
2.1.6. Khái quát về phương thức Vận tải đường sắt .................................................... 26
2.2. KHÁI QT QUY TRÌNH VẬN HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT CỦA
CƠNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO .................................................. 28
2.3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH VẬN HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT CỦA
CƠNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO .................................................. 29
2.3.1. Tiếp nhận thông tin khách hàng ......................................................................... 29
2.3.2. Lập và ký kết hợp đồng vận chuyển ................................................................... 33
2.3.3. Lên kế hoạch vận chuyển ..................................................................................... 35
2.3.4. Tiếp nhận hàng hóa vận chuyển.......................................................................... 37
2.3.5. Vận chuyển container từ ga đến ga ..................................................................... 38
2.3.6. Giao hàng và làm thủ tục thanh toán ................................................................. 39
2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH VẬN HÀNH CONTAINER
ĐƯỜNG SẮT CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO .............. 41

2.4.1. Ưu điểm – Nhược điểm ........................................................................................ 42
2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 44
2.4.2. Khó khăn ............................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỆ THỐNG TỔ CHỨC VẬN
HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI
RATRACO .............................................................................................................................. 46
3.1. GIẢI PHÁP CHUNG .................................................................................................. 46
3.2. GIẢI PHÁP RIÊNG .................................................................................................... 47
3.2.1. Đối với hoạt động vận tải nội địa......................................................................... 47
3.2.2. Đối với hoạt động vận tải Liên vận quốc tế ........................................................ 48
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ............................................ 48
3.3.1. Về năng lực cơ sở vật chất ................................................................................... 48
3.3.2. Về năng lực lao động ............................................................................................ 49
3.3.3. Đẩy mạnh quy trình chuyển đổi số ..................................................................... 49
3.4. SO SÁNH LÝ THUYẾT VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA DOANH
NGHIỆP .............................................................................................................................. 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 53
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 54

BÁO CÁO THỰC TẬP | 7


MỤC LỤC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
STT

Tên

Trang


Hình 1.1

Logo Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO

11

Hình 1.2

Một số chuyến tàu vận chuyển hàng hóa của RATRACO

13

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Quy trình vận hành của Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải
RATRACO
Gía cước vận chuyển container 40 feet từ ga – ga của
RATRACO
Bảng báo giá vận chuyển của Công ty TNHH Giải Pháp Vận
Tải RATRACO
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa Cơng ty TNHH Giải Pháp
Vận Tải RATRACO

28
30
32
33


Hình 2.5

Bảng thống kê thơng tin book container của khách hàng

36

Hình 2.6

Bảng thống kê thơng tin khi vận chuyển từ kho đến ga

37

Hình 2.7

Bảng phụ phí tại các ga của Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải
RATRACO

38

Hình 2.8

Một số nội dung chính ghi trong Biên bản giao nhận hàng hóa

40

Hình 2.9

Giao diện tra cứu hóa đơn điện tử của RATRACO


40

Bảng 1.1

Cơ cấu lao động của RATRACO

16

Bảng 1.2

Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của
RATRACO từ năm 2018 đến năm 2020

17

Bảng 1.3

Kết quả Kinh doanh vận tải hàng hóa của RATRACO từ năm
2018 đến năm 2020

19

Bảng 2.1

Danh sách các loại hình vận chuyển container đường sắt
RATRACO tập trung khai thác

29

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Biểu đồ
1.1

Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty TNHH Giải
Pháp Vận Tải RATRACO năm 2020
Đánh giá Quy trình vận hành container Đường sắt của
RATRACO
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải
RATRACO

42
43

15

BÁO CÁO THỰC TẬP | 8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dịch vụ vận tải đã và đang là 1 trong những mắt xích quan trọng trong hệ thống dịch vụ
Logistics tại Việt Nam, giúp cho hoạt động lưu thơng hàng hóa của các doanh nghiệp
được thực hiện xuyên suốt, nhanh chóng, tiếp cận đến tay người tiêu dùng trên khắp từ
Bắc tới Nam.
Hiện nay, có 4 hình thức vận tải hàng hóa Bắc Nam phổ biến bao gồm đường bộ, đường
biển, đường sắt và đường hàng không. Mỗi phương thức vận tải đều có những thế mạnh
riêng để các doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn hình thức phù hợp cho mình. Tại Việt Nam,
vận tải đường bộ chiếm một tỷ trọng lớn, gây ra sự mất cân đối giữa các loại hình vận

