Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Giáo trình: Quản lý tài nguyên đất ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.05 KB, 127 trang )

Giáo trình

Quản lý tài
nguyên đất
1
Mục lục
CHƯƠNG III. TÀI NGUYÊN ĐẤT
Việc quản lý Tài nguyên đất trong những năm gần đây đã có những thay đổi
quan trọng nhờ sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời của công cụ
viễn thám (Remote Sensing – RS) và hệ thống thông tin địa lý (Geographic
information system – GIS). Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu
sản xuất chủ yếu, đồng thời cũng là đối tượng và sản phẩm của lao động.
1. Khái quát về tài nguyên đất
1.1. Đất và sự hình thành đất
Theo docutraev (1897), đất là một vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời do
kết quả hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành là đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa
hình theo thời gian.
2
Đ = f (đá mẹ, SV, KH, ĐH, người)
t
Đất được hình thành từ “đá mẹ”, dưới các điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định, các
thông số về khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh vật và con người … quá
trình phong hóa vật lý, hoá học và sinh học.
Đá mẹ thông qua sự phong hoá vật lý, hoá học và sinh học, cùng với sự thay đổi
đột ngột của khí hậu… Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau, cùng
với những tác nhân có trong nước mưa (H
2
SO
4
, NHO
3


…) đã làm vỡ tan nhanh chóng,
tạo thành các mảnh vụn. Quá trình đó diễn ra liên tục để cho ra sản phẩm là những
“mẫu chất”. Từ các mẫu chất, đất được hình thành nhờ có sự tham gia của các thành
phần hữu cơ do sinh vật để lại. Như vậy, đất được hình thành từ khi xuất hiện sự sống
trên trái đất.
1.2. Các yếu tố hình thành và phát triển của đất
Xét theo quan điểm vĩ mô thì có 2 yếu tố chính liên quan đến quá trình thành tạo
đất là: yếu tố vô sinh (đá mẹ, chế độ nước, khí hậu, địa hình …) và yếu tố hữu sinh
(thực vật, động vật, vi sinh vật …). Ngoài 2 yếu tố trên, con người và các hoạt động
của con người cũng góp phần không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của đất.
1.2.1. Yếu tố vô sinh:
a, Đá mẹ: Đá mẹ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành tạo đất do ảnh hưởng đến lý tính,
hoá tính của đất. Ví dụ, đá acid (tỷ lệ SiO
2
= 65 – 75 %) khi phong hoá cho ra lớp đất
mỏng, chua, nhiều cát, ít sét, nghèo chất kiềm và kiềm thổ; đá bazơ và siêu bazơ (tỷ lệ
SiO
2
= 40%) khi phong hoá cho ra tầng đất dày, pH trung tính hay kiềm, nhiều kiềm
và kiềm thổ, sét cao, ít cát, cấu trúc đất thoáng, xốp… Riêng đối với vùng đất phù sa
thì vai trò của đá mẹ không được thể hiện một cách rõ rệt mà phụ thuộc vào sự hình
thành các bồi tích phù sa.
b, Yếu tố khí hậu: Các thông số khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ
(theo ngày, đêm, theo mùa) có tác dụng mạnh mẽ đến sự hình thành đất. Ở mỗi đới khí
hậu hình thành nên một kiểu đất khác nhau. Ở Việt Nam, vùng núi Bắc bộ (bao gồm
toàn bộ vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc) là cửa ngõ đón gió mùa Đông bắc nên có
nền nhiệt về mùa đông thấp nhất so với toàn quốc (nhiệt độ thấp hơn 20
0
C kéo dài hơn
4 tháng); lượng mưa hàng năm không đều, nơi thì mưa nhiều (Bắc Quang, Sa Pa, Tiên

Yên, Móng Cái); nơi thì mưa ít (Lạng Sơn, Sông Mã, Yên Châu) nên có quá trình
phong hoá kém, sản phẩm phong hoá nghèo nàn.
c, Yếu tố thuỷ văn và môi trường nước: đất và nguồn nước là 2 yếu tố chính yếu của
môi trường có mối quan hệ chặt chẽ “không thể tách rời được”, trong đất có sự tồn tại
của nước và trong nước cũng có đất. Nước và đất có quan hệ hữu cơ với nhau, tương
tác với nhau để hình thành những kiểu đất khác nhau.
3
Trong quá trình hình thành đất, nước đóng vai trò là “vật mang” và là nơi hoà
tan các vật liệu cấu tạo nên đất. Chế độ nước có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành
tạo đất và tính chất môi trường sinh thái vùng đó. Vùng khô hạn thì đất sẽ trơ sỏi đá,
vùng ngập úng thì đất sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất sẽ bị phèn hoá, vùng bị ảnh
hưởng mặn thì đất sẽ bị nhiễm mặn (nhiều muối NaCl), vùng nước ngập dầu thì môi
trường đất sẽ bị nhiễm dầu, nước bị nhiễm vi sinh thì môi trường đất cũng bị nhiễm vi
sinh… Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy sẽ gây xói mòn nơi này và bồi tích nơi
khác, tạo nên những dạng đất đai khác nhau. Nhìn chung ở vùng nhiệt đới mưa nhiều
thì đất đai trở nên chua do bị rửa trôi các ion kiềm và kiềm thổ. Nước và nhiệt độ còn
có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lên quá trình phong hoá khoáng vật, ví dụ:
2FeS
2
+ 7O
2
+ 2H
2
O -> 2FeSO
4
+ 2H
2
SO
4
12FeSO

4
+ 7O
2
+ 6H
2
O -> 4Fe
2
(SO
4
)
3
+ 4Fe(OH)
3
2Fe(SO
4
)
3
+ 9H
2
O -> 2Fe
2
O
3
.3H
2
O + 6H
2
SO
4
Các phản ứng trên đều có sự tham gia của nước để tạo nên một loại đất chua,

giàu H
2
SO
4
, thường xuất hiện trong quá trình tạo thành môi trường sinh thái đất phèn.
Ngoài ra, quá trình rửa trôi và tích tụ ở những vùng khí hậu nhiệt đới cũng sẽ tạo ra đất
feralite và đất laterite.
Như vậy, quá trình thành tạo tài nguyên đất đai có sự đóng góp đáng kể của yếu
tố nước. Trong đó, đáng chú ý nhất vẫn là nước ngầm, nước ngầm ảnh hưởng đến
chiều hướng hoạt hoá của môi trường sinh thái đất và quyết định lên tính chất đất đai.
d, Yếu tố địa hình, địa mạo:
Yếu tố địa hình, địa mạo có vai trò quan trọng trong việc hình thành tài nguyên
đất. Biểu hiện:
- Độ cao: theo quy luật phi nhiệt đới (quy luật độ cao) thì càng lên cao, khí hậu
càng trở nên lạnh hơn, quá trình phòng hoá đá mẹ để tạo ra đất đai sẽ khác hẳn
ở nơi thấp. Ví dụ: ở độ cao dưới 1800m, quá trình hình thành đất theo kiểu
feralite; từ 1800m – 2300m, đất sẽ hình thành theo kiểu mùn alite. Ngoài ra xét
theo phương kinh tuyến (theo quy luật địa đới) thì càng đi về phía hai cực, khí
hậu càng trở nên lạnh hơn, do đó quá trình hình thành đất đai cũng như các
dạng tài nguyên khác sẽ phân hoá tương tự như theo đai độ cao (nếu không xét
đến vấn đề thuỷ chế).
- Độ dốc: Thực tế cho thấy, nếu độ dốc càng tăng thì khả năng xói mòn càng lớn
và các tài nguyên đất cũng được hình thành theo kiểu độ dốc tương ứng. Nếu ở
nơi thấp trũng, khả năng bồi tích lớn, thì đất được hình thành rất phức tạp cả về
hình thái phẫu diện lẫn tính chất đất.
4
Càng lên cao, chế độ nhiệt mưa, gió khác nhau sẽ tạo ra các đới khí hậu khác nhau.
Vì vậy, nó sẽ tạo ra các dạng đất đai khác nhau. Ví dụ: Trường Sơn Bắc được cấu tạo
chủ yếu từ cát kết và đá vôi; trong khi đó, Trường Sơn Tây có độ dốc vừa phải, hình
thành nhiều sông và chảy qua độ dài vài km lại hạ thấp mực nước xuống đến gần mực

