Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.13 KB, 90 trang )

Chương 4

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
4.1. ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN

4.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu
4.1.1.1. Các phương thức kinh doanh nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó hàng hố
và dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác.
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hoạt động ngoại thương là hoạt
động phản ánh quan hệ phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của
một quốc gia độc lập với nền kinh tế thế giới. Trong đó hoạt động nhập
khẩu giữ một vai trị quan trọng, thơng qua nhập khẩu tạo cầu nối giữa
thị trường trong nước với thị trường quốc tế, tạo điều kiện phân công lao
động và hợp tác quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia trên cơ
sở chun mơn hố. Từ đó nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ
giữa các nền kinh tế cho phép một nền kinh tế phát triển nhanh hơn với
chi phí thấp hơn và thời gian ngắn hơn. Đồng thời dưới góc độ tiêu dùng,
nhập khẩu tạo ra sự đa dạng hoá hàng hoá và dịch vụ cho phép thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư, tạo ra cuộc cạnh tranh giữa
hàng nhập khẩu từ nước ngoài với sản xuất trong nước, động lực buộc
các nhà sản xuất trong nước vươn lên.
Trong hoạt động nhập khẩu, các bên tham gia hoạt động thuộc các
quốc gia khác nhau nên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
phải chịu sự ràng buộc rất chặt chẽ của các điều kiện thương mại theo
luật kinh doanh của từng bên, tập quán kinh doanh và luật thương mại
quốc tế về giá cả phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng...
Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động thương mại trên thị trường quốc
tế nên thông tin về các đối tác rất khó kiểm sốt, do đó giữa các bên cần
phải có sự hiểu biết và quan hệ với nhau hoặc trực tiếp hoặc thông qua


124


mơi giới. Các doanh nghiệp ít có quan hệ giao dịch sẽ rất khó khăn trong
thực hiện các hoạt động, tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm mà các bên có
thể lựa chọn một trong hai phương thức kinh doanh là nhập khẩu trực
tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
a. Phương thức nhập khẩu trực tiếp
Là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động
nhập khẩu trực tiếp tìm kiếm bạn hàng, đàm phán ký kết hợp đồng mua
bán ngoại thương với đối tác nước ngoài; giao, nhận hàng hố và thanh
tốn tiền hàng... trong khn khổ chính sách quản lý xuất nhập khẩu của
nhà nước trên cơ sở tự cân đối về tài chính.
b. Phương thức nhập khẩu uỷ thác
Là phương thức kinh doanh trong đó các đơn vị có đăng ký kinh
doanh hoạt động nhập khẩu được cấp giấy phép nhập khẩu nhưng lại
không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải thơng qua một
đơn vị nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình.
Khác với hoạt động kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ
thác phải thực hiện thông qua hai hợp đồng, hợp đồng uỷ thác và hợp
đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng uỷ thác xác lập giao dịch giữa
bên giao và bên nhận uỷ thác, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật
thương mại trong nước, trong đó bên giao nhập khẩu có quyền pháp lý
thực hiện hoạt động như có giấy phép nhập khẩu, có điều kiện kinh
doanh nhưng khơng trực tiếp tham gia hoạt động do chưa đủ uy tín, kinh
nghiệm, năng lực... phải uỷ thác cho bên nhận nhập khẩu uỷ thác đứng ra
thực hiện giao dịch thương mại quốc tế. Sau khi được uỷ thác của bên
giao, bên nhận nhập khẩu uỷ thác sẽ đứng ra thực hiện hợp đồng mua
bán ngoại thương với đối tác nước ngoài. Trong phương thức kinh doanh
nhập khẩu uỷ thác doanh nghiệp giao uỷ thác ghi nhận hoạt động và thực

hiện nghĩa vụ với NSNN, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ đóng vai
trị đại lý và được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên ký
trong hợp đồng uỷ thác.
4.1.1.2. Các phương thức thanh toán trong nghiệp vụ nhập khẩu
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các
điều kiện của hợp đồng mua bán ngoại thương. Phương thức thanh toán
125


tức là chỉ người bán dùng cách thức nào để thu được tiền về, người mua
dùng cách nào để trả tiền. Do các giao dịch thương mại quốc tế thực hiện
ở các đối tác khác nhau về quốc tịch, nếu có tranh chấp thương mại thì
rất phức tạp và gây tổn hại rất lớn đến các bên nên luật thương mại quốc
tế đã dùng điều kiện của phương thức thanh toán để ràng buộc quyền lợi
của các bên tham gia hợp đồng. Các bên khi lựa chọn phương thức thanh
toán phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và
đúng, từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng
và đúng hạn.
Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động nhập
khẩu thường bao gồm:
- Phương thức chuyển tiền (Remittance Transfer)
- Phương thức ghi sổ (Phương thức mở tài khoản): (Open account)
- Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)
- Phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng (Letter of Credit)
Tuy nhiên trong các phương thức thanh tốn trên thì phương thức tín
dụng chứng từ được sử dụng thơng dụng hơn cả do các ưu điểm của
phương thức là bảo vệ quyền lợi cho cả người nhập khẩu và xuất khẩu
trong hợp đồng.
4.1.1.3. Điều kiện cơ sở giao hàng và giá cả trong hợp đồng nhập
khẩu

