Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ TRONG MỘT SỐ PHỤ PHẨM KHI SỬ DỤNG LÀM THỨC ĂN NUÔI GÀ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.03 KB, 10 trang )



269

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012


GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ TRONG MỘT
SỐ
PHỤ PHẨM KHI SỬ DỤNG LÀM THỨC ĂN NUÔI GÀ
Hồ Trung Thông
1
, Thái Thị Thúy
1
, Hồ Lê Quỳnh Châu
1
,Vũ Chí Cương
2
1
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2
Viện Chăn nuôi Quốc gia

Tóm tắt. Nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định giá trị năng lượng trao
đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME
N
) trong một số phụ phẩm (khô dầu lạc, khô dầu dừa,
bột đầu tôm và tấm gạo) khi được sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tổng số 150 con
gà Lương Phượng 35 ngày tuổi được sử dụng trong thí nghiệm. Khẩu phần cơ sở
được thiết kế đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gà ở giai đoạn thí nghiệm.
Tổng số 04 khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20% hoặc 40%


khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Giá trị ME
N
trong các loại thức ăn thí
nghiệm được tính theo phương pháp sai khác. Kết quả cho thấy giá trị năng lượng
trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong khô dầu dừa, khô dầu lạc, bột đầu tôm và tấm gạo
lần lượt là 1444,87 kcal/kg; 2542,51 kcal/kg; 1737,68 kcal/kg và 3539,66 kcal/kg
tính theo nguyên trạng. Giá trị ME
N
của khô dầu dừa từ nghiên cứu này thấp hơn
nhiều so với giá trị ME
N
của khô dầu dừa trong cơ sở dữ liệu thức ăn. Tuy vậy, giá
trị ME
N
của tấm gạo từ nghiên cứu này cao hơn giá trị ME
N
của tấm gạo từ một số
cơ sở dữ liệu hiện nay.
Từ khóa: Bột đầu tôm, khô dầu lạc, khô dầu dừa, gà, năng lượng trao đổi có hiệu
chỉnh nitơ (ME
N
), tấm gạo.

1. Đặt vấn đề
Trong nhiều thập kỷ qua, việc tìm kiếm các loại thức ăn thay thế một phần thức
ăn thông thường như ngô và đậu tương trong khẩu phần gia cầm đã được thực hiện ở
nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giảm phụ thuộc vào việc
nhập khẩu thức ăn từ nước ngoài, đồng thời giảm sự cạnh tranh về nguồn cung cấp
nguyên liệu dùng cho sản xuất năng lượng sinh học (Sundu và cs., 2009) và thức ăn cho
con người. Đối với Việt Nam, việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp

chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm là một trong những giải pháp hiệu quả đảm
bảo sản xuất bền vững và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả
nguồn phụ phẩm trong thiết lập khẩu phần cho gia cầm, việc đánh giá giá trị dinh dưỡng
của thức ăn là rất cần thiết. Cho đến nay, đã có nhiều công bố về sự sai khác đáng kể về


270

giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn xác định bằng phương pháp in vivo trong điều
kiện thực tế ở Việt Nam so với số liệu đã công bố trong các cơ sở dữ liệu thức ăn và giá
trị ước tính từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số (Vũ Duy Giảng và cs., 2000; Tôn
Thất Sơn và Nguyễn Thị Mai, 2007; Hồ Lê Quỳnh Châu và cs., 2011). Chính vì vậy,
nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định giá trị năng lượng trao đổi trong một
số loại phụ phẩm như khô dầu lạc, khô dầu dừa, bột đầu tôm và tấm gạo, từ đó làm cơ
sở cho việc sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm làm thức ăn trong chăn nuôi gà thịt ở địa
phương.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Động vật và thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng giai đoạn 35-42 ngày tuổi tại
Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm Huế. Tổng số 150 con gà ở 35 ngày tuổi có trọng lượng
đồng đều (trung bình 514g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 75 cũi trao đổi chất, tỉ lệ
trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Tổng số 05 khẩu phần được sử dụng trong thí nghiệm gồm
01 khẩu phần cơ sở (KPCS) và 04 khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm (khô dầu lạc, khô
dầu dừa, bột đầu tôm và tấm gạo). Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 5 lần lặp lại.
Nguồn gốc của các loại thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Nguồn gốc của các mẫu thức ăn thí nghiệm
TT Mẫu thức ăn thí nghiệm Ký hiệu Nguồn gốc
1 Khô dầu lạc KDL Huế
2 Khô dầu dừa KDD Bến Tre

