Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

ĐÁNH GIÁ mức sẵn LÒNG CHI TRẢ của NGƯỜI dân về PHƯƠNG án TÍNH GIÁ DỊCH vụ THU GOM, vận CHUYỂN, xử lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT QUY mô hộ GIA ĐÌNH tại THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 145 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG

NGUYỄN ĐỨC HUY

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ PHƯƠNG ÁN TÍNH GIÁ DỊCH VỤ THU GOM,
VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
QUY MƠ HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội – Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG

NGUYỄN ĐỨC HUY

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ PHƯƠNG ÁN TÍNH GIÁ DỊCH VỤ THU GOM,
VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
QUY MƠ HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 7850101

Hà Nội – Năm 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Đức Huy
Mã sinh viên: 1811101323

Lớp: ĐH8QM3

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Mơi trường
Tơi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:“Đánh giá sự sẵn lòng chi trả
của người dân về phương án tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt quy mô hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.”
Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành dưới
sự hướng dẫn của TS. Bùi Thị Thu Trang và TS. Hoàng Thị Huê. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức
nào. Nếu phát hiện có bất kỳ hình thức gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp
luật.
Hà Nội, ngày 11, tháng 07, năm 2022

Giảng viên hướng dẫn 1 Giảng viên hướng dẫn 2

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Thị Thu Trang


Hoàng Thị Huê

Nguyễn Đức Huy


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường cùng
toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường nói chung cũng như
trong khoa mơi trường nói riêng đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, hết lịng truyền đạt
cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt q trình học tập, rèn luyện
của tơi tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thu Trang
và TS. Hoàng Thị Huê – Giảng viên Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kiến thức để tôi hồn thiện tốt khóa
luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ quản lí thuộc cơng ty URENCO đã hỗ trợ
nguồn tài liệu, số liệu cho tôi trong suốt q trình thực hiện khóa luận. Tơi xin cảm ơn
những người tham gia trả lời phỏng vấn đã giúp đỡ tơi để tơi hồn thiện khóa luận.
Cuối cùng, tơi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những người thân
yêu trong gia đình và những người bạn tốt đã luôn ở bên cạnh, động viên về tinh thần,
chia sẻ những khó khăn để tơi hồn thành tốt nhất khóa luận của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế, nên
khóa luận tốt nghiệp của tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được những ý kiến nhận xét, góp ý của q thầy cơ giáo để khóa luận tốt nghiệp của tơi
được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11, tháng 07, năm 2022
Sinh viên thực hiện khóa luận


Nguyễn Đức Huy


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn ...................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm liên quan về chất thải rắn..................................................3
1.1.2. Phân loại, nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các
hộ gia đình ...............................................................................................................4
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường ................................................4
1.1.4. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn .................................................7
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................................8
1.3. Tổng quan về phương pháp tạo dựng thị trường - đánh giá ngẫu nhiên (CVM Contigent Valuation Method) ......................................................................................9
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến mức sẵn lòng chi trả sử dụng
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ................................................................13
a. Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................................13
b. Nghiên cứu trong nước ......................................................................................15
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................16
1.5.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................16
a. Vị trí địa lý .........................................................................................................16
b. Thời tiết, khí hậu ...............................................................................................17
c. Địa hình..............................................................................................................18
1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................18

a. Đặc điểm kinh tế ................................................................................................18


b. Đặc điểm xã hội .................................................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
2.2.1. Quy trình thực hiện khóa luận .....................................................................21
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................23
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................23
2.2.4. Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt .....................................24
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................24
2.2.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)..................................................25
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30
3.1. Đánh giá hiện trạng và điều kiện phân loại, thu gom, chuyển giao các chất thải
rắn sinh hoạt quy mơ hộ gia đình tại thành phố Hà Nội. ...........................................30
3.1.1. Hiện trạng phát sinh, chất thải rắn sinh hoạt ...............................................30
3.1.2. Điều kiện phân loại, thu gom, chuyển giao các chất thải rắn sinh hoạt quy
mơ hộ gia đình tại thành phố Hà Nội. ...................................................................32
3.1.3. Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội
đến năm 2030 ........................................................................................................36
3.2. Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về quản lý chất thải rắn sinh
hoạt quy mô hộ gia đình tại thành phố Hà Nội. ........................................................37
3.2.1 Đánh giá nhận thức của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt quy mơ
hộ gia đình tại thành phố Hà Nội...........................................................................37
3.2.2 Đánh giá thái độ và hành vi của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
quy mơ hộ gia đình tại thành phố Hà Nội .............................................................42
3.3. Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân về việc thực hiện giải pháp tính giá
dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mơ hộ gia đình dựa

trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại tại thành phố Hà Nội. .....45
3.3.1. Đặc điểm về thông tin người được phỏng vấn ............................................45
3.3.2. Đánh giá sự mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thực hiện giải pháp
tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mơ hộ gia
đình tại thành phố Hà Nội .....................................................................................50