Nhập khẩu được thực hiện khi hai bên ký kết các hợp đồng mua bán
ngoại thương trong nội dung của hợp đồng có điều khoản quan trọng là
xác định điều kiện cơ sở giao hàng để làm cơ sở xác định giá cho hợp
đồng nhập khẩu. Theo luật thương mại quốc tế giá cả trong hợp đồng
nhập khẩu được quyết định bởi điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong
hợp đồng. Điều kiện cơ sở giao hàng là sự phân chia trách nhiệm, rủi ro
và chi phí giữa người mua và người bán trong hợp đồng mua bán ngoại
thương được quy định trong luật buôn bán quốc tế (Incoterm - 2010).
Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng, giá trong hợp đồng nhập khẩu có
thể có 4 nhóm:
- Nơi hàng đi (E)
126


- Cước phí chưa trả (F)
- Cước phí trả tới (C)
- Nơi hàng đến (D)
Căn cứ vào bốn nhóm điều kiện cơ sở giao hàng luật thương mại
quốc tế lại quy định các điều kiện giao hàng cụ thể, từng điều kiện cơ sở
giao hàng cụ thể quyết định mức giá trong giao dịch như hợp đồng nhập
khẩu ký với giá CIF, FOB, CIP, CFR...
4.1.1.4. Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu
Nhập khẩu là mua hàng hoá hay dịch vụ từ thị trường nước ngoài
căn cứ vào những hợp đồng đã được ký kết. Nhập khẩu hàng hố có thể
thực hiện bằng phương thức trực tiếp hoặc uỷ thác tuỳ vào năng lực và
điều kiện của doanh nghiệp.
Phạm vi hàng nhập khẩu bao gồm
- Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương theo
hiệp định nghị định thư.

- Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó mua
lại và thanh tốn bằng ngoại tệ.
- Hàng tại các khu chế suất (phần chia thu nhập của bên đối tác
không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ.
Những hàng hố sau đây khơng được xác định là hàng nhập:
- Hàng tạm nhập để tái xuất.
- Hàng tạm xuất, nay nhập về.
- Hàng viện trợ nhân đạo.
- Hàng đưa qua nước thứ ba (chuyển tải)...
Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, khi người nhập
khẩu nắm được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ
hoặc có nghĩa vụ phải thanh tốn tiền cho người xuất khẩu. Thời điểm
127


này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng và chuyên chở. Tuy nhiên
thời điểm ghi chép thực tế được xác định khi bên nhập khẩu nhận được
bộ chứng từ thanh tốn về lơ hàng nhập khẩu.
4.1.2. u cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ nhập khẩu
4.1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ nhập khẩu
Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá là khâu đầu trong hoạt động kinh
doanh nhập khẩu, có vai trị quyết định đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ nghiệp vụ nhập khẩu nhằm phòng tránh
được rủi ro thương mại và rủi ro hối đoái trong kinh doanh. Các yêu cầu
quản lý nghiệp vụ nhập khẩu, bao gồm:
- Cần phải xác định phạm vi và thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu
nhằm quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu ngay từ khâu đầu tiên của hoạt
động kinh doanh để xác định hàng tồn kho phù hợp.
Phạm vi của hàng nhập khẩu bao gồm:

- Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương theo
hiệp định nghị định thư.
- Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó mua
lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác
không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ.
Những hàng hố sau đây khơng được xác định là hàng nhập:
- Hàng tạm nhập để tái xuất.
- Hàng tạm xuất, nay nhập về.
- Hàng viện trợ nhân đạo.
- Hàng đưa qua nước thứ ba (chuyển tải)...
Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, khi người nhập
khẩu nắm được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ
128


hoặc có nghĩa vụ phải thanh tốn tiền cho người xuất khẩu. Thời điểm
này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng và chuyên chở. Tuy nhiên
thời điểm ghi chép thực tế được xác định khi bên nhập khẩu nhận được
bộ chứng từ thanh tốn về lơ hàng nhập khẩu.
- Hàng nhập khẩu phải được quản lý phù hợp với kế hoạch bán hàng
hoặc kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp; quản lý công nợ phải trả trong
khâu nhập khẩu và quản lý rủi ro hối đoái trong thanh tốn.
- Hàng nhập khẩu được quản lý theo từng lơ hàng, nhóm và mặt
hàng cả về số lượng và giá trị.
4.1.2.2. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ nhập khẩu
Để tổ chức tốt kế toán nghiệp vụ nhập khẩu, kế toán nhập khẩu cần
thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Theo dõi, ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình
nhập khẩu hàng hố về số lượng, kết cấu, chủng loại, quy cách, chất
lượng, giá cả và thời điểm nhập khẩu.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch nhập
khẩu theo từng thị trường, từng người cung cấp và theo từng hợp đồng,
tình hình thanh tốn với người xuất khẩu.
- Cung cấp thơng tin kịp thời tình hình nhập khẩu và thanh tốn tiền
hàng cho chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý, làm căn cứ cho đề xuất
những quyết định trong chỉ đạo, tiến hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
4.2. QUY ĐỊNH KẾ TỐN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HĨA