nước cơ sở, cho nên vách thung lũng càng dựng đứng, xâm thực càng mãnh liệt hơn.
e, Yếu tố sự cố môi trường (the role of environmental risk):
Các sự cố môi trường như: vận động địa chất, phun trào của núi lửa, trượt lở đất
đai, quá trình biển tiến, biển thoái, lốc, bão, động đất, ngập lụt… đều trực tiếp hoặc
gián tiếp ảnh hưởng không nhỏ lên quá trình thành tạo tài nguyên môi trường đất và
quá trình thành tạo môi trường đất. Bởi vì, mỗi sự cố môi trường đất sẽ làm biến đổi
một hay vài nhân tố (nước, không khí, khí hậu, sinh vật…) sẽ làm cho quá trình thành
tạo đất đai bị biến dạng hay thậm chí ngược hẳn với quá trình vốn có của nó. Do đó, sự
cố môi trường sẽ làm cho đất đai hình thành khác hẳn với xu thế đang diễn tiến hoặc
khác hoàn toàn so với trạng thái ban đầu.
• Yếu tố hữu sinh:
Các nhà khoa học đều thống nhất yếu tố sinh học là quan trọng nhất trong sự thành
tạo tài nguyên đất. Hay nói cách khác, yếu tố sinh học là tác nhân chủ đạo trong diễn
thế đất đai. Yếu tố sinh học có thể phân thành 3 nhóm chính: động vật, thực vật và vi
sinh vật.
a, Động vật:
Trong môi trường sinh thái đất có rất nhiều loại động vật sinh sống như: các
loài nguyên sinh động vật, côn trùng, động vật có xương sống và một số loài chim làm
tổ trong đất.
Vai trò của động vật đối với sự thành tạo đất đai được xác định:
- Ăn các tạp chất hữu cơ tàn tích trong đất và trên mặt đất: thông qua quá trình
tiêu hoá, các chất hữu cơ đơn giản (gần với các hợp chất mùn) được thải ra
ngoài môi trường đất để cùng làm giàu dinh dưỡng cho đất
- Quá trình hoạt động sống của động vật: xây tổ, đào hang (ngoại trừ tổ mối làm
cho đất kết vón) làm tăng kết cấu của đất, tăng độ thoáng khí và giữ ẩm cho đất.
Trong các loài động vật sống trong đất thì giun đất được xem là động vật tiên
phong, bởi vì hoạt động sống của chúng cùng với số lượng của chúng (1ha có
tới 2 500 000 con giun – theo Recssell) đã làm cho “đất được vun xới mãi mãi”.
Do đó, người ta thường ví “con giun là lưỡi cày muôn thuở cho nhà nông”.
b, Thực vật:

5
Trong khi nghiên cứu về vai trò của thực vật đối với sự thành tạo tài nguyên
đất, chúng ta chia thực vật làm 2 loại đó là: thực vật có diệp lục và thực vật không có
diệp lục. Mỗi loài đều có vai trò nhất định.
- Thực vật có diệp lục (thực vật có màu xanh): nhờ vào khả năng quang hợp của
nó mà tạo ra “năng suất chất xanh” rất lớn. Ví dụ: các nghiên cứu trước đây đều
cho rằng trong rừng nhiệt đới, xác bã, tàn tích thực vật trên cạn, thực vật vùng
ngập mặn khác với thực vật vùng sinh thái ngọt và khác với vùng nhiễm
phèn… Khi chết đi, mỗi loài thực vật sẽ để lại cho môi trường đất ở vùng đó
những sản phẩm hữu cơ đặc thù. Ví dụ: ở đai cao, rừng để lại nhiều thảm mục
và tạo ra “mùn thô trên núi”; còn ở hệ sinh thái rừng ngập mặn do quá trình
sống thực vật đã sử dụng rất nhiều muối FeSO
4
, nên khi chết đi sản phẩm để lại
giàu lưu huỳnh. Nhìn chung thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
tạo ra hàm lượng và chất lượng mùn trên tầng đất mặt. Trong số thực vật có
diệp lục tố thì trước tiên phải kể đến vai trò của tảo, số lượng của chúng có thể
đạt đến hàng ngàn cá thể trong 1g đất. Trong những loại môi trường đất khác
nhau thì số lượng tảo sẽ khác nhau, nhưng khả năng của chúng đạt 7 – 500kg
tảo/ha. Trong môi trường rừng thì tảo xanh chiếm ưu thế, ở đồng cỏ là tảo xanh
lá cây, còn ở đất bạc màu, đất nhiệt đới thì khuê tảo lại chiếm ưu thế.
- Thực vật không diệp lục (thực vật không màu xanh): thực vật không màu xanh
có vai trò không lớn bằng thực vật màu xanh nhưng nó cũng có đóng góp đáng
kể cho việc hình thành nên tài nguyên môi trường đất. Thực vật này sống trong
lòng đất hoặc tồn tại ở dạng đơn bào tử. Khối lượng từng cá thể không đáng kể,
nhưng có rất nhiều cá thể cùng tồn tại nên nó có tác động đáng kể đến thành
phần hữu cơ của môi trường đất. Địa y là thực vật tiên phong trong sự phong
hoá đá mẹ tạo thành đất, địa y nhận nước và cacbon từ không khí và các nguyên
tố khoáng trong sự phá huỷ đá để tiết ra các chất tiếp tục phá huỷ đá làm cho sự
phong hoá luôn tiếp diễn.