tải, trực tiếp gây sức ép lớn lên kết cấu hạ tầng đường bộ và góp phần làm chi phí
Logistics Việt Nam tăng cao. Bộ GTVT cho biết chi phí vận chuyển cho một container
40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội vào TP.HCM cao hơn gấp 9,7 lần so với đường biển
và 2,5 lần so với vận chuyển bằng đường sắt (Theo baogiaothong.vn, 2021). Bất hợp lý
giữa các loại hình vận tải được lộ rõ khi chi phí cho vận tải đường bộ tăng quá cao, nhiều
doanh nghiệp, chủ hàng hiện đang dần chuyển sang phương thức vận tải bằng đường sắt
với mức chi phí rất cạnh tranh tuy thời gian đáp ứng cho 1 đơn hàng có chậm hơn đôi
chút. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các doanh nghiệp có xu hướng quay về với
phương thức đường bộ phổ biến.
Nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp, Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải
RATRACO với tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt liên
doanh với Công ty Cổ phần Fado ra đời với mục tiêu áp dụng công nghệ thông tin vào
vận hành quản lý để hiện đại hóa dịch vụ vận tải đường sắt. Từ đó, cho ra đời các dịch
vụ logistics đa dạng, hiện đại, linh hoạt của ngành đường sắt trong thời đại công nghiệp
4.0. RATRACO Solutions cung cấp các giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng khi lựa
chọn vận tải đường sắt là phương thức vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp.
Qua q trình tìm hiểu và thực nghiệm tại công ty, tác giả nhận thấy sự hiệu quà và tiềm
năng phát triển lớn của mơ hình này, cũng như mong muốn được đưa ra những giải pháp
mang tính xây dựng và phát triển hơn nữa các hoạt động của công ty, tác giả quyết định
chọn đề tài cho bài báo cáo thực tập của mình là “Phân Tích Quy Trình Vận Hành
Container Đường Sắt Của Công Ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO”. Thông qua
bài báo cáo này, là những đúc kết, kinh nghiệm mà tác giả có được trong q trình làm
việc tại quý công ty. Tác giả hy vọng rằng việc thể hiện những quan quan điểm bản thân
trong bài báo cáo này sẽ một phần đóng góp trong việc ngày càng nâng cao hiệu quả
BÁO CÁO THỰC TẬP | 9


nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa đường sắt của Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải
RATRACO.


2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu : Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO
Phạm vi nghiên cứu : các hoạt động vận chuyển Container Đường sắt Nam 
Bắc, toàn quốc và xuất khẩu sang Trung Quốc bằng các tuyến đường sắt Việt
Nam.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Phân tích quy trình giao nhận hàng lạnh bằng container đường sắt của
RATRACO.
Nghiên cứu hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh
doanh và quản trị công ty.
Quan sát và phân tích hoạt động tiếp nhận, quản lý đơn hàng thực tế tại công ty.
Nghiên cứu các thông tin tại trang web, hồ sơ năng lực của cơng ty.
Tìm kiếm các thông tin, tin tức liên quan đến hoạt động công ty trên internet.

4. KẾT CẤU BÁO CÁO
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm có 3 chương như sau :
-

Chương 1 : Tổng Quan Về Công Ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO
Chương 2 : Phân Tích Quy Trình Vận Hành Container Đường Sắt Của Cơng ty
TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO
Chương 3 : Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Tổ Chức Vận Hành
Container Đường Sắt Của Công Ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO

BÁO CÁO THỰC TẬP | 10



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO
Nội dung chương này sẽ trình bày về khái quát các thông tin về Công ty TNHH Giải
Pháp Vận Tải RATRACO gồm quá trình hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh
của Công ty, cơ cấu tổ chức của Công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong 3 năm gần đây.

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1. Thông tin công ty
Tên công ty : Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO
Trụ sở : 21 bis Hậu Giang, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM
Văn phịng Hà Nội : 2 Tơn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà
Nội
Mã số thuế : 0316136487
Website : RatracoSolutions.com
Email :

Hình 1.1 : Logo Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO

Nguồn : Website Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Được cấp phép hoạt động hoạt động lẩn đẩu tiên vào năm 2002, đến nay RATRACO đã
trở thành một Công ty vận tải, thương mại chuyên nghiệp.
Năm 2004, RATRACO khai trương đoàn tàu chuyên tuyến Bắc Nam đầu tiên trên mạng
lưới Đường sắt Việt Nam.