4.2.1. Xác định giá gốc của hàng hóa nhập khẩu
Hàng nhập khẩu mua được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc hàng nhập
khẩu xác định theo VAS 02, như sau:
- Giá gốc hàng mua nhập khẩu là chi phí mua để có được hàng hóa ở
địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua của hàng nhập khẩu bao gồm
giá mua, các loại thuế khơng được hồn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực
129


tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được
trừ (-) khỏi chi phí mua.
Xác định trị giá hàng nhập khẩu:
Trường hợp hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì trị giá mua
của hàng nhập khẩu được xác định bao gồm trị giá mua của hàng nhập
khẩu, thuế nhập khẩu và các chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu nhập
khẩu, như sau:

Trị giá mua
Trị giá phải
Trị thuế khơng được
Chi phí trực tiếp
thực tế của = thanh tốn cho + hồn lại hoặc không + phát sinh trong
hàng nhập khẩu
người xuất khẩu
được khấu trừ
khâu nhập khẩu
Trị giá phải thanh toán
Trị giá ghi trên hoá
=
x Tỷ giá ngoại tệ
cho người xuất khẩu
đơn thương mại

Thuế nhập khẩu: Được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và biểu
thuế suất quy định cho từng mặt hàng, ngành hàng, trị giá tính thuế được
quy đổi ra tiền Việt Nam theo trị giá thực tế trên cơ sở giá CIF, nhưng
trong từng khung thuế quy định.
Số lượng hàng hố
Giá tính thuế của
Thuế nhập khẩu
= nhập khẩu ghi trên x từng mặt hàng
phải nộp
tờ khai hải quan
nhập khẩu

x Thuế suất


Chi phí phát sinh trong nhập khẩu: Lệ phí thanh tốn, lệ phí ngân
hàng, lệ phí sửa đổi L/C, phí thuê kho bến bãi, lưu kho,... Nếu nhập khẩu
theo điều kiện FOB: phí vận tải ngồi nước, phí bảo hiểm. Đối với hàng
nhập khẩu uỷ thác còn bao gồm hoa hồng trả cho bên uỷ thác nhập
khẩu...
Trường hợp hàng nhập khẩu thuộc đối tượng tính thuế GTGT doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc khơng
thuộc đối tượng tính thuế GTGT hoặc hàng hố nhập khẩu dùng vào hoạt
động sự nghiệp, dự án, văn hoá phúc lợi,… được trang trả bằng các
nguồn kinh phí khác thì trị giá mua của hàng nhập khẩu được xác định
như sau:
130


Chi phí trực
Trị giá mua
Trị giá phải
Thuế
Thuế GTGT
tiếp phát
thực tế của = thanh toán cho + nhập +
+ của hàng
sinh trong
hàng nhập khẩu
người xuất khẩu
khẩu
nhập khẩu
nhập khẩu

Trong đó:
Trị giá hàng hoá

Thuế GTGT của
hàng nhập khẩu = nhập khẩu theo +
giá CIF
phải nộp

Thuế
nhập
khẩu

Thuế suất
x
thuế
GTGT

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt. Trị giá hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc
biệt
Thuế TTĐB của
Trị giá hàng hoá
hàng nhập khẩu = nhập khẩu theo +
phải nộp
giá CIF

Thuế
nhập
khẩu

Thuế suất
x
thuế

TTĐB

4.2.2. Ghi nhận các giao dịch nhập khẩu liên quan đến ngoại tệ
Theo VAS 10, giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ trong hoạt động
nhập khẩu phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế
toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và
ngoại tệ tại ngày giao dịch (tỷ giá giao dịch). Việc quy đổi đồng ngoại tệ
ra Đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế
toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế tốn.
4.3. KẾ TỐN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP

4.3.1. Chứng từ kế toán
Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá sử dụng các chứng từ để ghi chép
thông tin gồm các chứng từ phát sinh trong nước và ngồi nước.
* Bộ chứng từ thanh tốn của hàng nhập khẩu: tuỳ theo điều kiện
của thư tín dụng, bao gồm các chứng từ chủ yếu sau:
- Hoá đơn thương mại (Invoice)
131


- Vận tải đơn (Bill of Lading) (B/L), (Bill of Air) (B/A)...
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
Ngoài ra theo chứng từ hợp đồng xuất nhập khẩu và theo quy định
trong thư tín dụng, bộ chứng từ thanh tốn cịn có:
- Giấy chứng nhận chất lượng(Certificate of Quality)
- Bảng kê đóng gói bao bì (Packing Lits)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Original)

- Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản thực phẩm.
- Hối phiếu
Hoặc các tài liệu khác kèm theo như biên bản quyết toán với chủ
phương tiện, biên bản hư hỏng tổn thất...
* Ngồi bộ chứng từ thanh tốn cịn có các chứng từ sau:
- Biên lai thu thuế, tờ khai hải quan.
- Phiếu nhập kho, biên lai lệ phí...
- Các chứng từ thanh tốn phiếu chi, báo nợ, báo có của ngân hàng.
- Hoá đơn GTGT…
4.3.2. Vận dụng tài khoản kế toán
4.3.2.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp sử dụng các tài khoản chủ
yếu sau:
TK 151 - Hàng mua đang đi đường, dùng phản ánh trị giá hàng nhập
khẩu đã nhận nhưng chưa chuyển về nhập kho.
TK 156 - Hàng hoá, dùng phản ánh trị giá hàng nhập khẩu nhập kho.
TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết theo từng người xuất khẩu)
dùng theo dõi tình hình thanh tốn giữa bên nhập khẩu với người xuất
khẩu hàng hoá.
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

