Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài 6 chăm sóc thai phụ thời kì hậu sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.98 KB, 7 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 6

CHĂM SĨC SẢN PHỤ THỜI KÌ HẬU SẢN
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa thời kì hậu sản.
2. Lập được kế hoach chăm sóc sản phụ thời kì hậu sản.
3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc sản phụ trong thời kì hậu sản.
Ở cuối giai đoạn chuyển dạ là lúc mà ngôi thai đã lọt thật sự, cổ tử cung đã mở hết, ối đã vỡ
hoàn toàn, cuộc chuyển dạ chuyển sang giai đoạn 2, thường có các dấu hiệu sau:
• Sản phụ thấy đau khi có cơn co tử cung và đau kéo dài, khoảng cách ngắn lại.
• Sản phụ có cảm giác mót rặn khi có cơn co.
• Khi khám điều dưỡng thấy âm mơn sản phụ giãn, thấy tóc thai nhi, nếu ối chưa vỡ thấy
màng ối căng phồng qua màng ối thấy tóc thai nhi.
• Lỗ hậu mơn sản phụ dãn to dần sau mỗi cơn co.
1. Đai cương.
Hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần lễ sau sinh. Trong thời gian này các cơ quan trong cơ thể
người mẹ, nhất là các cơ quan sinh dục sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có
thai, trừ tuyến vú tiếp tục phát triển để tiết ra sữa.
Thời kì hậu sản được đánh dấu bằng những hiện tượng chính là sự co hồi của tử cung, tiết sản
dịch, lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác của cơ thể.
2. Biểu hiện lâm sàng thời kì hậu sản.
2.1. Thay đổi tổng quát.
Tổng trạng sản phụ tốt trong tình trạng hậu sản thường.
Sản phụ thường rét run sau sinh do sự mà mất nhiệt và mệt mỏi sau rặn đẻ. Rét run xảy ra trong
môt thời gian ngắn cà mau hết.
Mach thường chậm lại khoảng 10 nhịp/phút và trở về bình thường sau khoảng 5 ngày. Nhịp thở
sau và chậm hơn.
Thân nhiệt bình thường trừ lúc lên sữa thì có thể sốt nhẹ.


Trọng lượng cơ thể giảm từ 3-5 kg ngay sau sinh, cân nặng có thể giảm dần dần trong 2 tuần tiếp
theo do giảm tình trạng phù.
2.2. Thay đổi ở tử cung.
Ngay sau khi sổ rau tử cung co nhỏ lại thành khối cầu an toàn, những cơn co tử cung sẽ giảm đi
trong những ngày kế tiếp. Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung trên vệ 13-15 cm, trung bình mỗi
ngày nhỏ đi 1-2 cm. Sau ngày thứ 12-13 tử cung thu hồi nhỏ nằm trong tiểu khung, khơng cịn sờ
thấy đáy tử cung trên bụng.
Sự thu hồi tử cung ở người con so nhanh hơn người con rạ, người cho con bú nhanh hơn người
không cho con bú, khi tử cung bị nhiễm trùng, tử cung thu hồi chậm hơn bình thường.
Đoạndưới tử cung thu hồi thành eo tử cung vào khoảng ngày thứ 5.
Cổ tử cung ngắn dần và thu nhỏ lại, cổ tử cung khép kín từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau sinh.
Âm đạo và âm hộ co dần lại và trở về trạng thái bình thường khoảng ngày thứ 10-15 sau sinh.
38


Điều dưỡng sản

Hình 6.1. Tử cung ngay sau sinh.

Hình 6.2. Tử cung sau sinh 6 ngày và 14 ngày.
2.3. Thay đổi sản dịch.
Sản dịch là chất nước chảy ra ngoài âm hộ trong thời kì hậu sản.
Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của màng rụng, những cục máu đông nhỏ từ nơi rau
bám và chất dịch tiết từ cổ tử cung, âm đạo do sự sinh đẻ gây ra.
39