3 Bột đầu tôm ĐT Quảng Trị
4 Tấm gạo TG Huế
Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng nhu cầu của gà thịt theo khuyến cáo của
NRC (1994) và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001) (bảng 2). Các khẩu phần chứa
thức ăn thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn
thí nghiệm (đối với khô dầu lạc, khô dầu dừa, bột đầu tôm) hoặc thay thế 40% khẩu
phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm (đối với tấm gạo). Celite (Celite
®
545RVS, Nacalai
Tesque, Japan) được bổ sung vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5% để tăng lượng khoáng
không tan trong acid chlorhydric (chất chỉ thị). Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí
nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại
thức ăn nguyên liệu được tính toán và mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó
trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để phân tích


271

thành phần dinh dưỡng. Đối với khẩu phần, sau khi trộn đều các nguyên liệu, thức ăn
được ép viên và sấy khô ở 60
o
C sau đó được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất
dinh dưỡng tổng số.
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở
TT
Thành phần
nguyên liệu
Tỉ lệ (%) TT
Thành phần
nguyên liệu

Tỷ lệ (%)
1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* 0,20
2 Bột ngô 60,27 7 Premix vi khoáng** 0,25
3 Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO
3
0,74
4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03
5 Khô dầu đậu nành 23,00 10 DCP 0,51
(* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine
A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide,
600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic.
** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe,
7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg
biotin, 20.000 mg Choline chloride).
2.2. Nuôi gà và thu mẫu
Thí nghiệm kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn thích
nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Chế độ cho ăn được áp dụng là cho ăn tự do.
Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu 2 lần/ ngày,
cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở nhiệt độ -20
o
C. Khi kết
thúc giai đoạn thu mẫu, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao đổi chất (pooled mẫu)
trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở -20
o
C cho đến khi phân
tích.
2.3. Phân tích hóa học và tính kết quả
Mẫu chất thải được sấy khô ở 60
o
C. Mẫu thức ăn và mẫu chất thải được nghiền

qua sàng 0,5 mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích đều được tiến hành tại
Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm
Huế theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và AOAC (1990). Mẫu thức ăn được phân
tích vật chất khô (DM), protein tổng số (CP), lipid tổng số (EE), xơ tổng số (CF),
khoáng tổng số (Ash), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA). Mẫu chất thải
được phân tích vật chất khô (DM), protein tổng số (CP) và khoáng không tan trong acid
chlorhydric (AIA). Năng lượng tổng số (GE) trong mẫu thức ăn và chất thải được xác
định bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Hàm lượng nitơ trong


272

mẫu chất thải được phân tích trên mẫu tươi. Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn và mẫu
chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975).
Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm được
tính toán theo các công thức sau: ME
d
= GE
d
– GE
e
× AIA
d
/AIA
e
(Scott và Hall, 1998).
Trong đó, ME
d
là giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến của khẩu phần (kcal/kg DM),
GE

d
là năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM), GE
e
là giá trị năng lượng tổng
số của chất thải (kcal/kg DM), AIA
d
là hàm lượng khoáng không tan trong acid trong
khẩu phần (%DM), AIA
e
là hàm lượng khoáng không tan trong acid trong chất thải
(%DM).
Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy
với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức sau: ME
N
= ME - 8,22 × NR; với NR = (N
d

N
e
× AIA
d
/AIA
e
) × 1000/100 (Lammers và cs., 2008). Trong đó, ME
N
là năng lượng
trao đổi được tính bằng kcal/kg DM; 8,22 là năng lượng của uric acid (kcal/g) (Hill và
Anderson, 1958), NR là lượng nitơ tích lũy (g/kg), N
d
là lượng nitơ trong khẩu phần