3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến WTP và so sánh WTP của 3 khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................53
3.4. Đề xuất giải pháp áp dụng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt quy mô hộ gia đình dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân
loại tại thành phố Hà Nội...........................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 65
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 68
Phụ lục 1. Phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình ...................................................... 68
Phụ lục 2. Danh sách các hộ được phỏng vấn và các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn
lịng chi trả của các hộ gia đình tại thành phố Hà Nội ............................................. 79
Phụ lục 3. Phương pháp hồi quy đa biến................................................................. 119
Phụ lục 4. Một số hình ảnh điều tra khảo sát ......................................................... 129


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTR

Chất thải rắn




Quyết định

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

TT

Thơng tư

BTNMT

Bộ Tài ngun và mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

CVM

Đánh giá ngẫu nhiên

WTP

Mức sẵn lòng chi trả

ĐDSH

Đa dạng sinh học


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

VSMT

Vệ sinh môi trường

XLCT

Xử lý chất thải

XLCTR

Xử lý chất thải rắn

CBVC

Cán bộ viên chức

VNĐ

Việt Nam đồng

ĐHSX


Điều hành sản xuất


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng qt hệ thống quản lý chất thải rắn đơ thị .....................................7
Hình 1.2: Trình tự thực hiện phương pháp tạo dựng thị trường CVM..........................12
Hình 1.3: Bản đồ thành phố Hà Nội ..............................................................................17
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình thực hiện khóa luận .............................................................22
Hình 2.2: Mơ hình hai mức giá (double bounced) ........................................................24
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ khối lượng chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình ..................30
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ người dân phân loại CTRSH trước khi đổ bỏ ..........................32
Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty URENCO ................................................34
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý của cơng ty URENCO .........35
Hình 3.5: Biểu đồ lý do người dân phân loại rác trước khi đổ bỏ .................................38
Hình 3.6: Biểu đồ thành phần chất thải ở 3 khu vực trên địa bàn Hà Nội ....................39
Hình 3.7: Biểu đồ phân loại sản phẩm đã qua sử dụng .................................................40
Hình 3.8: Biểu đồ tỷ lệ cơ sở đáp ứng thu mua chất thải có khả năng tái chế ..............41
Hình 3.9: Biểu đồ trách nhiệm phân loại rác .................................................................41
Hình 3.10: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lịng của người dân đối với mức phí và phương
thức thu phí CTRSH ......................................................................................................42
Hình 3.11: Biểu đồ mức độ ơ nhiễm chất thải rắn từ sinh hoạt hiện nay ......................43
Hình 3.12: Biểu đồ lựa chọn giải pháp giảm thiểu vấn đề môi trường do chất thải sinh
hoạt theo ý kiến các hộ dân ở Hà Nội............................................................................44
Hình 3.13: Biểu đồ tỷ lệ sẵn lòng kêu gọi người thân, bạn bè thực hiện phân loại CTRSH
tại nguồn ........................................................................................................................45
Hình 3.14: Biểu đồ tỷ lệ giới tính giữa các hộ gia đình được phỏng vấn .....................46
Hình 3.15: Biểu đồ tỷ lệ tuổi giữa các hộ gia đình được phỏng vấn .............................46
Hình 3.16: Biểu đồ đặc điểm nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu ................................49
Hình 3.17: Biểu đồ thu nhập các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ............................50
Hình 3.18: Cách thức phân loại chất thải rắn có khả năng tái chế ................................60

Hình 3.19: Cách thức phân loại chất thải nguy hại .......................................................61
Hình 3.20: Hướng dẫn sử dụng chế phẩm BIOADB ....................................................61
Hình 3.21: Điểm thu gom chất thải rắn có khả năng tái chế .........................................62


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tần suất, thời gian thu gom ...............................................31
Bảng 3.2: Dự báo dân số và lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thành phố Hà Nội
đến năm 2030................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Thống kê nhân khẩu các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ........................47
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của chủ hộ mẫu nghiên cứu ..............................................48
Bảng 3.5: Thống kê mô tả WTP của người dân cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại tại
thành phố Hà Nội ...........................................................................................................51
Bảng 3.6: Lý do sẵn lòng chi trả....................................................................................53
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP của hộ dân được khảo sát .................54


