Điều dưỡng sản
Bài 9
CHĂM SĨC BÀ MẸ TRONG THỜI KÌ NUÔI CON BẰNG
SỮA MẸ
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được lợi ích của sữa mẹ và của việc ni con bằng sữa mẹ.
2. Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú đúng.
3. Trình bày và hướng dẫn được cho các bà mẹ biết cách tăng tạo sữa và duy trì nguồn sữa
của mình.
1. Đại cương.
Các lồi động vật có vú đều ni con bằng dịng sữa của mình, con người cũng vây. nuôi con
bằng sữa mẹ sẽ đảo bảo cho trẻ phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời hạn chế được
những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.
Nuôi con bằng sữa mẹ là chức năng tự nhiên của người mẹ.
Vì lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được sự giúp đỡ ủng hộ và tạo điều kiện
từ gia đình xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó.
2. Cơ chế tiết sữa.
Sự tiết sữa được điều khiển duy trì bởi 2 nội tiết tố chính: prolactin và oxytocin.
Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác thần kinh từ núm vú lên não, kích thích thùy trước tuyến yên
tiết ra prolactin. Chất này vào máu đến vú làm các tế bào tiết ra sữa. Nồng độ prolactin trong máu
đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau.
Cũng từ tác động ngậm vú của trẻ, một xung động thần kinh khác tác động vào thùy sau
tuyếnyên, kích thích tiết oxytocin. Oxytocin vào máu đến vú làm các tế bào cơ xung quanh nang
sữa co thắt, đẩy sữa theo ống dẫn sữa đến các xoang sữa, đơi khi cịn làm sữa tự chảy ra ngồi.
Oxytocin cịn giúp tử cung co hồi tơt, hạn chế mất máu nhưng có thể làm bà mẹ thấy đau bụng
khi cho con bú.
Trong sữa cịn có một chất có thể ức chế hoặc giảm sự tiết sữa:
Nếu có nhiều sữa được tiết ra thì chất này sẽ ngăn chặn các tề bào tiết sữa, hạn chế tiết sữa. Vì
vậy, để vú tiếp tục tạo sữa thì sữa mẹ phải được chảy ra khỏi vú. Nếu trẻ không bú được hoặc bú
khơng hết thì cần phải vắt hết sữa ra ngồi để sự sản xuất sữa có thể tiếp tục.
Như vậy, điểm then chốt của cơ chế tạo sữa là động tác mút vú của trẻ điều khiển tất cả. trẻ càng
bú nhiều càng tạo được nhiều sữa.
60
Điều dưỡng sản
Oxytocin trong máu
Các xung động cảm giác từ núm
vú
Trẻ đang bú
(A)
Prolactin trong máu
Các xung động cảm giác từ núm
vú
Trẻ đang bú
(B)
Hình 9.1. Sinh lý tiết sữa.
61
Điều dưỡng sản
3. Lợi ích của sữa mẹ và của việc ni con bằng sữa mẹ.
3.1. Lợi ích của sữa mẹ.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi.
Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp trẻ mau lớn.
Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả.
Sữa mẹ bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các bênh nhiễm khuẩn.
Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ ln ln vơ trùng, có nhiệt độ thích hợp, khơng mất thời gian pha chế.
Ngồi ra thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối. Trong vài ngày đầu sau
sinh, trước khi sữa thật sự được tiết, vú mẹ tiết ra sữa non, thường có màu vàng sậm hơn và sánh
đặc hơn so với sữa thật. Lợi ích của sữa non:
Chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn và nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa thật.
Có tác dung sổ nhẹ giúp tống phân su ra ngoài, hạn chế hiện tượng vàng da sinh lý.
Giàu vitamin đặc biệt là vitA (có tác dụng giảm độ nặng của bất cứ bệnh nhiễm khuẩn nào
thường gặp ở trẻ).
Chất lượng sữa non giảm nhanh trong vònsg 24h đầu.