c, Vi sinh vật:
Trong môi trường sinh thái đất có sự tồn tại của những vi khuẩn (yếm khí, háo
khí, nửa yếm khí, nửa hảo khí), xạ khuẩn, các hạt nấm. Tổng trọng lượng của vi sinh
vật trong tầng đất mặt có thể lên tới vài tấn/ha. Trung bình trong 1g đất có tới hàng
trăm triệu đến hàng tỷ con. Trong thành phần của vi sinh vật thì có các dạng chấm
khuẩn, gậy không bào tử (trực khuẩn) dạng phẩy, dạng xoắn, vi khuẩn sắt dạng chỉ, vi
khuẩn nốt sần Vai trò vi sinh vật trong đất được đặc trưng trên 3 phương diện:
- Phân giải chất hữu cơ: Các xác bã động, thực vật đã được các loại vi sinh vật
trong đất phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản hơn hoặc thành các khoáng,
quá trình này được gọi là sự khoáng hoá (quá trình khoáng hoá). Chính nhờ quá
6
trình khoáng hoá mà các tàn tích động, thực vật được tiêu biến đi về khối
lượng, thể tích và đất cũng như cây xanh có thêm khoáng dưỡng chất.
- Tổng hợp chất hữu cơ: Trong môi trường đất không chỉ có sự phân giải chất
hữu cơ mà còn có một quá trình khác là tổng hợp chất hữu cơ trung gian thành
hợp chất phức tạp hơn gọi là mùn, quá trình này gọi là mùn hoá. Mùn hoá giúp
cho môi trường sinh thái đất tích luỹ được chất hữu cơ, làm giàu chất dinh
dưỡng và tăng khả năng hấp thụ của cây trồng. Nhờ có quá trình này mà đất đai
mới được hình thành theo hướng “sinh thái”.
- Cố định đạm khí trời: Trong đất còn có một số loại vi sinh vật trong đó có “vi
khuẩn cố định đạm khí trời”. Loại vi sinh vật này có khả năng cố định N từ khí
trời thông qua “nốt sần” của rễ cây (chủ yếu là rễ cây họ đậu).
Như ta đã biết, vai trò của N là vô cùng quan trọng đối với đất vì không có nó thì
“chất sống” sẽ không tồn tại. Do vậy, có thể nói vai trò của vi khuẩn “nốt sần” là rất
quan trọng đối với sự sống trên trái đất.
d, Vai trò của con người (human dimension) :
Con người đã gây nên hai tác động đối với sự hình thành đất đai, đó là tác động
tích cực và tác động tiêu cực.
- Tác động tích cực : Với kinh nghiệm, sự hiểu biết và các tiến bộ trong khoa học
kỹ thuật, con người hoàn toàn có thể làm cho môi trường đất phát triển theo

chiều hướng tốt hơn. Các kỹ thuật giữ ẩm, tưới cây, thuỷ nông, xả phèn, chống
hạn, rửa mặn, tiêu úng, bón vôi, bón phân đúng quy cách, cày ải, xới đất, làm
ruộng bậc thang, nuôi thêm giun đất Con người hoàn toàn làm cho đất thoáng
khí, điều chỉnh các phản ứng của đất với môi trường, làm tăng tính đệm của
môi trường sinh thái đất Những việc làm đó đã giúp cho hoạt tính bản chất
của cơ thể sống đất được duy trì và phát triển. Xét về mặt môi trường học, loại
đất có độ phì cao khi môi trường đất đó hoạt động như một cơ thể sống, do đó
sự điều tiết của con người đến tài nguyên đất là vô cùng quan trọng.
- Tác động tiêu cực : Một khi con người khai thác đến kiệt quệ tài nguyên đất
(phát quang rừng để canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách tuỳ
tiện, ) dẫn đến mạch nước ngầm tụt sâu xuống, xói mòn và hoang hoá đất đai
gia tăng, sa mạc hoá, đá ong hoá, phèn hoá xảy ra làm cho đất xấu đi, các hoạt
động sống trong đất bị giảm sút đáng kể, thậm chí đất trở thành « đất chết »
1. Khái niệm về đất đai (land)
- Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đất, chứa đựng tất cả các đặc
trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới lớp mặt này, bao gồm khí
hậu gần mặt đất và dạng địa hình nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm
7
trũng và đầm lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập
đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những hoạt động
của con người (Lê Quang Trí, 2000)
2. Tài nguyên đất
- Tất cả các đặc tính của đất (độ phì, giá thể, chức năng làm sạch, cân bằng môi
trường, không gian sống, ) được con người sử dụng vào các mục đích an ninh
lương thực, văn hoá, tinh thần, thể thao,
- Vai trò của tài nguyên đất :
• Chức năng không gian sống : đất là giá thể cho sinh vật và con người
• Chức năng sản xuất và môi trường sống : đất cung cấp chất dinh dưỡng cho
thực vật, vi sinh vật
• Chức năng điều hoà khí hậu

• Chức năng điều hoà nguồn nước
• Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm
• Chức năng tồn trữ : kho nguyên vật liệu cho xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp
• Chức năng bảo tồn văn hoá và lịch sử : Giá trị về văn hoá và tinh thần
• Chức năng nối liền không gian : cầu nối vận chuyển vật chất năng lượng giữa
các vùng sinh thái với nhau.
- Đất đai có tính trường tồn : đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp.
- Theo Luật đất đai năm 1993 : « Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội,
an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công
sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay ».
Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với sử dụng tài nguyên đất :
1. Đặc tính không thể sản sinh (tăng diện tích) và có khả năng tái tạo của đất đai
- Phải sử dụng tiết kiệm
- Đúng mục đích
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
8
2. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người
- Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể
thiếu được của con người. Tác động của con người đối với đất đai mang tính đa
dạng và phong phú
- Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng bàn tay và khối óc của mình,
con người đã có thể làm cho đất tốt hơn và làm tăng năng suất cây trồng và vật
nuôi
- Mối quan hệ về đất đai là mối quan hệ kinh tế - xã hội. Trong xã hội có giai
cấp, mâu thuẫn đã xảy ra giữa địa chủ và tầng lớp nông dân rất sâu sắc

- Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự trao đổi,
mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai
3. Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai
- Thời nguyên thuỷ, đất đai thuộc quyền sở hữu của cộng đồng
- Cùng với sự phát triển của loài người, chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai phát
triển và biến hoá ở nhiều kiểu khác nhau : phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa,
cộng sản chủ nghĩa
- Quyền sở hữu tài nguyên đất có thể đem lại địa vị kinh tế và xã hội cho một bộ
phận/giai cấp ; những người không có đất trở thành người làm thuê và bị bóc lột
- Xuất hiện tầng lớp cho vay nặng lãi, phát canh thu tô,
- Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân
4. Tính đa dạng và phong phú của đất đai
- Tính đa dạng của đất đai theo 5 yếu tố phát sinh mà hình thành các loại đất khác
nhau
- Một loại đất có thể sử dụng vào mục đích khác nhau. Đòi hỏi đất đai phải sử
dụng theo quy hoạch tổng thể, phân vùng kinh tế sinh thái
Những quy luật cơ bản về sự phân bố địa lý của đất :
9
- Phân bố đất theo độ cao : chiều cao của địa hình (quan tâm nhiều đến địa hình
núi) núi, sườn núi.
- Phân bố theo đới ngang : xuất hiện trên bề mặt ngang rộng lớn, chung điều kiện
địa hình bằng phẳng.
Hai quy luật này chi phối sự hình thành các loại đất từ Bắc đến Nam bán cầu.
• Phân bố theo đới ngang :
1. Từ cực Bắc đến 70 – > 60 vĩ độ Bắc : gồm các hòn đảo của đại dương, băng hà,
Bắc cực, bờ biển Á Âu, Bắc Mỹ.
2. Bắc Bán cầu : 70 – 60
0
– > 45 vĩ độ Bắc : lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ
3. Nhiệt đới phía Bắc : 45 và 20 -> 15