Điều dưỡng sản
Từ trong tử cung, sản dịch có tính chất vô trùng, mùi tanh nồng. Trong 2-3 ngày đầu sản dịch
màu đỏ tươi, về sau đỏ sẫm, từ ngày thứ 4-8 chất dịch loãng hơn lẫn với chất nhầy có màu chư

máu cá, từ ngày thứ 8-12 sản dịch chỉ là chất nhầy trong.
Số lượng: 1-2 ngày đầu sản dịch ra nhiều, 2-4 tuần lễ sau sẽ hết hẳn.
2.4. Sự xuống sữa.
Bình thường, người sinh con so xuống sữa muộn hơn co rạ. Người sinh con so xuống sữa vào
ngày thứ 3 hoặc thứ 4, người sinh con rạ xuống sữa ngày thứ 2 hoặc thứ 3 với các triệu chứng
kèm theo như: nhức đầu, khó chịu, sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh, hai vú cương, đau, to và có thể
có ban đỏ 2 bên.
Sau 24-48 giờ, các triệu chứng mất khi có hiện tượng tiết sữa.
2.5. Ở tầng sinh môn.
Khi sổ thai, tầng sinh môn dãn rộng và hướng lên trên, trong thời kì hậu sản sẽ thu nhỏ dần và
hết dần hiện tượng xung huyết đẻ trở lai bình thường sau khoảng 10-15 ngày.
Nếu tầng sinh mơn có khâu và khơng bị nhiễm trùng thì khơng có hiện tượng phù nề, sưng nóng,
đỏ đau. Thơng thường, cắt chỉ vết khâu vào ngày thứ 5-7 sau sinh.
2.6. Về đại, tiểu tiện.
Bình thường sau sinh sản phụ vẫn tiểu tiện bình thường như trước khi sinh. trong trường hợp
chuyển dạ kéo dài, sản phụ rặn đẻ lâu hay phải can thiệp thủ thuật thì hay có hiện tượng bí tiểu.
Bình thường khoảng 70% sản phụ sau sinh có hiện tượng táo bón. Sau sinh 3 ngày khơng thấy
người mẹ đại tiện, nên báo cáo bác sĩ để cho thuốc nhuận tràng.
3. Chăm sóc sản phụ ngay sau sinh (ngày thứ nhất sau sinh).
3.1. 2 giờ đầu sau sinh.
Trong 2 giờ đầu ngay sau sinh, sản phụ cần được chăm sác đề phòng tai biến chảy máu.
Làm vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, thay các săng sach, khô dưới lưng sản phụ,
sau khi làm sạch, xem tử cung có co thành khối an tồn hay khơng, nếu co tốt người điều dưỡng
đắp chăn ấm và thay khay hứng máu sạch để theo dõi chảy máu.
Sản phụ phải được nằm theo dõi tại phòng đẻ, sản phụ nằm đầu thấp, 2 chân khép lại sau khi đã
làm vệ sinh vùng sinh dục ngoài.
Ủ ấm, chống mất nhiệt, nhất là vào mùa lạnh.
Hỏi sản phụ có mệt khơng ? quan sát sắc thái, mặt, màu da, niêm mạc, nếu hồng hào là bình
thường.
Đặt một sond tiểu làm rỗng bàng quang tạo điều kiện cho tử cung co hồi được tốt, theo dõi số

lượng, màu sắc nước tiểu.
Theo dõi máu chảy xuống khe hứng máu ở bàn đẻ, nếu máu chảy với số lượng ít, màu sẫm là
bình thường, nếu máu chảy ra tươi số lượng nhiều là bất thường cần báo cáo ngay với bác sĩ,
đồng thời đo lại các thơng số sống.
Đo mạch, nhiệt, HA, đánh giá tình trạng chảy máu âm đạo, xoa đáy tử cung qua thành bụng để
theo dõi khối an toàn, 15 phút/lần trong giờ đầu và 30 phút/lần trong 1 giờ tiếp theo sau sinh.
Về thái độ: thơng cảm với hồn cảnh thai phụ, tránh những tác động mạnh lên tinh thần thai phụ
từ các phía, điều dương nên làm sao cho sản phụ yên tâm nghỉ ngơi sau thời gian chuyển dạ.
3.2. Giờ thứ 3 đến giờ thứ 6.
Cho mẹ nằm cùng phịng với con.
Đóng băng vệ sinh, theo dõi các yếu tố trên 1 giờ/lần.
Giúp người mẹ ăn uống, ngủ đủ.
Giúp và khuyến khích mẹ cho trẻ bú sớm.
Vận động nhẹ sau 6 giờ.
40