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển hết
sức quan trọng, cùng với sự gia tăng dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng lên, thì kèm theo đó là các sức ép lên tài nguyên thiên và môi trường cũng ngày
một gia tăng, đăc biệt là vấn đề quản lý chất thải.
Theo phân tích thành phần khó xử lý và khó tái chế có chiều hướng tăng qua các
năm. Sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt là một trong
những vấn nạn đối với xử lý chất thải rắn tại Việt Nam. Tại khu vực nơng thơn cịn tồn
tại hiện tượng người dân tự tiêu hủy chất thải tại gia đình bằng các hình thức thủ cơng
hoặc vứt bừa bãi chất thải ra sông suối, đổ thải tại khu vực đất trống mà khơng có sự
quản lý của chính quyền địa phương. Nếu CTRSH được thu gom thì hầu hết cũng để lộ

thiên tập trung tại một khu vực riêng, khơng có các quy trình BVMT hợp vệ sinh (lót
thành đáy hố chơn, thu gom và xử lý nước rỉ rác, lấp đất che phủ…) hoặc được xử lý
bằng hình thức đốt thủ cơng. Hoạt động tái chế chất thải cịn mang tính nhỏ lẻ, tự phát,
thiếu sự quản lý và kiểm sốt của các cơ quan có thẩm quyền về BVMT ở địa phương.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về BVMT tới cộng đồng dân cư còn
hạn chế. [3]
Thành phố Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,
kỹ thuật, đào tạo, là đầu mối giao lưu của cả nước. Sự phát tiển kinh tế với tốc độ nhanh,
mức sống người dân ngày càng cao, sức tiêu thụ càng lớn, do đó lượng chất thải sinh
hoạt phát sinh ngày càng nhiều tạo áp lực cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý. Hiện
nay, trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 tấn CTRSH, 89%
CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp và 11% được xử lý bằng phương pháp
đốt, trong khi đó cơng tác quản lý chất thải từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến
khâu xử lý đều còn lạc hậu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. [2]
Các vấn đề môi trường đều bị coi là trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan chức
năng; trong khi đó, người dân vừa là đối tượng xả thải, vừa là đối tượng gánh chịu hậu
quả của sự ơ nhiễm mơi trường do chính rác mà họ thải ra. Để giải quyết các vấn đề môi

1


trường cần phải có sự quan tâm và đầu tư của xã hội trong đó sự tham gia của người dân
đóng vai trị rất quan trọng.
Từ những phân tích trên, đề tài “Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân về
phương án tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy
mô hộ gia đình tại thành phố Hà Nội” được thực hiện góp phần giải quyết các vấn đề
về quản lí chất thải rắn sinh hoạt nhằm tạo cảnh quan và môi trường sống trong lành cho
người dân tại thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thực hiện giải pháp tính

giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô hộ gia đình dựa
trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại tại thành phố Hà Nội.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng và điều kiện phân loại, thu gom, chuyển giao các
chất thải rắn sinh hoạt quy mơ hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.
Nội dung 2: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt quy mơ hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.
Nội dung 3: Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân về việc thực hiện giải pháp
tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mơ hộ gia đình
dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại tại thành phố Hà Nội.
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp áp dụng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt quy mô hộ gia đình dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được
phân loại tại thành phố Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Một số khái niệm liên quan về chất thải rắn
Theo Điều 3 (Giải thích từ ngữ) của luật Bảo vệ môi trường 2020, Thông tư 02 và Nghị
định 08 thì :
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải. [1]
Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy
hại và không thuộc danh mục chất thải cơng nghiệp phải kiểm sốt có yếu tố nguy hại
vượt ngưỡng chất thải nguy hại. [5]
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người. [5]
Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt là nơi chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
từ các loại phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thải, khu vực công

cộng, quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải rắn sinh hoạt sang phương tiện
cơ giới có tải trọng lớn. [4]
Khu xử lý chất thải tập trung là khu vực được quy hoạch để xử lý tập trung một
hoặc nhiều loại chất thải bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông
thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải rắn khác, trừ hoạt động đồng xử lý chất
thải và xử lý chất thải y tế theo mơ hình cụm. Khu xử lý chất thải tập trung là một hoặc
nhiều cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp. [4]
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sử dụng
sau khi đã sơ chế. Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn
thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý
nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy
trình quản lý khác nhau. [5]
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật để thu lại
các thành phần có giá trị từ chất thải. [5]

3


Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với
sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chơn lấp chất thải và
các yếu tố có hại trong chất thải. [5]
1.1.2. Phân loại, nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các
hộ gia đình
❖ Phân loại theo thành phần
Chất thải vơ cơ: là các chất thải có nguồn gốc vơ cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây
dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình.
Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,
chất thải từ lị giết mổ, chăn ni cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc
bảo vệ thực vật.