132


TK 144 - Ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dùng phản ánh số tiền ký quỹ
mở thư tín dụng nhập khẩu.
TK 007 - Ngoại tệ, dùng phản ánh số ngoại tệ nhập hoặc xuất quỹ
theo gốc nguyên tệ.
Và các tài khoản khác 333 (33312), 635, 515...
4.3.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp

• Khi mở L/C nhập khẩu phải ký quỹ mở thư tín dụng, kế tốn ghi:
- Mua ngoại tệ hoặc vay ngoại tệ ký quỹ:
Nợ TK 144 - Ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TGTT)
Có TK 112 (1121) - TGNH (TGTT)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn (TGTT)
- Chuyển ngoại tệ đi ký quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 144 - Ký quỹ, ký cược ngắn hạn (tỷ giá thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 112 (1122) - TGNH (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
Đồng thời ghi: Có 007 - Ngoại tệ (số ngoại tệ theo nguyên tệ).
• Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và các chứng từ thanh toán
đã trả tiền cho người xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường (trị giá hàng nhập khẩu tỷ giá
thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 144 - Ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TGGS)
Có TK 112 (1122) - TGNH (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
• Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và thanh toán trả chậm, kế
toán ghi:
133


Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường (trị giá hàng nhập khẩu tỷ giá
thực tế)
Có TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết cho người xuất khẩu)
- Khi thanh toán tiền cho người xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết cho người xuất khẩu) (TGGS)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)

Có TK 112 (1122) - TGNH (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
Đồng thời ghi: Có TK 007 - Ngoại tệ (số ngoại tệ theo nguyên tệ)
- Căn cứ vào biên lai tính thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp
- Hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, phản ánh thuế tiêu thụ
đặc biệt phải nộp, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 333 (3332) - Thuế và các khoản phải nộp NN
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
+ Hàng nhập khẩu dùng vào SXKD chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 (33312) - Thuế và các khoản phải nộp NN
+ Hàng nhập khẩu dùng vào SXKD chịu thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp hoặc khơng thuộc đối tượng tính thuế GTGT, thuế GTGT
của hàng nhập khẩu ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 333 (33312) - Thuế và các khoản phải nộp NN
- Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của
hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 333 (3333, 33312) - Thuế và các khoản phải nộp NN
Có TK 111 (1111), 112 (1121)
134


- Trường hợp mua hàng nhập khẩu tham gia hội chợ triển lãm, hàng
từ khu chế xuất, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 112 (1122) - TGNH (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
Đồng thời ghi: Có TK 007 - Ngoại tệ (số ngoại tệ theo nguyên tệ)
- Các khoản chi phí trong khâu nhập khẩu, kế toán ghi:
+ Chi bằng ngoại tệ:
Nợ TK156 - Hàng hóa (tỷ giá thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 112 (1122) - TGNH (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
Đồng thời ghi: Có TK 007 - Ngoại tệ (số ngoại tệ theo nguyên tệ)
+ Chi bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 156 - Hàng hố
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 (1112), 112 (1121)
- Khi hàng nhập khẩu chuyển về nhập kho, kế tốn ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hố
Có TK 151- Hàng mua đang đi đường
- Trường hợp hàng nhập khẩu chuyển bán thẳng hoặc bán trực tiếp
ngay tại cảng:
Nợ TK 157 - Hàng gửi bán
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
135


4.3.3. Sổ kế toán
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu phải mở sổ kế tốn theo dõi hàng hố,
cơng nợ như kế tốn mua hàng trong nước. Ngồi ra phải mở sổ kế toán
chi tiết theo dõi thuế GTGT của hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế nhập khẩu. Mở sổ cái và sổ chi tiết TK 515, 635 để theo dõi chênh
lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình nhập khẩu.
- DN áp dụng hình thức nhật ký chung, kế toán nhập khẩu sử dụng
các sổ sau:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ xuất khẩu hàng hoá ghi vào sổ
nhật ký chung và các sổ nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền... Đồng thời
căn cứ vào nhật ký chung và các nhật ký chuyên dùng ghi vào sổ cái tài
khoản 151, 156, 515, 635, 111, 112, 131, 331, 333, 007.
- DN áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng các sổ sau:
Sử dụng nhật ký chứng từ số 5 ghi có 331, nhật ký chứng từ số 2 ghi
có 112, bảng kê 4, nhật ký chứng từ số 10... sổ cái các tài khoản 511,
515, 635, 632, 157, 156, 111, 112, 131, 331, 333, 007, 003.
Các sổ kế toán chi tiết như sổ chi tiết hàng hoá, sổ chi tiết phải trả
người bán, sổ chi tiết thuế GTGT được khấu trừ, sổ chi tiết thuế GTGT
phải nộp.
4.4. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU ỦY THÁC

4.4.1. Quy định trong nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động uỷ thác nhập khẩu được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ
thác, trong đó xác định phạm vi và quyền hạn của các bên tham gia bao
gồm bên giao uỷ thác và bên nhận uỷ thác, cụ thể:
Bên giao uỷ thác nhập khẩu là bên có quyền pháp lý để thực hiện
hoạt động nhập khẩu như có giấy phép nhập khẩu; hạn ngạch nhập khẩu
hoặc được nhà nước giao… nhưng không trực tiếp thực hiện hoạt động,
việc xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên giao nhập khẩu như sau:
136