BÁO CÁO THỰC TẬP | 11



Năm 2012, RATRACO được Bộ Giao thông vận tải cấp phép là Doanh nghiệp đủ điều
kiện tham gia hoạt động Kinh doanh Vận tải hàng hóa bằng Đường sắt. Chuyển đổi mơ
hình từ kinh doanh dịch vụ thành Doanh nghiệp khai thác Vận tải Hàng hóa Đường sắt.
Hiện nay với cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nhân lực đang có, Cơng ty sẵn sàng đáp
ứng những u cầu ngày càng cao của thị trường vận tải trong nước và Liên vận quốc
tế.
RATRACO đã hợp tác với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để liên doanh phát triển
sản xuất kinh doanh. Ngồi việc thành lập các Cơng ty liên doanh, RATRACO còn ký
rất nhiều các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Cơng ty trong và ngồi nước để tìm
kiếm cơ hội thúc đẩy vận tải hàng hóa đường sắt trong nướcvà Liên vận quốc tế.
Đặc biệt vào năm 2019. RATRACO đã hợp tác với Công ty cổ phần Fado – công ty
công nghệ hàng đầu để lập liên doanh RATRACO Solutions, ứng dụng công nghệ 4.0
vào trong vận hành kinh doanh, tạo nét đột phá đổi mới để phát triển bền vững trong
thời gian dài.

1.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO có tiền thân là Cơng ty Cổ phần Vận tải
và Thương mại Đường sắt Việt Nam (RATRACO) là đơn vị vận tải thuộc Tổng Công
ty Đường sắt Việt Nam, được thành lập từ năm 2000, qua quá trình hình thành và phát
triển, RATRACO liên tục mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh để đáp ứng kịp thời
nhu cầu đa dạng và luôn chuyển đổi của thị trường.
Các hoạt động kinh doanh chính của cơng ty bao gồm:
1. Vận chuyển hàng hóa






Vận chuyển container nội địa (Nam – Bắc)
Vận chuyển container lạnh tự hành
Vận chuyển container chuyên dụng (toa P, NR)
Vận chuyển container xuất nhập khẩu liên vận quốc tế (Việt Nam – Trung
Quốc, Nga, EU)

2. Dịch vụ xuất nhập khẩu
• Đại lý khai báo hải quan (Ratraco Trading)
• Xuất nhập khẩu ủy thác thương mại
3. Cho thuê kho bãi vả vỏ container lạnh

BÁO CÁO THỰC TẬP | 12


Hình 1.2 : Một số chuyến tàu vận chuyển hàng hóa của RATRACO

Nguồn : Website RATRACO

Trong các hoạt động hiện hành của công ty, tập trung nhất vẫn là hoạt động vận chuyển
hàng hóa container nội địa Nam – Bắc bằng tuyến đường sắt trải dài cả nước. Với năng
lực mạnh mẽ và sự hậu thuẫn từ Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, RATRACO hiện
sở hữu 4 ga riêng với tồn quyền khai thác vả sử dụng bao gồm:





Ga Đơng Anh – Hà Nội
Ga Đà Nẵng
Ga Diêu Trì – Bình Định

Ga Trảng Bom – Đồng Nai

1.1.4. Tầm nhìn
Với năng lực và nền tảng gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, RATRACO
hướng tới xây dựng công ty trở thành nhà cung cấp các giải pháp, dịch vụ Logistics hàng
đầu Việt Nam, vươn xa khu vực và thế giới, đồng thời là đối tác tin cậy của khách hàng
trong nước và quốc tế.

BÁO CÁO THỰC TẬP | 13


1.1.5. Sứ mệnh
Xây dựng hệ thống vận chuyển đa phương thức bao gồm đường bộ, đường sắt, đường
biển, hàng không kết hợp với hệ thống trung tâm phân phối trải dài khắp Việt Nam nhằm
đáp ứng tối đa các yêu cầu dịch vụ của khách hàng.
Liên tục cải tiến chất lượng, dịch vụ nhằm tối ưu hóa vận hành và tối ưu chi phí cho
Khách hàng.
Dựa trên giá trị giải pháp, dịch vụ vượt trội tạo ra giá trị gia tăng kinh tế nhằm đóng góp
tích cực thúc đẩy dịng chảy kinh tế và các hoạt động hướng tới lợi ích của cộng đồng,
xã hội.

