Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi một quốc gia không thể tự mình phát triển mà không cần đến
những mối liên hệ với bên ngoài. Vì vậy hội nhập khu vực và thế giới là một
tất yếu với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào. Một quốc gia sẽ giảm được
nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và
vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.
Là một quốc gia đang phát triển với một nến kinh tế đang trong giai
đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường có sựđiều tiết của
Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận
lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức
rõđược xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói khu vực ASEAN là một khu
vực rất năng động- theo nhưđánh giá của nhiều nhà nghiên cứu- với một tốc
độ phát triển đáng kinh ngạc khoảng từ 5-6% mỗi năm. Nguồn đầu tư từ bên
ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước này đã thu hút được
60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển. Việt Nam có lợi
ích rất lớn khi cùng nằm trong khu vực này.
Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng
chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những
cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được
những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó.
Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó.
Một cơ thể vững mạnh sẽ chống chịu được những tác động mạnh mẽ, và
ngược lại, nếu yếu sẽ thất bại nặng nề. Việc Việt Nam tham gia ASEAN là
bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự hội nhập từng
bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến
trình làm quen với những thay đổi. Khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA là một
bước hội nhập mới đối với Việt Nam. Với Việt Nam, một nền kinh tế còn
Khoá luận tốt nghiệp 1 Cao Thị Thuỳ Linh
1
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
đang phát triển và còn nhiều yếu kém thì thách thức đặt ra là nhiều và to lớn.
Tận dụng cơ hội làđiều tất nhiên phải làm vìđó chính là mục đích ta hướng
tới, nhưng làm sao để hạn chế những rủi ro, đánh đổi ở mức tối thiểu làđiều
cần thiết phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Khoá luận "Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập
AFTA" sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề này.
Khoá luận của được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam.
Chương 2: Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương 3: Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng hợp tác của Việt
Nam trong thời gian tới.
Khoá luận tốt nghiệp 2 Cao Thị Thuỳ Linh
2
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
CHƯƠNG 1
HIỆP ĐỊNH AFTA VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM
1.1 Khu mậu dịch tự do ASEAN- AFTA:
1.1.1 Sự ra đời của AFTA:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm
1967, ban đầu gồm 5 nước thành viên là Indônêxia, philipin, Malaixia,
Singapo và Thai Lan. Từ năm 1984, Brunây gia nhập ASEAN, đưa số thành
viên lên 6. Việt Nam bắt đầu là quan sát viên trong ASEAN từ năm 1992.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành viên thứ bảy của tổ chức này. Các năm
sau đó là các nước Myanma, lào, Campuchia.
Ngay từ khi mới thành lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á -
ASEAN- đãđề ra mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội duy trì nền hoà bình vàổn định trong khu vực. Trong lĩnh vực kinh tế,
ASEAN chủ trương đẩy mạnh hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại, năng lượng, giao thông vận tải, thông tin
viễn thông….Tuy nhiên ở giai đoạn đầu lĩnh vực hợp tác chủ yếu của ASEAN
lại là chính trị và an ninh. Hợp tác kinh tế ASEAN chỉ thực sự bắt đầu sau hội
nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức tại Bali (Indônêxia) vào
tháng 2/ 1976. Năm 1977, các nước thành viên đã ký kết hiệp định ưu đãi
thuế quan PTA tại Manila (Philipin). Những ưu đãi ban đầu dựa trên cơ sở tự
nguyện vàđược thực hiện lần lượt đối với từng sản phẩm, đây có thể nói là
bước đi đầu tiên ( ở trình độ sơ khai) để ASEAN tiến tới việc tự do hoá
thương mại. Tiếp theo, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thượng mại trong nội bộ
kku vực, các nước ASEAN đã có những chính sách thay đổi nhằm mở rộng
các mặt hàng trao đổi theo hiệp định. Sau năm 1980, bên cạnh việc thực hiện
ưu đãi thuế quan đối với từng sản phẩm ở cấp đa phương, một số nước thành
viên ASEAN tiến hành đàm phán song phương tiến hành ưu đãi lẫn nhau. Tại
Khoá luận tốt nghiệp 3 Cao Thị Thuỳ Linh
3
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 (12-1987), các nhà lãnh đạo ASEAN
chủ trương tăng cường những nỗ lực đểđẩy mạnh hợp tác kinh tế. Theo hướng
này, ASEAN đãđưa ra giải pháp trọn gói mới nhằm cải thiện PTA trong giai
đoạn 5 năm từ 1988 đến 1992. Các nước thành viên đã ký nghịđịnh thư về
việc mở rộng các ưu đãi thuế quan như: đưa dần các sản phẩm trong danh
mục loại trừ tạm thời vào PTA giảm yêu cầu về nội dung nguồn gốc từ 50%
xuống
35%…
Tuy thế, truy nguyên đến cùng thì sự ra đời của AFTA là kết quả phức
hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài dưới đây:
Về nhân tố bên trong, có thể thấy rằng công nghiệp goá trong 2 thập kỷ
qua đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán lẫn nhau giữa các nền kinh tế
ASEAN. Người ta tính ra rằng vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ
ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm các nước này đãđạt tới
khoảng 20% vàđiều đó chứng tỏ khuynh hướng kiên kết thương mại khu vực
đã ngày càng trởi nên mạnh mẽ. Các nền kinh tế ASEAN đã mang đặc tính
huêóng ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết chúng có nhu cầu bức
thiết trong việc tìm kiếm và liên kết thị trường, trước hết là các thị trường
láng giềng kề cận. Điều này càng được thúc đẩy nhanh hơn nhờở sự tác động
tích cực của tăng trưởng kinh tế khu vực đối với các biện pháp tự do hoá
thương mại và theo đó, các nước này dễ dàng đi đến chỗ mặc nhiên thừa nhận
AFTA. Các chính phủ của từng nước ASEAN cũng đã thấy rõ trở ngại của
chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển, đãđi đến nhất trí cởi
bỏ bằng việc đeo đuổi các chiến lược tự do hoá theo hướng xuất khẩu. Do đó,
về thực chất, chính sự chuyển đổi trong chiến lược phát triển và tình hình kinh
tế của các nước ASEAN đã khiến cho đề xuất về một khu vực mậu dịch tự do
ASEAN mang tính khả thi.
