Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 1
ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
- LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 2
DANH SÁCH NHÓM
1. Đồng Quang Nhật K094010073
2. Bùi Thị Bích Thảo K094010093
3. Dương Minh Triết K094010113
4. Lê Kim Dũng K094010012
5. Nguyễn Thị Thu Hiền K094010036
6. Đặng Ngọc Hoàng K094010039
7. Nguyễn Trường Giang K094010023
8. Ngô Thị Kiều Trinh K094010114
9. Phan Phú Thịnh K094010095
10. Trần Thị Thu Hồng K094010040
11. Trần Văn Công K094010008
12. Giáp Thị Thu Thủy K094010101
13. Tạ Vũ Ngọc Hân K094010035
14. Hoàng Thị Nhã Phương K094010086
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 3
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU 6
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do hình thành đề tài 8
2. Mục đích nghiên cứu 8
3. Phương pháp nghiên cứu 9
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 9
5. Tổng quan và tình hình nghiên cứu 9
6. Câu hỏi nghiên cứu 10
7. Kết cấu đề tài 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1 Mức sống thấp 11
1.1.1 Thu nhập quốc dân tính theo đầu người 12
1.1.2 Sức khỏe 13
1.1.3 Y tế 14
1.1.4 Giáo dục 14
1.2 Năng suất lao động thấp 14
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 4
1.2.1 Năng suất lao động 14
1.2.2 Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) 16
1.3 Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng 18
1.3.1 Tốc độ tăng dân số cao 18
1.3.2 Gánh nặng dân số 20
1.3.3 Nguyên nhân của sự tăng dân số 21
1.4 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng 22
1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp của các nước đang phát triển 22
1.4.2 Tỷ lệ thiểu dụng lao động của các nước đang phát triển 23
1.5 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô 24
1.6 Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài 25
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM 27
2.1 Mức sống thấp 27
2.1.1 Thu nhập bình quân đầu người ngày càng thấp hơn so với trung bình của các quốc
gia đang phát triển tại Châu Á 27
2.1.2 Y tế 30
2.1.3 Giáo dục 31
2.1.4 Tuổi thọ 33
2.2 Năng suất lao động thấp 35
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 5
2.3 Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng 37
2.3.1 Thực tiễn 37
2.3.2 Thách thức 38
2.4 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng 42
2.4.1 Thực trạng thất nghiệp và thiểu dụng lao động ở Việt Nam hiện nay 43
2.4.2 Nguyên nhân thất nghiệp 46
2.4.3 Tác động của thất nghiệp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế 47
2.4.4 Một vài giải pháp 48
2.5 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô 49
2.5.1 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp 49
2.5.2 Phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm thô 51
2.6 Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài 53
2.6.1 Đánh giá chung 53
2.6.2 Việt Nam bị lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc 53
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Biểu đồ 1.1 Thu nhập bình quân theo đầu người của 1 số nước năm 2010 12
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh một số nước tính trên 1000 trẻ em sinh ra 13
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ dân số của các châu lục trên toàn thế giới 19
Biểu đồ 4.1 Ước tính dân số loài người giai đoạn 10000 trước công nguyên - 2000 sau
công nguyên 19
Biểu đồ 1.2 Thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam ngày thấp hơn so với
mức trung bình của các quốc gia đang phát triển tại châu Á 27
Biểu đồ 2.2 Chỉ số HDI Việt Nam giai đoạn 1990-2011 29
Biểu đồ 3.2 Chỉ số HDI từ năm 1990 đến 2011 30
Biểu đồ 4.2 So sánh tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam – Thái Lan và dự báo 31
Biểu đồ 5.2 Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 1960 đến 2011 34
Biểu đồ 6.2 Mối tương quan giữa tốc độ tăng GDP và Tốc độ tăng NSLĐ 35
Biểu đồ 7.2 So sánh NSLĐ của Việt Nam với một số nước châu Á năm 2010 36
Biểu đồ 8.2 So sánh TFP của Việt Nam với một số nước châu Á (2000 – 2010) 37