0
là một đất, trải dài Á – Âu, Bắc Phi, Bắc
Mỹ
4. Nhiệt đới : 25 – 15
0
vĩ độ Bắc và Nam : châu Á, Nam Á, Bắc Úc, Châu Phi và
Nam Mỹ
5. Ngoài nhiệt đới : 20 – 50 vĩ độ Nam gồm : châu Úc, Nam Phi và một phần Nam
Mỹ
6. Cực Nam : từ 50 vĩ độ Nam -> cực Nam :
- Đặc điểm của nhiệt đới: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
- Ngoài nhiệt đới: khô và ấm áp
- Cực Bắc bán cầu: quanh năm lạnh
10
- Dải Bắc bán cầu: khí hậu tương đối ôn hoà
+ Vùng đồng bằng: sự phân bố các đất theo đới ngang
• Quy luật phân bố theo độ cao:
- Xuất hiện ở những vùng sườn núi và những loại đất riêng biệt tạo thành các dải
trên các sườn núi, thay thế cho nhau theo các độ cao.
- Bản chất của quy luật: trên sườn núi thảm phủ đất được phân bố thành hàng loạt
các dải và thay thế cho nhau từ chân núi đến đỉnh núi, theo một quy luật nhất
định, phụ thuộc và điều kiện khí hậu và thảm phủ thực vật
• Ngoài ra còn có sự phân bố theo tính địa phương (tính
tỉnh) của đất:
Phụ thuộc: khí hậu, thảm phủ thực vật và điều kiện địa hình -> đặc điểm tạo sơn.

11
CHƯƠNG VI : TÀI NGUYÊN ĐẤT THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Đất thế giới
1.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới

Tổng diện tích đất tự nhiên : 148 triệu km
2
- Đất xấu (tuyết, băng hồ bao phủ, đất sa mạc, đất núi, đất đài nguyên) : 40,5%
• Đất đài nguyên : chủ yếu nằm ở các cực của Trái đất và Liên Xô, chiếm 4%
diện tích toàn thế giới. Tầng đất rất mỏng, có bề dày không vượt quá 20 – 30cm
nên thực vật chủ yếu là thực vật bậc thấp như rêu, địa y và một số cây hoà thảo
khác. Chỉ khai thác được đất đài nguyên trong 3 tháng hè, trồng các loại cây
như củ cải đường, khoai tây
• Đất sa mạc : hình thành ở vùng sa mạc và bán sa mạc, chiếm khoảng 17% diện
tích đất lục địa, tầng mùn rất mỏng chỉ 10 – 15cm, thảm thực vật chủ yếu là
những cây bụi và những cây chịu được hạn
- Đất tốt (đất phù sa, đất đen, đất nâu rừng) : 12,6%
- Các loại đất khác (đất podzol, đất đỏ vàng) : 46,9%
1.2. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới
- Tài nguyên đất trên thế giới là rất lớn nhưng % sử dụng được lại nhỏ
• Vùng quá lạnh : 20% diện tích
• Quá khô, sa mạc : 20%
• Quá dốc, không làm nông nghiệp được : 20%
• Đồng cỏ : 20%
• Đất có tầng mỏng : 10%
• Đất đang canh tác : 10% (1,5tỷ ha), FAO dự tính tăng diện
tích đất canh tác lên 3,2tỷ ha.
- Đất lại không phân bố đều giữa các Châu lục
TT Châu lục % diện tích đất canh tác
1 Châu Âu 31
2 Châu Phi 9
3 Nam Mỹ 4
4 Đông Nam Á 16
5 Châu ÚC 1,2
12

- Đất lại phân bố không đều giữa các Quốc gia :
TT Quốc gia % diện tích đất canh tác
1 Java 70
2 Ấn Độ 30,1
3 Mỹ 14
4 Canada 2,4
5 Trung Quốc 8,2
6 Braxin 1,1
7 Việt Nam 28,6
- Đất trồng trọt là loại đất tốt, dễ khai thác nhưng đất năng suất cao chiếm diện
tích ít, đất xấu thì quá nhiều :
1. Đất có năng suất cao : 14%
2. Đất có năng suất trung bình : 28%
3. Đất có năng suất thấp : 58%
- Hàng năm, quỹ đất nông nghiệp quý hiếm lại bị mất đi, do :
1. Cho xây dựng : 8tr ha/năm
2. Xói mòn, nhiễm mặn, ô nhiễm : 4tr ha/năm
3. Dân số hàng năm tăng thêm 90tr người : 20tr ha/năm
(Tổng : 32tr ha/năm đất nông nghiệp bị mất đi)
Bảng : Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do dân số tăng nhanh
13
1.3. Tài nguyên đất trên thế giới và sự suy thoái đất nông nghiệp
Theo Ghassemi và cộng sự, 1995, tổng diện tích đất cũng như đất nông nghiệp của
thế giới :
Bảng : Tài nguyên đất của thế giới (triệu ha)
Khu vực Tổng diện tích Tiềm năng đất
nông nghiệp
Diện tích đất
canh tác
Diện tích đất

được tưới
Châu Phi 2964 734 185 11
Châu Á 2679 627 456 142
14
Châu Đại
Dương
843 153 49 2
Châu Âu 473 174 140 17
Bắc Mỹ 2138 465 274 26
Nam Mỹ 1753 681 142 9
Liên Xô cũ 2227 356 233 20
Tổng số 13077 3190 1474 227
Như vậy, theo Ghassemi 1995, diện tích đất nông nghiệp hiện nay của toàn thế
giới là khoảng 1,5tỷ ha, chiếm 11% diện tích lục địa. Loài người có thể khai hoang ở
các vùng đất xấu khác để làm nông nghiệp và có thể đưa diện tích nông nghiệp lên tối
đa 3,2tỷ ha. Tuy nhiên 1,7tỷ ha có thể được khai hoang này đều là những vùng đất khó
khăn cho phát triển nông nghiệp như : quá dốc, tầng đất quá mỏng, quá lạnh, quá khô
hạn Cho nên có thể nói rằng sản lượng lương thực, thực phẩm của thế giới chủ yếu
vẫn dựa vào 1,5tỷ ha đất nông nghiệp hiện nay. Theo Ghassemi, nếu tính từ 1970 đến
1990, diện tích đất nông nghiệp thế giới đã tăng lên 4,8%. Sự tăng này chủ yếu là ở
các nước đang phát triển (9%), còn ở các nước phát triển, diện tích đất nông nghiệp
tăng lên không đáng kể (0,3%). Tuy nhiên do bùng nổ dân số, bình quân đất nông
nghiệp đầu người đã giảm từ 0,38ha vào năm 1970 xuống 0,28ha vào năm 1990. Và
theo tác giả, nếu diện tích đất nông nghiệp của thế giới vẫn được duy trì như hiện nay
(khoảng 1,5tỷ ha), tức là đất nông nghiệp không bị mất đi do suy thoái và chuyển sang
làm việc khác thì bình quân đất nông nghiệp đầu người của thế giới sẽ giảm xuống
0,15ha vào năm 2050 và 0,14ha vào năm 2100. Hiện nay chúng ta đang ở mức bình
quân 0,24ha/người. Tuy nhiên trong thực tế, diện tích đất nông nghiệp hàng năm sẽ
giảm đi đáng kể. Trước hết do công nghiệp hoá, đô thị hoá, giao thông vận tải và nhà ở
tăng lên. Theo Martin W. Holdgate và cộng sự (1985), từ năm 1972 đến 1982, thế giới