Khoá luận tốt nghiệp 4 Cao Thị Thuỳ Linh
4
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
Về các nhân tố bên ngoài, có thể thấy : với sự kết thúc chiến tranh lạnh
và sự chuyển đổi sang nên kinh tế thị trường của hàng loạt các quốc gia, khu
vực như Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Âu… các quốc gia
ASEAN ngày càng có nhiều địch thủ cạnh tranh nới về thu hút đầu tư nước
ngoài và thương mại. Hơn nữa, trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, các nền
kinh tế ASEAN còn phải đứng trước những thách thức mới do sự xuất hiện
của những tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hơn hẳn về quy mô, tiềm năng và
trình độ phát triển như EU, NAFTA. Nói cách khác, trước sức ép của chủ
nghĩa khu vực mở của với sự xuất hiện của EU, NAPTA và những biến đổi
của nền kinh tế thế giới theo hướng này càng có nhiều dấu hiệu có nguy cơ
làm mất đi các lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN, vị thế và triển vọng
tăng trưởng của các nền kinh tế này sẽ không được củng cố và thúc đẩy nếu
như toàn hiệp hội không tạo dựng được sự nỗ lực chung. Đây là nhân tố cóý
nghĩa quyết định đối với sự cần thiết thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN. Ởđây sự hiện hữu của tiến trình AFTA sẽđược giải thích trên hai góc
độ: thứ nhất, việc liên kết thị trường khu vực như một trung tâm sản xuất và
thương mại quốc tế làđiều kiện căn bản để cải thiện thế thương lượng cạnh
tranh của ASEAN trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - một
nhân tốđược coi làđộng lực tăng trưởng và tạo ra sự năng động của châu Á
trong những năm gần đây, vàthứ hai, nhu cầu cải thiện thế thương lượng cạnh
tranh của ASEAN để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hội nhập vào nền
kinh tế thế giới sẽ bắt buộc ASEAN không thể trở thành các nhà bảo hộ mậu
dịch và hơn nữa, ASEAN cần phải mở cửa mạnh mẽ thị trường của mình với
tất cả thành phần còn lại của thế giới chứ không chỉ bó hẹp ở việc xoá bỏ các
hàng rào thương mại trong nội bộ ASEAN.
Như vậy, tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động, AFTA
ra đời như một khái niệm hướng ngoại. Nó trở thành một bộ phận hợp thành
của xu thế tự do thương mại rộng lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình
Khoá luận tốt nghiệp 5 Cao Thị Thuỳ Linh
5
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
Dương và toàn cầu. Do đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập
khu vực mở, một sự thích ứng mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế
khu vực hoá, toàn cầu hoá.
Chúng ta hoàn toàn có cơ sởđể khẳng định rằng ASEAN sẽ thành công
trong việc tạo lập AFTA. Một là, tự giữa những năm 80, các thành viên của
ASEAN đã lần lượt thực hiện phi tập trung hoá và tự do hoá nền kinh tế của
mình, đã cải thiện đáng kẻ môi trường đầu tư và thương mại và trên cơ sở này.
AFTA sẽđặt từng quốc gia thành viên ASEAN trước những nhu cầu bức thiết
phải tiến hành cải cách nền kinh tế quốc gia nhằm đáp ứng các tiêu chí
hoàđồng khu vực. AFTA sẽ góp phần đán kể vào việc cải thiện hiệu quả sản
xuất cho mỗi quốc gia thành viên với chi phíít hơn. Hay nói đúng hơn, AFTA
sẽ hỗ trợ cho các nền kinh tế này trở thành các nền kinh tế có hiệu suất thông
qua sự phối hợp chặt chẽ giữa điều chỉnh cơ cấu kinh tế khu vực với cơ cấu
kinh tế nội địa của từng nước. Hai là, tạo ra AFTA, về thực chất, ASEAN sẽ
thực hiện một cam kết chính trịđầy đủ, nghĩa là chính phủ ASEAN không chỉ
thể hiện những nỗ lực của mình ở trong nước mà thông qua AFTA, họ còn
muốn điều hoà, giả quyết các khó khăn riêng của từng quốc gia thành viên.
Ba là, các nước ASEAN có những bài học kinh nghiệm trong thực hiện Hiệp
định thương mại ưu đãi ASEAN ( PTA- Priority Trade Agreement) không
mấy thành công từ cuối những năm 70. Do đó, có thể nói rằng AFTA, là thành
tựu và là nấc thang mới trong chiếc lược hợp tác ASEAN hiện nay. AFTA
giúp các nhà xuất khẩu giảm chi phíđầu vào khi các thi trường ASEAN mở
cửa, mặt khác các nhà sản xuất hàng hoá sẽđược kích thích bởi tiến trình tự do
hoá nhập khẩu nhờ AFTA vàđồng thời nhờđó họ có thểđược lợi do nhận được
chi phí về các sản phẩm trung gian cấu thành đầu vào giảm. Cũng tương tự
như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng lên do bởi các nhàđầu tư nước
ngoài muốn được hưởng thụ các ưu dãi của AFTA.
1.1.2 Mục tiêu của AFTA.
Khoá luận tốt nghiệp 6 Cao Thị Thuỳ Linh
6
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
Có thể nói việc các thành viên ASEAN đạt được thoả thuận thành lập
khu mậu dịch tự do ASEAN- AFTA là một buớc tiến quan trọng trong tiến
trình hình thành nên một khu vực Đông Nam Á thống nhất. Tuy cóđạt được
những kết quả bước đầu như vậy nhưng cần phải đặt ra các mục tiêu cụ
thểđểcác bước đi được rõ ràng, mạch lạc và hiệu quả hơn. Về cơ bản các mục
tiêu đó như sau:
Thứ nhất, tự do hoá trong nội bộ ASEAN, tăng cường trao đổi buôn
bán trong nội bộ khối bằng cách loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan. Đây là mục tiêu đầu tiên song không phải là mục tiêu quan trọng nhất
của AFTA vì quy mô thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với các thị trường
khu vực khác như EU, NAFTA. Trong khi (theo số liệu năm 1990) NAFTA
chiếm 27,8% sản lượng thế giới, 18,2% sản lượng thương mại thế giới, trong
đó nội bộ khu vực chiếm 40% và EU lần lượt có các chỉ số tương ứng là
26,8%, 42,1%và 60% thì ASEAN chỉ có 1,5% sản lượng thế giới, 4,5%
thương mại thế giới và buôn bán khu vực là 20%. Mặc dù vậy, ASEAN mong
muốn trở thành một khu vực mậu dịch tự do trong xu thế thương mại toàn
cầu. Hơn nữa, do đặc tính hướng ngoại của các nền kinh tế ASEAN với tỷ lệ
ngoại thương trong GDP chiếm tới 96,4% trong khi các khu vực khác như:
NAFTA chỉ chiếm 19,1% và EU là 46%, các nền kinh tế này sẽ hết sức thuận
lợi trong việc tiến tới tự do hoá. Điều này không thể giúp các quốc gia thành
viên ASEAN đạt được những thoả thuận thương mại lớn cho thị trường khu
vực như EU, NAFTA. Song chíít nó cũng hỗ trợ các quốc gia này đẩy mạnh
tăng trưởng, thay đổi cơ cấu, bổ sung lẫn nhau theo hướng trở thành một thế
lực cạnh tranh cóưu thế so với các thị trường khu vực khác.
Thứ hai, thu hút các nhàđầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo
dựng một khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung tâm của AFTA.