Biểu đồ 9.2 Dân số Việt Nam qua các năm 38
Biểu đồ 10.2 Tăng trưở ực kinh tế giai đoạn 2000- 2010 50
Biểu đồ 11.2 Giá trị Nông lâm, thủy sản và GDP từ năm 2001 đến năm 2010 50
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 7
Bảng 1.2 Các chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam và các nước trong vùng ĐNÁ 32
Bảng 2.2 So sánh các chỉ số phát triển của Việt Nam và các nước 33
Bảng 3.2 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên của Việt Nam 40
Bảng 4.2 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên ở thành thị của Việt
Nam qua các năm 41
Bảng 5.2 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên ở nông thôn của Việt
Nam qua các năm 42
Bảng 6.2 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
năm 2008 phân theo vùng 44
Bảng 7.2 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
phân theo vùng (ĐVT: %) 45
Bảng 8.2 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
phân theo vùng năm 2010 46
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Không như những nước phát triển, các nước đang phát triển đối mặt với những
vấn đề hoàn toàn khác như nghèo đói, dân số tăng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu
Chính vì vậy mà những lý thuyết kinh tế học mà các nước phương Tây đưa ra không thể
đem áp dụng 100% vào các nền kinh tế đang phát triển được. Do vậy, chúng ta cần thấy
được những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó cũng chính là những đặc
điểm riêng khi so với các nước phát triển, nhờ đó chúng ta sẽ áp dụng các lý thuyết kinh
tế để đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp từng nước, từng tình hình cụ thể.
Để thấy được cái khó khăn riêng của Việt Nam, chúng ta cần thấy được cái khó
khăn chung của các nước đang phát triển. Qua đó, chúng ta sẽ nhận diện những vấn đề
căn bản của nền kinh tế Việt Nam, một nước đang phát triển, để khắc phục, cải thiện.
Với tinh thần muốn áp dụng những kiến thức được học ở giảng đường vào thực tế,
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu sâu hơn những đặc điểm chung của những
nước đang phát triển và liên hệ chúng với thực tiễn Việt Nam để có cái nhìn khoa học
và đưa ra được những giải pháp khách quan cũng như phương hướng cho các vấn đề
cấp bách của đất nước hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích những đặc điểm chung của các nước đang phát triển
Phân tích, đánh giá tình hình Việt Nam thông qua các đặc điểm chung của các
nước đang phát triển
Nhận xét và đánh giá những giải pháp và phương hướng của Nhà nước
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 9
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa vào các tài liệu mà nhóm thu thập được cả
nội văn và ngoại văn, nhóm đánh giá vấn đề dưới góc độ Kinh Tế Học. Dùng
những lý luận, khái niệm của các tác giả có uy tín để làm cơ sở cho những phân
tích và đánh giá của mình. Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tác phẩm khoa học
trong ngành, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng (Internet,
truyền hình…)
Phương pháp phân tích thực chứng: Đánh giá thực trạng, tình hình thực tiễn của
Việt Nam. Làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá của nhóm, hỗ trợ
số liệu và thông tin cho phương pháp phân tích chuẩn tắc.
Phương pháp phân tích chuẩn tắc: Dựa vào các thông tin, số liệu thực tế của Việt
Nam. Nhóm sẽ đánh giá được tình hình của Việt Nam, những khó khăn, tồn tại.
Qua đó, nhóm sẽ đưa ra những góp ý, giải pháp của riêng nhóm
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế Việt Nam
5. Tổng quan và tình hình nghiên cứu
Hiện nay, cuốn “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” của tác giả Michael Todaro là
cuốn sách chuyên sâu nhất nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu của chúng tôi. Theo khả
năng tìm kiếm của chúng tôi thì chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này
trong nước.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 10
6. Câu hỏi nghiên cứu
Các nước đang phát triển có những đặc điểm chung nào?
