Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Luật hình sự phần chung Phân tích quy định về Sự kiện bất ngờ trong Luật hình sự Việt Nam, phân biệt sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý cẩu thả.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.6 KB, 12 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

. ♕♛♕ .

TIỂU LUẬN
MƠN: LUẬT HÌNH SỰ I
Đề bài 07: Phân tích quy định về Sự kiện bất ngờ
trong Luật hình sự Việt Nam, phân biệt sự kiện
bất ngờ với lỗi vô ý cẩu thả.

SINH VIÊN

∗ Họ và tên:
∗ Lớp:
∗ MSSV:

Lê Thanh Tín
K6B
183801010054

Hà Nội 2020


MỤC LỤC


Đề số 07: Phân tích quy định về Sự kiện bất ngờ trong Luật hình sự Việt
Nam, phân biệt sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý cẩu thả.
A. MỞ ĐẦU
Công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế là giá trị chung của nền văn


minh nhân loại, là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước hướng tới. Điều này hàm chứa
mọi hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của con người, của công dân
đều phải được xử lý kịp thời, công minh nhằm tạo lập trật tự pháp luật, duy trì
ổn định xã hội. Nguyên tắc này được áp dụng như một nguyên tắc cơ bản trong
luật hình sự Việt Nam, những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
được các nhà làm luật cân nhắc để quy định là tội phạm và phải chịu trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số loại hành vi, về hình thức gây
thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng khơng bị
coi là tội phạm vì trong những trường hợp đó, người thực hiện hành vi nguy hại
được coi là cần thiết hoặc pháp luật cho rằng họ khơng có lỗi, do đó khơng phải
chịu trách nhiệm hình sự. Đó là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hinh sự là một chế định riêng lần
đầu tiên được quy định trong Chương IV của Bộ luật hình sự 2015. Trong đó có
quy định về sự kiện bất ngờ (Điều 20 BLHS 2015) là một trong những trường
hợp người thực hiện hành vi khơng có lỗi. Tuy nhiên, thực tế khi xem xét người
thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội có thuộc trường hợp sự
kiện bất ngờ cịn nhiều khó khăn. Xuất phát từ một trong những nguyên nhân
chính là người gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ và người phạm tội với lỗi vơ ý
do cẩu thả có nhiều điểm tương đồng nhưng lại khác nhau về hậu quả pháp lý
dẫn đến tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm trong quá trình truy tố, xét xử. Như
vậy, việc làm rõ vấn đề lý luận và pháp luật của sự kiện bất ngờ và nhận thức
được sự khác biệt giữa sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả là hết sức quan
trọng. Đó cũng chính là lý do em thực hiện đề tài này.

3


B. NỘI DUNG
I.


Khái niệm và đặc điểm những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình

sự
1.1.

Khái niệm
Chương IV của BLHS 2015 quy định về những trường hợp loại trừ trách

nhiệm hình sự. Căn cứ theo nội dung các điều luật quy định tại Chương này, có
thể định nghĩa về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như sau:
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là những trường hợp được quy
định trong Bộ luật hình sự, theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại đáng kể
cho xã hội có dấu hiệu của tội phạm nhưng khơng phải chịu trách nhiệm hình
sự do hành vi của họ không bị coi là tội phạm.
1.2.

Đặc điểm
Thứ nhất, trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là những trường hợp

gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội. Trong những trường hợp này, người phạm
tội đã có những hành vi gây thiệt hại đáng kể cho xã hội, như gây thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, tài sản... Tuy nhiên, hành vi gây thiệt hại không bị coi là
tội phạm do khơng thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm.
BÌNH LUẬN: Có sự khác nhau về tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã
hội giữa trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 8 BLHS 2015: “những hành vi tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng
tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự khơng bị BLHS coi là tội phạm. Vì hành vi gây thiệt hại trong những trường

hợp này đã được loại trừ các dấu hiệu của tội phạm.
Thứ ba, về hậu quả pháp lý, người gây thiệt hại trong các trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
BÌNH LUẬN: Có sự khác nhau giữa trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 và một số điều
4