* Quyền của bên giao nhập khẩu uỷ thác:
- Uỷ quyền thực hiện hoạt động nhập khẩu cho bên nhận uỷ thác

theo các điều kiện của hợp đồng.
- Nhận được hàng nhập khẩu theo điều kiện số lượng, chất lượng,
giá cả, thời gian giao hàng theo các điều kiện của hợp đồng và từ chối
nhận hàng nếu bên nhận nhập khẩu uỷ thác vi phạm.
* Nghĩa vụ của bên giao uỷ thác:
- Chuyển tiền thanh toán cho các giao dịch trong hợp đồng đúng số
lượng và kỳ hạn.
- Thanh toán các khoản thuế và chi phí phát sinh theo hợp đồng uỷ
thác quy định.
- Thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo các quy định trong
hợp đồng.
Bên nhận uỷ thác nhập khẩu là bên được uỷ quyền thực hiện hoạt
động nhập khẩu, giao dịch thương mại quốc tế với đối tác nước ngoài.
Theo hợp đồng uỷ thác bên nhận nhập khẩu có các quyền và nghĩa vụ sau:
* Quyền của bên nhận uỷ thác nhập khẩu:
- Được uỷ quyền thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
- Nhận tiền để thanh toán cho các giao dịch trong hợp đồng như
thanh tốn với người xuất khẩu, chi phí và thuế nhập khẩu…
- Nhận hoa hồng uỷ thác nhập khẩu
* Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác:
- Thanh toán hàng hoá cho bên giao uỷ thác khi giao dịch thương
mại hoàn thành.
- Nộp hộ thuế và chi phí theo hợp đồng uỷ thác.
- Giải quyết các tranh chấp của hợp đồng mua bán ngoại thương
(nếu có).
4.4.2. Chứng từ kế tốn
- Bộ chứng từ thanh toán của hàng nhập khẩu (như nhập khẩu trực
tiếp).
- Hoá đơn GTGT, bảng kê thanh toán hàng nhập khẩu uỷ thác
- Phiếu chi, giấy báo có hoặc bảng sao kê của ngân hàng…

137


4.4.3. Vận dụng tài khoản kế toán
4.4.3.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác ở bên giao ủy thác nhập khẩu
sử dụng các tài khoản ghi nhận phản ánh hoạt động giao ủy thác nhập
khẩu tương tự như hoạt động nhập khẩu trực tiếp, ngoài ra bên giao ủy
thác nhập khẩu sử dụng tài khoản 331 (chi tiết theo đơn vị nhận ủy thác)
để phản ánh số tiền, hàng bên giao ủy thác thanh toán cho hợp đồng ủy
thác.
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác ở bên nhận nhập khẩu sử dụng
các tài khoản chủ yếu sau:
- TK 131 (Chi tiết theo đơn vị giao uỷ thác), dùng phản ánh các
khoản tiền nhận của bên giao uỷ thác để nhập khẩu hàng hoá và nộp các
khoản thuế, trả tiền chi phí, và hàng nhập khẩu.
- TK 331 (Chi tiết theo từng người xuất khẩu), dùng theo dõi tình
hình thanh tốn giữa bên nhận uỷ thác nhập khẩu với người xuất khẩu
hàng hoá.
- TK 511 (5113) - Doanh thu cung cấp dịch vụ, dùng phản ánh hoa
hồng uỷ thác được hưởng.
- TK 333 (3331, 3332, 3333) được dùng phản ánh thuế GTGT của
hàng nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu nộp hộ cho bên giao uỷ
thác.
Ngoài ra kế tốn nhận uỷ thác nhập khẩu cịn sử dụng các TK 111,
TK112, 007...
4.4.3.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
a. Kế toán bên giao uỷ thác nhập khẩu
• Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác để nhập khẩu hàng hoá:
- Khi doanh nghiệp mua ngoại tệ hoặc vay ngoại tệ để giao cho bên

uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác) (TGTT)
Có TK 112 (1121), 311 (TGTT)
138


- Khi doanh nghiệp chuyển tiền ngoại tệ giao cho bên uỷ thác, kế
toán ghi:
TGTT ngày chuyển tiền > tỷ giá thực tế chi ngoại tệ:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác) (TGGS)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 112 (1122) - Tiền gửi ngân hàng (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
Đồng thời ghi: Có TK 007 - ngoại tệ (số ngoại tệ theo nguyên tệ)
• Khi đơn vị nhận uỷ thác hoàn thành việc nhập khẩu thanh toán
hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, kế toán ghi:
- Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 151, 156 (1561), 157, 632 - (TGTT)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
(TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (chênh lệch lãi tỷ giá)
- Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập
khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 151, 156, 157, 632 (Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
+ Trường hợp hàng nhập khẩu dùng vào SXKD chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
+ Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối
tượng tính thuế GTGT, thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính vào
trị giá hàng hố nhập khẩu:
Nợ TK 151, 156, 157, 632 - (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
139


- Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế, nhưng
đơn vị giao uỷ thác trực tiếp nộp các khoản thuế vào NSNN, thì giá trị
hàng nhập khẩu vẫn ghi như trên (bao gồm trị giá hàng nhập khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Nhưng khi nộp thuế vào NSNN, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
Có TK 111, 112
• Hoa hồng uỷ thác phải trả theo hoá đơn GTGT do bên nhận uỷ
thác chuyển giao, ghi:
Nợ TK 151, 156, 157, 632 - (Hoa hồng uỷ thác)
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
• Đối với các khoản chi phí được bên nhận uỷ thác chi hộ (chi giám
định, bốc xếp, vận chuyển,...) nếu trong hợp đồng quy định bên giao uỷ
thác nhập khẩu chịu, số được chi hộ phải trả cho bên nhận uỷ thác ghi:
Nợ TK 151, 156, 157, 632 - (Chi phí trong khâu nhập khẩu)
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
• Khi chuyển tiền thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác, các khoản chi
phí chi hộ cho bên nhận uỷ thác, tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc

biệt, thuế GTGT của hàng nhập khẩu nhờ bên nhận uỷ thác nộp hộ vào
ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
Có TK 111, 112, 311
• Trường hợp bên nhận uỷ thác chuyển trả hàng uỷ thác nhập khẩu
chưa nộp thuế GTGT:
- Khi nhận hàng, căn cứ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của
đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, phản ánh giá trị hàng nhập khẩu ủy thác
theo giá có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 151, 156 - (Giá trị hàng nhập khẩu bao gồm các khoản thuế
phải nộp)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
140


- Khi nhận hóa đơn GTGT hàng uỷ thác nhập khẩu của đơn vị nhận
uỷ thác nhập khẩu, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 151, 156 - (Hàng hóa uỷ thác nhập khẩu cịn tồn kho)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Hàng hóa uỷ thác nhập khẩu đã bán)
b. Kế toán bên nhận uỷ thác nhập khẩu
• Khi nhận tiền của bên giao uỷ thác, số tiền đã nhận ghi theo tỷ giá
thực tế ngày nhận:
Nợ TK 112 (1122) - TGNH (Tỷ giá thực tế)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị giao uỷ
thác) (TGTT)
Đồng thời ghi: Nợ TK 007 - Ngoại tệ (Số ngoại tệ theo nguyên tệ)
- Khi chuyển tiền ký quỹ mở L/C kế toán ghi:
Nợ TK 144 - Ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TGTT)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 112 (1122) - TGNH (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (Chênh lệch lãi tỷ giá)
Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ chuyển đi ký quỹ:
Có TK 007 - Ngoại tệ (Số ngoại tệ theo nguyên tệ)
• Khi xác định hàng hố đã nhập khẩu và thanh toán ngay cho người
xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường (Trị giá hàng nhập khẩu tỷ
giá thực tế)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 144 - Ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TGGS)
Có TK 112 (1122) - TGNH (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (Chênh lệch lãi tỷ giá)
141


Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ:
Có TK 007 - Ngoại tệ (Số ngoại tệ theo nguyên tệ)
• Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và thanh toán theo L/C trả
chậm, kế toán ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết từng người xuất khẩu)
(TGTT)
• Trường hợp nhận hàng nhập khẩu không nhập kho chuyển giao
thẳng cho đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết bên giao uỷ thác)
(TGGS)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết từng người xuất khẩu)
(TGTT)

Có TK 515 - Doanh thu tài chính (Chênh lệch lãi tỷ giá)
• Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế GTGT hoặc thuế tiêu thụ đặc
biệt (nếu có) phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu.
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường (Ghi vào trị giá hàng nhập khẩu)
Có TK 333 (33312, 3332, 3333) - Thuế và các khoản phải nộp NN
- Khi nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu của
hàng nhập khẩu uỷ thác:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NN
Có TK 111, 112
- Khi bàn giao hàng hoá, bộ chứng từ hàng nhập khẩu, chứng từ thuế
cho bên uỷ thác, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
(TGGS)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch lỗ tỷ giá)
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 515 - Doanh thu tài chính (Chênh lệch lãi tỷ giá)
142


- Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục nộp thuế
nhập khẩu, đơn vị uỷ thác nhập khẩu tự nộp các khoản thuế, số tiền đơn
vị uỷ thác nhập khẩu đã nộp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333 (3331, 3332, 3333) - Thuế và các khoản phải nộp NN
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị giao uỷ thác).
• Phản ánh hoa hồng uỷ thác nhập khẩu được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng số hoa hồng uỷ thác
Có TK 511 (5113) - Doanh thu bán hàng (Hoa hồng uỷ thác)
Có TK 333 (3331) - Thuế và các khoản phải nộp NN
- Các khoản chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu bên giao uỷ thác
chịu, kế toán ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
Có TK 111 (1111), 112 (1121)
- Trường hợp các khoản chi phí hợp đồng quy định do bên nhận uỷ
thác chịu:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331
- Khi đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu thanh toán hoa hồng uỷ thác,
các khoản chi phí chi hộ, tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB
của hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
4.4.4. Sổ kế toán
Kế toán nghiệp vụ nhận nhập khẩu uỷ thác cũng phải mở sổ kế tốn
theo dõi hàng hố, cơng nợ như kế tốn nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp.
Ngồi ra phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản giao dịch thanh
toán giữa bên giao uỷ thác và bên nhận nhập uỷ thác phát sinh trong quá
trình nhập khẩu.