Các tiêu chí đánh giá các đặc điểm đó?
Những đặc điểm chung đó có được thể hiện ở Việt Nam không và nó như thế nào?
7. Kết cấu đề tài
Để giải quyết các câu hỏi trên cũng như đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi kết
cấu đề tài thành 2 chương như sau:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đưa ra cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của nhóm. Lý thuyết khoa học chủ yếu mà
nhóm sử dụng cho đề tài là của Michael Todaro. Qua đó, nhóm khái quát được các đặc
điểm chung của các nước đang phát triển cũng như chứng minh tính đúnh đắn trong lý
thuyết của tác giả Todaro.
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Phân tích, đánh giá tình hình Việt Nam qua các năm gần đây để thấy được chúng ta có
những đặc điểm chung của các nước đang phát triển và bên cạnh đó cũng có những đặc
điểm riêng. Qua những số liệu và thực tế nhóm thu thập được, nhóm có cái nhìn tổng
quát và có thể đánh giá khách quan cũng như góp ý phương hướng cho các vấn đề của
nền kinh tế Việt Nam.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dựa vào các tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được thì quan điểm của Michael
Todaro về những đặc điểm chung của các nước đang phát triển là tương đối hợp lý,
chuẩn xác và đầy đủ nhất cũng như tính phổ biến của nó. Vì thế, chúng tôi sử dụng quan
điểm của Michael Todaro về những đặc điểm chung của các nước đang phát triển làm
nền tảng lý luận cho bài nghiên cứu củ chúng tôi.
Theo nhà kinh tế học Michael Todaro, trong cuốn “Kinh tế học cho Thế Giới
Thứ 3”, ông đã đưa ra 6 đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó là: Mức sống
thấp; Năng suất lao động thấp; Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng; Tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng; Phụ thuộc rất lớn vào nông
nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô; Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong
quan hệ với bên ngoài.
1.1 Mức sống thấp
Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, nên thật dễ hiểu khi mức
sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển. Tuy nhiên, thật ngạc
nhiên khi xem xét quy mô sự khác nhau trong mức sống giữa một nước phát triển và
một nước đang phát triển. Sự khác nhau về mức sống, Thu nhập bình quân đầu người,
Tỷ lệ gia tăng GNP tương đối, Phân phối Thu nhập quốc dân, Quy mô đói Y tế và Giáo
dục, thiếu lương thực thực phẩm và bản chất cũng như quy mô của việc thiếu hệ thống
chăm sóc sức khoẻ con người ở các nước thế giới thứ ba. Ở các nước đang phát triển
mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân chúng. Mức sống thấp biểu thị cả
về chất lẫn về lượng dưới dạng thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, ít được học
hành, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh cao.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 12
1.1.1 Thu nhập quốc dân tính theo đầu người
Khoảng 80% tổng thu nhập của thế giới được sản sinh ra trong nhứng khu vực
kinh tế phát triển, nơi chỉ có chưa được1/4 dân số thế giới. Trên ¾ dân số thế giới thuộc
các nước đang phát triển và kém phát triển chỉ sản xuất hơn 20% sản lượng. Quan trọng
hơn nữa là với hơn 70% dân số thế giới lại chỉ tồn tại nhờ có hơn 20% thu nhập thế giới.
Biểu đồ 1.1 Thu nhập bình quân theo đầu người của 1 số nước năm 2010
Hoa Kỳ, nước giàu nhất thế giới, có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 115 lần
thu nhập đầu người của Liberia một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Mức độ nghèo đói phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) thu nhập quốc dân trung bình, và
(2) mức độ bất bình đẳng trong thu nhập. Rỏ ràng là đối với bất kỳ mức thu nhập quốc
dân đầu người nào, việc phân phối càng không bình đảng bao nhiêu thì số người nghèo
đói sẽ càng nhiều bấy nhiêu và mức thu nhập bình quân càng thấp thì mức độ nghèo đói
càng thấp.