(%DM), N
e
là lượng nitơ trong chất thải (%DM).
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME
N
) trong các mẫu thức ăn thí
nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide và cs., 1997; Robbins và
Firman, 2005; Oryschak và cs., 2010).
2.4. Xử lý thống kê
Số liệu thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích thống
kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm SPSS 15.0. Kết quả thí
nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số
trung bình (SEM). Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin
cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p 
0,05.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các chất dinh dưỡng tổng số của các loại thức ăn và khẩu phần thí
nghiệm
Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các loại thức ăn
và khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 3 và bảng 4. Hàm lượng protein tổng số
trong các loại thức ăn thí nghiệm dao động từ 9,33 %DM (tấm gạo) đến 52,68 %DM
(bột đầu tôm). Đối với khô dầu dừa, kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch lớn về
hàm lượng protein tổng số và xơ thô trong mẫu thức ăn thí nghiệm so với các số liệu đã
công bố trong cơ sở dữ liệu thức ăn của Việt Nam hiện nay. Hàm lượng protein tổng số
trong khô dầu dừa thí nghiệm là 10,73 %DM, thấp hơn nhiều so với các công bố của
Viện Chăn nuôi (2001) (21,34 – 22,50 %DM) và Lã Văn Kính (2003) (19,02 %DM).
Ngược lại, hàm lượng xơ thô trong mẫu khô dầu dừa thí nghiệm cao hơn đáng kể so với


273


số liệu đã công bố của Viện Chăn nuôi (2001). Theo Sundu và cs. (2009), chất lượng
của khô dầu dừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quá trình chế biến, điều kiện bảo quản
và quá trình sấy khô. Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng
của các phương pháp chế biến đến chất lượng của khô dầu dừa (Thorne và cs., 1989;
Thomas và Scott, 1962). Theo Thomas và Scott (1962), khô dầu dừa chiết ly có chất
lượng tốt hơn so với khô dầu dừa ép máy. Sự gia nhiệt trong quá trình ép máy là nguyên
nhân dẫn đến sự phá hủy protein trong thức ăn. Ngoài ra, độ ẩm không khí cao trong
quá trình bảo quản cũng làm giảm chất lượng protein trong khô dầu dừa do nhiễm
aflatoxin. Nghiên cứu của Head và cs. (1999) cho thấy tỷ lệ nhiễm aflatoxin tăng lên
theo hàm số mũ khi thời gian bảo quản kéo dài hơn 5 tuần. Sấy khô cũng là một trong
những yếu tố tác động đến chất lượng khô dầu dừa do sự biến tính của protein (Guarte
và cs., 1996).
Bảng 3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu thức ăn thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
TT

Mẫu thức ăn thí
nghiệm
DM

(%)

CP
(%DM)

EE
(%DM)

Ash

(%DM)

CF
(%DM)

NfE
(%DM)

GE
(kcal/kg
DM)
1 KDL 88,12

48,30 12,12 4,62 10,91 24,06 5571,69
2 KDD 88,36

10,73 9,65 4,99 22,02 52,61 4670,76
3 ĐT 87,67

52,68 9,41 16,60 11,54 9,77 4259,81
4 TG 87,70

9,33 1,59 1,10 0,55 87,43 4262,90
Bảng 4. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các khẩu phần thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
TT

Khẩu phần

DM


(%)

CP
(%DM)

EE
(%DM)

Ash
(%DM)

CF
(%DM)

GE
(kcal/kg DM)

AIA
(%DM)

1 KPCS 88,74

23,20 3,49 6,82 3,78 4443,09 2,02
2 KPDL 89,12

28,56 4,88 6,89 4,48 4541,71 1,97
3 KPDD 87,63

20,95 4,71 7,15 7,75 4571,24 2,26

4 KPĐT 89,78

29,48 4,26 10,20 5,51 4419,32 2,12
5 KPTG 89,44

17,99 2,91 5,22 2,51 4345,39 1,81
(KPCS: khẩu phần cơ sở; KPDL: khẩu phần chứa khô dầu lạc; KPDD: khẩu phần chứa
khô dầu dừa, KPĐT: khẩu phần chứa bột đầu tôm; KPTG: khẩu phần chứa tấm gạo.).
3.2. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong khô dầu lạc, khô dầu
dừa, bột đầu tôm và tấm gạo