AFTA sẽ tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều đó cho
phép hợp lý hoá sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu vực và khai thác
Khoá luận tốt nghiệp 7 Cao Thị Thuỳ Linh
7
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau. Có 3 lý do: một là, sự
phân công quốc tếđược đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN, nghĩa làđầu tư vào
bất cứ quốc gia nào trong ASEAN đều được hưởng thụ mọi quyền ưu đãi của
AFTA trên thị trường toàn khu vực; hai là, đầu tư trực tiếp vào các nước
ASEAN sẽ tăng vì kết quả chuyển hoàn mậu dịch giữa các quốc gia này tăng
theo AFTA và do đó, sẽ kích thích các công ty Nhật, Mỹ, EU và NICs đầu tư
nhiều hơn để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường cung ứng từ các
cơ sở sản xuất ngoài ASEAN ; ba là, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào
ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh của thị trường nội địa khu vực và nhờ sự lớn
mạnh của chính thị trường nội địa khu vực và nhờ sự tăng lên của sức mua
của thị trường khu vực ASEAN và theo đó, sẽ ngày càng có nhiều dựán đầu
tư trực tiếp nhằm cung cấp sản phẩm cho các thị trường này. Tuy nhiên, đểđạt
được mục tiêu này, các thành viên ASEAN còn phải nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư và thông qua AFTA làm cho các môi trường đầu tư của ASEAN
trở nên hấp dẫn hơn so với các khu vực khác. Vấn đềđáng lưu ý là ASEAN
cần phải đón bắt được các dòng đầu tư quốc tếđang trong xu hướng chuyển
mạnh từ các khu vực Âu, Mỹ trở lại châu Á. Dĩ nhiên, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ASEAN không phải là một hiện tượng mới, song những tác động
của tiến trình ASEAN sẽ nâng cao và thúc đẩy chúng khởi sắc. Với định
hướng phát triển ra ngoài khu vực trên cơ sở liên kết thị trường bên trong
AFTA, ASEAN hoàn toàn có thể kỳ vọng tới khả năng đẩy mạnh thế thương
lượng cạnh tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba, làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện quốc tếđang
thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hoá thương mại thế
giới. AFTA sẽđưa ASEAN đi đến chủ nghĩa khu vực mở và là sự phản ứng
đáp lại với các mô hình bảo hộ mậu dịch ở cả trong và ngoài khu vực. Theo
xu thế tự do nền sản xuất toàn cầu, AFTA là nấc thang đầu tiên trong xu thế
tiến tới thực hiện sự hợp tác toàn diện. Trước những biến động của bối cảnh
Khoá luận tốt nghiệp 8 Cao Thị Thuỳ Linh
8
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
quốc tế, AFTA buộc phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và không chỉ dừng lại ở
một khu vực mậu dịch hay liên minh quan thuế mà trong tương lai nó sẽ tiếp
tục được phát triển thành một liên minh tiền tệ, một liên minh kinh tế. Nhờ
năng lực buôn bán trong và ngoài khu vực, AFTA sẽ trợ giúp cho các quốc gia
thành viên ASEAN thích ứng với chếđộ thương mại đa biên đang tăng lên
ngày càng nhanh chóng.
Có thể thấy mục tiêu đầu không phải là mục tiêu quan trọng nhất của
AFTA. Với quy mô tương đối nhỏ của thị trường ASEAN, với thực tế hầu hết
các nguồn cung cấp sản phẩm chế tạo nằm ngoài ASEAN, kim ngạch thương
mại chịu ảnh hưởng của AFTA sẽ không lớn. Về mặt này, AFTA sẽ không thể
so được với các thoả thuận thương mại khu vực như EU hay NAFTA trong
việc tạo ra một thị trường nội địa rộng lớn vao gồm các cường quốc dẫn đầu
về công nghiệp. Mặc dù các nước ASEAN đang có tình hình phát triển kinh tế
rất đáng khích lệ, nhưng các nước này, trừ Singapo, vẫn là các nước đang phát
triển, do vậy vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư, công nghệ, bí quyết
quản lý của nước ngoài.
Mục tiêu trung tâm của AFTA là thu hút đầu tư nước ngoài. Tính cấp
thiết của mục tiêu này được giải thích bởi sự cạnh tranh tiếp tục tăng lên trong
vấn đề thu hút đầu tư của các nước đang trong quá trình chuyển đổi nhưđã
phân tích ở trên. AFTA sẽ tạo ra một cơ sở sản xuất thống nhất cho ASEAN,
từđó sẽ cho phép việc hợp lý hoá sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu
vực và khai thác các thế mạnh của các nền kinh tế khác nhau.
Mục tiêu thứ ba có liên quan đến môi trường thương mại không ổn định
và tương đối không thuận lợi mà các nước ASEAN phải đương đầu ở kỷ
nguyên hậu chiến tranh lạnh. Vào thời điểm AFTA ra đời, các nước phát triển
lớn trên thế giới thiên về việc phát triển các thoả thuận thương mại khu vực
(RTA), qua đó thể hiện việc bảo hộ thị trường của mình đối với hàng xuất
Khoá luận tốt nghiệp 9 Cao Thị Thuỳ Linh
9
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
khẩu của các nước Đông Á. Chính vì vậy, AFTA là sựđáp lại khuynh hướng
về việc chủ nghĩa khu vực đang ngày một tăng lên trên thế giới.
Tuy nhiên, AFTA mới chỉ dừng lại ở nấc thang đầu trong hợp tác kinh
tế khu vực. Với sức ép của hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thương mại
quốc tế khác như APEC, WTO liệu AFTA có bị lu mờ hay không? Đứng trước
tình hình như vậy AFTA buộc phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện và có thể
không chỉ dừng lại ở một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự
do, mà trong tương lai có thể sẽ tiếp tục tiến đến tầm cao mới như thị trường
chung, liên minh kinh tế.
1.1.3 Nội dung chính của AFTA.
Theo thoả thuận tại Singapo, AFTA sẽđược thực hiện trong vòng 15
năm (từ 1/1/1993 đến 1/1/2008) và Chương trình về thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung (CEPT) do Indônêsia đưa ra sẽđược dùng làm công cụ chính để
thực hiện AFTA. Đáng chúý CEPT chỉáp dụng đối với một số mặt hàng nhất
định trong buôn bán nội bộ ASEAN, chú không phải áp dụng cho buôn bán
của ASEAN với các nước nằm ngoài tổ chức này. Theo kế hoạch của CEPT
mức thuế quan sẽđược giảm một cách có hệ thống từ 0 đến 5% đối với tất cả
các mặt hàng chế tạo và phải do các nước thành viên đưa ra. Sau đây là những
nội dung chính:
Trong thời kỳđầu chỉ có các mặt hàng chế tạo mới được đưa vào
CEPT với thuế quan giảm dần trong 15 năm. Khi kế hoạch được tiến hành sẽ
có thêm nhiều danh mục hàng hoá nữa như tư liệu sản xuất và các sản phẩm
nông nghiệp đã qua chế biến được sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến
được đưa vào CEPT. Các sản phẩm nông nghiệp sơ chế dự kiến sẽ tiếp tục
Khoá luận tốt nghiệp 10 Cao Thị Thuỳ Linh
10
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
thực hiện theo thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) như hiện nay trong khi
dịch vụ bị loại ra khỏi chương trình này.
Các quốc gia thành viên đã xác định 15 nhóm sản phẩm để giảm thuế
quan theo kế hoạch CEPT, đó là: dầu thực vật, xi măng, hoá chất, dược phẩm,
phân bón, chất dẻo, sản phẩm cao su, sản phẩm da, bột giấy, hàng dệt, đổ gốm
và thuỷ tinh, đồng thỏi, hàng điện tử, đổ gỗ và song mây, đá quý vàđồ trang
sức. Đối với các sản phẩm này, các hạn chế về số lượng và các hàng rào phi
quan thuế khác sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trong vòng 15 năm (đến năm 2008).