đã mất đi khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp cho xây dựng. Bên cạnh đó diện tích đất
nông nghiệp bị suy thoái do xói mòn, chua hoá, mặn hoá và sa mạc hoá cũng không
ngừng tăng lên. Theo tác giả, một số nước nông nghiệp thâm canh, nguy cơ nhiễm
mặn và úng đã lên đến ½ diện tích đất được tưới. Riêng ở vùng đất khô hạn và bán khô
hạn, trong vòng 1 thế kỷ từ 1972 đến 1982, mỗi năm phá huỷ và làm suy thoái khoảng
6triệu ha.
Trong tổng số 1,5tỷ ha đất nông nghiệp thì diện tích được tưới chiếm 15,4%,
tập trung nhiều ở Châu Á, vì đây là vùng sản xuất lúa nước là chủ yếu. Nếu so với số
liệu thống kê của Liên Hợp Quốc năm 1980 thì diện tích được tưới của thế giới đã
được tăng lên đáng kể, từ 126triệu ha năm 1980 lên 227triệu ha năm 1995. Đây là một
sự cố gắng lớn trong phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng, đáp
ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng lên của thế giới. Song cùng với
diện tích được tăng lên thì nguy cơ nhiễm mặn đất cũng tăng lên đáng kể, do muối
15
trong nước tưới để lại trong đất ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó là việc nâng cao mực
nước ngầm và gây úng cũng thường xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các vùng đất
được tưới thường xuyên.
Sự bùng nổ dân số thế giới trong thế kỷ XX đã làm tăng sức ép lên các vùng đất
nông nghiệp của thế giới, đặc biệt ở khu vực các nước kém phát triển vùng nhiệt đới
của Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, dẫn đến việc khai thác quá mức và không hợp
lý các vùng đất này, làm cho đất bị suy thoái đáng kể. Sự gia tăng dân số thế giới, đặc
biệt ở khu vực nhiệt đới này đã làm tăng mạnh sức ép lên mảnh đất nông nghiệp. Sự
đầu tư năng lượng hoá thạch trong phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên, nhằm
giải quyết vấn đề lương thực đã dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng hệ thống sản xuất
quan trọng này. Xói mòn, chua hoá, mặn hoá và sa mạc hoá đang là hiện tượng rất phổ
biến ở nhiều nước nghèo vùng nhiệt đới. Theo thống kê của FAO, hiện nay thế giới có
khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 1,5tỷ ha, trong khi dân số thế giới
là 6,5tỷ người. Nhưng theo dự báo của quỹ dân số thế giới thì đến năm 2050 dân số thế
giới là 10tỷ. Trong khi đó đất nông nghiệp màu mỡ ngày một giảm đi nhanh chóng, do
đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển giao thông và nhà ở (theo FAO mỗi năm mất đi

8triệu ha) và do canh tác quá mức và không hợp lý dẫn tới chua hoá, mặn hoá và sa
mạc hoá (mỗi năm mất đi 4triệu ha). Như vậy sức ép dân số lên hệ sinh thái nông
nghiệp sẽ tăng lên rất mạnh trong những thập kỷ tới. Làm thế nào để hạn chế sự suy
thoái đất nông nghiệp và đáp ứng đủ nhu cầu ăn của nhân loại đang là một vấn đề lớn
đặt ra cho thế giới nói chung cũng như các nước đang và kém phát triển trong khu vực
nhiệt đới nói riêng. Canh tác bất hợp lý đất nông nghiệp (552triệu ha) ; khai thác quá
mức thảm thực vật để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt (133triệu ha) và các hoạt động
công nghiệp dẫn tới ô nhiễm đất (23triệu ha). Mức độ suy thoái đất thế giới được
Oldeman và cộng sự (1991) chỉ ra trong bảng sau.
Bảng : Mức độ suy thoái đất thế giới do con người gây ra
Dạng suy thoái Nhẹ
(triệu
ha)
Trung
bình
(triệu ha)
Nặng
(triệu
ha)
Rất nặng
(triệu
ha)
Tổng số
(triệu ha)
Xói mòn do nước 301,2 454,5 164,2 3,8 920,3
Xói mòn do gió 230,5 213,5 9,4 0,9 454,2
Mất dinh dưỡng 52,4 63,1 19,8 - 135,3
Mặn hoá 34,8 20,4 20,3 0,8 76,3
Ô nhiễm 4,1 17,1 0,5 - 21,8
Chua hoá 1,7 2,7 1,3 - 5,7

Kết cấu viên 34,6 22,1 11,3 - 68,2
Úng 6,0 3,7 0,8 - 10,5
16
Giảm chất hữu cơ 3,4 1,0 0,2 - 4,6
Tổng số
Thâm canh cây trồng theo kiểu tăng cường đầu tư năng lượng hoá thạch như
phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất kích thích sinh trưởng, thuỷ lợi hoá
và cơ giới hoá là một xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp của các nước vùng
nhiệt đới. Điều này đã làm thay đổi các tính chất của đất dẫn đến suy thoái đất nông
nghiệp vùng nhiệt đới ngày càng trầm trọng hơn.
• Làm thay đối tính chất hoá học của đất :
- Chua hoá đất : Rửa trôi mất dần các cation kiềm trong đất là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến chua hoá đất, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập
trung. Quá trình rửa trôi mất các cation kiềm trong đất thường gắn liền với việc
bón nhiều phân hoá học. Khi bón phân khoáng vào đất, các nguyên tố dinh
dưỡng thường được hoà tan dưới dạng cation (như K
+
, NH
4
+
, Ca
2+
…) hoặc
anion (như NO
3
-
, PO
4
-
…) và quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất

xảy ra. Vì keo đất là keo âm nên quá trình trao đổi cation là chủ yếu. Sự chua
hoá đất xảy ra theo cơ chế mất dần các cation kiềm của keo đất do rửa trôi. Ví
dụ khi bón sulfat kali vào đất, quá trình trao đổi cation giữa keo đất và dung
dịch đất diễn ra như sau :
Ca
2+
2K
+
Keo đất H
+
+ K
+
-> Keo đất H
+
+ CaSO
4
↓ (bị rửa trôi)
Mg
2+
SO
4
2-
Mg
2+

Ca
2+
2K
+
Keo đất H

+
+ K
+
-> Keo đất H
+
+ Ca(OH)
2
↓(bị rửa trôi)
Mg
2+
OH
-
Mg
2+

Mặt khác, các gốc sulfat (SO
4
2-
) hoặc Clo (Cl
-
) của các loại phân hoá học cũng
có thể kết hợp với H
+
của keo đất hoặc từ rễ cây khi bị khử đẩy ra dung dịch đất do
quá trình trao đổi cation với K
+
hoặc NH
4
+
để hình thành axit gây chua cho đất.