1.1.6. Giá trị cốt lõi
• Khách hàng: Khách hàng là động lực để Ratraco ln tìm kiếm các giải pháp, phương
án để cung cấp các dịch vụ tốt nhất nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của Khách hàng.
• Nhân sự: Nhân sự là nền tảng cốt lõi để thành công của doanh nghiệp, chúng tác giả
luôn cố gắng tạo một môi trường chuyên nghiệp, thúc đẩy sự phát triển, những mục
tiêu mong muốn của nhân viên dựa trên giá trị bình đẳng và tơn trọng giá trị củamỗi
cá nhân.
• Chính trực: Sự chính trực, minh bạch, đạo đức trong kinh doanh là nền tảng cho mọi
hoạt động, công việc của RATRACO, hướng tới một môi trường cơng việc, kinh

doanh cơng bằng và minh bạch.
• Cải tiến: RATRACO luôn nhận thức về giá trị của việc thay đổi ,liên tục cải tiến mới
có thể mang lại giá trị dịch vụ tốt nhất cho Khách hàng, cập nhật được các xu thế
thay đổi của xã hội. Luôn nghiên cứu tìm tịi ứng dụng cơng nghệ vào trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và quản trị công ty. Tập trung chuyển đổi số để đón đầu
thời đại kinh tế 4.0.

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CƠNG TY
Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp với
đặc điểm tình hình kinh doanh, bao gồm cả cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và phân
công các bộ với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng xem xét
và cải tiến liên tục hệ thống quản trị Cơng ty để triển khai có hiệu quả các chính sách
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

BÁO CÁO THỰC TẬP | 14


1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng
Hành
Chính

Phịng
Marketing

Bộ Phận

Nhân Sự

Bộ Phận
Kế Tốn

Phịng
Kế Hoạch &
Đầu Tư

Phịng
Kinh
Doanh

Phịng Điều
Hành Vận
Tải

Nhân Viên
Kinh Doanh

Nhân Viên
Chăm Sóc
Khách Hàng

Nguồn : Phịng Hành Chính MICZONE Group

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phịng ban
• Ban Giám đốc
o Tổng Giám đốc
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm điều

hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT
(Công ty mẹ) về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Ra quyết định ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh thường nhật của Công ty theo quy định pháp luật,
điều lệ Công ty.

BÁO CÁO THỰC TẬP | 15




-

-


-

-




o Phó Giám đốc
Phó Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc quản lý điều hành các phịng ban trong
Cơng ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT (Công ty mẹ), Tổng Giám đốc và
trước pháp luật về lĩnh vực mình được phân cơng phụ trách.
Phịng Hành Chính
Tham mưu và giải quyết tồn bộ cơng việc về tổ chức, đào tạo cán bộ, chính sách và
lao động, tiền lương, khen thưởng cũng như các công việc liên quan đến hành chính

sự nghiệp nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của Công ty.
o Bộ phận Nhân Sự:
Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của công ty, theo dõi quản lý lao
động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi.
Thực hiện các quy trình tuyển dụng nhân sự mới cho Công ty, đảm bảo số lượng
nhân sự đáp ứng được đủ các chức năng, phịng ban của Cơng ty. Hướng dẫn, đào
tạo và hỗ trợ nhân viên hòa nhập với mội trường làm việc của Công ty.
o Bộ phận Kế Tốn:
Tham mưu về cơng tác tài chính kế tốn. Thực hiện các nhiệm vụ hạch toán kế toán,
thống kê, ghi chép, tính tốn để phản ánh trung thực, kịp thời và đầy đủ về tài sản,
vốn, tình hình mua bán, cung cấp dịch vụ, kết quả kinh doanh, tiến hành kiểm tra kế
tốn trong nội bộ Cơng ty.
Phịng Marketing
Quản lý, xây dựng các kênh truyền thông của Công ty (trang web công ty, Facebook,
YouTube…), thu hút tương tác, phát triển tạo độ phủ cho thương hiệu trên các kênh
truyền thơng online.
Hỗ trợ tối ưu hóa nội dung SEO trên website. Theo dõi, đánh giá để tối ưu về thiết
kế, nội dung, chi phí, và tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo đảm bảo kết
quả theo đúng lộ trình và mục tiêu đề ra của Cơng ty.
Phịng Kinh Doanh
Tìm kiếm và mở rộng nguồn khách hàng đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ
với khách hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công, giúp Ban Giám đốc nắm bắt được thơng
tin về hàng hóa và kịp thời đề xuất các biện pháp, chiến lược phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ với phòng Điều hành vận tải để hồn thiện quy trình cung cấp dịch
vụ kinh doanh cho khách hàng.
Phòng Kế hoạch & Đầu tư
Tham mưu về công tác kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư. Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh, thống kê, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh

trong Công ty, triển khai các dự án đầu tư.

