Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Trung tâm kỹ năng sống và giá trị sống. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.11 KB, 6 trang )





Trung tâm kỹ năng sống và giá trị sống

Từ xa xưa, cổ nhân đã nói: “Nhân tri sơ, tính bổn thiện”,
con người khi sinh ra đều là bản chất lương thiện. Dưới tác
động của ngoại cảnh, và quá trình hòa nhập đã giúp con
người hình thành nhân sinh quan cho bản thân. Mỗi người một quan điểm, một tính
cách, thói quen sẽ tự xây dựng cho mình một thế giới quan riêng.

TRUNG TÂM KỸ NĂNG SỐNG
Chính vì vậy mới có cái xấu – cái tốt, cái thiện – cái ác Điều cần thiết và quan
trọng là giúp mỗi người định hình cho mình những giá trị sống tốt đẹp cũng
vớinhững kỹ năng sống để phát triển toàn diện.
1. Giá trị sống
Giá trị tạo ra địa vị, địa vị tạo ra tiền bạc – Đó có thể coi là bản chất của cuộc sống.
Giá trị là sự cộng hưởng của cái bạn làm được và được mọi người ghi nhận. Để
nhận thức được về giá trị sống, người trẻ cần biết cách Đào sâu những suy nghĩ,
hiểu biết của mình về các giá trị cuộc sống, từ đó biết được phương pháp thực tế để
phát triển những phẩm chất, đức tính tốt của bản thân; Lựa chọn và xây dựng cho
mình kỹ năng sống tích cực để hòa nhập cộng đồng với sự tôn trọng, tự tin và mục
đích rõ ràng; Thể hiện mình trong các mối quan hệ tích cực với bản thân, với người
khác, với cộng đồng và rộng hơn nữa là cả thế giới. Có 12 giá trị sống mà mỗi
chúng ta nên ghi nhớ và làm mục tiêu hướng đến cho bản thân:
Hòa bình: Hãy hiểu hòa bình đơn giản rằng mỗi người đều cảm thấy bình yên trong
tâm hồn, trong cuộc sống của bản thân thì ắt sự hòa bình sẽ tồn tại trên toàn thế
giới
Tôn trọng: Mỗi một con người là một cá thể riêng biệt, là duy nhất. Vì vậy hãy tự
trọng với phẩm chất cá nhân và tôn trọng cá tính của người khác.


Yêu thương: Không một ai là không yêu thương một người nào đó và được ai đó
yêu thương lại. Bản chất của con người là luôn cần sự yêu thương.
Hạnh phúc: Sống có mục đích, có lý tưởng và lạc quan mang giúp con người yêu
đời và hạnh phúc hơn.
Trung thực: Hãy sống đúng với bản thân và chân thành với người khác. Điều đó sẽ
giúp ta có cuộc sống thanh thản và yên bình.
Khiêm tốn: Nếu không có sự khiêm tốn, biết lắng nghe và chấp nhận quan điểm
của người khác, cuộc sống sẽ không thể bình yên.
Trách nhiệm: Trách nhiệm mang đến niềm tin và sự tín nhiệm. Người có trách
nhiệm là người trưởng thành và đúng đắn.
Giản dị: Đó là vẻ đẹp tự nhiên, sự bác ái, lòng trắc ẩn để nhận ra cái tốt đẹp ở mọi
sự vật, mọi con người.
Khoan dung: Đây chính là phương pháp để đạt tới giá trị hòa bình. Là khả năng
vượt qua khó khăn, cởi mở với mọi người, nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc
sống.
Hợp tác: Không ai có thể chỉ tồn tại một mình. Bởi vậy sự hợp tác sẽ tạo nên sức
mạnh thành công. Sự hợp tác cần có lòng can đảm, sự quan tâm và chia sẻ.
Tự do: Hãy suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề. Khi đó, tự do sẽ hiện diện trong tâm
hồn và trái tim mỗi người.
Đoàn kết: Ai cũng biết rằng đoàn kết là sức mạnh lớn lao tạo ra nhiều giá trị khác.
Tình đoàn kết được xây dựng từ thái độ không vị kỷ, sự chia sẻ và cùng chung một
lý tưởng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Kỹ năng sống
Kỹ năng sống bao gồm các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính
chuyên môn cao nhưng có tác dụng lớn trong việc hình thành tư duy, nhân cách
của mỗi người. Đó là thái độ sống, giá trị sống cơ bản Các quan niệm khác nhau
về kỹ năng sống:
Kỹ năng sống đôi khi còn được coi là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia và cuộc sống hàng ngày.
Kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần có để cuộc sống an toàn và

khỏe mạnh. Tổ chức Y tế thế giới coi kỹ năng sống là kỹ năng mang tính tâm linh
xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày
để được tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả
những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Các kỹ năng sống cơ bản:
Nhóm kỹ năng nhận thức: (Nhận thức bản thân; Xây dựng kế hoạch; Xác định
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu; Tư duy
tích cực và tư duy sáng tạo).
Nhóm kỹ năng xã hội: (Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ; Kỹ năng gia tiếp bằng
ngôn ngữ cơ thể; Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông; Kỹ năng diễn đạt
cảm xúc và phản hồi; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng ra quyết đinh ).
Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: (Kỹ năng làm chủ cảm xúc; Phòng chống stress;
Kiềm chế sự tức giận ).
Nhóm kỹ năng xã hội: (Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Kỹ năng đồng cảm; Kỹ năng
quan sát; Kỹ năng kiên định; Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng ).
Nhóm kỹ năng nghề nghiệp: (Khám phá bản thân; Khám phá sở thích và hứng thú;
Định hướng nghề nghiệp…).

×