Điều dưỡng sản
Yêu cầu bà mẹ và người nhà báo ngay với nhân viên y tế khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng
tăng, nhức đầu, chóng mặt hoặc có vấn đề gì khác.
3.3. Giờ thứ 7 đến hết ngày đầu.
Theo dõi thể trạng, sự go hồi tử cung, băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất), tình trạng vết
may tầng sinh môn và các vết rách xuất hiện trong trường hợp không cắt tầng sinh môn.
Chế độ ăn uống, cho con bú, vận động, nghĩ ngơi.
4. Chăm sóc sản phụ thời kì hậu sản.
4.1. Nhận định.
Tồn trạng: xem vẻ mặt, màu sắc da, niêm mạc có thay đổi khơng?
Sự tiết sữa: xem vú có tiết sữa khơng, sản phụ có biết cách cho con bú khơng?
Sự co hồi tử cung: xem tử cung có co hồi tốt khơng?
Tình trạng của sản dịch: màu sắc, số lượng, mùi.

Tình trạng đại tiểu tiện: có bị táo bón hay bí tiểu khơng?
Vệ sinh cá nhân: tìm hiểu nhu cầu về chăm sóc vùng sinh dục và vệ sinh cá nhân cho sản phụ một
cách phù hợp.
Chế độ ăn uống: hỏi trực iếp xem sản phụ thích ăn uống những gì, trao đổi với sản phụ và người
nhà để chuẩn bị đồ ăn cho phù hợp.
4.2. Chuẩn đoán điều dưỡng.
Nguy cơ nhiễm trùng do sót rau, chăm sóc vết khâu tầng sinh mơn không tốt.
Vú không tiết sưa do không biết cách chăm sóc và cho con bú.
4.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Theo dõi toàn trạng: dấu hiệu sống, da, niêm mạc.
Theo dõi sự co hồi tử cung.
Theo dõi tiết sữa, vệ sinh vú, hướng dẫn cho con bú.
Theo dõi sản dịch.
Chăm sóc vết khâu tầng sinh mơn nếu có.
Vệ sinh vùng sinh dục ngoài và vệ sinh cá nhân.
Theo dõi đại tiểu tiện.
Hướng dẫn chế độ ăn, luyện tập sau đẻ.
4.4. Thực hiện chăm sóc sản phụ những ngày sau đẻ.
4.4.1. Theo dõi toàn trạng.
Sản phụ vui vẻ, tỉnh táo, da niêm mạc hồng hào là bình thường. Nếu bị nhiễm trùng vẻ mặt mệt
mỏi, môi khô lưỡi bẩn, nếu mất máu thì vẻ mặt lo âu, da niêm mạc nhợt nhạt.
Đo nhiệt độ và bắt mạch quay ngày 2 lần, ghi vào phiếu thẽo dõi. Nếu sốt phải báo cho bác sĩ để
xử lý kịp thời.
Bình thường tần số mạch vẫn giữ nguyên hay chậm hơn lúc có thai, nếu mạch nhanh hơn bình
thường do nhiễm trùng hay mất máu.
4.4.2. Theo dõi sự xuống sữa.
Huớng dẫn sản phụ dùng khăn sạch, ấm, lau sạch bầu vú, vắt bỏ vì giọt sữa đầu trước khi cho
con bú.
Cho bú từng vú, cho trẻ bú đều cả hai bên vú.
Sau khi cho bú phải vắt hết sữa, để đảm bảo những giờ sau sữa sẽ tiết dần, chống sự giảm tiết

sữa.
Sau khi cho bú vú thường mềm đều, nếu có vùng nào rắn hơn, nắn thấy căng , chắc, đau tức thì
thường tuyến vú đó bị tắc, cần xử trí bằng chườm ấm và hút mạnh để chống tắc tia sữa.
Lau sạch lại đầu vú, không để sữa đọng ở đầu vú.
41