143


Câu hỏi ơn tập
1. Quy định về kế tốn tỉ giá trong chuẩn mực kế toán Việt Nam
“Ảnh hưởng của thay đổi tỉ giá hối đoái”? Biểu hiện những qui định này
trong kế toán nghiệp vụ nhập khẩu và thanh toán theo qui định của chế
độ kế toán doanh nghiệp hiện hành?
2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu cần tuân thủ những nguyên tắc kế
toán nào? Nêu nội dung của các ngun tắc kế tốn đó và những biểu
hiện cụ thể trong qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành?

Bài tập vận dụng
Tại một DNTM hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có các nghiệp vụ kinh tế
sau:
1. Ngày 10/11 chuyển tiền gửi ngân hàng ngoại tệ để ký quỹ mở
L/C: 150.000 USD để nhập khẩu một lơ hàng trị giá: 320.000 USD (CIF
Hải Phịng). Tỉ giá thực tế 21.900đ/USD, tỉ giá xuất quĩ bình quân
21.800đ/USD.
2. Ngày 19/11 lô hàng nhập khẩu theo L/C ngày 10/11 đã về đến cảng,
đơn vị đã làm thủ tục tiếp nhận hàng và chuyển tiền từ L/C để thanh tốn,
số cịn lại trả bằng tiền vay ngắn hạn, Lệ phí mở và thanh toán L/C là 350
USD đã trả bằng tiền gửi ngân hàng ngoại tệ, biết tỷ giá thực tế 21.880
đ/USD; thuế nhập khẩu phải nộp 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
Lô hàng trên đơn vị đã:
- Bán thẳng cho cơng ty A: 1/4, giá bán chưa có thuế: 1.680.000.000đ,
thuế GTGT 10%, người mua đã thanh toán 1/2 bằng tiền gửi ngân hàng, số
còn lại bên mua nhận nợ.
- Gửi cho đơn vị nhận đại lý công ty B: 1/4, giá bán chưa thuế
1.700.000.000đ, hoa hồng đại lí 4%, thuế GTGT hàng hố và hoa hồng
10%.
- Số cịn lại chuyển về nhập kho đủ, chi phí vận chuyển là:
11.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%: 1.000.000 đ) đã chi bằng tiền
mặt.
144


3. Ngày 26/11, nhận được giấy báo của ngân hàng:
- Cơng ty A thanh tốn số tiền cịn nợ ở nghiệp vụ (1), biết chiết
khấu thanh toán dành cho A: 2%.
- Cơng ty B thanh tốn sau khi đã bán hết 1/2 số hàng nhận đại lý

(đã trừ hoa hồng).
Toàn bộ số tiền hàng thu được chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân
hàng, đơn vị chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng để mua ngoại tệ
trả nợ vay ngắn hạn ở nghiệp vụ (2) là: 120.000 USD. Biết tỷ giá tại thị
trường liên ngân hàng là 21.920 đ/USD.
4. Trích tiền gửi ngoại tệ ngân hàng 100.000 USD để giao uỷ thác
cho công ty Z nhờ nhập khẩu một lơ hàng theo giá CIF Hải Phịng. Tỷ
giá thực tế 21.030 đ/USD, tỉ giá ngoại tệ xuất quĩ 21.010 đ/USD (đã báo
nợ). Hoa hồng uỷ thác 3%, thuế GTGT của dịch vụ uỷ thác 10%.
5. Trích tiền gửi VNĐ 120.000.000đ chuyển cho công ty Z để nhờ
nộp hộ thuế nhập khẩu và thuế GTGT (đã báo nợ)
6. Nhận được hàng do công ty Z bàn giao tại cảng. Tỷ giá thực tế
21.050 đ/USD. Công ty Z đã nộp thuế nhập khẩu 5% và thuế GTGT hàng
nhập khẩu 10%. Hàng đã chuyển về nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển
17.600.000đ chi bằng tiền mặt, hoá đơn đặc thù, thuế GTGT 10%.
7. Trích tiền gửi ngoại tệ thanh tốn cho cơng ty Z tiền hoa hồng và
thuế GTGT, tỉ giá thực tế 21.240 đ/USD, tỉ giá ngoại tệ xuất quĩ 21.040
đ/USD; và trích tiền gửi VNĐ để thanh tốn nốt số tiền thuế còn lại (đã
báo nợ).
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và nêu cơ sở ghi.

145


Chương 5

KẾ TỐN CHI PHÍ
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
5.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DỊCH VỤ

5.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ
nhu cầu sinh hoạt và đời sống dân cư cũng như các nhu cầu của sản xuất,
kinh doanh của toàn xã hội.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, bao gồm các hoạt động
kinh doanh bưu điện, vận tải, du lịch, may đo, sửa chữa, dịch vụ khoa
học kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí, chụp
ảnh, cho thuê đồ dùng, giặt là… Sự phát triển của ngành dịch vụ phụ
thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng
tăng của con người. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ nước ta
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Căn cứ vào tính chất hoạt động, dịch vụ có thể chia thành hai loại:
- Dịch vụ có tính chất sản xuất
- Dịch vụ khơng có tính chất sản xuất
Nhìn chung các hoạt động dịch vụ có các đặc điểm sau:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng: Các hoạt động kinh
doanh dịch vụ có thể được thực hiện và cung ứng đơn lẻ, có thể được
thực hiện và cung ứng đồng thời trong một “gói dịch vụ” nào đó và mang
tính chất bổ trợ nhau. Do vậy, việc hạch toán chi tiết doanh thu, chi phí
cho từng hoạt động dịch vụ cung ứng không đơn giản.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính khơng tách rời: Q trình sản
xuất, phục vụ, và tiêu thụ thường gắn liền với nhau, quá trình sản xuất
sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó khó có
146