❖ Phân loại mục đích quản lý và cơng nghệ xử lý
Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: nhựa, giấy, kim loại túi ny-lơng
sạch...
Nhóm chất thải thực phẩm: thức ăn thừa, rau củ quả bỏ, bã trà, bã cà phê và các
loại cây, cỏ, hoa lá, xác động vật nhỏ…
Nhóm chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác, là các loại chất thải rắn sinh hoạt
khơng có chứa yếu tố độc hại và khơng thuộc 2 nhóm chất thải trên.
Nhóm chất thải nguy hại, bao gồm các loại pin, bóng đèn, thiết bị điện tử, vỏ chai
lọ đựng hóa chất nguy hại…
Nhóm chất thải cồng kềnh: cành cây lớn; giường nệm, bàn ghế, các đồ nội thất
cũ...
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
❖ Tác động đến môi trường đất và cảnh quan
Do đặc tính về kích thước (thơ) và bao gồm cả các thành phần khó phân hủy theo
thời gian (bền vững trong môi trường tự nhiên) như nhựa, cao su, vải…, tác động dễ
nhận biết nhất của CTRSH là ảnh hưởng đến cảnh quan. Có thể dễ dàng tìm thấy rất

4


nhiều hình ảnh về các bãi rác lộ thiên gây mất mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu
vực cơng cộng.
Bên cạnh đó, khi CTRSH bị đổ thải trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác tự
phát, sự phân hủy thành phần hữu cơ trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh
vật sẽ tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa (chua) đất. Ngồi ra, sự tích tụ các kim loại
nặng và chất nguy hại trong đất do thấm từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ơ
nhiễm mơi trường đất. [5]

❖ Tác động đến mơi trường khơng khí do chất thải rắn
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác

động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các
chất khí (CH4 - 63,8%, CO2 - 33,6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ
yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên
và các khu chơn lấp.
Đối với các bãi chơn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong q trình phân
hủy rác có thể thốt lên trên mặt đất mà khơng cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ q trình phân hủy chất
hữu cơ trong CTR: NH3, H2S, CH4S, amin, diamin, Cl2, phenol.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng
góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói,
tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh
và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng khơng nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác
dụng ăn mịn. [5]
❖ Tác động đến mơi trường nước
Khi thải vào các nguồn nước mặt, CTRSH gây ra các vấn đề như sau:
- Các chất nổi lên bề mặt nước gây mất cảnh quan, đồng thời cản trở sự truyền ánh
sáng, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại thực vật nước.

5


- CTRSH lơ lửng trong nước, đặc biệt là các loại nhựa, dây buộc… quấn vào chân
vịt của tàu thuyền làm cản trở giao thông và là nguyên nhân gây chết các loại thủy hải
sản.
- Các chất thải lắng xuống đáy làm tăng khối lượng trầm tích phải nạo vét hàng
năm. Q trình phân hủy kỵ khí sinh ra các loại khí độc hại, đặc biệt là khí H2S gây ngộ
độc cấp cho các loại thủy hải sản. [5]
❖ Tác động của chất thải rắn đến sức khỏe người dân
Hiện nay, khoảng 71% khối lượng CTRSH thu gom trên cả nước được xử lý bằng