khác của BLHS 2015. Trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, hành vi gây
thiệt hại bị coi là tội phạm, nhưng do có những điều kiện nhất định được quy
định trong BLHS nên người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
VÍ DỤ: Để tránh đụng vào đứa bé bất ngờ chạy ra đường, A buộc đánh
tay lái sang bên kia đường, tông vào một chiếc ô tô đắt tiền khiến ô tô bị hư
hỏng (phần hư hỏng xác định 500 triệu đồng). Tình huống này A đã thực hiện
hành vi vi phạm về an tồn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại đáng kể về tài
sản, tuy nhiên A gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết nên A không bị coi là tội
phạm, và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
II.

Quy định pháp luật Hình sự về sự kiện bất ngờ

2.1.

Khái niệm sự kiện bất ngờ
Theo Điều 20 BLHS năm 2015 quy định sự kiện bất như sau: “Người

thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì khơng
phải chịu trách nhiệm hình sự.”
BÌNH LUẬN: Đây là trường hợp người có hành vi gây hậu quả nguy hại

cho xã hội khơng có lỗi, khơng có sự lựa chọn xử sự phù hợp do điều kiện khách
quan nên “không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi”. Khơng có lỗi tức là hành vi của họ không đủ cấu thành tội tội phạm, cụ
thể là thiếu dấu hiệu của mặt chủ quan của cấu thành tội phạm. Hay theo nguyên
tắc trách nhiệm do lỗi của pháp luật hình sự Việt Nam, khơng ai có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình nếu khơng có lỗi.
Sự kiện bất ngờ được quy định trong Bộ luật hình sự, thể hiện sự phù hợp
với tình hình thực tế. Trong thực tiễn xét xử, sự kiện bất ngờ xảy ra khơng phải
ít và cũng khơng ít trường hợp do khơng thể đánh giá đúng điều kiện về mặt chủ
quan của tội phạm nên đã kết án oan hoặc bỏ lọt tội phạm.
2.2.

Điều kiện của sự kiện bất ngờ
Để được coi là “sự kiện bất ngờ” cần thoả mãn một trong hai điều kiện

sau:
5


Thứ nhất, người gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội không thể thấy trước
hậu quả của hành vi đó, do những điều kiện khách quan như điều kiện hồn
cảnh, mơi trường làm cho khơng thể biết trước hậu quả xảy ra. Trước khi thực
hiện hành vi, người có hành vi khơng nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra
hậu quả, sự nhận thức này của họ là cơ sở khoa học và được mọi người thừa
nhận.
Về mặt khách quan, trong hồn cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng không thể
thấy trước được hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hiểm, cịn về mặt chủ
quan phải xem xét các đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây ra hậu
quả như: tuổi, trình độ hiểu biết, tình trạng sức khỏe và những đặc điểm khác có
ảnh hưởng đến nhận thức của họ. Chính vì vậy mà có thể với người này thì có

thể là khơng thể thấy trước hậu quả nhưng với người khác lại khơng thuộc
trường hợp này.
VÍ DỤ: Đường ở nơng thơn thì có rất nhiều rơm mà người dân phơi giữa
đường. Mọi ngày ông A lái xe đi trên đường đều cán qua những đống rơm này vì
rơm phơi phủ kín đường. Tuy nhiên, hơm nay lại có 01 cậu bé nằm núp dưới
một trong những đống rơm đó và ngủ quên, ông A lái xe qua và cán chết cậu bé
đó. Đây được coi là sự kiện bất ngờ vì A khơng nhận thức được hành vi của
mình gây ra hậu quả nguy hiểm do hồn cảnh, mơi trường khách quan.
VÍ DỤ: B mở cửa sổ nhà mình, nhưng phía bên ngồi cửa có C là cậu bé
hàng xóm đang trốn sau đấy, việc mở cửa của B khiến C ngã xuống đất bị chấn
thương sọ não. Như vậy, B khơng nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra
hậu quả do hồn cảnh khơng có dấu hiệu gì để B biết được có người đang ở phía
sau cánh cửa, thì trường hợp này được xem là sự kiện bất ngờ.
VÍ DỤ: Cũng là tình huống “mở cửa sổ”, B đang trong phòng, D là người
đang đứng trên thang gần cửa sổ phòng B để lắp đặt điều hòa cho phòng kế bên,
việc khoan đục tường của D gây ra tiếng động lớn. B mở cửa sổ phịng mình
khiến cầu thang D đang đứng bị ngã, hậu quả D chấn thương sọ não. Tình huống
này khơng cịn là sự kiện bất ngờ, mà B phạm tội với lỗi vơ ý do cẩu thả. Bởi vì,
mặc dù B khơng nhận thức được hành vi của mình gây ra hậu quả, tuy nhiên B
6


