Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.54 KB, 82 trang )

Nội dung của môn học/mô đun: Bài 6. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Giới thiệu: Bài 6 giới thiệu giới thệu chi tiết về vùng du lịch Bắc Trung
Bộ bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sơng ngòi, dân cư, các đặc trưng về
vùng du lịch Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị
du lịch, trung tâm du lịch, các tuyến du lịch ở trong vùng này. Người học nắm
bắt được cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng và nắm được những đặc
trưng về hoạt động du lịch.
Mục tiêu: bài 6 giúp cho người học nắm được các điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch của vùng du lịch này. Vùng này có một
trung tâm du lịch rất nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngồi nước tới đây đó
là thành phố Huế với 2 di sản văn hóa thế giới, một là văn hóa vật thể, một là
văn hóa phi vật thể, ngồi ra trong vùng cịn có một di sản thiên nhiên thế giới
ở tỉnh Quảng Bình. Qua bài này người học có thể vận dụng những kiến thức đã
học vào vào bài thuyết trình của mình. Kiến thức môn học bài 6 sẽ hỗ trợ nhiều
cho những môn học chuyên ngành khác như Tuyến điểm du lịch hay Tour
Miền Trung. Người học có thể vận dụng kiến thức của bài vào học động hướng
dẫn du lịch của mình sau này.
Nội dung chính:
Bài 6. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
1.Khái quát
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên 51.456 km vng,
dân số 11 triệu, Chiếm 16% diện tích, 12% dân số cả nước. Phía Bắc giáp

91


đồng bằng sông Hồng, Trung Du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp Lào, phía
Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Đơng giáp Biển đơng.
Vùng này có 1.294 km biên giới với Lào, Bờ biển dài 670km có các cửa
khẩu: Cầu Treo, Lao Bảo, Na Mèo, Nậm Cắn, Cha Lo.


2.Tài nguyên du lịch
2.1 tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.Địa hình
- Vùng Bắc Trung Bộ 70% là đồi núi. Địa hình chia 3 dải: dải đồi núi
(phía Tây); giải đồng bằng (giữa); dải bờ biển (phía Đơng).
- Dãy đồi núi phía Tây gồm các núi chạy song song hoặc so le, chạy dọc
biên giới Việt –Lào. Núi có độ cao trên 1000m (núi Phu Hoạt: 2.452m; núi Pu
Xai Lai Leng: 2.711m; núi Rào Cỏ: 2.235m…).Bên cạnh đó có nhiều nhánh
đâm ngang ra biển: đèo Ngang, Hải Vân…
- Đồng bằng nhỏ hẹp, kéo dài từ Bắc vào Nam: đồng bằng Nghệ Tĩnh
(8.500 km2), Thanh Hóa (2.900 km2),…
- Dải bờ biển dài 670 km, có nhiều vũng vịnh, khúc khủy, có nhiều bãi
tắm đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh
Dương, Lăng Cơ,…
- Ngồi khơi có nhiều đảo: hòn Ngư, Hòn Mê, Cồn Cỏ…còn giữ được
nhiều vẻ hoang sơ, có tính đa dạng sinh học cao, có ý nghĩa về kinh tế, du lịch,
quốc phịng.
- Trong vùng có khối đá vơi Kẻ Bàng: cao 800 -1.000m , rộng 10.000km
vuông với nhiều hang động nổi tiếng: Phong Nha, Sơn Đoòng, Thiên
Đường….
92


2.1.2. Khí hậu
- Gió mùa phức tạp: gió mùa Đơng Bắc, Tây Nam, tạo ra khí hậu khắc
nhiệt. Trong năm mùa lạnh kéo dài 4 tháng (từ tháng 12 – 3) nhiệt độ trung ình
dưới 20 độ C. Mùa hè nóng từ tháng 4 -10, có 50 -55 ngày gió Lào khơ nóng.
Lượng mưa trên 2000mm/năm, số ngày mưa 140 -150 ngày, phân bố không
đều giữ các địa phương.
2.1.3. Nguồn nước

- Những con sơng chính: sơng Mã, sơng Cả, sơng Ranh, sông Nhật Lệ,
sông Bến Hải, sông Hương…hầu hết sông ngắn và dốc, có những con sơng nổi
tiếng về vẻ đẹp và du lịch.
-Bên cạnh đó vùng này có những hồ lớn: hồ Kẻ Gỗ, hồ Cửa Đạt, hồ Bàu
Tró…có giá trị lớn trong kinh tế và du lịch. Ở vùng ven biển có hệ thống đầm
phá với tính đa dạng sinh học cao, có giá trị về kinh tế, môi trường và đặc biệt
là du lịch: Phá Tam Giang - đầm Cầu Hai (dài 68km, diện tích 22.000ha) đây là
đầm phá lớn nhất Đơng Nam Á.
Ngồi ra có nguồn nước khống , nước nóng với sự đa dạng phung phú về
thành phần hóa học, các nguyên tố vi lượng,.. có giá trị cao trong chữa bệnh và
du lịch như: nước khống Sơn Kim (Hà Tĩnh), nước khống Bang (Quảng
Bình), nước khoángThanh Tân, Mĩ An (Thừa Thiên Huế),..
2.1.4. Tài nguyên sinh vật
- Bắc Trung Bộ có 2,9 triệu ha rừng (74% rừng tự nhiên) với hệ sinh học
đa dạng cao. Có một vùng dự trữ sinh quyển thế giới (Tây Nghệ An) và 5/31
vườn quốc gia Việt Nam: Bến En, Phù Mát, Vụ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng,
Bạch Mã. Trong đó vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công