Chương trình CEPT chỉáp dụng đối với các sản phẩm được chế tạo tại
các nước ASEAN. Các nước ASEAN cũng xác định rằng một sản phẩm
chỉđược coi là có nguồn gốc ASEAN nếu như cóít nhất 40% hàm lượng
nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia thành
viên nào.
Do mức thuế quan hiện áp dụng tại các nước ASEAN quy định rất khác
nhau: những nước có mức thuế quan cao nhất là Thái Lan, Philipine, tiếp đến
là Indônêsia, Malaysia và thấp nhất là Brunei và Singapo, vì vậy để tránh
"sốc" cho một số nước thành viên, chương trình CEPT sẽđược thực hiện theo
lộ trình sau:
- Đối với các mặt hàng trong 15 nhóm sản phẩm nêu trên hiện quy định
mức thuế quan từ 20% trở lên thì mức thuế quan đó sẽđược giảm từ 20% trở
xuống trong thời gian từ 5 đến 8 năm, bắt đầu từ 1/1/1993.
- Việc giảm mức thuế quan tiếp theo từ 20% hoặc thấp hơn xuống từ 0
đến 5% sẽđược thực hiện trong khoảng thời gian 7 năm.
Theo quy định thì các nước thành viên sẽ quyết định các mặt hàng giảm
thuế quan trong hai chương trình trên và phải thông báo cho các nước thành
viên khác biết vào lúc bắt đầu thực hiện chương trình.
Khoá luận tốt nghiệp 11 Cao Thị Thuỳ Linh
11
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
Tuy nhiên, đối với mức thuế quan của một số mặt hàng đãở mức từ 20%
trở xuống (tính đến ngày 1/1/1993), thì các nước thành viên sẽ quyết định
chương trình và thời hạn giảm thuế quan riêng cho các mặt hàng này. Hai
thành viên trở lên có thể tham gia thoả thuận giảm thuế quan nhanh xuống từ
0 đến 5% đối với một số sản phẩm cụ thể, không nhất thiết phụ thuộc vào
chương trình kéo dài 15 năm. Thoả thuận này cũng không đòi hỏi các nước có
mức thuế quan thấp (chẳng hạn như Singapo và Brunei) phải nâng thuế quan
của mình lên ngang hàng với thuế quan của các nước khác.
Điều quan trọng trong thoả thuận thực hiện AFTA là việc các nước thành
viên ASEAN đưa ra công thức 6-x (6-x formula), theo đó những thành viên
nào chưa muốn tham gia vào chương trình giảm thuế quan CEPT ngay từ khi
nó bắt đầu có hiệu lực thì có thể tham gia vào giai đoạn sau.
1.1.4 Cơ chế hoạt động và tiến trình thực hiện AFTA.
1.1.4.1 Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung- CEPT.
Đây là cơ chế chủ yếu trong tiến trình thực hiện AFTA. Các mục tiêu của
AFTA sẽđược thực hiện thông qua một loạt các thoả thuận trong hiệp định
AFTA như là: sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá hàng hoá giữa các thành viên,
công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá của nhau, xoá bỏ những
quy định hạn hếđối với ngoại thương; hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô … trong
đó CEPT là cơ chế thực hiện chủ yếu.
CEPT, về thực chất, đó là một thoả thuận giữa các thành viên ASEAN về
việc giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN suống còn 0 - 5% thông qua "cơ
cấu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung"đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế
vềđịnh lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, được bắt đầu
từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. Hiệp định này sẽđược áp dụng đối
Khoá luận tốt nghiệp 12 Cao Thị Thuỳ Linh
12
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
với mọi loại sản phẩm công nghiệp chế biến, bao gồm cả các hàng hoá tư bản
và các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến.
Tuy vậy, trong khung hiệp định đó, CEPT được nhấn mạnh cho các mặt
hàng công nghiệp chế biến làđối tượng chủ yếu được tiêu thụ hưởng các ưu
đãi của chương trình giảm thuế quan. Việc cắt giảm thuế quan cho chúng
sẽđược áp dụng trong một lịch trình cụ thể theo 2 kênh giảm nhanh và giảm
thông thường đồng tuyến, nghĩa là trong vòng 7 đến 10 năm, phải đưa được
khoảng 90% trong số hơn 44.000 dòng thuế của các ASEAN xuống mức thuế
dưới 5% vào năm 2000 và sau đó sẽđưa được mức thuế quan bình quân của
toàn ASEAN vào năm 2003 khoảng 2,63%.
Kênh giảm thuế nhanh (còn gọi là kế hoạch giảm thuế quan tăng tốc)
sẽđược áp dụng cho 15 nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến của ASEAN
như: ximăng; hoá chất; phân bón; chất dẻo; hàng điện tử; hàng dệt; dầu thực
vật; sản phẩm da, sản phẩm cao su; giấy; đồ gốm và thuỷ tinh; đồ dùng bằng
gỗ và song mây; dược phẩm với khoảng 3200 mặt hàng, chiếm tới 34% tổng
số danh mục giảm thuế của toàn ASEAN. Lịch trình giảm thuế nhanh sẽđược
phân định thành hai nấc: các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽđược giảm
xuống còn 0- 5% vào 1/1/2000 và các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp
hơn 20% sẽđược giảm xuống còn 0 - 5% vào 1/1/1998.
Kênh giảm thuế bình thường (còn gọi là chương trình giảm thuế quan
theo lịch trình thông thường) sẽáp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp
chế biến còn lại. Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, việc giảm
thuế suất của chúng xuống tới 20% vào năm 1998 và sau đó sẽ tiếp tục giảm
xuống còn 0-5% vào năm 2003. Đối với sản phẩm đã có thuế suất bằng hoặc
thấp hơn 20% sẽđược giảm thuếđến 0 -5% trong vòng 7 năm, tức là kết thúc
vào năm 2000. Các danh mục giảm thuế theo kênh thông thương hiện chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các danh mục hàng hoá tham gia CEPT với 59%.
Khoá luận tốt nghiệp 13 Cao Thị Thuỳ Linh
13
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
Với các tỷ lệ lớn của hai danh mục giảm thuế trong chương trình thực
hiện CEPT (khoảng 93%), các lịch trình giảm thuế này nếu được thực hiện, về
căn bản, chúng đã gần như hoàn thành tỷ suất tự do hoá thương mại nội bộ
ASEAN.
Điều đáng lưu ýởđây là sau một số năm thực hiện CEPT, các nước thành
viên ASEAN đã cóđề xuất về một lịch trình giảm thuế linh hoạt, nghĩa là
không thống nhất thiết phải tuân thủ theo hai kênh đồng tuyến với các quy
định rạch ròi cho các suất thuế cần cắt giảm qua từng thời kỳ. Tuỳ theo đặc
điểm cơ cấu thuế của từng nước để xây dựng lịch trình cắt giảm miễn sao đẩy
nhanh được mục đích giảm thuế quan xuống còn 0 - 5% càng sớm càng tốt
trước năm 2003. Hiện nay Hội đồng AFTA đã chấp nhận đề xuất đó như một
sáng kiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc tạo dựng một khu vực tự do hoá
thương mại ASEAN trước thời hạn đãđịnh. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ
6 tại Hà Nội (15-16/12/1998), với sáng kiến thực hiện các thoả thuận đa
phương và song phương, đã khẳng định một lần nữa việc đẩy nhanh tiến trình
AFTA, chíít là phải hoàn thành AFTA vào các năm 2000 đối với 6 nước thành
viên ASEAN đã kết nạp trước năm 1995.