có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả xảy ra vì nếu B chú ý, quan tâm tiếng
động do máy khoan của D thì sẽ biết có người đang đứng gần phía sau cửa
phịng mình.
Thứ hai, người gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội có thể thấy hậu quả
nguy hại cho xã hội nhưng thuộc trường hợp pháp luật khơng buộc người đó
phải thấy trước hậu quả đó. Do những điều kiện khách quan như sự kiện diễn ra
quá nhanh, điều kiện không cho phép…. Nên mặc dù có thể thấy được hậu quả
nguy hại cho xã hội nhưng pháp luật khơng buộc người đó phải thấy được hậu

quả đó.
VÍ DỤ: E lái xe đang đi trên đường theo đúng tốc độ và làn đường theo
quy định thì bất ngờ có người băng qua đường cách E 1 mét, E không kịp xử lý
đã gây tai nạn. Tại thời điểm thấy người băng qua đường, E nhận thức được hậu
quả nguy hiểm của hành vi của mình nhưng vì sự kiện diễn ra quá nhanh nên
pháp luật khơng bắt buộc E phải thấy trước. Do đó đây là trường hợp sự kiện bất
ngờ và E không phải chịu trách nhiệm hình sự.
VÍ DỤ: A vừa lái xe vừa mải mê nói chuyện với người ngồi ghế kế bên,
thì A nhận ra mình sắp sửa đâm vào những người đang đứng chờ đèn đỏ, cách A
tầm vài mét, A không xử lý kịp đã gây tai nạn. Trong tình huống này A nhận
thức được hậu quả nguy hiểm đáng kể của hành vi của mình tuy nhiên lại không
thuộc các trường hợp pháp luật không buộc phải thấy trước hậu quả, vì xuất phát
từ nguyên nhân chủ quan là A thiếu sự chú ý, tập trung khi lái xe. Do đó đây
khơng phải là sự kiện bất ngờ.
BÌNH LUẬN: Có thể đúc kết các dấu hiệu nhận biết Sự kiện bất ngờ
thông qua các dấu hiệu của tội phạm như sau:
- Về mặt chủ thể, chủ thể thực hiện hành vi phải là chủ thể đủ năng lực
chịu trách nhiệm hình sự. Nếu khơng đáp ứng điều kiện này thì người thực hiện
hành vi nguy hiểm “vơ tội” không phải vi yếu tố sự kiện bất ngờ mà vì họ khơng
có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

7


- Về mặt khách quan, hành vi phải xâm hại “đáng kể” đến các quan hệ mà
Luật Hình sự bảo vệ, điều này cần phần biệt với trường hợp được quy định tại
khoản 2 Điều 8 BLHS 2015.
- Về ý chí (mong muốn) của người thực hiện hành vi, người thực hiện
hành vi không mong muốn hậu quả của hành vi đó sẽ xảy ra.
- Về lý trí (ý thức) của người thực hiện hành vi, người thực hiện hành vi

không thể thấy được hậu quả nguy hiểm của hành vi đó vì những điều kiện
khách quan, hoặc là người thực hiện hành vi có thể thấy được hậu quả nhưng
pháp luật không bắt buộc người thực hiện hành vi phải thấy trước hậu quả. Nếu
người thực hiện hành vi có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả và có điều kiện để
thấy được thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì
lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm nào đó tương ứng.
III.