phương pháp chơn lấp, trong đó chỉ có khoảng 20% là bãi chơn lấp hợp vệ sinh, cịn lại
là các bãi chơn lấp khơng hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã. Bãi chơn lấp
là nơi thích hợp cho các lồi chuột bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây bệnh phát triển
và cư trú. Với chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, các loại sinh vật này sẽ là nguồn lan truyền
bệnh tật đối với khu vực dân cư xung quanh nếu khơng được quản lý hợp lý. Các lồi vi
sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh nhiễm
khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm đường hô
hấp, dị ứng, ung thư phổi. Vi sinh vật trong khơng khí chịu nhiều ảnh hưởng của các
yếu tố về địa hình, khí hậu, các nguồn chất thải lỏng và rắn, các nguồn gốc tạo ra bụi và
các hạt mang vi sinh vật. Do đó, q trình vận hành bãi chôn lấp dẫn đến sự thay đổi
thành phần vi sinh vật trong khơng khí theo chiều hướng xấu bao gồm:
- Tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột, vi
khuẩn phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn tan máu…).
- Tăng số lượng và chủng loại các loài nấm hoại sinh, nấm gây bệnh và nấm độc.
- Tăng nhanh các chất gây dị ứng trong khơng khí, là yếu tố gây dị ứng tại chỗ
(đường hô hấp, mũi họng) và dị ứng ngoài da.
- Gặp điều kiện thuận lợi như xe vận tải chở rác, máy xúc, máy ủi làm việc…; ruồi
nhặng, chuột, gián… phát triển nhiều, sẽ tạo điều kiện cuốn các vi khuẩn, nấm gây bệnh
và các chất gây dị ứng ngun khơng khí, theo chiều gió phát tán ra ngồi khu vực bãi
chơn lấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, mũi
họng và bệnh ngoài da. [5]

6


1.1.4. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung
chuyển và vận chuyển, xử lý, đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe
cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác. Quản
lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, cơng nghệ và chương

trình quản lý thích hợp nhằm hồn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn.
Sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn đơ thị được trình bày một cách tổng
quát trong hình 1.1 :

Nguồn phát sinh

Tồn trữ tại nguồn

Thu gom
(hẻm và đường phố)
Tái sinh, tái chế
và xử lý

Trung chuyển
và vận chuyển
Bãi chơn lấp

Nguồn: [19]

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
- Nguồn phát sinh: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình
- Tồn trữ tại nguồn: Chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các thùng chứa
khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặc
thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom.
- Thu gom: Rác sau khi được tập trung lại các điểm quy định sẽ được thu gom và
vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành,
hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại cổ
điển và loại trao đổi thùng chứa; (2) hệ thống thu gom container cố định.
7



- Trung chuyển và vận chuyển: Các trạm chung chuyển được sử dụng để tối ưu
hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe.
Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không
theo quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa; (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường
thu gom; (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ; (4) khu phục vụ là khu dân cư thưa
thớt; (5) sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom
chất thải từ khu thương mại.
Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác;
(2) xác định tải trọng rác đưa về trạm; (3) hướng dẫn các xe tới điểm đổ rác; (4) đưa xe
thu gom rác ra khỏi trạm; (5) xử lý rác (nếu cần thiết); (6) chuyển rác lên hệ thống vận
chuyển để đưu đến bãi chông lấp.
Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong
trạm; (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom; (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối
với mỗi loại xe thu gom; (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của
tuyến thu gom về trạm trung chuyển.
- Tái sinh, tái chế và xử lý: Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có
khả năng tái sinh, tái chế như giấy, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại,…
Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các
phươn pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost; (2) đốt thu hồi năng lượng; (3)
đổ ra bãi chôn lấp.
- Bãi chôn lấp: Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong
quá trình xử lý chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành có lớp
lót đáy, mỗi ngày trải rác thành lớp mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ
giới, sau cùng là trải lên các lớp rác bị nén chặt một lớp đất mỏng.
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc
hội.;

8



- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến
lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Mơi trường. Trong đó, Mục 2, chương V quy định
về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, quy định chị tiết thi hành một số điều của Luật BVMTQuyết định số
27/2021/QĐ-UBND của TP Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng Hà Nội, việc
quản lý chất thải rắn thông thường sẽ được chuyển từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên
và Môi trường (TN&MT) để thống nhất lĩnh vực quản lý rác thải trên cả nước theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định 06/2022/QĐ-UBND Long An về việc ban hành Quy định giá tối đa
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Long An.
1.3. Tổng quan về phương pháp tạo dựng thị trường - đánh giá ngẫu nhiên (CVM
- Contigent Valuation Method)
Một cá nhân thường thanh toán các hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng thơng qua
giá thị trường. Nhưng cũng có trường hợp cá nhân tự nguyện hay sẵn lịng trả giá hàng
hóa/dịch vụ cao hơn giá thị trường và mức giá họ tự nguyện hay sẵn lòng trả là khác
nhau. Mức sẵn lòng chi trả là thước đo sự thỏa mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng
hóa/dịch vụ nào đó. Mức sẵn lịng chi trả của một cá nhân cho hàng hóa mơi trường sẽ
khơng bị ảnh hưởng bởi giá thị trường. Vì hầu hết các hàng hóa mơi trường là hàng hóa

cơng cộng hồn tồn hoặc khơng hồn tồn nên khơng có giá thị trường. Vì thế để đánh
giá mức sẵn lịng chi trả của các cá nhân đối với hàng hóa nói trên khơng có một thước
9