274

Bảng 5. Giá trị ME
N
của các khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm
Chỉ số

Đơn vị
tính
KPCS KPDD KPDL KPĐT KPTG
ME
Kcal/kg
DM
3027,08
a

± 15,22
2754,04

b
±
16,49
3051,55
a
±
5,50
2868,36
c
±
11,16
3464,76
d

± 29,40
Nitơ
tích
lũy
g/kg
DM
13,189
a


± 1,381
11,198
a
±
0,689
16,980

b
±
0,803
16,669
b

± 0,312
12,047
a


± 0.316
Kcal/kg
DM
2918,67
a

± 25,22
2661,99
b
±
12,14
2911,97
a
±
11,73
2731,34
b

± 10,29

3365,73
c


± 27,89
MJ/kg
DM
12,21
a


± 0,11
11,14
b


± 0,05
12,18
a

± 0,05
11,43
b


± 0,10
14,08
c

± 0,12

Kcal/kg
NT
2590,07
a


± 22,38
2332,80
b
±
10.64
2595,16
a
±
10,45
2452,25
c
±
9,24
3010,36
d


± 24,95
ME
N

MJ/kg
NT
10,84

a


± 0,09
9,76
b


± 0,05
10,86
a

± 0,04
10,26
c


± 0,04
12,60
d


± 0,10
(DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít
nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05).
Kết quả thí nghiệm ở bảng 5 cho thấy giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh
nitơ của khẩu phần cơ sở là 2918,67 kcal/kg chất khô (DM) hay 2590,07 MJ/kg nguyên
trạng (NT). Giá trị này thấp hơn 13,62% so với giá trị ước tính (2998,60 kcal/kg NT) từ
các số liệu tham khảo của Viện Chăn nuôi (2001). Giá trị ME
N

của các khẩu phần chứa
thức ăn thí nghiệm dao động từ 2661,99 – 3365,73 kcal/kg DM.
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các loại thức ăn thí nghiệm
được tính dựa trên các giá trị ME
N
của khẩu phần cơ sở và các khẩu phần thí nghiệm
theo phương pháp sai khác. Kết quả ở bảng 6 cho thấy giá trị ME
N
thấp nhất ở khô dầu
dừa (1635,28 kcal/kg DM hay 1444,87 kcal/kg NT) và cao nhất ở tấm gạo (4036,32
kcal/kg DM hay 3539,66 kcal/kg NT). Giá trị ME
N
của khô dầu lạc và bột đầu tôm lần
lượt là 2885,18 kcal/kg DM và 1982,02 kcal/kg DM hay 2542,51 kcal/kg NT và
1737,68 kcal/kg NT. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy sự chênh lệch đáng kể về
kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong các loại thức ăn thí nghiệm so với số
liệu trong các cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm hiện nay. Giá trị năng lượng trao đổi
của khô dầu dừa và khô dầu lạc trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với các số liệu
đã công bố của NRC (1994), Viện Chăn nuôi (2001) và PHILSAN (2003). Theo Viện
Chăn nuôi (2001), giá trị năng lượng trao đổi trong khô dầu dừa và khô dầu lạc lần lượt
là 10,8 MJ/kg nguyên trạng và 12,5 MJ/kg nguyên trạng. Trong khi đó, theo NRC
(1994) và PHILSAN (2003), giá trị ME
N
trong khô dầu dừa là 2500 kcal/kg nguyên


275

trạng và 1800 kcal/kg nguyên trạng. Hàm lượng protein thấp và hàm lượng xơ cao (giá
trị dinh dưỡng tổng số thấp) có thể là nguyên nhân dẫn đến giá trị ME