Phân biệt sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý do cẩu thả
Theo khoản 2 Điều 11 BLHS 2015 thì lỗi vơ ý do cẩu thả là lỗi trong

trường hợp “Người phạm tội không thể thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu
quả đó”.
Căn cứ vào mặt lý luận về các dấu hiệu của lỗi vô ý do cẩu thả, thì xét
thấy sự kiện bất ngờ và lỗi vơ ý do cẩu thả có những điểm giống nhau và khác
nhau như sau:
∗ Giống nhau:
Về mặt nhận thức, người phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả và người thực
hiện hành vi nguy hại trong sự kiện bất ngờ (trong một số trường hợp) đều
không nhận thức được hậu quả nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi của
mình. Nghĩa là cả hai trường hợp này đều khơng dự đốn trước, khơng biết
trước hành vi của mình sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Về mặt ý chí, người thực hiện hành vi nguy hại trong sự kiện bất ngờ và
người phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả đều không mong muốn hậu quả xảy ra.
8


∗ Khác nhau:

Tiêu chí
Lỗi
Lý trí

Hậu quả
pháp lý

Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi khơng
có lỗi
- Trường hợp người thực hiện
hành vi không thấy được hậu
quả là do điều kiện, hồn cảnh
khách quan khơng thể thấy
trước được.
- Người thực hiện hành vi
khơng thể thấy trước hậu quả
hoặc có thể thấy trước hậu quả
nguy hại của hành vi nhưng
pháp luật không buộc họ phải
thấy trước hậu quả.
Khơng phải chịu trách nhiệm
hình sự

Lỗi vơ ý do cẩu thả
Người phạm tội có lỗi vô ý
- Người phạm tội không thấy
trước được hậu quả là do yếu
tố chủ quan, tức là do cẩu thả,
thiếu sự quan tâm, cẩn thận,…

- Người phạm tội buộc phải
thấy trước và có thể thấy trước
hậu quả, đủ điều kiện để thấy
trước hậu quả của hành vi của
mình.
Phải chịu trách nhiệm hình sự

BÌNH LUẬN: Những điểm cần lưu ý để phân biệt sự kiện bất ngờ và lỗi
vô ý do cẩu thả:
- Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm
cho xã hội do lỗi vơ ý cẩu thả, khi khơng có căn cứ xác định người có hành vi do
vơ ý cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ.
- Khi nghiên cứu về sự kiện bất ngờ thì ln ln phải xem xét đó có phải
là lỗi vơ ý do q cẩu thả khơng. Phải xét trong hồn cảnh cụ thể để xác định,
nếu hồn cảnh đó, một người bình thường đều có thể thấy trước được hành vi sẽ
dẫn đến hậu quả nguy hiểm thì sự việc xảy ra là lỗi vơ ý do cẩu thả; cịn nếu
trong hồn cảnh đó, bất kỳ ai cũng không thể thấy trước được hành vi của mình
sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì đó là sự kiện bất ngờ.
Ngoài ra, phải xét đến yếu tố nhân thân của người có hành vi gây ra hậu
quả như: tuổi, trình độ hiểu biết, tình trạng sức khỏe và những đặc điểm khác có
ảnh hưởng đến nhận thức của họ, bởi có thể đối với người này họ thuộc sự kiện
bất ngờ, với người khác thị lại phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả. (Quay lại ví dụ
trên, B mở cửa sổ khiến D đang lắp đặt máy lạnh phía sau bị ngã dẫn đến D chấn
thương sọ não, giả sử B là người câm – điếc nên không thể nghe được tiếng máy
9


khoan của D, do đó B khơng biết có người đang ở phái sau cánh cửa phịng
mình nên đây là trường hợp sự kiện bất ngờ).
VÍ DỤ: Chị T đang điều khiển chiếc xe mô tô, đoạn qua ngã tư X thì xe