Một số loại phân trong thành phần của chúng có chứa một lượng axit dư tự do
(như supe lân, hoặc sulfat đạm có chứa axit sulfuaric dư), khi bón vào đất cũng gây
chua cho đất. Ngoài ra khi tăng cường bón phân hoá học, rễ cây phải hô hấp mạnh để
hấp thu dinh dưỡng, như vậy sẽ giải phóng nhiều CO
2
, từ đó hình thành H
2
CO
3
. H
+

bề mặt lông hút sẽ trao đổi với các cation của dung dịch đất như K
+
, NH
4
+
hoặc Ca
2+
,
17
từ đó nó kết hợp với các gốc sulfat (SO
4
2-
) hoặc Clo (Cl
-
) của phân để hình thành nên
axit gây chua cho đất. Vì giữa keo đất và dung dịch đất có sự cân bằng ion. Nếu dung
dịch đất bị rễ cây hút đi nhiều cation kim loại thì những cation kim loại trên bề mặt
keo đất cũng bị đẩy ra và thay thế vào đó là các ion H

+
và keo đất cũng hoá chua dần.
Theo Lester R.Brown (1985), việc sử dụng phân hoá học trong nông nghiệp thế
giới đã tăng lên rất mạnh. Tính riêng giai đoạn từ năm 1950 đến 1983, lượng phân hoá
học được sử dụng đã tăng lên từ 15triệu tấn (năm 1950) lên 114triệu tấn (năm 1983),
tăng lên gấp 8lần. Việc thâm canh cây trồng với đầu tư nhiều phân hoá học là một
trong những nguyên nhân hoá chua của đất.
Ngoài ra, mưa axit cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây chua
hoá đất hiện nay.
- Mặn hoá nông nghiệp : Đây là một xu hướng suy thoái đất nông nghiệp khá phổ
biến hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ở những vùng đất cây trồng
màu có tưới. Thâm canh cao trong nông nghiệp thường gắn liền với việc tăng
cường nước tưới. Trong nước tưới bao giờ cũng chứa muối. Quá trình bay hơi
nước qua mặt đất và thoát hơi nước qua mặt lá sẽ để lại muối của nước tưới
trong đất làm đất hoá mặn dần. Theo Ghessmi, 1995, giả sử nước tưới chứa
500mg muối/lít thì cứ 1000m
3
nước tưới sẽ để lại cho đất 0,5tấn muối. Trong
khi đó yêu cầu nước tưới của cây trồng trong một năm là khoảng 5000 đến
10000m
3
cho 1ha. Đây là nguồn muối rất đáng kể gây mặn hoá đất nông
nghiệp. Ngoài ra, quá trình hút nước và dinh dưỡng của rễ cây từ các lớp đất
sâu mạnh lên cũng góp phần làm năng lượng muối trên lớp đất mặt. Mặn hoá
cũng thường xảy ra nhanh trong trường hợp bón nhiều phân hoá học liên tiếp
nhau trong nhiều năm. Bởi vì các loại phân hoá học, thực chất là các muối. Khi
bón phân vào đất, cây chỉ hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng cation
hoặc anion (như K
+
, NH

4
+
, PO
4
3-
, Ca
2+
…) còn để lại trong dung dịch đất các gốc
muối SO
4
2-
hoặc Cl
-
, từ đó gây mặn hoá cho đất. Mặt khác khi bón phân hoá học
cần phải tưới nhiều nước và muối trong nước tưới làm mặn hoá đất nhanh hơn.
Oldeman và các cộng sự (1991) đã chỉ ra rằng hơn 76triệu ha đất nông nghiệp
thế giới đã bị mặn hoá, trong đó ở Châu Á là 52,7triệu ha (69%), Châu Phi là
14,8triệu ha (19%) và Châu Âu là 3,8triệu ha (5%).
Bảng : Mức độ mặn hoá đất thế giới do con người gây ra (triệu ha)
Khu vực Nhẹ Trung
bình
Nặng Rất nặng Tổng số
Châu Phi 4,7 7,7 2,4 - 14,8
Châu Á 26,8 8,5 17,0 0,4 52,7
Nam Mỹ 1,8 0,3 - - 2,1
18
Bắc và Trung Mỹ 0,3 1,5 0,5 - 2,3
Châu Âu 1,0 2,3 0,5 - 3,8
Châu Úc - 0,5 - 0,4 0,9
Tổng số 34,6 20,8 20,4 0,8 76,6

Quá trình chua hoá và mặn hoá đất có thể xảy ra đồng thời với tốc độ khác nhau
tuỳ theo tính chất đất, chế độ luân canh cây trồng và điều kiện khí hậu. Tuy nhiên kết
quả cuối cùng của hai quá trình này là làm cho đất bị suy thoái mạnh và mất dần khả
năng trồng trọt.
• Làm thay đổi tính chất vật lý của đất :
Bón phân hoá học liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn đến hàm lượng mùn trong đất
giảm xuống, phá vỡ kết cấu viên của đất. Bởi vì kết cấu viên của đất được hình thành
do sự gắn kết các hạt đất lại với nhau bởi các axit mùn như humic, fulvic. Kết cấu viên
của đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp, mất dần khả năng thấm nước,
thấm khí và chai cứng lại. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến sa mạc hoá đất nông
nghiệp.
• Làm thay đổi tính chất sinh học của đất :
Bón nhiều phân hoá học cùng với việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, trừ cỏ dẫn tới
huỷ diệt hệ thống sinh học sống trong đất. Các sinh vật sống trong đất như giun đất, vi
sinh vật đất có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các tính chất hoá học và lý học của
đất, cũng như quá trình phân giải chất hữu cơ và hấp thu dinh dưỡng của rễ cây.
• Xói mòn :
Xói mòn là một trong những nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái các
vùng đất nông nghiệp của thế giới, đặc biệt ở khu vực các nước nhiệt đới, mưa lớn và
tập trung. Theo nhà địa chất học Sheldon Judson, 1968, người đầu tiên trên thế giới
ước tính tổng lượng phù sa từ các con sông đổ ra biển hàng năm từ tăng lên từ 9tỷ tấn
(trước khi có nông nghiệp, chăn thả và các hoạt động khác của con người) lên 24tỷ tấn
do hoạt động nông nghiệp của con người. Tác giả đã chỉ ra rằng hoạt động nông
nghiệp đã làm tăng lượng đất bị xói mòn lên nhiều lần so với đất có thảm thực vật tự
nhiên che phủ.
El-Swaifi và Dagler, 1982 đã ước tính lượng phù sa ở một số con sông lớn trên thế
giới đổ ra biển hàng năm là rất lớn.
Bảng : Lượng phù sa đổ ra biển hàng năm của một số con sông lớn trên thế giới
Sông Nước Lượng phù sa hàng năm
(triệu tấn)

19
Hoàng Hà Trung Quốc 1600
Ganges Ấn Độ 1455
Amazon một số nước 363
Missisipi Mỹ 300
Irrawaddy Miến Điện 299
Kosi Ấn Độ 172
Mekong một số nước 170
Nile một số nước 111
Hai con sông lớn của thế giới là sông Hoàng Hà của Trung Quốc và Ganges của
Ấn Độ có lượng phù sa lớn nhất. Điều này gắn liền với những vùng đất nông nghiệp
rộng lớn. Tuy nhiên theo các nhà thuỷ văn, chỉ ¼ lượng đất xói mòn ở các con sông
được đổ ra biển ; còn ¾ được bồi lắng ở lòng sông, các hồ chứa hoặc các vùng đất thấp
khác.
Theo viện nghiên cứu thế giới, 1985, lượng đất mặt mất đi hàng năm do xói mòn
trên các vùng trồng trọt của 4 nước sản xuất lương thực chính của thế giới (chiếm 52%
đất nông nghiệp và trên một nửa sản lượng lương thực trên thế giới) được nêu rõ trong
bảng trên. Ước tính mỗi năm xói mòn làm mất đi 0,7% lượng đất, nghĩa là mất đi 7%
lượng đất mặt sau mỗi thập kỷ. Xói mòn làm mất đất mặt đã làm cho năng suất cây
trồng giảm đi đáng kể. Vậy muốn đạt được năng suất thì cần phải đầu tư thêm nhiều
phân bón như N, P,K.
Xói mòn còn gây hiện tượng bồi lắng lòng hồ, làm thay đổi tuổi thọ của các hồ
chứa và đập thuỷ điện. Bảng dưới đây cho ta thấy rõ hậu quả của xói mòn đối với tuổi
thọ của một số hồ lớn trên thế giới.
Ví dụ
Ví dụ