3.2. Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ.
Chi phí ít ơn ni trẻ bằng thức ăn nhân tạo.
Giúp ích cho sự phát triển của trẻ.
Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển tốt mối quan hệ gần gũi yêu thương.
Giúp cho mẹ chậm có thai.
Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ.
Việc bú mẹ giúp cho tử cung co hồi trở về kích thuớc bình thường, làm giảm chảy máu và có thể
phịng chống thiếu máu.
4. Những trường hợp kông nên nôi con bằng sữa mẹ.
Mẹ bị nhiễm HIV: trẻ bú mẹ sẽ bị nhiễm.
Mẹ bị suy tim, lao phổi nặng, viêm gan đang tiến triển.
Mẹ phải điều trị các thuốc chống ung thư, thuốc điều trị động kinh, thuốc huớng tâm thần.
5. Chăm sóc bà mẹ trong thời kì ni con bằng sữa mẹ.
5.1. Nhận định.
5.1.1. Nhận đinh qua hỏi sản phụ.
Nhận đinh về hồn cảnh và nhận thức của người mẹ về ni con ằng sữa mẹ.
Nhận định chế độ dinh dưỡng của người mẹ đảm bảo tiết đủ sữa để nuôi con.
Nhận định về chế độ vệ sinh chăm sóc vú đúng cách chưa.
5.1.2. Nhận định qua quan sát sản phụ.
Quan sát cách bà mẹ cho con bú.
5.1.3. Nhận định qua thăm khám sản phụ.
Đánh gía chức năng tiết sữa xủa vú.
Nhận định tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người mẹ có khả năng cho con bú sữa mẹ hay
chống chỉ định cho bú sữa mẹ.
5.2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Lo lắng do sợ không đủ sữa cho con bú.
Mệt mỏi do phải cho con bú suốt đêm.
Đau vú do vú cương sữa.
62
Điều dưỡng sản
5.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Chăm sóc về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi cho bà mẹ.
Chế độ ăn uống và dùng thuốc.
Vệ sinh vú.
Hướng dẫn người mẹ cách cho con bú.
Kế hoạch phòng tránh các bệnh về vú trong khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuyên truyền và giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ.
5.4. Thực hiện kế hoạch điều dưỡng.
Về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi: khuyên người mẹ nghỉ ngoi và lao động hợp lý, tránh mọi căng
thẳng hay sang chấn tinh thần. Mẹ cần đảm bảo nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 giờ/ngày. Cuộc sống gia
đình hịa thuận, hạnh phúc, khơng phải lo lắng, buồn phiền.
Về dinh dưỡng, chế độ ăn của người mẹ: đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho mẹ, đó là nguyên
liệu để tổng hợp sữa. Bà mẹ cần ăn no, ăn nhiều bữa, đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước,
khoảng 1,5 lít/ngày. Mùa hè cần uống nhiều hơn do ra nhiều mồ hơi.
Chăm sóc vú: trước và sau khi cho con bú phải dùng gạc mềm lau sạch vú giúp phịng tránh các
bệnh về vú.
(A)
(B)
Hình 9.2. A: Trẻ ngậm mút vú tốt. B: Trẻ ngậm mút vú kém.
63
Điều dưỡng sản
Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú;
Cách ôm con: mẹ chọn tư thế thoải mái cho mình, có thể nằm hoặc ngồi, tuy nhiên cần giữ cho cơ
thể của con áp sát vào ngực và bụng mẹ, để miệng con sát ngay núm vú. Khi núm vú chạm vào
môi trẻ bà mẹ cầm đưa sâu núm vú vào trong cho trẻ ngậm đến quầng vú để tạo thành một
khoang kín. Mút vú có hiệu quả là mút chậm, sâu, có khoảng nghỉ.
Cho bú sớm sau đẻ 30 phút.
Cho trẻ bú hết sữa vú bên này rồi mới chuyển sang vú bên kia.