93


nhận là di sản thiên nhiên thế giới (vào năm 2003). Có hàng loạt các khu bảo
tồn thiên nhiên như: Phù Lng – Thanh Hóa, Pù Huống – Nghệ An, Kẻ Gỗ Hà Tĩnh và rừng văn hóa lịch sử mơi trường (đền Bà Triệu, Hàm Rồng, Lam
Sơn…).
-Vùng này có nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá
Nhảy, Cảnh Dương, Lăng Cô,…
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị gia nổi tiếng như:
Hồ chí Minh, Nguyễn Du,… là nơi sinh sống của 25 dân tộc thiểu số, điển hình
là dân tộc: Thái, Mường, Chứt, Tà Ơi, Vân Kiều,… Đây là nguồn tài nguyên

nhân văn có giá trị cao trong hoạt động du lịch.
2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
-Đây là vùng trải qua nhiều gia đoạn biến động phức tạp, nên vùng này
đứng thứ 2 về di tích lịch sử văn hóa trong đó có 8 di tích được cơng nhận là Di
sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử đặc biệt: thành Nhà Hồ, dân ca Ví Dặm
Nghệ Tĩnh, cố đơ Huế, Nhã Nhạc cung đình Huế,…
- Là vùng người Việt cổ sinh sống lâu đời, Các di chỉ: núi Đọ, Đông Sơn,
Đa Bút, Bàu Tró… được khai thác trong hoạt động du lịch.
- Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều di tích – lịch sử ghi dấu chiến công
chống giặc ngoại xâm: Hàm Rồng, Ngã ba Đồng Lộc, thành cổ Quảng Trị, Khe
Sanh, địa đạo Vĩnh Mốc…Các di tích lịch sử nơi tưởng niệm các danh nhân,
chính trị - văn hóa: Khu lưu niệm Hồ Chí Minh ở Kim Liên – Nam Đàn, khu
lưu niệm Nguyễn Du ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), khu lưu niệm Trần Phú ở Đức
Thọ (Hà Tĩnh), khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu ở Huế..

94


- Vùng Bắc Trung Bộ cịn là trung tâm tơn giáo tín ngưỡng của Miền
Trung, nơi cịn lưu giữ nhiều cơng trình kiến trúc nghệ thuật: đình, đền, chùa,
nhà thờ có giái trị cao trong hoạt động du lịch: chùa Thiên Mụ, Thiền Viện
Bạch Mã, nhà thờ La Vang, …
- Các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh có giá trị cao
trong du lịch: thành Nhà Hồ, thành Đồng Hới, thành cổ Quảng Trị, động Từ
Thức, biển Nhật Lệ,…
2.2.2.Lễ hội
Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều lễ hội đặc sắc: Lễ hội đua thuyền, cầu ngư,
thả diều…Những lễ hội mang tính cung đình chỉ có ở Huế: lễ Tế Nam Giao,
Hổ Quyền, lễ hội Điện Hòn Chén.
2.2.3.Làng nghề

Bắc Trung Bộ có nhiều làng nghề truyền thống với hàng trăm năm lịch
sử: Chiếu cói (Nga Sơn), đúc đồng (Trà Đúc- Thanh Hóa), làng nón (Huế)…
2.2.4 Các tài nguyên nhân văn khác
- Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của nhiều dân tộc, có 25 dân tộc anh em sinh
sống như: Thái, Mường, Mông, Chứt, Thổ, Bru, vân Kiều,… nên có nhiều
truyền thống văn hóa đặc sắc thể hiện trong lối sống, trang phục, nhà cửa, nghề
thủ công,…
- Bắc Trung Bộ có nhiều làm điệu dân ca đặc sắc: Ví Dặm, nhã nhạc cung
đình Huế (văn hóa phi vật thể thế giới),..
- Bắc Trung Bộ có Ẩm thực phong phú, đặc sắc: nem chua, cháo lươn, kẹo
cu đơ, cơm hến, chè…
3.Thực trạng phát triển du lịch
95


3.1 Khách du lịch
Những năm gần đây hoạt động du lịch của vùng phát triển mạnh, số lượng
khách tăng nhanh, năm 2015 số lượng khách đạt 22, 6 triệu lượt.
+ Khách quốc tế đến tăng nhanh, năm 2015 đạt 2,4 triệu lượt, nhất là ở
Thừa Thiên Huế (chiếm 63% cả vùng).
+ Khách nội địa đến vùng này tăng nhanh hơn khách quốc tế, năm 2015
đạt 20 triệu lượt, đến Nghệ An đông nhất (chiếm 43,8% của vùng).
3.2. Tổng thu du lịch
Tổng thu du lịch năm 2015 đạt 30,3 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 4,2 lần, chiếm
9% tổng thu du lịch cả nước, đây là con số khiêm tốn so với tiềm năng, do dịch
vụ còn nghèo nàn, đặc biệt là vui chơi giải trí.
3.3.Cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các
khách sạn resort 4 – 5 sao ngày càng nhiều, chủ yếu tập trung ở Huế, Nghệ An,
Thanh Hóa.