Cũng xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia thành viên,
CEPT còn quy định danh mục các sản phẩm tạm thời chưa tham gia giảm
thuế (còn gọi là danh mục loại trừ tạm thời) để tạo điều kiện thuận lợi cho các
nước này có thời gian ổn định trong một số lĩnh vực cụ thể như: tiếp tục các
chương trình đầu tưđãđược đưa ra trước khi tham gia kế hoạch CEPT hoặc có
thời gian để hỗ trợ cho sựổn dinh thương mại hoặc để chuyển hướng sản xuất
đối với một số sản phẩm thương đối trọng yếu trong buổi đầu tham gia CEPT.
Các sản phẩm trong danh mục này sẽ không được hưởng nhượng bộ từ các
nước thành viên và chỉ tồn tại mang tính chất tạm thời, nghĩa là sau 5 năm,
chúng sẽ buộc phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo hai kênh đồng
tuyến đãđịnh. Do đó, kể từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, danh mục trừ tạm thời sẽ
Khoá luận tốt nghiệp 14 Cao Thị Thuỳ Linh
14
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo CEPT bình quân 20% mỗi năm.
Dĩ nhiên, loại danh mục này không thiếu nhiều, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số
các danh mục tham gia giảm thuế.
Một vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong việc xây dựng chương trình
CEPT là vấn đềđưa hay không đưa các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế
biến vào danh mục giảm thuế. Theo Hiệp định CEPT năm 1992, các sản phẩm
nông nghiệp chưa qua chế biến không đưa vào danh mục giảm thuế theo
CEPT. Nhưng đến tháng 9/1994 các thành viên ASEAN đãđồng ýđưa chúng
vào danh mục này. Do đó, cùng với các danh mục giảm thuế và loại trừ tạm
thời, phạm vi sản phẩm tham gia tiến trình tự do hoá thương mại theo CEPT
đãđược mở rộng tới 98% tổng số dòng thuế của toàn khối ASEAN. Các sản
phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến cũng sẽđược phân định thành ba danh
mục: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ hoàn toàn và một danh mục đặc
biệt khác là danh mục các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm. Trừ một số nhỏ
hàng nông nghiệp chưa qua chế biến được đưa vào danh mục loại trừ hoàn
toàn. Hiện hàng nông nghiệp chưa qua chế biến của toàn bộ ASEAN bao gồm
1823 dòng thuế, chiếm 4% tổng số dòng thuế sẽ giảm theo CEPT của các
quốc gia này. Các sản phẩm thuộc danh mục nhạy cảm làđối tượng cần có cơ
chế tự do hoá riêng phù hợp với các quy định của Hiệp định về nông sản của
WTO. Tuy nhiên, mức cam kết giảm thuế của các sản phẩm thuộc danh mục
này ở ASEAN sẽ cao hơn mức mà các nước thành viên đã cam kết tại vòng
đàm phán Urugoay. Đến nay, theo đề xuất của các quốc gia thành viên, những
mặt hàng này đãđược phép kết thúc lịch trình giảm thuếđến 0 -5% vào ngày
1/1/2010.
Như vậy xét một cách tổng quát, cấu trúc CEPT bao gồm 3 danh mục
chính: danh mục giảm thuế, danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế
và danh mục các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến. Tuy nhiên, để vận
dụng đúng hơn về CEPT, các thành viên ASEAN đã thống nhất xây dựng một
Khoá luận tốt nghiệp 15 Cao Thị Thuỳ Linh
15
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
danh mục loại trừ hoàn toàn một số sản phẩm ra khỏi lịch trình gảm thuế theo
CEPT, tức là việc cắt giảm thuế cũng như xoá bỏ các biện pháp phi quan
thuếđối với những sản phẩm này sẽ không được áp dụng theo các quy định
của CEPT. Đó là những sản phẩm cóảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức
xã hội, cuộc sống và sức khoẻ của con người, đến việc bảo tồn các giá trị văn
hoá nghệ thuật, các di tích lịch sử, khảo cổ…
Khi vận dụng CEPT, chúng ta không được quên một điều kiện bổ sung
cho cơ chế giảm thuế theo CEPT. Đó lànhững nhượng bộ trao đổi giữa các
quốc gia ASEAN khi thực hiện CEPT trên các nguyên tắc cóđi có lại. Nguyên
tắc này bắt buộc các nước thành viên đểđược hưởng các ưu đãi vềthuế quan
của nhau khi xuất khẩu theo CEPT cần đảm bảo đúng các yêu cầu sau đây:
thứ nhất, sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước
xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế quan tối đa là 20%;thứ hai,
sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuếđược Hội đông AFTA thông qua
vàthứ ba, sản phẩm đó phải là những sản phẩm có hàm lượng xuất xứ từ các
nước thành viên ASEAN với ít nhất là 40%. Nếu một sản phẩm đảm bảo được
ba yêu cầu đo, chúng sẽđược hưởng ưu đãi hoàn toàn từ phía các quốc gia
nhập khẩu. Để xác định các sản phẩm cóđủđiều kiện hưởng thuế quan ưu đãi
theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thầnh viên hàng năm phải công
bố"tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT" trong đó cần thể hiện được mức thuế quan
của các sản phẩm theo CEPT và các sản phẩm cóđủđiều kiện ưu đãi.
Tóm lại, CEPT được thực hiện sẽđẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương
mại trong nội bộ ASEAN. Bởi vì dựa vào các kế hoạch giảm thuếđãđược các
nước thành viên ASEAN cam kết theo chương trình CEPT. Đến năm 2000
chắc chắn 87,7% tổng số các dòng thuế tham gia giảm thuế sẽ có mức thuế từ
0 đến 5%. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà hiện nay các sản phẩm CEPT
đã tăng rất nhanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu nội bộ ASEAN, từ 81,38%
năm 1994 lên 84,7% năm 1995.
Khoá luận tốt nghiệp 16 Cao Thị Thuỳ Linh
16
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
Bảng 1: Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế
Nước Danh mục cắt
giảm ngay
Danh mục loại
trừ tạm thời
Danh mục
nhạy cảm
Danh mục loại
trừ hoàn toàn
Tổng số
Brunei 6.276 - 202 14 6.492
Indônêxia 7.158 21 69 4 7.252
Lào 1.247 2.126 90 88 3.551
Malaixia 9.092 - 63 73 9.228
Mianma 2.356 2.987 108 21 5.472
Philipin 5.571 35 27 62 5.695
Singapo 5.739 - 102 - 5.859
Thailan 9.103 - - 7 9.110
ViệtNam 3.573 984 219 51 4.827
Campuchia 3.114 3.523 134 50 6.821
ASEAN 6 42.939 56 481 160 43.636
%trên tổng
ASEAN 6 98,4 0,13 1,1 0,37 100
ASEAN 4 10.290 9.620 551 210 20.671
%trên tổng
ASEAN 4 49,78 46,54 2.67 1,02 100
Nguồn: Ban thư ký ASEAN. Dẫn theo UBQGHTKTQT: Việt Nam và các tổ chức
quốc tế, NXB.