N
của mẫu khô
dầu dừa trong nghiên cứu này thấp hơn so với các số liệu đã công bố. Vì thế việc tiếp
tục nghiên cứu giá trị ME
N
trong các mẫu khô dầu dừa khác nhau là điều cần thiết.
Tương tự, giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của bột đầu tôm trong nghiên
cứu này cũng cho kết quả thấp hơn so với công bố của PHILSAN (2003) (1737,68
kcal/kg NT so với 1985 kcal/kg NT). Ngược lại, kết quả xác định giá trị ME
N
trong tấm
gạo trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Viện Chăn nuôi (2001) và
PHILSAN (2003) (3539,66 kcal/kg NT hay 14,81 MJ/kg NT so với 12 MJ/kg NT và
3100 kcal/kg NT). Sự sai khác này có thể do mẫu tấm gạo sử dụng trong nghiên cứu này
có chất lượng tốt, hàm lượng NfE cao (87,43%), hàm lượng CF thấp (0,55%). Kết quả ở
bảng 6 cũng chỉ ra sự sai khác về kết quả xác định giá trị ME
N
trong các loại thức ăn khi
tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên động vật và kết quả ước tính từ thành phần các chất
dinh dưỡng tổng số. Kết quả ước tính giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ
trong khô dầu dừa theo công thức của Janssen (1989) (tdt NRC, 1994) là 1870,10
kcal/kg DM, cao hơn 14,36% so với kết quả xác định bằng phương pháp in vivo.
Bảng 6. Giá trị ME
N
của các mẫu thức ăn thí nghiệm
Chỉ
số
Đơn vị tính Khô dầu dừa Khô dầu lạc Bột đầu tôm Tấm gạo
Kcal/kg DM
1635,28

a


± 60,70
2885,18
b

± 58,63
1982,02
c

± 51,44
4036,32
d

± 69,73
MJ/kg DM 6,84
a
± 0,26
12,07
b

± 0,25
8,29
c
± 0,22
16,89
d

± 0,29

Kcal/kg NT
1444,87
a

± 53,63
2542,51
b

± 51,66
1737,68
c

± 45,10
3539,66
d

± 61,15
ME
N

MJ/kg NT 6,05
a
± 0,22
10,64
b

± 0,22
7,27
c
± 0,19

14,81
d
± 0,26
ME
N
*

Kcal/kg DM 1870,10 - - -
(DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng; ME
N
*: giá trị ME
N
ước tính từ công thức của
Janssen (1989)(tdt NRC, 1994): ME
N
(kcal/kg DM) = 29,68 × DM + 60,95 × EE – 60,87 × CF;
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05).
4. Kết luận
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của mẫu khô dầu dừa thí nghiệm
là 1635,28 kcal/kg DM (6,84 MJ/kg DM) hay 1444,87 kcal/kg nguyên trạng (6,05
MJ/kg), của khô dầu lạc là 2885,18 kcal/kg DM (12,07 MJ/kg DM) hay 2542,51 kcal/kg


276

nguyên trạng (10,64 MJ/kg), của bột đầu tôm là 1982 Kcal/kg DM (8,29 MJ/kg DM)
hay 1737,68 kcal/kg nguyên trạng (7,27 MJ/kg), của tấm gạo là 4036,3 kcal/kg DM
(16,89 MJ/kg DM) hay 3539,66 kcal/kg nguyên trạng (14,81 MJ/kg). Giá trị ME
N

của
khô dầu dừa từ nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với giá trị ME
N
của khô dầu dừa trong
cơ sở dữ liệu thức ăn. Tuy vậy, giá trị ME
N
của tấm gạo từ nghiên cứu này cao hơn giá
trị ME
N
của tấm gạo từ một số cơ sở dữ liệu hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Đàm Văn Tiện, Vũ Chí Cương, Giá trị năng
lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột sắn
khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6,
(2011), 60-66.
2. Lã Văn Kính, Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc
Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp TPHCM, 2003.
3. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số
giống đỗ tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp, Tạp chí KHKT
Nông nghiệp, 4, (2007), 33-37.
4. Viện Chăn nuôi, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam,
Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2001.
5. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn, Kết quả xác định giá trị năng lượng
trao đổi (ME) của một số loại ngô đỏ làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực
tiếp, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, 9, (2000), 95-104.
6. AOAC, Official methods of analysis, Fifteenth edition, Published by the Association of
Official Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA, 1990.
7. Guarte RC, Muhlbaeur W, and Kellert M., Drying characteristics of copra and quality
of copra and coconut oil, Postharvest Technology, 9, (1996), 361-372.