3.4.Lao động
Năm 2015 lao động du lịch của vùng Bắc Trung bộ là 37,2 nghìn người,
chiếm 6% so với lao động du lịch cả nước. Đội ngũ lao động ngày càng được
nâng cao về trình độ đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch.
4.Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
4.1.Sản phẩm đặc trưng
Du lịch di sản, du lịch biển đảo, du lịch tham quan và tìm hiểu văn hóa,
lịch sử lối sống của địa phương, du lịch sinh thái.
96


4.2.Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
- Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên – Nam Đàn,
ngã ba Đồng Lộc, cửa khẩu cầu Treo, núi Hồng – sơng Lam,..
- Quảng Bình – Quảng Trị gắn với Phong Nha – Kẻ Bàng, cửa Tùng, cửa
Việt, cồn Cỏ, Lao Bảo, các di tích chiến tranh chống Mĩ,..
- Thừa Thiên Huế gắn với Cố Đô, Nhã Nhạc, Lăng cô, Cảnh Dương, Phá
Tam Giang, Bạch Mã,..
5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia
5.1 Các khu du lịch quốc gia
5.1.1. Khu du lịch quốc gia Kim Liên: Nam Đàn
- Khu du lịch quốc gia Kim Liên cách thành phố Vinh 13 km theo quốc lộ
49, cách Hà Nội 300 km về phía Nam, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Là một trong 4 di tích quan trọng nhất về Bác Hồ, nơi lưu giữ
những kỷ niệm thời thơ ấu của Bác và những người thân của Bác. Tồn bộ diện
tích là 205 ha, các điểm di tích cách nhau từ 2 km đến 10km.
- Cụm di tích làng Chùa (Hoàng Trù): nơi sinh của Bác. Tại đây có 2 ngơi
nhà tranh, 1 ngơi nhà ngói, mỗi ngơi nhà đều có những kỷ vật thiêng liêng thời
thơ ấu của Bác, Năm 1957, Người đã trở về đây sau nửa thế kỷ ra đi tìm đường
cứu nước. Tại cụm di tích cịn có nhà cụ Hồng Dường và bà Nguyễn Thị Kép

(ơng bà ngoại của Bác Hồ), có nhà thờ chi nhành họ Hồng.
- Cụm di tích Làng Sen (cách làng Chùa 2km): nơi Bác sống thời thiếu
niên, đó là nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc. Nơi đây cịn có những di tích: Giếng Cốc,
lị rèn Cố Điền, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm (ông nội Bác), nhà thờ họ Nguyễn
Sinh, nhà thầy Vương Thúc Quí (thầy dạy học Bác thời niên thiếu),..

97


- Khu mộ bà Hoàng Thị Loan: ở động Tranh trên núi Đại Huệ, được
khánh thành vào nhịp kỷ niệm 95 năm ngày mất của Bác (ngày 19/5/1985)
5.1.2. Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm
- Cách thành phố Hà Tĩnh 20km về phía Đơng Nam theo quốc lộ 1A.
Trương truyền Vua Hùng thứ 13 khi qua đây nghe sóng, gió, hàng thông reo cứ
nghỡ là tiếng đàn trời, vua ra lệnh cho quân leo lên núi viết vào 3 chữ: Tiên
Cầm Sơn (núi đàn trời). Hoặc trương truyền Hồ Quí Li bị quân Minh bắt giam
ở đây nên gọi là Thiên Cầm (trời giữ).
- Bãi biển Thiên Cầm: dài 10km, đẹp, cát trắng phau, phía xa là đảo Hịn
Én, Hịn Bớ.
- Núi Thiên Cầm: cao 108m, trên núi có đền Cấm Sơn xây dựng từ thế kỷ
13, cách chân núi khơng xa là chùa n Lạc cổ kính được xây dựng tư thế kỷ
8. Cách 10km là hồ Kẻ Gỗ phong cảnh hữu tình , có sóng như biển, thu hút du
khách.
5.1.3. Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
- Vị trí: huyện Bố trạch, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cách thành
phố Đồng Hới 50km, cách Hà Nội 500km.
- Phong Nha – Kẻ Bàng nằm khu vực núi đá vơi diện tích 200.000 ha
thuộc địa phận Việt Nam, vườn quốc gia Kẻ Bàng diện tích 195.400 ha,
khoảng 300 hang động, sơng ngầm,...
- Động Phong Nha: có 7 cái nhất: hang nước dài nhất, hang cao và rộng

nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và
kỳ ảo nhất, hang khổ rộng và đẹp nhất, dịng sơng ngầm dài nhất.

98


- Động Tiên Sơn: là động khô, dài 980m, với độ cao 200m, nằm kề động
Phong Nha
- Động Thiên Đường: với độ cao 360m, dài 31,4 km là động khô dài nhất
Châu Á, cao 40 -100m, rộng 30 -150m, nhiệt độ trong động là 20 - 21 độ C
- Hang Sơn Đng: hang “ đẹp khơng thể tin”, hang lớn bậc nhất thế giới ,
có nhiều kỳ quan. Dài 6,5 km, vịm hang 200m, rộng 80m .
Được UNESCO cơng nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di tích quốc
gia đặc biệt, lượng khách đến tham quan đã tăng đột biến.
5.1.4. Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương
- Lăng Cô: Là vịnh thứ 3 (sau Hạ Long và Nha Trang) ở Việt Nam được
World Bays bình chọn là 1 trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới. Lăng Cô nằm cạnh
đèo Hải Vân một thẳng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam. Biển lăng cơ có dải san hơ,
có tơm hùm, mực, ghẹ,.. phù hợp du lịch nghỉ biển, thể thao, lặn biển,..
Trong khu vực này cịn có hịn Sơn Trà, dãy núi Bạch Mã, Lăng Cơ nằm
trên tuyến du lịch xuyên Việt, cách Dà Nẵng khoảng 30 km, một phần trong
“con đường di sản Miền Trung” .
- Cảnh Dương: là một trong những vùng biển đẹp nhất của Huế, cách Huế
55km, phù hợp du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển,..
5.2 Các điểm du lịch quốc gia
5.2.1. Điểm du lịch quốc gia thành nhà Hồ
- Vị trí: xã Vĩnh Tiến & Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là
di sản văn hóa thế giới và là di tích quốc gia đặc biệt. Cịn có tên gọi khác là:
thành An Tôn, thành Tây Đô, thành Tây Giai, thành Tây Kinh, được xây dựng