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
50000
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 13
1.1.2 Sức khỏe
Ngoài việc vật lộn với thu nhập thấp, nhiều người ở các nước thuộc các nước
đang phát triển còn phải thường xuyên chiến đấu chống lại nạn suy dinh dưỡng , bệnh
tật và sức khỏe kém
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh 1 số nước tính trên 1000 trẻ em được sinh ra.
Nghiên cứu cho thấy gần 99% trẻ sơ sinh tử vong ở các nước đang phát triển.
Nguyên nhân một phần vì dân số tại các nước này quá đông. Hơn một nửa số trẻ sơ sinh
chết vì nguyên nhân này ở 5 nước, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Pakistan và CH
Congo, Trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ em của các nước phát triển trung bình 0,5% thì ở
các nước đang phát triển trung bình lên đến 30%, sự khác biệt lớn về tuổi thọ trung
bình, phần lớn nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ
ăn uống. tại các nước phát triển có tuổi thọ trung bình là 80 còn ở các nước đang phát
triển thì tuổi thọ trung bình thấp hơn khoảng 70 tuổi.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 14
Hơn một tỷ người , tức là gần 1 nữa số dân của thế giới đang phát triển (trừ Trung
Quốc) vào giữa những năm 70 đều sống bằng những bữa ăn thiếu lượng calo cần thiết.
1/3 trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổ, tính theo mức tiêu thụ ngủ cốc hàng năm các nước
thế giơi phát triển tiêu thụ trung bình 670kg còn ở các nước kém phát triển là 185kg
1.1.3 Y tế
Y tế là một dịch vụ xã hội cực kỳ khan hiếm ở nhiều khu vực thuộc các nước đang
phát triển. Theo số liệu năm 80 trung bình có 9,4 bác sĩ trong số 100.000 dân ở các nước
đang phát triển so với con số 161 bác sĩ ở các nước phát triển. tương tự như vậy tỉ lệ
giường bệnh cũng chênh lệch giữa 2 nhóm nước.
1.1.4 Giáo dục
Cơ hội học hành ở các nước đang phát triển cũng hạn chế, việc cố gắng tạo ra cơ
hội giáo dục ở bậc tiểu học là nổ lực lớn nhất của các nước này, mặc dù có sự tiến bộ
trong việc vận động trẻ em đến trường nhưng tỷ lệ biết chử vẩn còn thấp 65% so với
99% ở các nước phát triển.
1.2 Năng suất lao động thấp
1.2.1 Năng suất lao động
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ
thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng được tạo ra
trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra
một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất
và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản
xuất.
Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của
người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 15
của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự
nhiên.
Năng suất lao động là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính
bằng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng), đầu vào
thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động
đang làm việc.
Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so
sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Năng
suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh. Đặc
biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi
của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, phát triển của khoa học công nghệ và nền
kinh tế tri thức hiện nay. Năng suất lao động được tính dựa trên số lượng lao động:
Giá trị gia tăng (hoặc GDP)
Năng suất lao động =
Số lượng lao động
Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn tự nhiên (yếu
tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp. Bên cạnh đó là sự thiếu kinh
ngiệm trong đội ngủ quản lý.
Chính thông qua tình trạng sức khỏe và thái độ của một cá nhân sẽ tác động đến
năng suất lao động của cá nhân đó. Sự tập hợp năng suất của các cá nhân tạo nên năng
suất lao động của một doanh nghiệp, một quốc gia. Có thể thấy rằng năng suất lao động
luôn có sự gắn bó mật thiết với yếu tố cốt lõi-con người.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 16
Để tăng suất lao động, ta có thể được tăng lên theo hai cách. Thứ nhất là việc huy
động các nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới
cho hàng hoá vốn tự nhiên và thứ hai là xây dựng nguồn vốn con người thông qua đầu
tư vào giáo dục và đào tạo.