8. Head SW, Swerman TA, and Nagler MJ., Studies on deterioration and aflatoxin
contamination in copra during storage, OCL- Oléagineux, corps gras, lipides, 6,
(1999), 349-359.
9. Hill FW and Anderson DL., Comparison of metabolizable energy and productive
determinations with growing chicks, J Nutr, 64, (1958), 587–603.
10. Lammers PJ, Kerr BJ, Honeyman MS, Stalder K, Dozier III WA, Weber TE, Kidd MT,
and Bregendahl K, Nitrogen-corrected apparent metabolizable energy value of crude
glycerol for laying hens, Poult Sci, 87, (2008), 104-107.


277

11. NRC, Nutrition requirements of poultry, Ninth revised edition, National Academy
Press, Washington D.C., 1994.
12. Oryschak M, Korver D, Zuidhof M, Meng X, and Beltranena E., Comparative feeding
value of extruded and nonextruded wheat and corn distillers dried grains with solubles
for broilers, Poult Sci, 89, (2010), 2183-2196.
13. PHILSAN, Feed reference standards, Third edition, Philipine Society of Animal
Nutritionist, 2003.
14. Robbins DH and Firman JD., Evaluation of the metabolizable energy of meat and bone
meal for chickens and turkeys by various methods, Int J Poult Sci, 4 (9), (2005), 633-
638.
15. Scott TA and Hall JW., Using acid insoluble ash marker ratio (diet:digesta) to predict
digestibility of wheat and barley metabolizable energy and nitrogen retention in broiler
chicks, Poult Sci, 77, (1998), 674-679.
16. Sundu B, Kumar A and Dingle J., Feeding value of copra meal for broilers, World’s
Poultry Science Journal, 65, (2009), 481-491.
17. Thomas OA and Scott ML., Coconut oil meal as a protein supplement in practical
poultry diets, Poultry Science, 41, (1962), 477-484.
18. Thorne PJ, Wiseman J, Cole DJA, and Machin DH, The digestible and metabolisable

energy value of copra meals and their prediction from chemical composition, Animal
Production, 49, (1989), 459-466.
19. Villamide MJ, Fuente JM, Perez de Ayala P, and Flores A., Energy evaluation of eight
barley cultivars for poultry: Effect of dietary enzyme addition, Poult Sci, 76, (1997),
834-840.
20. Vogtmann H, Pfirter HP, and Prabucki AL., A new method of determining
metabolisability of energy and digestibility of fatty acids in broiler diets, Br Poult Sci,
16(5), (1975), 531-534.



278

DETERMINATION OF NITROGEN-CORRECTED METABOLIZABLE
ENERGY VALUES OF COCONUT MEAL, PEANUT MEAL, SHRIMP HEAD
MEAL AND BROKEN RICE FOR BROILER
Ho Trung Thong
1
, Thai Thi Thuy
1
, Ho Le Quynh Chau
1
and Vu Chi Cuong
2
1
College of Agriculture and Forestry, Hue University
2
National Institute of Animal Husbandry

Abstract. The aim of this study was to determine the nitrogen-corrected

metabolizable energy (ME
N
) values of some by-products for broiler. A total of 150
Luong Phuong chickens at 35 days of age were used in the trials. The basal diet
was formulated to meet nutrition needs for chickens in the experimental period. In
04 experimental diets, a part of basal diet was replaced with 04 test ingredients. In
case of coconut meal, peanut meal and shrimp head meal, the feedstuffs were tested
at 20% inclusion. Broken rice was tested at 40% inclusion. The values of ME
N
in
ingredients were calculated by different methods. Results from the study showed
that the ME
N
values of coconut meal, peanut meal, shrimp head meal and broken
rice were 1.444,87 kcal/kg (6,05 MJ/kg), 2.542,51 kcal/kg (10,64 MJ/kg), 1737,68
kcal/kg (7,27 MJ/kg) and 3.539,66 kcal/kg (14,81 MJ/kg) as-fed basis, respectively.
There were considerable differences between the results from this study compared
with published figures in the world and in poultry feedstuff database of Vietnam,
and with estimated ME
N
values obtained from chemical data. Therefore, it is
necessary to determine the nutritive values of feedstuffs for poultry in practical
conditions in Vietnam by in vivo method.
Keywords: Coconut meal, peanut meal, shrimp head meal, broken rice, broiler,
nitrogen-corrected metabolizable energy (ME
N
).

×