99


vào năm 1397 do Hồ Quí Ly chủ trương. Thành rộng 155,5 ha, vùng đệm là
5000 ha.
- Thành Nội: hình vng chiều dài là 8750,5 m, mặt ngồi của thành Nội
được xây bằng 7 hàng đá xếp ngang, 2 hàng chìm dưới đất làm móng. Cổng
thành được xây cửa cuốn bằng đá. Cổng Tiền (cổng phía Nam) gồm 3 cửa cuốn
dài 33,8 m, cao 9,5m, rộng 15,17m, các phiến đá đặc biệt lớn (dài 7m, cao
1,5m, nặng 7 tấn). các cổng khác chỉ có 1 cửa. các cung điện phía trong khu
vực thành bị phá hủy hết.
Thành được xây bằng đá, độc đáo có qui mơ lớn đã tồn tại hơn 600 năm,
là kinh đô Đại Việt từ 1397 đến 1407.
5.2.2. Điểm du lịch quốc gia Ngã Ba Đồng Lộc
- Vị trí: xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mịn
Hồ Chí Minh, gắn với sự hi sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong trong
kháng chiến chống Mỹ. Diện Tích 50ha, nằm gọn trong thung lũng hình tam
giác, là đường giao thơng quan trọng, trở thành tọa độ chết bị bom đạn Mỹ cày
xới hàng ngày.
Để ghi dấu tội ác chiến trang của giặc Mỹ và ca ngợi chiến công của 10 cô
gái thanh niên xung phong, nhà nước đã xây dựng tượng đài tưởng niêm tại
đây và truy tặng anh hùng cho 10 cô gái.
5.2.3. Điểm du lịch quốc gia Khu lưu niệm Nguyễn Du
- Gồm quần thể dòng họ Nguyễn Tiên Điền, gồm: đền thờ Nguyễn
Nghiễm (thân phụ của Nguyễn du), khu lưu niệm Nguyễn Du, đền thờ TS.
Nguyễn Huệ (bác ruột của Nguyễn Du)…

100



- Bước qua cổng là vườn cây xanh tốt nơi buộc ngựa của dịng họ Nguyễn
300 trước. Trước sân có tượng Nguyễn Du bằng đồng cao 1,5m , bệ tượng cao
2,5m.
- Bàn thờ Nguyễn Du bài trí đơn sơ, bên phải nhà thờ là trung tâm văn hóa
Nguyễn Du (xây năm 2004), trong đó có 2000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du
và dòng họ Nguyễn Tiên Điền (nghiêm mực, chén uống trà, uống rượu, móc
treo áo,…
Nguyễn Du được UNESSCO cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới,
truyện Kiều là kiệt tác văn chương, là tinh hoa văn hóa của dân tộc.
5.2.4. Điểm du lịch quốc gia thành phố Đồng Hới
Đồng Hới là thành phố tỉnh lị của Quảng Bình, nằm bên sơng Nhật Lệ,
cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 1 km.
Từ năm 1964 trở về trước Đồng Hới còn nguyên vẹn tòa thành cổ, với
những dãy phố nhỏ, như “Paris thu nhỏ” hay “ thị xã hoa hồng”.
Thành cổ được xây bằng gạch thời Gia Long (1824), thành hình vng
chu vi 1.860m, cao 4m, 3 mặt (Đơng, Nam, Bắc) có 3 cửa cuốn thơng ra ngồi
bằng 3 cây cầu gạch, bốn phía thành đều có hào sâu đầy nước. Mặt tiền của
thành hướng về phía Tây với cơng trình đẹp mang tên “ Quảng Bình Quan” (là
di tích lịch sử quốc gia). Tô thêm vẻ đẹp cho thành là dịng sơng Nhật Lệ
(thắng cảnh xếp hạng quốc gia).
- Di tích lịch sử quốc gia: Quảng Bình Quan, bến đò Mẹ Suốt, thành lũy
Đào Duy Từ .
5.2.5. Điểm du lịch quốc gia thành cổ Quảng Trị

101


- Nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về
phía Đơng, cách sơng Thạch Hãn 500m về phía Nam
-Thành cổ thời Gia Long được đắp bằng đất để trấn giữ phía Bắc kinh đô

Phú Xuân, thời Minh Mạng được xây bằng gạch.
- Kiến trúc theo hình Vơ Băng, chu vi thành 2.160m, tường cao 4m, dày
(chân tường 12m – đỉnh 0.65m), 4 góc nhơ ra ngồi tường là 4 pháo đài canh
giữ, bên ngồi có hệ thống hào sâu bao quanh (sâu 3,2 m, rộng 18,4 m). Thành
có 4 cửa nằm chính giữa mặt thành (Tiền, Hậu, Tả, Hữu), xây bằng vòm cuốn,
vòm làm bằng gỗ lim, mỗi cửa rộng 3,4 m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp
ngói âm dương.
- Chiến trường Quảng Trị 81 ngày đêm (từ ngày 28/6/1972 - 16/9/1972),
được xem là chiến trường khốc liệt nhất, nơi xảy ra những cuộc đụng độ nảy
lửa giữa ta và địch. Mĩ ném khoảng 328.000 tấn bom xuống đây, tương đương
7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hirosima.
Thành cổ Quảng Trị từng là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của
Quảng Trị trong suốt 140 năm, từ 1809 đến 1945. Nay thành cổ Quảng Trị là
điểm hẹn truyền thống của mọi thế hệ và niềm kính phục bạn bè trên thế giới.
5.2.6. Điểm du lịch quốc gia Bạch Mã
- Bạch Mã là ngọn núi thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc, cách
thành phố Huế 60km về phía Nam, có độ cao 1.444m. Là nơi nghỉ mát của
Pháp với 139 biệt thự, nhiệt độ trung bình nơi này là 18 -23 độ C. Bạch Mã là
“chốn bồng lai tiên cảnh”, trên đỉnh núi là một biển mây kỳ ảo. Đứng trên đỉnh
có thể thấy tồn cảnh cố đơ Huế, đèo Hải Vân , vịnh Chân Mây, đầm Cầu
Hai,…