đo giá trị cụ thể nào, nghĩa là tìm hiểu thước đo bằng tiền tệ của giá trị mà các cá nhân
gắn với hàng hóa khơng có thị trường ta phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau.
Tuy nhiên, đối với nhiều loại hàng hố và dịch vụ mơi trường thường khơng có giá
thị trường hoặc giá cả đã bị bóp méo. Để định giá những ảnh hưởng của mơi trường,
người ta có thể dùng sự thay thế trực tiếp, nghĩa là dựa trên cơ sở ước tính giá cả hoặc
sự thay thế gián tiếp. Trong trường hợp khơng có yếu tố thay thế, buộc ta phải điều tra
về mức sẵn lòng chi trả trực tiếp bằng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM).
Cơ sở của phương pháp tạo dựng thị trường là tìm hiểu khả năng bằng lịng chi trả
của khách hàng (WTP) về sự thay đổi của chất lượng hàng hố dịch vụ cũng như mơi
trường. Phương pháp này được tiến hành bằng cách hỏi các cá nhân có liên quan trực
tiếp hay gián tiếp tới hàng hố và dịch vụ môi trường. Những cá nhân được hỏi về mức
sẵn lòng chi trả của họ cho một sự thay đổi trong cung cấp hàng hố dịch vụ mơi trường
và các mức này thường được thu thập thông qua phiếu điều tra.
Thơng thường, với phương pháp này sẽ có hai giả định về sự thay đổi hàng hố
mơi trường. Nếu môi trường được cải thiện hay giảm thiểu, các cá nhân được hỏi sẽ sẵn
lòng chi trả cho việc cải thiện đó khơng và nếu có thì mức sẵn lịng chi trả là bao nhiêu.
Ngược lại, nếu mơi trường bị ảnh hưởng thì họ có sẵn lịng chi trả để tránh thiệt hại đó
hay khơng và nếu có thì mức sẵn lòng là bao nhiêu. Mức sẵn lòng chi trả thu thập được
là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau bởi họ sẵn lòng chi trả khi họ đủ khả năng
chi trả.
Mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc các
biến khác nhau, bao gồm: đặc điểm kinh tế xã hội của người được hỏi; như thu nhập (I),
trình độ học vấn (E), và một số biến đo lường số lượng của chất lượng mơi trường (q).
Nói cách khác, mức sẵn lịng chi trả có thể biểu diễn bằng hàm số của các biến này như
sau:

WTP = f(Ii, Ai, Ei, qi,…)
Trong đó:
i: Chỉ số quan sát hay số người được điều tra
WTP: Mức sẵn lòng chi trả
f: Hàm phụ thuộc của mức WTP vào các biến I, A, E, q
10


I: Biến thu nhập
A: Biến tuổi
E: Biến trình độ văn hố
q: Biến đo lường số lượng của chất lượng mơi trường
Thơng qua hàm hồi quy, chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác
nhau tới mức sẵn lòng chi trả.
Đặc điểm của phương pháp CVM
+ Phương pháp CVM quan tâm đến điều kiện giả định hoặc giả sử;
+ Phương pháp CVM thường giải quyết với hàng hóa cơng cộng;
+ Phương pháp CVM có thể áp dụng cho cả UV hoặc NUV (như giá trị tồn tại
của tài nguyên môi trường);
+ Giá trị thể hiện của những người được phỏng vấn thể hiện trong phương pháp
CVM phụ thuộc vào yếu tố hàng hóa, cách thức nó được cung cấp, phương thức chi trả.
Trình tự thực hiện của phương pháp CVM
Để tìm hiểu WTP của các cá nhân đối với một thay đổi trong hàng hóa dịch vụ
mơi trường, cần thực hiện các yêu cầu sau: (i) mô tả viễn cảnh và giải thích ảnh hưởng
do những thay đổi trong cung cấp hàng hóa dịch vụ mơi trường; (ii) người được hỏi sẽ
yêu cầu xem xét những hoàn cảnh đưa ra, trong đó có các lựa chọn liên quan đến hàng
hóa dịch vụ mơi trường; và (iii) dựa vào các thông tin cung cấp ở trên, người được hỏi
cung cấp ý kiến có liên quan đến WTP của họ, từ đó có thể suy ra phần giá trị gắn với
sự thay đổi cung cấp hàng hóa dịch vụ đã đưa ra trong câu hỏi. Trình tự thực hiện của
phương pháp CVM bao gồm 5 bước được trình bày tại hình 1.2 dưới đây.