: Đất canh tác nương rẫy ở Hoà bình hàng năm bị mất đi khoảng 10-30
: Đất canh tác nương rẫy ở Hoà bình hàng năm bị mất đi khoảng 10-30



tấn/ha. Xói mòn kèm theo dinh dưỡng đất bị mất đi. Nguyễn Văn Dung và ctv. (2004)
tấn/ha. Xói mòn kèm theo dinh dưỡng đất bị mất đi. Nguyễn Văn Dung và ctv. (2004)


ước tính: 258-750 kg C/ha; 42-88 kg N/ha; 3-12 kg P/ha; 267-718 kg K/ha
ước tính: 258-750 kg C/ha; 42-88 kg N/ha; 3-12 kg P/ha; 267-718 kg K/ha
Bảng : Tốc độ bồi lắng ở một số hồ trên thế giới
Nước Tên hồ Tốc độ bồi lắng
(tấn/năm)
Thời gian lấp đầy hồ
(năm)
Ai Cập Awan High Dam 139.000.000 100
Pakistan Mangla 3.700.000 75
Philipin Ambuklao 5.800 32
Tanzania Matumbulu 19.800 30
Tanzania Kisongo 3.400 15
20
• Sa mạc hoá:
Việc khai thác quá mức các vùng đất nông nghiệp, rừng và đồng cỏ chăn thả làm
cho đất suy thoái dần, cạn kiệt dinh dưỡng dần dần dẫn đến sa mạc hoá. Theo hội đồng
chất lượng môi trường và văn phòng tổng thống Mỹ, trong báo cáo toàn cầu năm 2000
mỗi năm thế giới mất đi 6triệu ha đất do sa mạc hoá, bao gồm 3,2triệu ha đất đồng cỏ
chăn thả, 2,5 triệu ha ở vùng đất không tưới, trông vào nước trời và đất chăn thả. Sa
mạc hoá không có nghĩa là biến thành vùng cát giống sa mạc, mà là một quá trình biến
đổi dần dần các tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất, làm cho đất chai cứng lại,
hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng trong đất giảm xuống, đất mất dần khả
năng thấm nước, thấm khí và cuối cùng không còn khả năng trồng trọt được. Các vùng
đất khô hạn và bán khô hạn là những vùng có nguy cơ sa mạc hoá rất nhanh, nếu con

người tiếp tục tăng cường khai thác các vùng đất này trong nông nghiệp, lâm nghiệp
và chăn thả gia súc. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc (FAO), hiện nay mỗi năm thế
giới mất đi khoảng 6triệu ha đất do sa mạc hoá. Việc phá huỷ rừng nhiệt đới, trồng trọt
và chăn thả quá mức làm cho đất cạn kiệt dần dinh dưỡng và mất dần khả năng trồng
trọt và chăn thả, cuối cùng là sa mạc hoá
Bảng: Diện tích đất được tưới và đất khô hạn có nguy cơ bị sa mạc hoá
(1000ha)
Khu vực
Đất được tưới
Đất trong vào nước
trời
Đất chăn thả
Tổng số
Sa mạc
hoá
Tổng số
Sa mạc
hoá
Tổng số
Sa mạc
hoá
Châu Phi 7.756 1.366 48.048 39.633 1.182.212 1.026.758
Châu Á +
Liên Xô cũ
89.587 20.572 112.590 91.235 1.273.759 1.088.965
Châu Úc 1.600 160 2.000 1.500 550.000 330.000
Tây Ban
Nha
2.400 890 5.000 4.200 16.000 15.500
Bắc Mỹ 19.550 2.835 42.500 24.700 345.000 291.000

Nam Mỹ 5.389 1.229 14.290 11.859 384.100 319.380
Tổng số 126.2852 27.052 224.428 173.127 3.751.071 3.071.603
Châu Á và Châu Phi được coi là hai khu vực khô hạn lớn nhất, đây cũng là 2
khu vực có nguy cơ bị sa mạc hoá mạnh nhất của thế giới.
Bảng: Diện tích đất khô hạn thế giới (triệu ha)
21
Mức độ
khô hạn
Châu
Phi
Châu
Á
Châu
Úc
Châu
Âu
Bắc
Mỹ
Nam
Mỹ
Thế
giới
Rất khô
hạn
672 277 0 0 3 26 978
Khô hạn 504 626 303 11 82 45 1571
Bán khô
hạn
514 693 309 105 419 265 2305
Khô ẩm 269 353 51 184 232 207 1296

Tổng số 1959 1949 663 300 736 543 6150
% thế giới 32 32 11 5 12 8 100
2. Đất Việt Nam
2.1. Tình hình chung về đất Việt Nam
1. Đất Việt Nam rất phong phú và đa dạng, cho phép trồng được nhiều loại cây từ
cây nhiệt đới điển hình như cây cao su, điều, cà phê, đến các loại rau quả ôn đới
như bắp cải, xúp lơ, xu hào, đào, mận.
2. Một số loại đất có hàm lượng chất dễ tiêu tương đối khá, tầng đất dày như đất
đỏ Bazan, đất phù sa.
3. Đất có khả năng tăng 3 vụ/năm; trồng trọt quanh năm.
4. Đất ít người đông, cơ sở vật chất còn hạn chế, ruộng bị phân mảnh, manh mún
sau thời kỳ hợp tác xã.
5. Công tác quản lý, sử dụng và cải tạo đất chưa tốt
Hiện trạng tài nguyên đất Việt Nam là quá trình sử dụng và chọn lọc lâu dài của
con người. Việt Nam có diện tích tự nhiên là 33triệu ha, xếp thứ 59 trên tổng số 200
nước trên thế giới, xếp thứ 159/200 về diện tích bình quân trên đầu người và bằng 1/6
tiêu chuẩn thế giới với ¾ đất đồi núi; đất canh tác <25%; đất trống đồi núi trọc: 28-
30%. Diện tích đất canh tác giảm dần theo thời gian (năm 1940: 0,2ha/khẩu; năm
2000: 0,1ha/khẩu), diện tích đất manh mún (vì có nhiều sông, hải đảo, núi xen lẫn đất
liền). Việt Nam là quốc gia khan hiếm đất trên thế giới.
Đất Việt Nam rất phong phú và đa dạng, cho phép trồng được nhiều loại cây từ cây
nhiệt đới điển hình như cao su, điều, cà phê đến các loại rau quả ôn đới như bắp cải,
xúp lơ, xu hào, đào, mận. Một số loại đất có hàm lượng chất dễ tiêu tương đối khá dày
như đất bazan, đất phù sa. Đất có khả năng tăng 3vụ/năm, trồng trọt được quanh năm.
Điểm hạn chế của đất Việt Nam là diện tích đất ít, dân số đông, cơ sở vật chất còn hạn
chế, ruộng bị phân mảnh, manh mún sau thời kỳ hợp tác xã và công tác quản lý, sử
dụng và cải tạo đất còn chưa tốt.
22
Theo kết quả nghiên cứu của hội Khoa học đất Việt Nam (2000) tài nguyên đất của
Việt Nam rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, bao gồm 19 nhóm đất và 54 đơn vị đất.