1.1.4.2 Loại bỏ các hạn chế vềđịnh lượng và hàng rào phi quan thuế.
Đây là cơ chế quan trọng thứ hai được tiến hành đồng thời với thực hiện
chương trình CEPT. Các nước thành viên ASEAN sẽ xoá bỏ tất cả các hạn
chế về số lượng đối với các sản phẩm CEPT trên cơ sở chếđộưu đãi thuế quan
được áp dụng cho các sản phẩm đó. Các hàng rào phi quan thuế khác cũng
sẽđược soá bỏ dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi.
Đây là sự hỗ trợ cực kỳ quan trọng cho tiến trình AFTA vì lẽ cắt giảm thuế là
biện pháp cần thiết, đầu tiên, song đó không phải là biện pháp duy nhất của
chương trình tổng hợp về tự do hoá thương mại. Các kênh giảm thuếđồng
tuyến, danh mục loại trừ tạm thời, danh mục hàng nông nghiệp chưa qua chế
biến… chỉ là những khía cạnh khác nhau cấu thành nên mặt kỹ thuật và cơ
chếđiều hoà thuế quan của chính sách tự do hoá thương mại. Còn một mặt
khác rất quan trọng cấu thành nên sự tác động có tính chất hành chính, pháp
lý giữa các quốc gia trong tiến trình chu chuyển thương mại: như các biện
Khoá luận tốt nghiệp 17 Cao Thị Thuỳ Linh
17
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
pháp về giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch, các hạn chế về tỷ giá hối đoái, các
biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa… Những rào cản này thể hiện
trong thực tiễn hoạt động thương mại ở các nước thường rất "bảo thủ", nó gắn
chặt với các chính sách bảo hộ mậu dịch nặng nề và theo đó, việc loại bỏ
chúng sẽ không dễ dàng nếu không có sự cải cách toàn diện ở tầm vĩ mô nền
kinh tế của từng nước. Hơn nữa, hiện nay, những biện pháp này còn rất không
đồng nhất giữa nước thành viên ASEAN. Do vậy, để chuẩn bị tốt tiến trình
xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế, Uỷ ban Phối hợp thực hiện CEPT/AFTA
của ASEAN đã tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Các nước thành viên cùng thống nhất định nghĩa về các biện
pháp phi quan thuế dựa trên sự phân loại của UNCTAC; bước 2, tập trung
trước tiên việc giảm các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm có tỷ
trọng lớn trong chu chuyển thương mại nội bộ ASEAN; bước 3, Ban thư ký
ASEAN sẽ tập hợp thông tin các hàng rào phi quan thuế của các nước thành
viên, bản đánh giá chính sách thương mại của GATT, báo cáo của Phòng
Thương mại - Công nghiệp ASEAN, hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu
thương mại của UNCTAC… để có một chính sách điều hoà thích hợp. Trừ
một số lý do được phép duy trì các hàng rào phi quan thuế như: sự cần thiết
phải bảo hộ một số sản phẩm thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn, sự bảo hộđối
với một số sản phẩm trong thời gian còn được hưởng chếđộ miễn trừ tạm
thời… việc xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế cần đựơc phối hợp đồng bộ với
chương trình CEPT, trong đó quan trọng nhất và khó khăn nhất là việc thống
nhất các tiêu chuẩn về hàng hoá và việc thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn
hàng hoá giữa các nước thành viên. Hiện tại, Uỷ ban về Tiêu chuẩn Chất
lượng của ASEAN (ACCSQ) đang tiến hành thống nhất hoá các tiêu chuẩn về
kỹ thuật của các sản phẩm CEPT thuộc nhóm những hàng hoá có kim ngạch
buôn bán lớn giữa các nước ASEAN. Tất nhiên, ởđây cần phân biệt rõ giữa
các hàng rào phi quan thuế và các biện pháp phi quan thuế lại có tác dụng tốt
Khoá luận tốt nghiệp 18 Cao Thị Thuỳ Linh
18
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
cho việc tạo dựng môi trường thương mại. Ví dụ, chính sách trợ giá xuất khẩu
của chính phủ, biện pháp chống bán phá giá…
Dĩ nhiên, việc thống nhất và xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế là một
công việc khó khăn vì ba lẽ: một là, các hàng rào phi quan thuếđa dạng và
thường ẩn dấu đằng sau các chính sách (ví dụ chính sách kiểm dịch, chính
sách duy trì hạn ngạch để hỗ trợ công nghiệp, chính sách đánh giá cao giá trị
của đồng bản tệ…); hai là, các bộ luật thuế quan của các nước ASEAN vẫn
còn chưa được điều hoà Việt Nam theo hệ thống điều hoà thuế quan (HS) 6
chữ số, Thái Lan là HS-8, Malaysia và Singapo là HS-9…, và theo đó, cơ
quan hải quan trong từng nước thành viên khó có thểáp dụng đúng thuế, đúng
sản phẩm vàba là, các nguyên tắc về xuất xứ sản phẩm cũng sẽ làm phức tạp
hơn các tình thế xử lý về mặt phi quan thuế theo CEPT khi đầu tư và thương
mại giữa các nước ASEAN đã chuyển hoàn cho nhau một cách thường xuyên,
mật thiết. Để giải quyết các vấn đề này, Phòng thương mại - Công nghiệp
ASEAN có nhiệm vụđẩy nhanh quá trình điều hoà các bộ luật thuế quan với
sựưu tiên trước hết giành cho các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch buôn bán nội bộ ASEAN và những sản phẩm thuộc 15 danh mục hàng
hoá tham gia kênh giảm thuế nhanh của CEPT. Hội đồng CEPT đã tán thành
kế hoạch hành động đểđiều hoà về các các tiêu chí luật thuế và phi quan thuế
trên toàn khu vực vào năm 1997.
1.1.4.3 Vấn đề hải quan
Phối hợp hải quan là cơ chế thực hiện của chương trình CEPT khi nó hỗ
trợ các nước thành viên thống nhất biểu thuế quan theo Hệ thống điều hoà
(HS) của nó. Hơn nữa, nó tạo thuận lợi cho việc thực hiện giảm thuế và phi
quan thuế khi hệ thống tính giá hải quan được thống nhất, các luồng xanh ưu
đãi cho hàng hoá theo CEPT của ASEAN được hình thành vàđặc biệt thủ tục
hải quan được thống nhất. Như vây, tiến trình AFTA nhanh hay chậm được
Khoá luận tốt nghiệp 19 Cao Thị Thuỳ Linh
19
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
điều chỉnh hay bổ sung đều tuỳ thuộc đáng kể vào các chương trình hợp tác
hải quan.
1.1.4.4 Các thể chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA
Thiết lập các thể chế phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN là một
vấn đề cần thiết, cóý nghĩa quyết định đối với việc duy trì xu hướng vàđảm
bảo thực hiện thành công CEPT.