11


- Xác định đối tượng hàng hóa, dịch
vụ mơi trường cần định giá
- Thiết lập giá trị dùng để ước lượng
(1) Xác định
mục tiêu

và đơn vị đo
- Xác định khoảng thời gian tiến hành
điều tra
- Xác định đối tượng phỏng vấn
- Giới thiệu

(2) Thiết lập
phiếu điều tra

- Thông tin kinh tế - xã hội
- Thiết lập kịch bản giả định
- Tìm hiểu WTP
- Cơ chế chi trả
- Số lượng mẫu điều tra
- Tiến hành khảo sát
- Điều tra thử

(3) Chọn mẫu,
tiến hành
khảo sát


- Điều tra thật
- Tổng hợp và kiểm tra số liệu
(4) Xử lý, phân
tích số liệu

- Xử lý số liệu
- Xây dựng các biến
- Phân tích số liệu
- Sử dụng cơng cụ phân tích

(5) Ước lượng
mức WTP

- Ước lượng WTP trung bình
- Kiểm định

Hình 1.2: Trình tự thực hiện phương pháp tạo dựng thị trường CVM
❖ Ưu điểm
- Nổi trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí thiệt hại, liều
lượng - đáp ứng…), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và
giá trị lựa chọn (option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích.
CVM khơng địi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du

12


lịch cũng thiết lập bảng hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu
nhiên, của một nhóm đối tượng cũng khơng mặc định.
- Người trả lời có thể khơng đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ vẫn có thể đánh

giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM địi hỏi đối tượng phải là khách
du lịch đến địa điểm tham quan).
- Về nguyên tắc, không giống phương pháp gián tiếp, các câu trả lời đối với phương
pháp CVM liên quan đến WTP và WTA, nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền. Vì
vậy, các giá trị này khá chính xác về mặt lý thuyết
❖ Hạn chế
- Phương pháp phụ thuộc rất lớn vào người được phỏng vấn. Những câu hỏi thường
được điều tra dựa trên tình huống giả định. Do đó, khả năng áp dụng còn phụ thuộc rất
nhiều vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm và cách ứng xử về tài nguyên môi
trường cần định giá và mức thu nhập của người được phỏng vấn.
- Thông thường mức sẵn lòng chi trả của người được hỏi thường bị hạ thấp do
những người được hỏi cho rằng họ có thể được hưởng lợi, sử dụng hàng hố mơi trường
một cách miễn phí và khơng phải trả tiền. Chẳng hạn như chiêm ngưỡng cảnh đẹp, bầu
khơng khí trong lành... Do vậy, họ khơng đưa ra các mức bằng lịng chi trả cho tài
ngun mơi trường đó, hoặc do họ cảm thấy không được lợi hoặc không được sử dụng
tài nguyên đó.
- Người phỏng vấn cần có kinh nghiệm thì thơng tin thu thập thì mới đảm bảo
được độ chính xác cao.[24]
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến mức sẵn lòng chi trả sử dụng
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Hiện nay, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM được nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước sử dụng để định lượng giá trị hàng hóa và dịch vụ mơi trường.
a. Nghiên cứu nước ngồi
María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas
(2001) [9], đã nghiên cứu định giá kinh tế tác động môi trường đến vấn đề quản lý chất
thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CV - Contingent Valuation)
nhằm mục tiêu xác định khả năng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng môi
trường do hệ thống thu gom chất thải sinh hoạt mang lại và ước lượng kinh tế của các
13