1.2.2 Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)
TFP đo lường sự thay đổi đầu ra trên 1 đơn vị các đầu vào được kết hợp với nhau
bao gồm cả yếu tố nghiên cứu và phát triển, công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
kỹ năng quản lý và các thay đổi trong tổ chức.
Năng suất yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng góp
của các yếu tố khó lượng hóa như kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu
lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng
thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ
phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và
vốn.
Khi tính TFP thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Y = A. f(Kα Lβ )
Trong đó:
Y= đầu ra, K= vốn, L= lao động, A=TFP,
α= hệ sống đóng góp của vốn, (β = 1 - α ) = hệ số đóng góp của lao động
Tính tốc độ tăng TFP
Công thức tính tốc độ tăng TFP như sau:
İTFP = İY – β.İL –α.İK
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 17
Trong đó :
İY: Tốc độ tăng đầu ra (ở đây là giá trị gia tăng hoặc GDP)
İK: Tốc độ tăng của vốn cố định
İL: Tốc độ tăng của lao động
α và β là hệ số đóng góp của vốn cố định và lao động,
Hệ số β bằng tỷ số giữa thu nhập của người lao động và giá giá trị gia tăng, còn α=1 - β.
Các chỉ tiêu İY, İL, İK được tính dựa vào số liệu đã được công bố về chỉ số phát triển
GDP, tốc độ tăng lao động, tốc độ tăng vốn trong Niên giám thống kê. Các hệ số α và β
được xác định bằng phương pháp sau:
Thu nhập đầy đủ của người lao động
β =
Tổng sản phẩm trong nước
Và α = 1 – β.
Tính tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra:
Công thức tính tỷ trọng của tăng TFP vào tăng GDP như sau:
% đóng góp của TFP = (İTFP /İY) x 100%.
Trong đó:
İTFP : tốc độ tăng TFP
İY: tốc độ tăng đầu ra (hoặc GDP)
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 18
Hiện nay, TFP được khẳng định là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế
bền vững của một Quốc gia. Sử dụng TFP trong chiến lược phát triển kinh tế đã được
minh chứng là thành công ở nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.
Đối với các nước phát triển, tỷ trọng của TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
là tương đối cao, còn trong điều kiện các nước đang phát triển, hầu hết đều trong tiến
trình cung cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên đóng góp của vốn và lao
động là chủ yếu trong trưởng kinh tế. Nhưng nếu không có những giải pháp khoa học và
công nghệ, phương thức quản lý, thì tăng vốn và tăng lao động một cách cơ học khó dẫn
đến một nền kinh tế tăng trưởng cao. Điểm mấu chốt, là phải tạo được bước nhảy trong
công nghệ nhằm làm tăng vai trò của TFP lên tăng trưởng kinh tế.
1.3 Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng
Dân số cũng là một đặc điểm chung nổi bật giữa các nước đang phát triển. Trong đó
có 3 mục sau:
Tốc độ tăng dân số cao
Gánh nặng dân số
Nguyên nhân của sự tăng dân số
1.3.1 Tốc độ tăng dân số cao
Trong tổng dân số thế giới vào khoảng 5,5 tỷ người vào đầu những năm 90, thì hơn
¾ dân số là sống ở các nước đang phát triển và chỉ gần ¼ là ở các nước phát triển
1
.
Theo thống kê năm 2010, dân số thế giới là hơn 6 tỷ 8 người trong đó gần 80% dân
số sống ở các nước đang phát triển và chưa tới 20% dân số ở các nước đang phát triển.
Trong đó dân số Châu Phi chiếm gần 15%, Châu Á (trừ một số nước phát triển và Trung
Quốc) chiếm gần 35% dân số và chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm đến gần 20%.
1
Trang 127, Kinh tế học thế giới thứ ba, Michael Todaro, nhà xuất bản Giáo dục 1998
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 19
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ dân số của các châu lục trong toàn thế giới
Nguồn: Nhóm tự thông kê theo số liệu của tông cục thống kê.