Trong đó có 11 nhóm chính sau:
1. Đất cát: 533.434ha
2. Đất phù sa: 3.400.059ha
3. Đất mặn thời vụ (mùa khô): 825.255ha; Đất mặn thường xuyên: 446.991ha
4. Đất phèn: 587.771ha
5. Đất xám: 2.347.829ha
6. Đất thung lũng: 378.914ha
7. Đất đen than bùn: 250.773ha
8. Đất đỏ vàng: 14.808.319ha
9. Đất đỏ vàng: 14.808.319ha
10.Đất mùn đỏ vàng trên núi: 3.503.024ha
11.Đất xói mòn trơ sỏi đá: 405.717ha
Theo niên giám thống kê (2000), diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là
32.924.100ha. Đến nay, chúng ta đã đưa vào sử dụng với các mục đích khác nhau
69,9% tổng diện tích đất tự nhiên, tức 22,9triệu ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 9.345.400ha, chiếm 28,4& đất tự nhiên
- Đất lâm nghiệp (có rừng) là 11.575.400ha, chiếm 35,2%
- Đất chuyên dùng là 1.532.800ha, chiếm 4,7%
- Đất nhà ở là 443.200ha, chiếm 1,3%
Diện tích đất chưa sử dụng cả nước là 10,008triệu ha, chiếm khoảng 30,4% diện
tích đất tự nhiên. Trong đó :
- Đất đồi núi trọc : 8,55triệu ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên
- Còn lại là núi đá, mặt nước và đất chưa sử dụng khác
Như vậy đến nay bình quân đầu người đất nông nghiệp của ta là khoảng 0,12ha
(78triệu người), gần như thấp nhất thế giới (sau Nhật Bản)
Nếu so sánh với số liệu thống kê của tổng cục quản lý ruộng đất năm 1985 thì đất
nông nghiệp đã tăng lên từ 6,9triệu ha năm 1985 đến 8,1triệu ha, năm 1997. Diện tích
đất nông nghiệp tăng lên chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (cao su, cà phê), Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên trong đất nông nghiệp có sự thay đổi lớn về
23

cơ cấu cây trồng. Nhìn chung tỷ lệ diện tích hàng năm cây trồng hàng năm giảm từ
76,7% năm 1980 xuống còn 61,1% năm 1997. Trong khi đất trồng cây lâu năm lại
tăng lên từ 14,9% năm 1990 lên 19,2% năm 1997. Trong đất cây hàng năm thì diện
tích đất lúa chiếm một phần lớn, khoảng 4,2triệu ha, tập trung ở Đồng bằng sông Hồng
(576.400ha) và đồng bằng sông Cửu Long (2.062.700ha), còn lại là ở đồng bằng Bắc
Trung Bộ, Nam Trung bộ và các vùng khác.
Bảng : Diện tích đất lúa (ha)
Khu vực 1993 1998
Đồng bằng sông Hồng 585.300 576.400
Đông Bắc Bắc Bộ 464.600 457.400
Tây Bắc Bắc Bộ 123.700 58.700
Bắc Trung Bộ 420.500 394.400
Nam Trung Bộ 208.500 205.800
Tây Nguyên 125.500 94.600
Đông Nam Bộ 381.900 363.400
Đồng bằng sông Cửu Long 1.942.200 2.062.700
Cả nước 4.252.100 4.213.400
Về thực trạng sử dụng đất hiện nay, nhìn chung đất chuyên dùng (đô thị, công
nghiệp, giao thông vận tải) đang có xu hướng tăng lên rất mạnh do đất nước đang
trong giai đoạn công nghiệp và đô thị hoá. Trong khi đó dân số tiếp tục tăng, nhu cầu
về nhà ở cũng được tăng lên đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp, nhất là ở đồng bằng
đang bị giảm đi khá mạnh. Ví dụ, theo thống kê, từ năm 1993 đến 1998, diện tích đất
lúa ở đồng bằng sông Hồng đã giảm đi gần 10.000ha (bảng trên). Trong những năm
gần đây, công nghiệp, đô thị và giao thông phát triển mạnh, diện tích đất nông nghiệp
ở đồng bằng tiếp tục giảm với tốc độ cao hơn. Nếu chúng ta không có quy hoạch và
quản lý tốt thì diện tích đất nông nghiệp màu mỡ ở đồng bằng sẽ mất đi nhanh chóng.
Về chất lượng đất, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung
nên xói mòn, rửa trôi diễn ra khá mạnh trong mùa mưa, dẫn tới đất dễ bị suy thoái, cạn
kiệt dinh dưỡng. Theo kết qủa nghiên cứu ở bảng dưới đây cho thấy lượng đất mặt mất
đi hàng năm do xói mòn là rất lớn, phụ thuộc vào độ dốc, loại đất và hệ thống canh

tác.
Bảng: Lượng đất mất đi do xói mòn (tấn/ha/năm)
Địa
phương
Đá mẹ Độ
dốc
(
0
)
Hệ thống cây trồng Lượng
đất mất
Hoà Bình Phiến
sét
17 Ngô+đậu đen (không băng chắn, 1992-
1987)
22,6
24
Hoà Bình Phiến
sét
17 Sắn (không băng chắn, 1993-1997)
Có băng chắn cốt khí
Ô trống
23,7
18,6
170
Phú Thọ Gờnai 15 Lạc (không băng chắn, 1996)
Có băng cỏ Vertiver
60,7
33,0
Đắc Lắc Bazan 5-8 Cà phê thuần (1992-1996)

Đất trống
6,7
7,1
Kết quả nghiên cứu xói mòn trên đất canh tác nương rẫy ở vùng Tây Bắc được
chỉ ra trong bảng dưới đây:
Bảng: Xói mòn trên đất nương rẫy ở Tây Bắc
Vụ Độ dày lớp đất bị mất (cm) Lượng đất mất (tấn/ha)
Vụ 1 (1962) 0,79 119,2
Vụ 2 (1963) 0,88 134,0
Vụ 3 (1964) 0,77 115,5
Cả 3 vụ 2,44 366,7
Xói mòn thường làm mất các chất dinh dưỡng trong đất. Theo Nguyễn Tử Siêm
và Thái Phiên, 1998, mức độ mất các nguyên tố dinh dưỡng đất do xói mòn được xếp
theo thứ tự sau:
C >N >K, Ca >Mg >P
Bên cạnh đó, sự khai thác quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý ở
những vùng khô hạn có chỉ số khô hạn từ 0,05 đến 0,06 đã dẫn tới sa mạc hoá (Ninh
Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo…). Sa mạc hoá ở nước ta thường do các nguyên nhân
chính sau:
- Do chặt phá rừng
- Do cát bay ven biển
- Do đất mặn hoá
- Do phèn hoá
- Do canh tác nông nghiệp quá mức
- Do khai thác mỏ bừa bãi
Ở đồng bằng, do sức ép dân số, nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh cao,
đầu tư nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước tưới, trong khi ít chú ý đến việc trả lại
25

×