thể phân biệt một cách rõ ràng chi phí ở từng khâu sản xuất và tiêu thụ.
Vì vậy, tuỳ theo từng loại hoạt động dịch vụ đặc thù để xác định nội

dung chi phí cấu thành nên giá sản phẩm.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính rủi ro cao và tính bổ trợ lẫn
nhau: Có những loại hoạt động dịch vụ để hoàn thành sản phẩm dịch vụ,
doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng đơi khi vẫn
khơng hồn thành được sản phẩm như mong muốn, trong khi đó kết quả
của nó (nếu có) thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng. Ví dụ như
hoạt động hội chợ triển lãm, chi phí cho trước ngày tổ chức hội chợ là rất
lớn như chi phí quảng cáo, in giấy mời, chi phí chuẩn bị cho các gian
hàng… nhưng kết quả có thể có rất ít khách hàng. Khi đã có khách hàng
thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng thu nhập như khách sạn, vận
chuyển, bưu điện, hải quan, thuế…
Hoạt động kinh doanh dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con
người: Chi phí nhân cơng thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí
kinh doanh dịch vụ, cịn các chi phí về ngun vật liệu và chi phí khác
chiếm tỉ trọng khơng đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với những loại
hoạt động dịch vụ mang tính kĩ thuật, hàm lượng chi phí về chất xám
trong sản phẩm chiếm tỉ trọng cao.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính cạnh tranh khó xác định do
sản phẩm dịch vụ hồn thành khơng nhập kho thành phẩm, sản phẩm
không tồn kho, không lưu trữ được. Người sản xuất sản phẩm dịch vụ chỉ
lưu trữ những yếu tố dưới dạng tiền sản phẩm dịch vụ chứ khơng phải là
sản phẩm dịch vụ. Do đó, sản phẩm dịch vụ hoàn thành thường được xác
định là tiêu thụ ngay; tuy nhiên đối với một số dịch vụ như may đo, sửa
chữa… tuy đã hoàn thành nhưng chưa ghi doanh thu do chưa trả hàng
cho khách thì chi phí cho những dịch vụ đó vẫn coi là chi phí của sản
phẩm chưa hoàn thành.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính khơng đồng nhất: Cùng một
loại dịch vụ nhưng được thực hiện và cung ứng bởi những người khác
nhau, cho các đối tượng khách hàng khác nhau, ở những lần phục vụ
khác nhau đôi khi phương thức phục vụ và chất lượng dịch vụ không

giống nhau.
147


Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính vơ hình: Hầu
hết sản phẩm của hoạt động dịch vụ khơng mang hình thái vật chất cụ thể
gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ trước khi cung ứng
cho khách hàng.
5.1.2. Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ
* Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ theo nội dung kinh tế
Căn cứ vào nội dung kinh tế của từng loại dịch vụ để chia thành hai
loại sau:
- Các loại hình kinh doanh dịch vụ mang tính chất sản xuất, bao
gồm: Dịch vụ chế biến món ăn, dịch vụ may mặc… Đặc điểm chung của
các dịch vụ này là có sản phẩm được thu hồi do đó phải tính được giá
thành của sản phẩm và chi phí sản xuất dở dang cuối kì như các doanh
nghiệp sản xuất cơng nghiệp.
- Các loại hình dịch vụ phi sản xuất vật chất bao gồm các dịch vụ
còn lại như dịch vụ lữ hành, dịch vụ khách sạn, dịch vụ tư vấn, dịch vụ y
tế, đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Đặc điểm chung của các loại
dịch vụ này là khơng có sản phẩm cụ thể, tuy nhiên trong các loại dịch vụ
này cũng có thể chia làm hai loại dịch vụ là:
+ Loại dịch vụ có thể tách biệt quá trình phục vụ với quá trình tiêu
thụ như dịch vụ phòng, dịch vụ giặt là, dịch vụ ăn trong các khách sạn…
Với loại dịch vụ này có thể tổ chức kế tốn tách biệt chi phí phục vụ với
chi phí bán hàng;
+ Loại dịch vụ khơng thể tách biệt quá trình phục vụ với quá trình tiêu
thụ như dịch vụ Bar, dịch vụ lữ hành, dịch vụ tư vấn… Với loại dịch vụ này
việc tổ chức kế tốn chi phí phục vụ có sự kết hợp với chi phí bán hàng.
* Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ theo phạm vi hoạt động

Theo tiêu thức phân loại này, hoạt động kinh doanh dịch vụ được
chia thành 2 loại là kinh doanh dịch vụ nội địa và kinh doanh dịch vụ
quốc tế.
- Kinh doanh dịch vụ nội địa: Là các hoạt động kinh doanh và cung
cấp dịch vụ trong nước thuần túy như dịch vụ vận chuyển hành khách,
vận chuyển hàng hóa nội địa, dịch vụ ăn uống, dịch vụ khách sạn.
148


×