Điều dưỡng sản
4.4.3. Theo dõi sự go hồi tử cung.
Bình thường tử cung go hồi khoảng 1-2 cm mỗi ngày, những ngày đầu go nhanh hơn những ngày
sau. Trước khi đo chiều cao tử cung, bao giờ cũng để người mẹ đi tiểu trước để bang quang xẹp,
không đội tử cung lên cao. do chiều cao tử cung là đo từ chính giữa bờ trên xương vệ lên đáy tử
cung. 2 tuần sau sinh, tử cung xuống thấp hơn xương vệ, nắn tử cung có cảm giác chắc chắn,
nếu nắn tử cung lúc nào cũng mềm và đau thường là có bế sản dịch, cần báo cáo ngay với bác sĩ.
4.4.4. Theo dõi sản dịch.
Sản dịch chủ yếu là máu cục, nước ối còn lại trong tử cung sau đẻ, ngoài ngày đầu lượng sản
dịch nhiều, màu đỏ, mùi tanh nồng, những ngày sau lượng ít dần, màu nhạt, đến ngày thứ 15
sản dịch chỉ cịn ít, màu vàng nhạt, dính khơng hơi.
Nếu sản dịch hơi là dấu hiệu sớm của nhiễm trùng niem mạc tử cung, nhiều khi dấu hiệu này đến
sớm trước khi có biểu hiện sốt, cần báo cho bác sĩ xem lại.
4.4.5. Theo dõi vết khâu tầng sinh mơn (nếu có).
Nếu vết khâu đau nề và đỏ là viêm, cần báo cáo bác sĩ và theo dõi thêm, nếu thấy có vết tím
phồng to ở âm hộ, âm mơn là có tụ máu.
Sản phụ có vết khâu ở tầng sinh môn không nên nằm giường nệm, tránh ngồi nhiều vì vết khâu
thường căng.
Nếu tầng sinh mơn bị phù nề nên cắt chỉ, cắt cách múi hay tồn bộ tùy chỉ định.
Bình thường cắt chỉ ngày thứ 5 sau khâu, không nên để lâu dễ gây nhiễm trùng.
4.4.6. Theo dõi đại tiểu tiện.
Sau đẻ sản phụ thường tiểu tiện bình thường, sau đẻ con to đẻ thủ thuật thường có bí tiểu, nên
khun sản phụ ngồi dậy, lay mạnh vào bàng quang kích thích cơ bang quang co bóp để tống

nước tiểu ra. Nếu khơng có kết quả, báo bác sĩ để chỉ đinh thong tiểu.
Sau đẻ sản phụ thường bị táo bón. Sau đẻ 3 ngày sản phụ không đại tiện được nên khuyên sản
phụ đi lại vận động, ăn nhiều hoa quả, thức ăn nhiều chất xơ hoặc báo cho bác sĩ
cho y lệnh thuốc nhuận tràng, cho uống ngay một lúc 1,5 lít nước chín với thuốc để làm lỗng
phân, tạo cảm giác mót và đi đại tiện được.
4.4.7. Vệ sinh cá nhân.
Lau mình bằng nước ấm, khi cần có thể tắm qua vịi hoa sen, khơng được ngâm mình.
Hướng dẫn sản phụ cách vệ sinh vùng âm hộ hằng ngày bằng nước chin sau mỗi lần đi ngoài hay
thay băng vệ sinh. Nếu có khâu tầng sinh mơn nên rửa âm hộ, tầng sinh môn bằng dung dich sát
trùng nhẹ như Lactacyd, Mercrylaurylee, sau đó đóng khố vơ trùng và thay băng vệ sinh khi
cần thiết.
Quần áo mặc đủ ấm về mùa đông, rộng, thoáng mát về mùa hè.
4.4.8. Chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Sau đẻ 2 giờ, sản phụ nên ngồi dậy đi lại bình thường, khơng nên nằm nhiều.
Chống táo bón bằng chế độ ăn và vận động đi lại, không nên nằm lâu.
Uống đủ nước: thường nhu cầu nước cho mẹ và con khoảng 2, 5 lít/ngày.
Ngủ tốt mới đảm bảo sức khỏe để tiết sữa nuôi con, mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng.
Khi sản phụ muốn dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chun khoa vì thuốc qua sữa có thể
ảnh hưởng đến trẻ.
4.4.9. Tập luyện sau sinh.
Khi có thai, tử cung to, các dây chằng tử cung và thành bụng giãn, khi đẻ tầng sinh môn giãn và
dễ bị tổn thương, giãn khớp mu, tư thế tử cung thay đổi, cho nên sau đẻ sản phụ cần tập luyện
để các tổ chức này phục hồi lại bình thường,
Nằm ngữa, chống chân, lắc bụng và mơng sang hai bên, tập nhiều lần.
Nằm ngữa bắt chéo chân, nín hơi cho bụng thóp lại giống như cố nhịn đại tiện, tập nhiều lần.
42