102


- Bạch Mã có nhiều cảnh quan kỳ diệu: Thác Bạc với độ cao 1.000m, ,
thác Trĩ Sao (có thể gặp chim Trĩ sao ở đây), thác Ngũ Hổ, thác Đỗ Quyên (hoa
Đỗ Quyên nở rực vào mùa hè). Vườn quốc gia Bạch Mã là nơi giao thoa giữa 2
luồng thực vật Bắc và Nam, động thực vật rất phong phú, đa dạng
5.3. Các trung tâm du lịch và Đô thị du lịch quốc gia.

5.3.1 Trung tâm du lịch Huế
- Huế là một trong những trung tâm du lịch quan trọng nhất nước ta. Huế
hấp dẫn du khách trước hết bởi vẻ đẹp quyến rũ của “phong cảnh thủy mặc”
mà thiên nhiên đất trời ưu ái cho.
- Cùng với sông Hương , núi Ngự cao 102m: là món q vơ gia mà thiên
nhiên ban tặng cho Huế, là yếu tố minh đường và tiền án của kinh thành Huế.
Huế còn được mệnh danh là thành phố nhà vườn: nhà vườn rộng lớn của
Nam Giao, Bến Ngự, Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Bao Vinh,..là những khu
vườn chi chít tán cây cổ thụ. Nhà vườn nguyên là phủ đệ của các ơng Hồng,
bà chúa, hồng thân quốc thích triều Nguyễn.
-Cụm di tích kinh thành Huế: Kinh thành được xây dựng năm 1805 thời
vua Gia Long hoàn thành năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. gồm nhũng
cơng trình nổi tiếng: Kì Đài, trường Quốc Tử Giám, điện Long An, bảo tàng mĩ
thuật Cung Đình Huế, viện Cơ Mật, cửu vị Thần Cơng,…
- Hoàng Thành nằm trong kinh thành Huế để bảo vệ cung điện, miếu thờ
tổ tiên nhà Nguyễn, gồm có: Ngọ Mơn, điện Thái Hịa, Triệu Tổ Miếu, Hưng
Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các,…
- Tửu Cấm Thành nằm trong Hồng Thành có: Điện Kiến Trung, điện Cần
Chánh, Thái Bình lâu, Duyệt Thị Đường,..
103


- Cụm di tích ngồi Kinh Thành: Lăng tẩm, chùa chiền,…nổi bật là chùa
Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, Khải Định, cung An Định…
Quần thể di tích cố đơ Huế là di sản văn hóa thế giới (được UNESCO
cơng nhận năm 2003) cùng với di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại là Nhã Nhạc Cung Đình Huế.
5.3.2. Trung tâm du lịch Vinh
- Thành phố Vinh làThủ phủ tỉnh Nghệ An, nằm ở vị trí giao thơng thuận
lợi: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam đi qua, có sân bay Vinh.

- Thành phố Vinh hấp dẫn du khách bởi một quần thể di tích tiêu biểu:
+ Danh thắng núi Quyết,…
+ Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng quan khu 4, bảo tàng Tổng Hợp
Nghệ An
+ Công viên Nguyễn Tất Thành, công viên Trung Tâm…
- Đặc sản: cháo Lươn, cam Vinh,..
-Lễ hội: lễ hội đền Hịng Sơn,..
5.3.3. Đơ thị du lịch Cửa Lị:
- Cách Vinh 20km về phía Đơng Nam, là đơ thị du lịch biển Cửa Lị, Có
8km bờ biển với cát trắng mịn, rừng phi lao bạt ngàn chắn cát.
- Có 3 đảo ven bờ: đảo Ngư, đảo Mắt, đảo Lan Châu, ở đây có nguồn hải
sản phong phú.
- Loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng…
5.3.4. Đô thị du lịch Sầm Sơn

104


- Cách thành phố Thanh Hóa 16 km theo quốc lộ 47, cách Hà Nội 166 km
về phí Nam, cách thành phố Vinh 146 km về phía Bắc.
- Sầm Sơn có bãi biển đẹp, cát trắng, độ dốc vừa phải thích hợp du lịch
tắm biển, nghỉ dưỡng: Pháp đã khai thác vào năm 1906, vua Bảo Đại từng có
biệt thự ở đây
- Phong cảnh: có dãy núi Trường Lệ từ đất liền chạy ra biển phủ xanh bởi
cách rừng thông, phi lao, Cổ Giải là nơi núi tiếp xúc với biển, trên núi có ngơi
đền Độc Cước trong đền có pho tượng nửa người và dấu vết chân khổng lồ tạc
vào đá. Cách xa Độc Cước 1 km là hòn trống mái, phía xa Sầm Sơn có đảo hịn
Đầu Voi, trên đỉnh có chùa Cơ Tiên (Bác Hồ đã từng về thăm nơi này).
5.4 Tuyến du lịch
- Huế - Vinh – Thanh Hóa – Hà Nội

