Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh viêm phổi ở người già. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.5 KB, 5 trang )






Bệnh viêm phổi ở người già

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh về đường hô hấp ở người
cao tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm phổi gây ra tử vong 25% cho lứa
tuổi trên 65.

Hình ảnh viêm phổi nặng ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hơn nữa người già thường mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, suy thận, ung
thư và vì cơ thể già nên suy nhược, mắc các bệnh mạn tính do đó viêm phổi rất
hay gặp ở người cao tuổi.
Bệnh cảnh lâm sang
Đối với người cao tuổi, dấu hiệu lâm sàng rất khác so với người trẻ tuổi. Nhiều khi
người bệnh không sốt cao, việc đi lại dễ bị ngã, đái dầm dề, tinh thần lú lẫn, có lúc
mất định hướng về không gian và thời gian… Thường có dấu hiệu mất nước nặng:
môi, lưỡi khô, má hóp, da nhăn nheo.
Dấu hiệu hô hấp thường là thở nhanh, nhiều người không ho, không khạc đờm.
Hình ảnh Xquang thấy viêm đông đặc phổi biểu hiện bằng hội chứng phế nang cục
bộ hoặc rải rác kèm theo có hội chứng phế quản và hội chứng nhu mô có thể làm
nhầm lẫn với lao phổi.
Với những biểu hiện không rõ ràng và khác biệt như vậy, việc chẩn đoán viêm
phổi ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy khi khám xét nghiệm lâm sàng,
bác sĩ phải cẩn thận, sau đó phải chụp phim để phát hiện tổn thương ở phổi, tiếp
theo là xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cấy đờm. Ở một số trường hợp người
bệnh không ho, khạc đờm được mà phải lấy đờm hoặc dịch tiết phế quản bằng nội
soi phế quản, chọc cathéter qua màng nhẫn – giáp… như thế sẽ đạt kết quả tốt
hơn.


Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi gồm đủ loại vi khuẩn, hầu hết là
viêm phổi do trực khuẩn gram âm. Đường hô hấp dưới của bệnh nhân vốn mắc các
bệnh phổi mạn như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản nên có thể trở thành
khuẩn lạc hóa của vi khuẩn gây bệnh rồi tạo nên các đợt bùng phát viêm phổi.
Một nguyên nhân nữa khiến người già dễ mắc viêm phổi là sự lão hóa của hệ
thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ
trước sự tấn công của các loại vi khuẩn. Các bệnh mạn tính toàn thân hoặc các
bệnh của đường hô hấp cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào
phổi.
Nguyên tắc điều trị
Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, vì:
phải theo dõi và điều trị kháng sinh cho phù hợp bởi rất có thể gặp nhiều loại vi
khuẩn khác nhau. Những trường hợp không nặng, có thể dùng các nhóm kháng
sinh như: macrolid (azithromyxin, clarythromycin…) hoặc nhóm cephalosporin.
Những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải được dùng các loại kháng sinh
có hiệu lực mạnh, phổ rộng như: rocephin, vancomyxin, amikacin…
Việc điều trị hỗ trợ không kém phần quan trọng để nhanh chóng đưa người bệnh
ra khỏi tình trạng nguy hiểm bằng cho thở ôxy và các liệu pháp chống suy hô hấp,
bồi phụ nước điện giải, xem xét và xử lý bệnh tim mạch kèm theo.
Phòng bệnh
Trước tiên, người bệnh cần phải được nghỉ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ô
nhiễm… Nên khuyên người bệnh bỏ thuốc lá, thuốc lào, rượu bia. Có thể tiêm
vắcxin chống cúm, chống phế cầu khuẩn.
Theo Sức khỏe & đời sống

×