yếu tố quyết định của WTP cho chất lượng môi trường trường tại khu vực San Pedro
Cholula - miền trung Mexico. Kết quả nghiên cứu thu được WTP trung bình cho dự án
là $1,85 đô la/tháng cho mỗi hộ gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP là: thu
nhập bình qn đầu người (Ypc), sự giàu có (W nếu có - nhà hoặc vật ni nhận giá trị
1 nếu khơng có nhận giá trị 0), trình độ học vấn (Edu), trẻ em (Desc - nếu nhà có trẻ em
nhận giá trị là 1 khơng có trẻ em nhận giá trị là 0), tuổi (Eda), nhận thức môi trường
(Ea), lịng tin tưởng vào chính phủ (Cg).
Biến thu nhập bình qn là biến quan trọng nhất mơ hình, các biển tuổi, nhận
thức mơi trường và lịng tin vào chính phủ có tác động đáng kể. Tuy nhiên các biến trẻ
em, trình độ học vấn, giới tính, sự giàu có trong mơ hình khơng ảnh hưởng đến việc giải
thích mức WTP của các hộ gia đình tại San Pedro Cholula.
Christian Nwofoke, Sylvia Chinasa Onyenekwe, Festus Ugwuoke Agbo (2017)
[10] đã tiến hành nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả để loại bỏ trấu gạo cải thiện chất lượng
môi trường ở bang Ebonyi, Nigeria, Tây Phi. Kết quả phân tích cho thấy 95% (152) hộ
gia đình sẵn lịng chi trả mỗi năm với số tiền trung bình là khoảng N957. Các yếu tố ảnh
hưởng rõ rệt nhất đến mức sẵn lòng chi trả bao gồm tuổi, thu nhập hàng năm, năm đi
học, quy mô trang trại và kinh nghiệm canh tác. Các hộ gia đình có trình độ học vấn cao
hơn WTP lớn hơn vì họ nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đến sức khỏa
và năng suất. Thu nhập gia đình càng cao WTP càng cao vì thu nhập tăng lên, người
nơng dân càng có điều kiện để cải thiện mơi trường sống tốt hơn. Những người có tuổi
càng cao thì WTP của cá nhân để cải thiện chất lượng mơi trường tốt hơn vì ở độ tuổi
này mức thu nhập của họ ổn định và nhận biết rõ về tầm quan trọng của môi trường.
Quy mô trang trại càng cao WTP cá nhân càng cao do trang trại lớn thì lượng lúa sản
xuất tăng, lượng trấu thải ra càng nhiều nên nhu cầu cải thiện môi trường tăng theo.
Trong khi đó quy mơ hộ gia đình và khoảng cách nhà cửa/trang trại từ các trung tâm xay
xát gạo không có mối quan hệ chặt chẽ đến mức sẵn lịng chi trả .
Nhận xét: Các cơng trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã đề cập đến
các nội dung của quản lý CTR và CTRSH; phân tích và đánh giá về mức sẵn lòng chi
trả của người dân bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM. Về cơ bản có thể rút ra

một số điểm chính từ các cơng trình nghiên cứu này như sau:

14


(i) Các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập tới quan niệm, các yếu tố thúc đẩy và
các giải pháp thực hiện quản lý CTR và CTRSH. Các nghiên cứu đã cung cấp cách giải
quyết vấn đề ở khía cạnh khác nhau với việc vận dụng linh hoạt các giải pháp quản lý
CTR phù hợp với khu vực nghiên cứu;
(ii) Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa xác định được đầy đủ các lợi ích liên quan
tới phương án quản lý CTR và các học giả trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về
phương án quản lý này.
b. Nghiên cứu trong nước
Huỳnh Thị Đan Xuân, Khổng Tiến Dũng và Huỳnh Việt Khải (2021) [10] đã tiến
hành nghiên cứu mức sẵn lòng trả cho dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở đồng
bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này nhằm ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân
ở khu vực đô thị thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cho dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method –
CVM) dựa theo hai cách ước lượng tham số và phi tham số. Nghiên cứu cũng xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng trả bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method – CVM) dựa theo hai cách ước lượng tham số và phi
tham số. Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng trả
bằng hàm Logit. Kết quả phân tích từ thu thập ngẫu nhiên 400 quan sát từ ba thành phố
tại Đồng bằng sơng Cửu Long cho thấy người dân sẵn lịng chi trả từ 86.000 đồng đến
110.000 đồng/tháng/hộ lần lượt đối với phương pháp phi tham số và tham số. Kết quả
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cho sự cải thiện chất lượng của
dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt gồm mức phí, hộ có phân loại chất thải rắn sinh
hoạt, hộ có ý định ủng hộ chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu
nhập hàng tháng của đáp viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách tiếp
cận là nhỏ từ đó tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, để khuyến khích

người dân tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chính quyền các cấp
cần nâng cao nhận thức và khuyến khích các hộ có thu nhập cao hơn tham gia trước.
Nguyễn Văn Song, Nguyễn Thị Ngọc Thương, Đào Thị Hồng Ngân, Phạm Thị
Hương, Đỗ Thị Minh Thùy, Chử Đức Tuấn (2011) [11] đã tiến hành nghiên cứu để xác
định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Sự phát triển kinh tế nhanh của
15


×