Cơ quan đặc trách để duy trì, phối hợp vàđiều chỉnh các hoạt động của
AFTA là Hội đồng AFTA. Hội đồng này bao gồm đại diện các Bộ trưởng từ
các nước thành viên và tổng thư ký ASEAN có chức năng thực hiện AFTA.
Hội đồng điều tiết vĩ mô về tiến trình thực hiện AFTA. Hội đồng chỉ họp khi
cần thiết nhưng ít nhất mỗi năm một lần. Hội đồng AFTA có trách nhiệm báo
cáo lên Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Để giúp cho Hội
đồng AFTA thực hiện nghĩa vụ của mình với AEM, Hội nghị các quan chức
cao cấp ASEAN (SEOM) họp đều đặn hàng quýđể phối hộp thực hiện CEPT
giữa các nước thành viên. Dưới SEOM lại có Uỷ ban điều phối CEPT để thực
hiện AFTA (CCCA) và các thành viên tham gia uỷ ban này làđại diện từ các
cơ quan chính phủ khác nhau liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Hiệp định
CEPT. Trong mô hình tổ chức này, Ban thư ký ASEAN cho chức năng hỗ trợ
hội đồng AFTA, SEOM và CCCA thông qua việc giám sát tiến trình và các
ảnh hưởng của việc thực hiện chương trình CEPT.
Cơ quan điều hành trực tiếp cụ thể các hoạt động thường xuyên của tiến
trình AFTA là cơ quan AFTA thuộc Ban thư ký ASEAN và các cơ quan AFTA
quốc gia tại từng nước thành viên, được thành lập theo quyết định của Hội
nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26. Mặc dù cách thức tổ chức của các
cơ quan AFTA quốc gia không thống nhất (cơ quan AFTA quốc gia của
Inđônêxia, Malaysia được đặt ở Bộ Công nghiệp - Thương mại; của Thái Lan
được đặt ở Vụ Chính sách tài chính thuộc Bộ Tài chính của Việt Nam được
đặt ở Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính), chúng đều phải tuân thủ các
Khoá luận tốt nghiệp 20 Cao Thị Thuỳ Linh
20
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
nguyên tắc hoạt động chung là : thứ nhất, đảm bảo thực hiện CEPT trôi chảy;
thứ hai, làm đầu mối cho các hoạt động phối hợp giữa Ban thư ký ASEAN, cơ
quan AFTA của ASEAN với các quốc gia thành viên và thứ ba, trình những
vấn đề nảy sinh trong tiến trình thực hiện CEPT tại các cuộc hội nghị ASEAN
tương ứng để có thểđưa ra được những giải pháp hợp lý. Gần đây, để tăng
cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan AFTA quốc gia với cơ quan AFTA
của ASEAN, Ban thư ký ASEAN và Hội đồng AFTA đãđồng ýđưa các mối
quan hệ này vào mạng thông tin Internet.
Hầu hết các thành viên ASEAN đều nhận rõ khu vực tư nhân là diễn viên
chính của tiến trình thực hiện AFTA. Cơ quan AFTA của ASEAN và các cơ
quan AFTA quốc gia thành viên sẽ trở thành những kênh quan trọng để cung
cấp thông tin cho khu vực tư nhân cũng như tiếp nhận những yêu cầu, than
phiền, thắc mắc từ phía họ. Nói một cách chính xác, các cơ quan này cần làm
mọi việc từ cung cấp số liệu, các biểu mẫu đến liên hệ với các phòng công
nghiệp thương mại các nước, đến tổ chức các cuộc hội thảo về AFTA… để có
thể huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào tiến trình AFTA một cách
hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, cơ quan có tác động trực tiếp đến khu vực tư nhân lại là
phòng Thương mại Công nghiệp của từng quốc gia thành viên. Cũng vì vậy,
bắt đầu từ năm 1995, Phòng Thương mại - Công nghiệp ASEAN (CCI) được
thành lập như một thể chế phối hợp tất yếu để thúc đẩy tiến trình khuyến
khích tư nhân tham gia thực hiện CEPT.
Những điều khoản an toàn cũng nằm trong nội dung các thể chếđiều
chỉnh AFTA. Có ba điều khoản an toàn quan trọng. Một là, nếu việc nhập
khẩu một sản phẩm nào đó theo CEPT được thực hiện theo một phương thức
gây sức ép hoặc làm tổn thương đến các khu vực tạo ra các sản phẩm tương tự
hoặc cạnh tranh trực tiếp trong các nước nhập khẩu thì các nước này, ngoài
việc lúc đó cần phải khắc phục các thương tổn, là việc có thểđình chỉ các điều
Khoá luận tốt nghiệp 21 Cao Thị Thuỳ Linh
21
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
khoản ưu đãi. Hai là, một nước thành viên thấy cần thiết hoặc tăng cường các
hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp thu hẹp nhập khẩu vì mục đích ngăn
chặn các sức ép làm giảm sút nghiêm trọng dự trữ tiền tệ của họ thì trong
trường hợp đó, những nỗ lực của họđã tuân thủ theo phương thức bảo toàn giá
trị chuyển nhượng đã thoả thuận. Ba là, khi có các biện pháp cấp bách đặt ra,
các thành viên phải lập tức thông báo ngay cho Hội đồng AFTA. Như vậy, các
điều khoản an toàn được đặt trong sự phối hợp hoạt động giữa Hội đồng
AFTA với các cơ quan hữu quan của các nước thành viên.
Trong tiến trình thực hiên AFTA tất yếu sẽ xảy ra những bất đồng giữa
các nước thành viên do giữa các nền kinh tế quốc gia có sự khác biệt vềđặc
điểm phát triển, trình độ tăng trưởng và cơ chếđiều tiết. Do đó, các thành viên
ASEAN rất quan tâm đến việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp. Về
nguyên tắc, cơ chế này sẽ giúp các thành viên nhấn mạnh đến những lợi ích to
lớn của AFTA với tư cách là một thể chế phối hợp hơn là việc đeo đuổi các
mục tiêu riêng rẽ. Điều này cũng giúp cho ASEAN có sức mạnh đoàn kết trên
bàn thương lượng với EU, NAFTA, APEC và WTO. Do đó, cơ chế giải quyết
tranh chấp về CEPT/AFTA cũng có thểđược coi là cơ chế dàn xếp tất cả
những tranh chấp nảy sinh từ các hiệp định của ASEAN về hợp tác kinh tế.
Để nhất thể hoá các nền kinh tế ASEAN hơn nữa, các quốc gia thành
viên đãđồng ý khai thác các biện pháp hợp tác cả trong và ngoài khuôn khổ
AFTA nhằm bổ sung và thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hoá thương mại.