Biểu đồ 4.1 Ước tính dân số loài người giai đoạn 10000 trước công nguyên - 2000
sau công nguyên
2
.
2
Nguồn
3%
5%
1%
4%
2% 5%
1%
6%
2%
23%
9%
3%
25%
1%
4%
2%
3%
1%
%
bắc phi
đông phi
nam phi
tay phi
trung phi
bắc mỹ
caribe
nam mỹ
trung mỹ
đông á
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 20
Và có lẽ cũng như số liệu thống kê ở các thởi điểm trước, tốc độ tăng dân số ở các
nước đang phát triển là thành phần chính để dân số thế giới có thể cán mốc 7 tỷ người
nhanh đến như vậy.
1.3.2 Gánh nặng dân số
Các nước đang phát triển đều chịu phải những gánh nặng của dân số cao về nhiều
khía cạnh:
Gánh nặng ăn theo
Ở các nước đang phát triển có số trẻ em dưới 15 tuổi cao chiếm gần 1 nửa dân số.
Người già cũng như trẻ em là những gánh nặng, không sản xuất gì cho xã hội do đó lực
lượng sản xuất từ 16 -74 phải hỗ trợ về tài chính
3
.
Gánh nặng nước sạch
Thiếu nước sạch
cho nước uống cũng như xử lý nước thải và xả thải. Một số quốc
gia, như Ả Rập Saudi, dùng kỹ thuật khử muối đắt tiền để giải quyết vấn đề thiếu nước,
ô nhiễm môi trường(hiện nay có 1.1 tỷ người chưa đượ dùng nước sạch, 2.6 tỷ người
chưa đc tiếp cận vs các điều kiện vệ sinh)
Gánh nặng môi trường
Ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn, phóng xạ.
Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Gánh nặng xã hội
Khoảng cách giàu nghèo không ngừng gia tăng
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao do nghèo đói. Các quốc gia giàu với mật độ dân số
cao có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp, tăng cơ hội phát sinh của bệnh dịch và Đói, suy
dinh dưỡng.
Tỉ lệ tội phạm gia tăng.Tuổi thọ thấp tại các nước có dân số tăng nhanh
Gánh nặng kinh tế
3
Số liệu ở trang 128, , Kinh tế học thế giới thứ ba, Michael Todaro, nhà xuất bản Giáo dục 1998
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 21
Đói nghèo cùng với lạm phát ở một số vùng và mức độ hình thành tư bản kém-
Lương thấp. Trong mô hình kinh tế cung và cầu, khi số lượng người lao động tăng (tăng
cung) kết quả làm hạ lương bổng (giá giảm) khi nhiều người cùng cạnh tranh cho một
công việc.
1.3.3 Nguyên nhân của sự tăng dân số
Việc tăng dân số ở các nước phát triển có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta có thể
tóm lại những nguyên nhân chính sau
Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử
Mặc dù tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển khá cao 73/1000 trẻ
các nước phát triển chỉ 12/1000 trẻ ( số liệu năm 1990). Tuổi thọ trung bình lại không
cao chỉ khoảng 57 tuổi , cá nước phát triển đen 74 tuổi. Nhưng thực thế tỉ lệ sinh ở các
nước đang phát triển lại rất cao, chỉ vài nước đang phát triển tỉ lệ sinh khoảng 25/1000
người còn lại la rất cao trong khi đó các nước phát triển không có nước nào có tỉ lệ cao
hơn con số này
4
.
Nhu cầu về lực lượng sản xuất
Ở các quốc gia đang và kém phát triển, nhất là những nơi mà khoa học kỹ thuật
chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản
xuất vẫn chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay
là chủ yếu, cộng với những nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuât, trong
xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản
xuất xã hội. Do đó mà dân số không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia .
Quan niệm lạc hậu
Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc
hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muôn sinh con trai… Điều này có thể
4
Số liệu ở trang 128, , Kinh tế học thế giới thứ ba, Michael Todaro, nhà xuất bản Giáo dục 1998
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 22
thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường
có tư tưởng sinh càng nhiều càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng
này gia đình nào cũng có 3 con trở lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người phụ
nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Ngược lại
có thể thấy ở các quốc gia phát triển phương Tây, nơi mà người phụ nữ khá bình đẳng
với nam giới và tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng lao động của xã hội thì tỉ lệ
sinh rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng
tỉ lệ sinh.
1.4 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng
1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp của các nước đang phát triển
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có được việc làm nhưng không tìm
được việc làm.
1.4.1.1 Khái quát tình trạng thất nghiệp của các nước đang phát triển
Các nước thuộc Thế giới thứ ba ngày nay đang phải đối phó với tình trạng lao động
nông thôn ồ ạt đổ ra thành thị, tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng tăng.
Nạn thất nghiệp nghiêm trọng ở thành thị đối với các nền kinh tế chậm phát triển là một
trong những triệu chứng rõ rệt nhất của tình trạng phát triển chưa thỏa đáng của họ. Tại
một loạt các nước đang phát triển, thất nghiệp công khai ở thành thị tác động từ 10%
đến 20% lực lượng lao động. Không dừng lại ở tình trạng thiếu các cơ hội việc làm hay
sử dụng không hết lao động mà còn bao gồm cả sự phân kì ngày càng tăng giữa những
thái độ tự cao và những kì vọng việc làm, đặc biệt là những thanh niên có học với
những công việc ở nông thôn và thành thị.
Xu thế việc làm và thất nghiệp từ 1960 đến 1990 đối với các nước đang phát triển có
sự chênh lệch lớn. Con số thất nghiệp tăng từ khoảng 36,5 triệu người năm 1960 đến 54
triệu người năm 1973, tức là tăng 46%. Tốc độ tăng trung bình là 3%/năm, cao hơn mức
tăng số việc làm hàng năm cùng giai đoạn. Như vậy, số thất nghiệp tăng nhanh hơn số
việc làm trong toàn bộ thế giới đang phát triển.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 23
Mức tăng nhanh trong lực lượng lao động làm tỷ tệ thất nghiệp cận biên(tỷ lệ những
người mới bước vào độ tuổi lao động không tìm được việc làm thường xuyên) tăng
nhanh. Với tốc độ gia tăng lực lượng lao động thành thị nhanh chóng khoảng từ 4% đến
7% /năm và tốc độ tăng việc làm khoảng 2,5%, nạn thất nghiệp thành thị đã đạt tới
những tỷ lệ nghiêm trọng và đôi khi mang tính khủng hoảng. Các nước Mỹ Latinh có
tốc độ tăng lực lượng lao động cao nhất trong những năm 1990 , tiếp đó là Châu Á và
châu Phi. Dựa vào những dự báo trong năm 2000, có khoảng trên 920 triệu người tìm
việc so với năm 1970, trong đó hơn 50% tập trung ở Nam Á và 25% ở Đông Á.
Về cơ cấu tuổi, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 cao gần gấp đôi tỷ lệ thất
nghiệp của toàn bộ lực lượng lao động.
1.4.1.2 Dự báo về tỷ lệ thất nghiệp
Dự tính đến năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp ở Thế giới Thứ ba là 90 triệu nhưng con số
thực tế gần gấp đôi 90 triệu lao động. Nếu tính cả số bán thất nghiệp có thể lên đến 700
triệu lao động trong những năm 1990 thất nghiệp, bán thất nghiệp hoặc năng suất thấp.
Dù chỉ là những con số xấp xỉ, nhưng chúng đã phản ánh rõ tính nghiêm trọng của vấn
đề thất nghiệp.
1.4.2 Tỷ lệ thiểu dụng lao động của các nước đang phát triển
Bên cạnh lực lượng thất nghiệp công khai còn phải tính đến một số lớn những người
mà bên ngoài “hoạt động tích cực” nhưng xét theo ý nghĩa kinh tế thì có hiệu quả sử
dụng rất thấp. Đó là sự xem xét dựa trên các khía cạnh thời gian, cường độ công việc,
năng suất.