Điều dưỡng sản
Ngồi trên ghế, cúi đầu ra phía trước, 2 tay thõng chạm xuống bàn chân, rồi ngồi quay trở lại,

ưỡn ngực, 2 vai thẳng ra phía sau, tập nhiều lần.
Tập như trên thành bụng và cơ nâng hậu mơn sẽ chóng phục hồi bình thường như trước khi đẻ.
4.4.10. Giáo dục sức khỏe.
Khuyên sản phụ tái khám khi có các dấu hiệu bất thường: sốt, sản dịch hơi…. .
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.
Hướng dẫn lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp.
4.5. Đánh giá quá trình chăm sóc.
4.5.1. Bình thường.
Da, niêm mạc hồng, thân nhiệt dưới 38oC, mạch 60-70 lần/phút.
Tử cung go hồi tốt, nắn không đau.
Tầng sinh môn không đỏ, không nề, không đau.
Tiểu tiện bình thường, khơng táo bón khơng ỉa chảy.
Sữa xuống đều 2 vú, trẻ bú tốt, màu sắc da vú bình thường, khơng đau.
4.5.2. Bất thường.
Sốt cao, thân nhiệt trên 38oC, nhanh trên 90 lần/phút.
Sản dịch hôi, go hồi tử cung chậm so với thời gian sau đẻ.
Hoặc đại tiện táo bón, hoặc bí tiểu.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI.
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đoạn dưới tử cung ngắn lại và trở thành eo tử cung vào ngày thứ bao nhiêu:
A. Ngày thứ 5 sau đẻ.
B. Ngày thứ 5-8 sau đẻ.
C. Ngày thứ 8-12 sau đẻ.
D. Ngày thứ 12-16 sau đẻ.
Câu 2. Âm đạo và âm hộ co hồi dần dần và trở về trạng thái bình thường vào ngày thứ bao
nhiêu:
A. Ngày thứ 5 sau đẻ.
B. Ngày thứ 5-8 sau đẻ.
C. Ngày thứ 8-12 sau đẻ.

D. Ngày thứ 12-16 sau đẻ.
Câu 3. Các dấu hiệu bất thường của sản phụ trong thời kì hậu sản, ngoại trừ:
A. Đại tiện táo bón.
B. Bí tiểu.
C. Sản dịch hôi.
D. Tần số mạch 80 lần/phút.
Câu 4. Các dấu hiệu bất thường của sản phụ trong thời kì hậu sản:
A. Tần số mạch 80 lần/phút.
B. Thân nhiệt dưới 38oC.
C. Táo bón, ỉa chảy.
D. Sản dịch khơng hơi.
Câu 5. Nếu có vết khâu tầng sinh mơn, nên cắt chỉ vào ngày thứ bao nhiêu:
43


Điều dưỡng sản
A. Ngày thứ 5 sau đẻ.
B. Ngày thứ 10 sau đẻ.
C. Ngày thứ 12 sau đẻ.
D. Ngày thứ 16 sau đẻ.
Câu 6. Chăm sóc sản phụ 1 giờ đầu sau sinh bao gồm những công việc sau:
A. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 15 phút/lần.
B. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 30 phút/lần.
C. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 60 phút/lần.
D. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 4 giờ/lần.
Câu 7. Chăm sóc sản phụ giờ thứ 3 sau sinh bao gồm những công việc sau:
A. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 15 phút/lần.
B. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 30 phút/lần.
C. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 60 phút/lần.
D. Đo mạch nhiệt , HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng, theo dõi chảy máu 4 giờ/lần.

Đáp án: 1.B 2.D 3.D 4.C 5.A 6.A 7.B

44



×