Khi no trẻ sẽ tự nhã bầu vú, nếu vú chưa hết sữa thì bà mẹ nên tự vắt ra để kích thích phản xạ
rỗng tiết sữa.
Khi trẻ bú no không nên đặt trẻ nằm ngay mà nên bế vác trẻ lên vai, xoa vỗ nhẹ vào lưng cho hơi
trong dạ dày thoát ra, tránh bị trớ.
Ngồi bữa bú khơng nên cho trẻ ngậm đầu vú giả hay bú chai vì trẻ sẽ lười bú mẹ.
Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ từ tháng thứ nhất đến tháng thứ tư. Từ tháng thứ năm trở đi nên
cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung với sữa mẹ.
Trường hợp mẹ hoặc con bị ốm vẫn tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu trẻ bị dị tật ở miệng không bú được nên vắt sữa vào bát để cho trẻ uống.
Nếu vú bị cương cũng cần cho con bú. Nếu đau quá phải vắt sữa vào bát cho trẻ uống.
Không nên cai sữa đột ngột, không cai sữa khi trẻ ốm.
Tuyên truyền giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ: tư vấn ni con bằng sữa mẹ có thể thực hiện ngay
khi nguười phụ nữ có thai nhưngx tháng cuối và ngay khi sinh xong. Người điều dưỡng nắm
vững kiến thức về lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ, lợi ích của sữa mẹ từ đó mới có thể tư
vấn tốt.
5.5. Đánh giá.
Sau khi thực hiện tư vấn cho bà mẹ về lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ và quan sát một bữa
bú của trẻ, nếu trẻ ngậm bắt vú tốt, vú sau khi bú hết sữa, vú tiết sữa đều như vậy là một bữa bú
có hiệu quả.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Chọn câu chưa hồn tồn đúng khi nói về lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ:
A. Dễ hấp thu, dễ tiểu hóa, trẻ sử dụng có hiệu quả.
B. Giúp cho mẹ chậm có thai lại.
C. Bảo vệ sức khỏe người mẹ.
D. Ít tốn kém.
Câu 2. Chọn câu đúng khi nói về lợi ích của sữa mẹ:
A. Dễ hấp thu, dễ tiểu hóa, trẻ sử dụng có hiệu quả.
B. Giúp cho mẹ chậm có thai lại.
C. Bảo vệ sức khỏe người mẹ.
D. Ít tốn kém.
64
Điều dưỡng sản
Câu 3. Chọn câu đúng khi nói về lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ:
A. Dễ hấp thu, dễ tiểu hóa, trẻ sử dụng có hiệu quả.
B. Giúp cho mẹ chậm có thai lại.
C. Tác dụng nhuận trường.
D. Không gây dị ứng cho trẻ.
Câu 4. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế giới, nên cho trẻ bắt đầu bú vào thời điểm nào
sau sinh:
A. 30 phút sau sinh.
B. 1 giờ sau sinh.
C. 2 giờ sau sinh.
D. 3 giờ sau sinh.
Câu 5. Biểu hiện mút vú có hiệu quả là:
A. Mút nhanh, sâu, liên tục.
B. Mút nhanh, sâu, có khoảng nghỉ.
C. Mút chậm, sâu, liên tục.
D. Mút chậm, sâu, có khoảng nghỉ.
Câu 6. Trường hợp nào khuyên bà mẹ tiếp tục cho con bú:
A. Mẹ bị viêm gan đang tiến triển.
B. Mẹ bị nhiễm HIV.
C. Mẹ bị cảm cúm.
D. Mẹ đang điều trị thuốc hướng tâm thần.
Câu 7. Sự tiết sữa đuợc điều khiển và duy trì bởi 2 nội tiết tố nào sau đây:
A. FSH và Prolactin.
B. LH và Oxytocin.
C. Prolactin và Oxytocin.
D. FSH và LH.
Đáp án: 1.D 2.A 3.B 4.A 5.B 6.C 7.B
65