của chị T va chạm với 01 xe mô tô khác đậu bên lề đường và chị T ngã ra
đường. Lúc đó có xe tải của ơng G điều khiển chạy tới cán quan người chị T
khiến chị T tử vong.
- Tình huống 1: ơng G chạy ngay phía sau chị T, lúc chị T ngã xuống
đường thì xe của ơng G cách chị T một ví trí rất gần, mặc dù Ông G đã phanh
gấp và chuyển hướng tránh nhưng không kịp, xe vẫn cán qua người chị T khiến
chị tử vong. Tình thế này thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ, ông G nhận thức
được hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm của mình nhưng pháp luật không bắt
ông G thấy trước hậu quả của hành vi đó. Do đó, hành vi của ơng G không bị coi
là tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tình huống 2: ơng G chạy song song với chị T, lúc chị T ngã xuống
đường thì cơ thể chị ở vị trí dưới gầm xe tải của ông G, phần bánh sau của xe
ông G cán qua người chị T khiến chị tử vong, và thời điểm đó ơng G khơng biết
được mình gây tai nạn giao thơng. Tình thế này thuộc sự kiện bất ngờ, vì ơng G
khơng thể thấy trước được hành vi lái xe của mình sẽ gây chết người, bởi vì chị
T ngã quá bất ngờ.
- Tình huống 3: lúc chị T ngã xuống đường thì xe của ơng G cách chị T
một khoản cách vừa đủ để ông G giảm tốc, đánh xe sang trái để tránh chị. Tuy
nhiên, khi lái xe ơng G mải mê nói chuyện với người ngồi ghế kế bên, và khơng
biết phía trước có chị T đang nằm trên mặt đường, xe cứ thế cán qua người chị.
Tình huống này ơng G khơng thấy trước được hậu quả do hành vi mình gây ra
nhưng vì nguyên nhân chủ quan là ông G không chú ý, cẩu thả khi lái xe.
Trường hợp này ông G buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi mình
gây ra; ông G đủ điều kiện để thấy trước. Như vậy, G phải chịu trách nhiệm hình
sự với tội vơ ý do cẩu thả.

10


C. KẾT LUẬN

Pháp luật hình sự là một cơng cụ sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà
nước, bảo vệ quyền con người, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng
của tập thể và của cá nhân, là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách tư
pháp của Đảng và Nhà nước ta.
Qua quá trình thực hiện đề tài tiểu luận, em một lần nữa được ôn lại, được
hiểu sâu, và làm rõ hơn những vấn đề lý luận và pháp luật về luật hình sự phần
chung. Cụ thể, đó là những mảng kiến thức về những trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự, mặt chủ quan của tội phạm. Nhờ vậy, em hiểu rõ về sự kiện bất
ngờ, tách bạch được giữa sự kiện bất ngờ và trường hợp người phạm tội với lỗi
vô ý do cẩu thả. Cơ hội thực hiện bài tập cá nhân lần này đã đầy đủ hơn hành
trang kiến thức cho em tiến hành ôn tập kiểm tra kết thúc môn, làm nền tảng
kiến thức để học môn luật hình sự phần các tội phạm, thi hành án hình sự, và ý
nghĩa hơn, đây sẽ là nguồn kiến thức quan trong cho em, nếu tương lai trở thành
kiểm sát viên sẽ thực hiện tốt chức trách của mình.
Quá trình thực hiện bài tập tiểu luận, em không thể tránh khỏi những sai
sót, mong nhận được sự góp ý, đánh giá của thầy cơ để giúp bài tập hồn thiện
hơn./.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung – Trường Đại học Kiểm Sát
Hà Nội.
2. Bộ luật Hình sự năm 2015
3. Bài viết “Bình luận Điều 20 BLHS: Sự kiện bất ngờ” có trên:
/>4. Bài viết “Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ trong pháp luật
Hình sự” có trên:
/>



×