BÁO CÁO THỰC TẬP | 16


• Bộ phận Điều hành vận tải
Tham mưu về công tác điều hành vận tải. Thực hiện các nhiệm vụ theo dõi toa xe,
lập tàu và đảm bảo cho hoạt động vận chuyển, vận tải được diễn ra an toàn, đúng
quy cách.

1.2.3. Thống kê lao động Công ty
Nhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho con người lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu
tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, RATRACO rất chú
trọng đến cơng tác đào tạo trình độ nguồn nhân lực.
Một số thống kê về cơ cấu lao động của Cơng ty:
• Số lượng lao động trong Cơng ty: 181 người
• Thu nhập bình qn của cán bộ, cơng nhân viên năm 2020: 11 triệu
đồng/người/tháng, tăng 8,9% so với năm trước đó.
• Cơ cấu lao động của RATRACO năm 2020 được phân loại như sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của RATRACO
Đơn vị tính: người, %
Cơ cấu lao động
Tổng cộng

Số người

Tỷ lệ (%)

181


100%

• Trình độ lao động
-

Đại học và trên đại học

92

50,83%

-

Cao đẳng

20

11,05%

-

Trung cấp

45

24,86%

-


Đã đào tạo qua các trường kỹ thuật nghề

24

13,26%

• Gián tiếp/Trực tiếp
-

Lao động gián tiếp

58

32,04%

-

Lao động trực tiếp

123

67,96%

106

58,56%

75

41,44%


• Giới tính
-

Nam

-

Nữ

Nguồn: Thống kê từ Thơng tin tóm tắt tổ chức RATRACO - Phịng Hành chính (2021)

BÁO CÁO THỰC TẬP | 17


• Nhận xét về Cơ cấu lao động của RATRACO:
- Nhân sự của Công ty đa phần đã qua đào tạo có bằng cấp chun mơn (trình độ
Đại học và trên đại học chiếm 50,83%; Cao đẳng chiếm 11,05%), đây đa phần là
lực lượng tìm kiếm nguồn doanh thu chính cho Cơng ty, bao gồm: Ban lãnh đạo,
các trưởng phịng, phó phịng ban, nhân viên có chun mơn làm việc tại các văn
phịng chính của Cơng ty.
- Lao động trình độ Trung cấp và Đã đào tạo qua các trường kỹ thuật nghề cũng
chiếm tỷ lệ khá cao (24,86% và 13,86%). Đây thường là những lao động thực
hiện những chức năng chuyên môn nghiệp vụ, được Công ty tạo điều kiện tham
gia các lớp học chuyên môn với yêu cầu cơng việc.
- Do đặc thù của ngành Vận tải nói chung và VTĐS nói riêng cần một số lượng
lớn lao động có kỹ năng nghiệp vụ chun mơn, phải tiếp xúc với nhiều cơng
việc mang tính chất nặng nhọc, nguy hiểm nên tỷ lệ lao động Nam ở Công ty là
khá cao (106 người, chiếm 58,56%).


1.3. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
Bảng 1.2: Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của RATRACO
từ năm 2018 đến năm 2020
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chênh lệch

Năm
2018

2019

2020
2019 so với 2018
(%)

Chỉ tiêu

2020 so với 2019
(%)

Doanh thu

361,4

357,4

362

1,11%


1,29%

Chi phí

359,5

350,9

359,5

2,39%

2,45%

Lợi nhuận
trước thuế

1,9

6,5

2,5

242,11%

61,54%

Lợi nhuận
sau thuế


0,7

5,3

1,9

657,14%

64,15%

Nguồn: Báo cáo thường niên của RATRACO các năm 2018, 2019, 2020

BÁO CÁO THỰC TẬP | 18


1.3.1. Nhận xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty
-

-

-

-

-

• Năm 2019 so với năm 2018
Tổng doanh thu năm 2019 đạt 357,4 tỷ đồng, giảm 1,11% so với năm 2018, tương
ứng giảm 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là con số tốt so với kế hoạch đã đề ra cho