Là tuyến du lịch quốc gia quan trọng nhất, theo quốc lộ 1A, đường sắt,
đường Hồ Chí Minh. Các điểm tham quan chính:
+ Thành cổ Quảng Trị
+ Phong Nha – Kẻ Bàng
+ Ngã Ba Đồng Lộc
+ Khu lưu niệm Nguyễn Du
+ Khu di tích Kim Liên, Cửa Lò
+ Thành nhà Hồ
- Huế - Đà nẵng – Qui Nhơn – thành phố Hồ Chính Minh
Theo quốc lộ 1A,với các điểm tham quan chính:
+ Cố đơ Huế
105


+ Lăng Cô – Cảnh Dương, Bạch Mã.
+ Hội An
+ Vân Phong – Đại Lãnh.
+ Nha Trang
+ Ninh chữ, Mũi Né
+ Thành phố Hồ Chí Minh
Huế -Đơng Hà –Đồng Hới – Phong Nha, với các điểm dừng chân chính:
+ Huế
+ Đơng Hà, cửa khẩu Lao Bảo
+ Phong Nha- Kẻ bàng.
Ngồi ra cịn có các tuyến du lịch liên vùng và quốc tế.
Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:
- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Học sinh – sinh viên đã học
các môn cơ sở ngành, có kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử Việt Nam
- Các bước và cách thức thực hiện công việc: Học trên lớp, đọc tài liệu,
thảo luận nhóm, thuyết trình

- Bài tập thực hành của học sinh sinh viên:
Câu hỏi:
1.Vùng du lịch Bắc Trung bộ bao gồm những tỉnh, thành phố nào?
2.Vùng du lịch này có những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nổi
tiếng nào?
3.Hãy kể những khu du lịch, trung tâm du lịch, đô thị du lịch, điểm du lịch
của vùng này?
106


Thuyết trình:
1. Trung tâm du lịch Huế (di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đơ
Huế)?
2. Trung tâm du lịch Vinh
3. Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng?
4. Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị.
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
+ Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung bộ
+ Những tài nguyên du lịch tiêu biểu của vùng
+ Những khu du lịch của vùng
+ Trung tâm du lịch của vùng
+ Đô thị du lịch của vùng
+ Các điển du lịch tiêu biểu của vùng
+ Các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng của vùng du lịch này
- Ghi nhớ:
+ Vị trí địa lý của vùng du lịch này
+ Các khu du lịch, điểm du lịch, trung tâm du lịch, đô thị du lịch của vùng
+ Các tài nguyên du lịch của vùng du lịch này.
+ Trung tâm du lịch Huế
+ Trung tâm du lịch Vinh

+ Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng
+ Các di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế giới: Quần thể di
tích cố đơ Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phong Nha –Kẻ Bàng.

107


Nội dung của môn học/mô đun: Bài 7. Vùng du lịch duyên hải Nam
Trung Bộ
Giới thiệu: Bài giới thiệu giới thệu chi tiết về vùng du lịch duyên hải
Nam Trung Bộ bao gồm: Các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du
lịch, trung tâm du lịch. Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ có hai di sản
văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn kết hợp với 3 di sản ở vùng du lịch Bắc
Trung Bộ tạo thành con đường di sản miền Trung là sản phẩm du lịch rất hấp
dẫn du khách. Vùng du lịch này rất quan trọng trong họa động du lịch của đất
nước.
Mục tiêu
Giúp người học nắm vững kiến thức, tài nguyên về vùng du lịch này từ đó
vận dụng những kiến thức này vào hoạt động hướng dẫn du lịch, kiến thức này
cũng hỗ trợ cho những môn học chuyên ngành khác như môn tuyến điểm du
lịch, môn đi thực tế miền Trung và nó giúp ích rất nhiều cho công việc hướng
dẫn du lịch sau này của họ.
Nội dung chính:
Bài 7. Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
1.Khái quát
Vùng du lịch Duyên Hải Nam trung Bộ là dải đất phía Nam của Miền
Trung gồm 8 tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng đón bình minh sớm
nhất nước vì có điểm cực Đơng nước ta. Phía Đơng giáp với biển đơng dài
1290km, phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Tây giáo Lào, phía Nam giáp


108


vùng du lịch Đơng Nam Bộ. Có 4 huyện đảo: Trường Sa, Hồng Sa, Lý Sơn,
Phú Q.
2.Tài ngun du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Địa hình
- Vùng đất này có địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng.
- Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh kín gió, nhiều bãi biển đẹp như:
Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bán đảo Phương Mai (Bình Định), bán đảo hịn
Gốm (Khánh Hòa), vịnh Dung Quất, vịnh Xuân Đài, vịnh Vân Phong, vịnh
Cam Ranh; bãi biển: Non Nước, Mĩ Khê, Đại Lãnh, Dốc Lết, Ninh Chữ, Cà
Ná, Mũi Né,..
2.1.2. Khí hậu:
Thích hợp cho hoạt động du lịch quanh năm nhiệt độ trung bình 21 độC,
phân hóa theo 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng phía Bắc: Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, thường có lượng
mưa lớn, mỗi năm có vài cơn bão vào tháng 9 – tháng 11.
Tiểu vùng phía Nam gồm các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, lượng
mưa ít hơn nhiều.
2.1.3. Nguồn nước
- Hệ thống sơng ngịi khá dày: sơng Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba (sông
Đà Rằng), sông Trà Khúc, sơng Cái Phan Rang, sơng Cơn (tỉnh Bình Định),
sơng Cái (tỉnh Khánh Hòa),…