1.4.2.1 Năm hình thức của thiểu dụng lao động
- Thất nghiệp công khai: tự nguyện (những người không làm những việc mà họ có
khả năng làm) và không tự nguyện.
- Bán thất nghiệp: những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn
- Có việc làm nhưng chỉ là hình thức:
+ bán thất nghiệp trá hình
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 24
+ thất nghiệp ẩn
+ những người về hưu non
- Những người làm việc không hiệu quả
1.4.2.2 Khái quát tình trạng thiểu dụng lao động ở các nước đang phát triển
Năm 1973, con số “bán thất nghiệp” tăng thêm 230 triệu người, thì tỷ lệ thất nghiệp
và bán thất nghiệp lên đến 29%, trong đó châu Phi có tỷ lệ thiểu dụng lao động là 38%.
Mặc dù, tỷ lệ thiểu dụng lao động ở Châu Á và Mỹ La tinh thấp hơn nhưng xét về lượng
lẫn chất của vấn đề này cũng nghiêm trọng không kém gì Châu Phi.
1.5 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô
Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái bẫy của tình trạng vòng lẫn quẫn
của nghèo đói: thu nhập thấp, đầu tư thấp, tích lũy thấp, năng suất lao động thấp.
Các yếu tố trên vừa là nhân và cũng là vừa là quả đã hình thành một vòng lẫn quẫn
làm cho nhiều quốc gia khó thoát khỏi tình trạng nghèo đói kém phát triển.
Ta thấy đa phần các nước đang phát triển đều có một sự giới hạn nhất định là tiềm
lực kinh tế mà chủ yếu là vốn và khoa học kỹ thuật. Vì vậy, trong chiến lược phát triển
các nước đang phát triển thường chọn sản xuất nông nghiệp là tiền đề, động lực để phát
triển kinh tế. Do sản xuất nông nghiệp không cần nhiều vốn, khoa học kỹ thuật thấp
nhưng hiệu quả đem lại nhanh và rõ nét. Trong nền kinh tế đang phát triển thì nông
nghiệp không chỉ cung cấp lương thực trong nước mà nó tạo ra một nguồn ngoại tệ để
mua sắm các trang thiết bị, nâng cao khoa học kỹ thuật cho các ngành sản xuất khác(
công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, ….)
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 25
1.6 Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài
Đối với nhiều nước đang phát triển, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tồn tại
dai dẳng của tình trạng mức sống thấp, thất nghiệp tăng và sự bất bình đẳng về thu nhập
ngày càng tăng chính là sự phân chia rất không bình đẳng quyền lực kinh tế và chính trị
giữa các nước giàu và nước nghèo. Chính vì vậy, các nước đang phát triển thường bị
các nước phát triển chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong mối quan hệ với các
nước phát triển.
Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các
quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương
mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công
nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường
dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục
và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước
phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất
xám và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở
các nước đang phát triển. (Muốn làm giàu, trước tiên phải có vốn. Muốn có vốn thì phải
biết tiết kiệm. Nếu công dân của các nước đang phát triển tiêu xài hoang phí, học đòi
theo các nước đã phát triển, thì làm lợi cho các nước phát triển.)
Các nước phát triển có những thế mạnh về quyền thống trị trong việc kiểm soát mô
hình thương mại quốc tế, khả năng trong việc quyết định những điều kiện mà theo đó
công nghệ, viện trợ nước ngoài và vốn tư nhân được chuyển giao cho các nước đang
phát triển. các nước giàu thường là giàu hơn với sự trả giá của các nước nghèo.
Tất cả những yếu tố: chuyển giao những giá trị,thái độ ứng xử, thể chế, chuẩn mực,
cơ cấu hoạt động, tiêu chuẩn kinh tế xã hội…của các nước giàu đem áp dụng một cách