Đó là các biện pháp về sự thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn hàng hoá, về giấy
xác nhận xuất xứ sản phẩm, về việc dỡ bỏ các loại rào cản đầu tư trục tiếp
nước ngoài, về vấn đề tư vấn kinh tế vĩ mô giữa các nước thành viên, về các
nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, về việc thúc đẩy đầu tư nội bộ khu vực…
Hơn nữa, việc điều hoà các hoạt động hợp tác khu vực giữa các nước thành
viên AFTA chắc chắn sẽđược mở rộng sang các lĩnh vực khác như: tài chính,
ngân hàng, giao thông, thông tin viễn thông, sở hữu trí tuệ…
Khoá luận tốt nghiệp 22 Cao Thị Thuỳ Linh
22
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
1.2 Tình hình triển khai AFTA trong thời gian qua
1.2.1 Tình hình triển khai tại các nước ASEAN - 6
Có thể khẳng định rằng các nước ASEAN - 6 có nhiều thuận lợi trong
quá trình thực hiện AFTA hơn các nước còn lại. Các nước thành viên gốc
ASEAN có nền kinh tế phát triển khá bền vững, mức sống của người dân ở
mức cao, hơn nữa, nền kinh tế của cá nứoc này có tỷ trọng xuất khẩu trong
GDP vào loại lớn nên việc tham gia thuế quan càng thuận lợi cho họ.
Trước khi khu vực có khủng hoảng tài chính kinh tế, mặc dù có khó
khăn, trục trặc ban đầu chủ yếu làđàm phán kỹ thuật và cơ chếđiều phối thực
hiện, việc triển khai CEPT diễn ra khá thuận lợi. Kết quả trước hội đồng
AFTA lần thứ 7 (9/1995), danh mục cắt giảm thuế ngay (IL) đã có 38.388
dòng thuế, bằng 89,03% tổng số dòng thuế của 6 nước thành viên ASEAN:
danh mục tạm thời chưa cắt giảm thuế (TEL) chiếm 7,11%; danh mục nhạy
cảm (SEL) là các sản phẩm nông sản chưa chế biến được thực hiện cắt giảm
thuế theo lịch trình và thời hạn riêng 2,87%. Số dòng thuế còn lại (khoảng
0,99%) là các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL).
Kết quả thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của 6
nước thành viên cũ ASEAN đến tháng 7 năm 2001 đạt 92,8% có thuế suất 0-
5% với tổng số 40.859 dòng thuế. Mức thuế theo CEPT trung bình hiện nay
của những nước này là 3,21%. Dự tính đến năm 2002, 6 nước ASEAN cũ có
44.059 dòng thuế (chiếm 98,39 % tổng số dong thuế) có thuế suất từ 0-5%.
Bảng 2: Tình hình thực hiện CEPT của ASEAN 6
Mục tiêu 100% tổng số dòng thuế cắt giảm có thuế
suất 0- 5% vào năm 2002 với một số linh hoạt
60% tổng số dòng thuế có thuế
suất bằng 0% vào năm 2003
Brunei Đến năm 2002 sẽđạt 99,75% 80,8%
Inđônêxia Đến năm 2002 sẽđạt 99,08% 54,6%
Malaysia Đến năm 2002 sẽđạt 91% 60,2%
Philipin Đến năm 2002 sẽđạt 96,5% 0,07%
Singapo Đến năm 2002 sẽđạt 100% 100%
Thái Lan Đến năm 2002 sẽđạt 94,8% 47,87%
Khoá luận tốt nghiệp 23 Cao Thị Thuỳ Linh
23
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
1.2.2. Tình hình thực hiện AFTA của ASEAN 4
Đối với các nước thành viên mới, việc đẩy nhanh thực hiện CEPT/AFTA
được đặt ra là tối đa hoá số dòng thuế có thuế suất 0-5% vào năm 2003 (đối
với Việt nam) và 2005 đối với Lào và Mianma. Với mục tiêu này, nếu tính
theo danh mục thực hiện CEPT công bố 2001, Việt nam sẽđạt khoảng 75%
vào năm 2003; Lào và Mianma theo danh mục công bố cắt giảm, đến năm
2005 sẽđạt khoảng 87% và 83%. Đến năm 2006, Việt nam tăng số dòng thuế
có thuế suất 0% đạt 33,7%. Đến năm 2008, Lào tăng 73% dòng thuế suất 0%;
của Mianma là 3,86%; của Campuchia là 45,66% trong tổng số các dòng thuế.
1.3 Những cam kết của Việt Nam.
Có thể nói CEPT là một trong những bước đi quan trọng đối với Việt
Nam cũng như các nước ASEAN trong chương trình hình thành nên một khu
vực mậu dịch chung của khối. Hơn thế nữa, nó là một bước thử nghiệm
đểđánh giá khả năng cũng như những cố gắng của các thành viên trong nỗ lực
thực hiện kế hoạch đãđề ra và từđó có những điều chỉnh cho phù hợp để có
những chương trình hành động sau này. Các danh mục hàng hoá thực hiện
CEPT của Việt Nam đẫđược xây dựng tuân theo ý kiến chỉđạo của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội và công bố với các nước ASEAN vào ngày 10/12/1995
tại phiên họp lần thứ 8 của Hội đồng AFTA. Đểđưa ra chương trình hành
động CEPT, ta đã căn cứ vào những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng, ngoài ra, việc xây dựng còn dựa trên những tính toán về
tình hình kinh tế cũng như năng lực của Việt Nam chương trình thực hiện
CEPT. Cụ thể như sau:
1.3.1 Danh mục loại trừ hoàn toàn:
Danh mục này được xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định CEPT
và bao gồm những nhóm mặt hàng cóảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc
Khoá luận tốt nghiệp 24 Cao Thị Thuỳ Linh
24
Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
sống và sức khoẻ con người, động thực vật, đến các giá trị lịch sử, nghệ thuật,
khảo cổ như: các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí,…
Danh mục này bao gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số nhóm
mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, và là các mặt hàng cụ thể như sau: Các
loại động vật sống (trừ loại để làm giống); Các chế phẩm dùng cho trẻ em
đãđóng gói để bán lẻ; Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà,
thuốc lá và rượu bia thành phẩm; Các loại xỉ và tro; Các loại xăng dầu (trừ
dầu thô); Các loại thuốc nổ, thuốc phóng, các loại pháo; Các loại lốp bơn hơi
cũ; Các loại thiết bịđiện thoại, điện báo hữu tuyến, vô tuyến, các loại thiết bị
ra đa, các loại máy thu sóng dùng cho điện thoại, điện báo …; Các loại ô tô
dưới 16 chỗ ngồi, các loại ô tô và phương tiện tự hành có tay lái nghịch; Các
loại vũ khí, khí tài quân sự; Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đổ
chơi trẻem cóảnh hưởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội; Các loại
hoá chất, dược phẩm độc hại, các chất phế thải, các đồ tiêu dùng đã qua sử
dụng,…
1.3.2 Danh mục loại trừ tạm thời.
Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và
một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20%, nhưng trước mắt cần thiết
phải bảo hộ bằng thuế như biện pháp hạn chế sổ lượng nhập khẩu, hàng phải
có giấy phép của quan thuế như biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, hàng
phải có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiểm tra Nhà
nước về chất lượng, hàng phải qua kiểm tra về vệ sinh dịch tễ và hàng phải
qua kiểm tra về an toàn lao động.
Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam gồm 1317 nhóm mặt hàng,
chiếm 40,9% tổng số các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu và là những
mặt hàng chủ yếu sau:
Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi);
Khoá luận tốt nghiệp 25 Cao Thị Thuỳ Linh
25