109



- Nước khống: Vĩnh Hảo (tỉnh Bình Thuận); Hội Vân (tỉnh Bình Định);
Thạch Bích (tỉnh Quảng Ngãi); Đảnh Thạnh (tỉnh Khánh Hịa)..
2.1.4 Sinh Vật:
- Vùng có diện tích rừng lớn 2 triệu ha
- Vườn quốc gia: Núi Chúa, Phước Bình (Ninh Thuận)
- Khu dự trữ sinh quyển Thế giới: Cù Lao Chàm
- Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên: Bà Nà, Sơn Trà, Nam Hải Vân, Krông
Trai, Vũng Rô (Phú Yên), núi Ơng, Tà Kou (Bình Thuận)
2.1.5. Tài ngun du lịch biển đảo
- Bờ biển dài 1290km, thủy hải sản dồi dào
- Có nhiều bán đảo vũng, vịnh đẹp: Nha Trang (là một trong 30 vịnh đẹp
nhất thế giới), ..
- Có nhiều cảng nổi tiếng: Đà nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh…
- Có nhiều bãi biển đẹp: Non Nước, sa Huỳnh, Dốc lết, Cà Ná…
- Có nhiều đảo và quần đảo, với 4 quần đảo (Huyện đảo): Hoàng Sa (Đà
Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hịa), Phú Q (Bình Thuận).
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
- Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đất con người cư trú từ lâu đời. Bề
dày lịch sử vùng này có thể thấy qua các di chỉ khảo cổ như: di chỉ khảo cổ Sa
Huỳnh, di chỉ Gị Đá (Sơn Tịnh – Quảng Ngãi), di chỉ Bình Châu (Bình Sơn Quảng Ngãi), di chỉ Diên Khánh, Hịn Tre (Khánh Hòa),…

110


- Nhiều di sản văn hóa: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (được UNESCO
cơng nhận là di sản văn hóa thế giới), kinh đơ Trà Kiệu (Duy Xun – Quảng
Nam), Bảo Tàng Chăm. Quần thể di tích tiêu biểu cho nghệ thuật Chăm: Tháp
chăm: tháp PônaGar, tháp Nhạn, tháp Cánh Tiên, …
- Các di tích lịch sử – văn hóa của vùng này: bảo tàng Quang Trung, di

tích trường Dục Thanh, di tích Sơn Mỹ, chùa Phổ Đà, chùa Linh Ứng, chùa
Cầu,…
- Các danh thắng nổi tiếng của vùng có: Cù Lao Chàm, Ghềnh Đá Dĩa,
Hịn Chồng, Mũi Né, Bà Nà Hill, đèo Hải Vân,…
2.2.2. Lễ hội
Vùng du lịch này có nhiều lễ hội rất phong phú, vừa có lễ hội của người
Việt, vừa có các lễ hội của các lễ hội đặc trưng của dân tộc Chăm: Lễ hội Tây
Sơn, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội tháp bà PơnaGar, Lễ hội Ka Tê, …
Ngồi ra cịn có các lễ hội hiện đại: Festival di sản Quảng Nam, lễ hội
pháo hoa Đà Nẵng, festival biển Khánh Hòa,..
2.2.3.Làng nghề
Vùng du lịch Nam Trung Bộ có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng và đã
tham gia vào trong hoạt động du lịch như: Làng nghề đá Mỹ Nghệ non nước,
Gốm Thanh Hà, Gốm Bàu Trúc, làng diệt thổ cẩm Chăm Mĩ Nghiệp,…
2.2.4 Các tài nguyên nhân văn khác
- Là nơi hội tụ văn hóa Việt – Chăm, là vùng có nhiều dân tộc sinh sống:
Hrê, Chơ Ru, Xơ đăng, ê Đê,…có nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của
từng dân tộc.
- Loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc: hát Bội, hát Tuồng, hát Chòi…
111


- Ẩm thực: mỳ Quảng, nho Ninh Thuận, nem Ninh Hòa, nước mắm Phan
Thiết, tỏi Lý Sơn,
3.Thực trạng phát triển du lịch
3.1.Khách du lịch
Khách du lịch đến vùng này ngày càng đông, năm 2015 là 22 triệu lượt,
khách du lịch quốc tế là 4,9 triệu lượt (2015), thị trường khách quốc tế đa dạng:
Đông Âu, Tây Âu, châu Á,..
3.2.Tổng thu du lịch

Tổng thu du lịch tăng nhanh, năm 2015 đạt 37 nghìn tỉ chiếm 11% tổng
thu du lịch cả nước.
3.3.Cơ sở lưu trú du lịch
Đáp ứng nhu cầu du khách, sơ sở lưu trú tăng nhanh và mạnh cả về chất
lượng và số lượng, năm 2015 có 2.301 cơ sở lưu trú. Có nhiều khách sạn,
resort 4 -5 sao ven biển, núi đã mọc lên: khách sạn 5 sao Furama rerort (Đà
Nẵng), Palm Gardeen resort (Hội An), Vin pearland (Nha Trang),..
3.4.Lao động
Trong những năm vừa qua nguồn lao động trong ngành du lịch của vùng
không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng dần dần được cải thiện. Lao
động được đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng, năng lực ngoại ngữ được cải
thiện đáng kể.
4.Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
4.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng

112


Du lịch biển đảo, du lịch tham quan (di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử
- văn hóa), du lịch kết hợp nghiên cứu văn hóa, du lịch MICE
4.2.Địa bàn trọng điểm du lịch
- Đà Nẵng – Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Bà Nà, Hội An, Mĩ
Sơn, Cù Lao Chàm,…
- Bình Định – Phú Yên – Khánh Hịa gắn với Phương Mai, đầm Ơ Loan,
vịnh Xuân Đài, Cam Ranh
- Bình Thuận gắn với Mũi Né, Phan Thiết, đảo Phú Quí,…
5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia
5.1. Các khu du lịch quốc gia
5.1.1.1. Khu du lịch quốc gia Sơn Trà
- Vị trí: Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Nam, hợp với Hải Vân ở phía Bắc đã

vây thành vũng biển đẹp (vũng Sơn Trà, vũng Tiên sa…). Sơn Trà là một quần
đảo gồm 3 đảo nhỏ ngoài vịnh Đà nẵng (hòn Mê, hòn Mỏ Diều, hòn Cổ Ngựa)
- Với diện tích 4370 ha, rừng cịn ngun sinh, nhiều động thực vật phong
phú như khỉ đôi dài, voọc chà vá, chò chỉ, chò đen,… Tại đây du khách vãn
cảnh chùa Non Nước, khám phá một vịnh biển còn hoang sơ như bãi Bụt, bãi
Nam, bãi Con, bãi Rạng,… Đến Sơn Trà vãn cảnh chùa Linh Ứng và thưởng
ngoạn khơng gian xanh, ở đây có những khu nghỉ dưỡng cao cấp và hàng loạt
những khách sạn sang trọng phục vụ du khách.
5.1.1.2. Khu du lịch quốc gia Bà Nà
- Vị trí: xã Hịa Ninh, huyện Hịa Vang, cách thành phố Đà Nẵng 28km về
phía Tây. Nằm trên đỉnh núi Chúa cao 1.487 m, nhiệt độ trung bình: 17- 20 độ

113


C, một ngày có bốn mùa. Bà Nà là chốn bồng lai nơi hạ giới được xem là “Đà
Lạt Miền Trung” là “ mùa xuân của nước Pháp”.
- Bà Nà độc đáo hơn Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt vì nằm sát biển lại ngay
trong thành phố trực thuộc trung ương có cảng, sân bay, đường sắt.
- Bà Nà nguồn gốc tên gọi xuất phát từ: banana, ponagar, núi của tui (tiếng
của dân tộc KaTu), được phát hiện năm 1901 khi theo lệnh của tồn quyền
Đơng Dương Paul Domer tìm kiếm nơi có khí hậu mát mẻ để xây dựng khu
điều dưỡng cho người Pháp. Trước đây lên Bà Nà du khách phải đi 16 km
đường đèo với nhiều dốc, cua tay áo. Hiện nay đã có cáp treo dài 5.042,62m
(cáp treo dài nhất và có độ chênh cao nhất thế giới), du khách được chiêm
ngưỡng cảnh hùng vĩ của non nước. Sau khi xuống cáp treo lượt đi du khách
hành hương lên chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở dây có tượng Phật cao
30m uy nghi giữa mây trời. Dưới chân núi Bà Nà là dòng suối Mơ và thác Tóc
Tiên 9 tầng thu hút du khách du khách đến nghỉ nghơi vào mùa hè. Hiện nay
cây cầu Vàng mới xây dựng rất đẹp và ấn tượng.

5.1.1.3. Khu du lịch quốc gia Cù Lao Chàm
- Vị trí: cách bờ biển cửa Đại (Hội An) khoảng 15km, xưa có tên là Chiêm
Bất Lao. Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo xanh (Hịn Lao, Hịn Dài, Hịn Khơ
Con, Hịn Khơ Mẹ, Hịn Mồ, Hịn Lá, Hịn Tai, Hịn Ơng) với khoảng 3000
người đang sinh sống.
- Cù Lao Chàm là một di tịch lịch sử - văn hóa gắn với sự hình thành của
thương cảng Hội An. Ở đây có nhiều động thực vật q hiếm, có 130 lồi san
hơ. Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới, là “vương quốc của chim
yến”. Di tích lịch sử gồm có Chùa Hải Tạng, giếng cổ, chùa Lãng Ơng

114


Du lịch Cù Lao Chàm: lặng ngắm san hô, thể thao biển chèo thuyền, thả
diều, thưởng thức hải sản,…
5.1.1.4. Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài
- Vị trí: thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, ngay bên quốc lộ
1A. Vịnh rộng: 13.000 ha, cửa vịnh rộng 4,4km, bờ dài 50 km, sâu 18m, có
nhiều bãi biển đẹp: bãi biển Bình Sa, bãi Lỗ Tra, bãi Nhàu, bãi Bàng, bãi
Than,…
- Vịnh trải dài quốc lộ 1A kết nối với các điểm: đầm Ơ Loan, đầm Cù
Mơng, ghềnh Đá Dĩa, tạo thành một chuỗi điểm đến thật thú vị.
5.1.1.5. Khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh
- Vị trí: thị xã Cam Ranh, cách Nha Trang 60km về phía Nam, được xem
là một trong ba vịnh tốt và đẹp nhất thế giới cùng với vịnh San fransico (Mỹ),
vịnh Rio De janiero (Brazil)
- Vịnh Bắc Cam Ranh là một dải lụa xanh thăm thẳm với diện tích 60 km
vng, chỗ hẹp 10km, rộng 20 km, sâu từ 18 -20m, sóng êm, cảnh đẹp, hoang
sơ… Phần bán đảo nằm bên kia vịnh như: Mĩ Ca, Bình Ba, Vũng Nồm, đặc
biệt là đầm Thủy Triều nơi sinh sản của sò huyết.

Cam Ranh rất phù hợp cho loại hình du lịch biển quốc tế như bơi thuyền,
câu cá, lặn biển,..
5.1.1.6. Khu du lịch quốc gia Vân Phong – Đại Lãnh
- Vị trí: cách Nha Trang khoảng 80 km về hướng Bắc là khu du lịch Vân
Phong – Đại Lãnh, là thắng cảnh đẹp của khu vực châu Á.
Đại Lãnh được xếp vào top 10 bãi biển miền Trung, bãi cát mịn, nước
trong xanh tận đáy, thoai thoải nên có thể bơi xa bời.
115


×