năm 2019 là 325 tỷ. Đây là do RATRACO đã thực hiện tốt trong việc huy động và
xây dựng các phương án sử dụng các nguồn tài chính. Đồng thời, Cơng ty cũng hồn
thành tốt nhiệm vụ đẩy mạnh và mở rộng thị phần vận tải Liên vận quốc tế giữ Việt
Nam – Trung Quốc và các nước Á – Âu.
Tổng chi phí của RATRACO năm 2019 là 350,9 tỷ đồng, chiếm đến 98,2% so với
tổng doanh thu năm đó và giảm 2,39% so với chi phí năm 2018.
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt mức 6,5 tỷ đồng, tương đương với mức tăng
242,11% so với năm 2018 và cao hơn 0,8 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra. Có thể thấy
năm 2019, Cơng ty đã có sự chi tiêu hiệu quả hơn, chú trọng nâng cao công tác quản
lý điều hành, tiết giảm các chi phí làm cho tổng chi phí giảm xuống đáng kể, song
song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động liên vận quốc tế đã làm gia tăng
lợi nhuận cho công ty, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
• Năm 2020 so với năm 2019
Doanh thu năm 2020 tăng 1,29% so với năm 2019 tương đương với mức tăng 4,6 tỷ
đồng, đạt 362 tỷ đồng. Đây là thời điểm RATRACO đứng trước áp lực cạnh tranh
ngảy càng tăng từ các phương thức vận tải đường biển, đường bộ cũng như chính
trong ngành đường sắt đã ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của RATRACO. Tuy
vậy, RATRACO đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Tổng công ty Đường Sắt Việt
Nam tạo điều kiện để đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi hàng, duy trì số lượng toa xe
cần thiết, chủ động trong kinh doanh vận tải và hoàn thành tốt mục tiêu doanh thu
đã đề ra.
Tổng chi phí năm 2020 là 359,5 tỷ đồng và tăng 2,45% so với năm 2019. Trong năm
2020, để tập trung phát triển vào lĩnh vực Kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt,
RATRACO thực hiện các dự án đầu tư lớn như việc đóng mới 50 toa xe Mc, 30 toa
xe P và 10 Iso tank với tổng mức đầu tư lên đến 117,4 tỷ đồng (theo Báo cáo thường
niên RATRACO năm 2020).
Lợi nhuận trước thuế của RATRACO năm 2020 giảm đến 61,54% so với năm trước
đó, tương ứng với tổng lợi nhuận là 2,5 tỷ đồng. Điều này 1 phần lớn là do chi phí
tăng từ việc triển khai thi công các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt tuyến
Bắc Nam phát sinh nhiều điểm chạy chậm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Bên

cạnh đó, Năm 2020 là năm RATRACO cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành
giao thông vận tải gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Tuy sản lượng
hàng hóa tuyến Bắc Nam bị hạn chế, RATRACO lại có những bước tiến triển tốt
trong hoạt động Liên vận quốc tế với sản lượng trên 1200 TEU/tháng.
BÁO CÁO THỰC TẬP | 19


1.3.2. Đánh giá năng lực Kinh doanh Vận tải hàng hóa của Cơng ty
Bảng 1.3: Kết quả Kinh doanh vận tải hàng hóa của RATRACO từ năm 2018 đến
năm 2020
Đơn vị tính: nghìn tấn, tỷ đồng, %
2020

Tỷ lệ % 2019
so với 2018

Tỷ lệ % 2020
so với 2019

Nghìn
tấn

645,3 649,4 665,6

108,2%

101%

Tỷ

đồng

231,4 316,4 335,4

136,7 %

106%

Chỉ tiêu

Đơn vị 2018

Tấn xếp
Doanh thu từ
hoạt động vận tải

2019

Nguồn: Báo cáo thường niên của RATRACO các năm 2018, 2019, 2020

Nhìn chung, trong những năm gần đây, khi ngành đường sắt Việt Nam đang tập trung
chuyển “mũi nhọn” từ vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa, RATRACO đã có
những con số doanh thu từ hoạt động vận tải hàng hóa khá tốt. Năm 2020, doanh thu
hoạt động vận tải hàng hóa của RATRACO tăng trưởng với tỷ lệ bằng 106% so với năm
2019, đạt 665,6 nghìn tấn xếp. Trong đó, hoạt động vận tải Liên vận quốc tế của Cơng
ty đang có những bước phát triển khá tốt. Tỷ lệ hàng hóa và các tuyến đường thường
được khai thác bao gồm:
• Thị trường Nội địa
Theo Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của RATRACO qua các năm, Cơng
ty đã duy trì các chuyến tàu mỗi tuần năm 2018 và 2019, bao gồm:

+ 10 đôi tàu chuyên trên tuyến Bắc – Nam
+ 6 đôi tàu chuyên trên tuyến Đông – Tây.
Năm 2020, sản lượng hàng hóa luân chuyển nội địa giảm mạnh do ảnh hưởng lớn từ
tình hình dịch bệnh cũng như lũ lụt ở miền Trung, số lượng đơi tàu chun tuyến trên
tồn mạng lưới so với năm trước là:
+ Tàu chuyên tuyến Bắc – Nam cịn 93%
+ Tàu chun tuyến Đơng – Tây cịn 97%.
• Thị trường Xuất nhập khẩu
Qua phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của RATRACO từ năm
2018 đến 2020, có thể thấy Cơng ty đã triển khai mạnh hoạt động Liên vận quốc tế, nhất
là trong năm 2020, khi sản lượng hàng hóa trong nước có dấu hiệu sụt giảm mạnh. Các
tuyến đường Liên vận quốc tế mà RATRACO triển khai nhiều nhất bao gồm:
BÁO CÁO THỰC TẬP | 20


+ Hà Nội – Nam Ninh
+ Hà Nội – Trịnh Châu
+ Phát triền vận chuyển container Việt Nam – Trung Quốc; Việt Nam quá cảnh
Trung Quốc đến Nga, các nước EU
+ Xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Đồng Đăng – Bằng Tường.
Các mặt hàng vận chuyển chủ yếu:
+ Trái cây chiếm khối lượng lớn nhất với những loại như mít, xồi, thanh long,…
+ Thực phẩm đơng lạnh (Vận chuyển bằng continer lạnh tự hành)
+ Hàng điện tử
+ Hàng dệt may, giầy da.
Kể từ khi đẩy mạnh thị phần Liên vận quốc tế, tổng khối lượng thực hiện hoạt động
Công ty năm 2018 là 4218 TEU. Cho đến nay, hoạt động này đã trở thành mảng kinh
doanh vận tải hàng hóa chính của RATRACO. Kết quả hoạt động Liên vận quốc tế của
RATRACO năm 2020 chiếm tỷ lệ tăng trưởng:
+ Doanh thu: 201% so với năm 2019, 295% so với năm 2018

+ Sản lượng: 135% so với năm 2019.

1.4. KẾT LUẬN
Nói chung, tình hình kinh doanh của Cơng ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO
trong những năm qua và gần nhất là năm 2020 có những bước trũng lại, một trong những
lý do lớn nhất là do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, khi phân
tích các chỉ tiêu mà Công ty đã đề ra, ta có thể thấy RATRACO đã hồn thành tốt hoạt
động vận tải hàng hóa trong bối cảnh tồn ngành đang nâng cao năng lực hệ thống vận
chuyển để cạnh tranh với các phương thức đường bộ và đường biển. Đặc biệt là hoạt
động vận tải hàng hóa Liên vận quốc tế đang được RATRACO khai thác mạnh mẽ và
sẽ trở thành hướng phát triển chính của Cơng ty trong tương lai.
Lĩnh vực Kinh doanh hàng hóa VTĐS tại Việt Nam vốn chỉ được chú trọng trong thời
điểm ba năm trở lại đây, trước đó Vận tải hành khách vẫn là hoạt động được tập trung
nguồn lực hơn hết. Để có một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực Kinh doanh hàng hóa
VTĐS tại Việt Nam nói chung, cũng như tiềm năng phát triển mơ hình kinh doanh của
Cơng ty, tác giả sẽ tiến hành phân tích sâu hơn vào Quy trình vận hành container đường
sắt của Công ty TNHH Giải Pháp Vận Tải RATRACO. Từ đó, chỉ ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận hành.

BÁO CÁO THỰC TẬP | 21


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH VẬN
HÀNH CONTAINER ĐƯỜNG SẮT CỦA CÔNG
TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO
Chương này gồm có 3 nội dung chính. Phần đầu sẽ khái qt một số nội dung lý thuyết
căn bản nằm trong chủ đề nghiên cứu chính của bài báo cáo. Phần thứ hai của chương
sẽ phân tích chi tiết vào quy trình vận hành container đường sắt của RATRACO. Phần
cuối sẽ nêu ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty.


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VẬN HÀNH CONTAINER
ĐƯỜNG SẮT
2.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận hàng hóa
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa
như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các
dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo luật thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hố là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận
khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến
q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi
hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ
một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và th dịch vụ của người thứ ba khác.
Chính vì vậy mà ngày nay người giao nhận đã đóng vai trò rất quan trọng trong mậu
dịch quốc tế. Các dịch vụ mà người giao nhận cơ bản phải làm đó là lưu kho hay khai
hải quan cho đến việc thực hiện trọn gói các dịch vụ trong q trình vận chuyển và phân
phối.

2.1.2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa
Hoạt động giao nhận hàng hóa khơng tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng
thay đổi vị trí về mặt khơng gian chứ khơng tác động về mặt kỹ thuật. Nhưng hoạt động
BÁO CÁO THỰC TẬP | 22


giao nhận hàng hóa tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời
sống nhân dân.

Hoạt động giao nhận là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn
vào lượng hàng hóa. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động
giao nhận hàng hóa cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
Ngồi những cơng việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm giao nhận còn
tiến hành các dịch vụ khác như : gom hàng, chia hàng, bốc sếp hàng hóa có được hồn
thành tốt hay khơng cịn phải phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm giao
nhận hàng hóa.

2.1.3. Khái niệm về người giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được
chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản
thân anh ta không phải là người chuyên chở”.
Theo điều 233 – Mục 4: Dịch vụ Logistics của Luật Thương mại năm 2005 của Việt
Nam thì người giao nhận (thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics) là : “Thương nhân
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

2.1.4. Khái quát về Container
• Khái niệm Container :
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing
Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên
thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO.
Theo ISO - Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
- Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương
tiện vận tải, hàng hóa khơng phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang
cơng cụ vận tải khác.

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
- Có dung tích khơng ít hơn 1m3.
BÁO CÁO THỰC TẬP | 23


• Phân loại Container :
Thực tế container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:
1) Phân loại theo kích thước :
- Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3
- Container loại trung bình: Trọng lượng 5 - 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3 .
- Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3.
2) Phân loại theo vật liệu đóng container: Container được đóng bằng loại vật liệu
nào thì gọi tên vật liệu đó cho container: container thép, container nhôm,
container gỗ dán, container nhựa tổng hợp .....
3) Phân loại theo cấu trúc container :
- Container kín (Closed Container)
- Container mở (Open Container)
- Container khung (France Container)
- Container gấp (Tilt Container) - Container phẳng (Flat Container)
- Container có bánh lăn (Rolling Container)
4) Phân loại theo công dụng của container :
Theo CODE R688 - 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng, container được
chia thành 5 nhóm chủ yếu sau:
Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa
Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)
Nhóm 3: Container bảo ơn/nóng/lạnh (Thermal insulated/Heated/Refrigerated/Reefer
container)
Nhóm 4: Container thùng chứa (Tank container)
Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống (Cattle
Container).


2.1.5. Kỹ thuật đóng hàng vào Container
1- Ðặc điểm của hàng hóa chun chở
Khơng phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container,
cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng container có ý nghĩa
quan trọng trong kinh doanh. Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa chuyên
chở được chia làm 4 nhóm:
BÁO CÁO THỰC TẬP | 24


+ Nhóm 1: Các loại hàng hồn tồn phù hợp với chuyên chở bằng container. Bao gồm:
hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa hay cao su, dụng
cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ... Những mặt hàng được
chở bằng những container tổng hợp thông thường, container thơng gió hoặc container
bảo ơn....tuỳ theo u cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa.
+ Nhóm 2: Các loại hàng trọng lượng 1 đơn vị nhỏ Bao gồm: Than, quặng, cao lanh...
tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số lượng buôn bán lớn. Những mặt hàng này về
tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật hồn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng
container nhưng về mặt hiệu quả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị
của hàng hóa.)
+ Nhóm 3: Các loại hàng có tính chất lý, hóa đặc biệt như : hàng dễ hỏng, hàng đông
lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại....Những mặt hàng này phải
đóng bằng container chun dụng như: container bảo ơn, container thơng gió, container
phẳng, container chở súc vật....
+ Nhóm 4: Các loại hàng trọng lượng 1 đơn vị lớn như: sắt hộp, phế thải, sắt cuộn, hàng
siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất phóng xạ...
2 - Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng.
Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao container.
Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải thông báo ngay
cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh

hay thay đổi container khác.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra bên ngoài container: Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng,
khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập....Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp
ghép của container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của
container liên quan tới an toàn chuyên chở.
- Kiểm tra bên trong container: Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên
trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh
tán, rivê xem có bị hư hỏng hay nhơ lên không. Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang
thiết bị khác như lỗ thơng gió, ống dẫn hơi lạnh....
- Kiểm tra cửa container. Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm
cửa...bảo đảm cửa đóng mở an tồn, niêm phong chắc chắn và kín khơng để nước xâm
nhập vào.
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh container. Container phải được don vệ sinh tốt, khô ráo,
không bị mùi hơi hay dây bẩn. Ðóng hàng vào container khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh
sẽ gây tổn thất cho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế kiểm tra phát hiện.
BÁO CÁO THỰC TẬP | 25


×