Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 2 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 136 trang )

Chương IV
MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN
4.1. Một sô khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan
hệ chi phí - khơi lượng - lợi nhuận (CVP)

Nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem
xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố khối lượng, giá bán.
kết cấu chi phí... và sự tác dộng ảnh hưởng của chúng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nắm vững mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương
án kinh doanh như định giá sản phẩm; lựa chọn cơ cấu sản xuất,
kinh doanh hợp lý; lựa chọn chiến lược khuyến mại tiếp thị; sử
dụng, tốt những điều kiện sản xuất, kinh doanh hiện có nhằm tối đa
hố lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận được
thực hiện dựa trên cơ sở phân tích chi phí thành biến phí và định phí
kết hợp với việc phân tích một số khái niệm sau:

4.1.1. Sơ' dư đảm phí
Số dư đảm phí là chỉ tiêu phản ánh phần chênh lệch giữa tổng
doanh thu bán hàng và tổng biến phí hoạt động.
Cơng thức xác định:
Số dư đảm phí - Tổng doanh thu - Tổng biến phí.
(CT.4.1)
Gọi: g : Đơn giá bán.
b : Biến phí đơn vị.
X : Sản lượng tiêu thụ.
A : Tổng định phí.
115



LB : Tổng số dư đảm phí
p : Lợi nhuận.

Thì công thức (4.1) được viết:
LB = g.x - b.x = (g - b).x

(CT.4.2)

Số dư đảm phí đơn vị (LB đ.vị) được xác định:
Từ phương trình:' LBđ.vị

tá ~ ty •x

=

= (g - b)

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận.
Ta có:

Doanh thu - Biến phí - Định phí = Lợi nhuận
Số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận
Hay:

(g - b) . X -A = p

Do đó có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
theo dạng số dư đảm phí như sau:


Bảng 4.1 - Báo cáo kết qủa kinh doanh dạng số dư đảm phí
Chỉ tiêu
Doanh thu
Biến phí
Số dư đảm phí
Định phí
Lãi thuần

Tổng số
g.x

Tính cho đơn vị
(sản phẩm)

b. X

g
b

(g-b).x

g-b

A

-

(g - b) .X - A

-


Số dư đảm phí là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần doanh thu
cịn lại để bù đắp định phí hoạt động và hình thành lợi nhuận của
doanh nghiệp. Khi số dư đảm phí bằng định phí thì lợi nhuận của
doanh nghiệp bằng không - hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đạt điểm hồ vốn. Số dư đảm phí là cơ sở để doanh nghiệp xác định
mức sản lượng cần thực hiện để đạt hoà vốn.
116


Ví dụ 4.1: Cơng ty Y chun sản xuất và tiêu thụ một loại sữa
tươi uống liền đóng hộp ống hút 180 1111. Số liệu về chi phí và doanh
thu trong tháng 1/N như sau:
Khối lượng bán:

250.000 hộp/tháng

Đơn giá bán:

4.000đ/hộp

Biến phí đơn vị:

3.000đ/hộp

Tổng định phí HĐ: 150.000.000đ
Bảng 4.2 - Báo cáo kết qủa kinh doanh dạng số dư đảm phí —
Cơng ty Y

(Đơn vị tính: 1 .OOOđồng)

Chỉ tiêu

Tổng số

Tính cho đơn vị
(sản phẩm)

Doanh thu (250.000spx4)

1.000.000

4

Biến phí (250.000sp X 3)

(750.000)

3

250.000

1

Sơ' dư đảm phí

Định phí
Lãi thuần

(150.000)
100.000


Qua báo cáo trên ta nhận thấy:

Số dư đảm phí của cơng ty là 250.000 (ng.đ). Trong tháng,
nếu số dư đảm phí đạt thấp hơn 150.000.000đ thì khơng đủ bù
đắp định phí và cơng ty sẽ bị lỗ, nếu số dư đảm phí đạt
150.000.000d thì chỉ đủ bù đắp định phí và đạt điểm hồ vốn,
nếu số dư đảm phí đạt trên 150.000.000d thì khơng những đủ
bù đắp định phí mà cơng ty cịn có lãi.

Định phí là khoản chi phí doanh nghiệp ln phải gánh chịu, do
đó để tăng lợi nhuận doanh nghiệp phải tăng số dư đảm phí. Khi
đơn giá bán và biến phí đơn vị khơng thay đổi, để tăng số dư đảm
phí doanh nghiệp phải tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Khái niệm
số dư đảm phí chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ: khi sản lượng bán biến
động sẽ tác động như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
117


Giả sử:
Với sản lượng tiêu thụ xl doanh nghiệp thu dược lợi nhuận: P1
= (g-b).xl - A

Với sản lượng tiêu thụ x2 > xl doanh nghiệp thu được lợi
nhuận: P2 = (g - b).x2- A
Ta có: A p = P2 - P1 = (g ■ b). (x2 - xl) = (g - b). A X

(CT. 4.3)

Như vậy, trong điều kiện đơn giá bán, biến phí dơn vị và định phí

hoạt động không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng (hoặc giảm) thì
lợi nhuận tãng thêm (hoặc giảm đi) được xác định bằng số dư đảm
phí đơn vị nhân với phần sản lượng tăng thêm (hoặc giảm đi) đó.

Ví dụ: theo tài liệu của công ty Y (VD 4.1).
Giả sử trong kỳ kinh doanh tới công ty dự kiến tăng sản lượng
tiêu thụ thêm 10%, khi đó mức lợi nhuận tăng thêm được xác định:

A p = (g - b). A X =lngđ x 250.000 hộp x 10% = 25.000 ngđ

Lợi nhuận thu được ở mức dự kiến (PDK) là:
PDK = p + A p = 100.000 + 25.000 = 125.000 ngđ

Các nhà quản trị có thể sử dụng khái niệm này trong việc phân
tích để ra quyết định liên quan đến việc thay đổi lượng sản phẩm
tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận song phải rất thận trọng bởi khái
niệm này cịn có những hạn chế nhất định đó là:

- Kết luận về mối quan hệ sản lượng và lợi nhuận ở trên chỉ
đúng khi doanh nghiệp đã đạt điểm hoà vốn và chỉ được xem xét
trong trường hợp doạnh nghiệp sản xuất, kinh doanh một loại sản
phẩm duy nhất. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh nhiều loại sản phẩm thì mỗi loại sản phẩm khơng thể đại
diện cho tất cả được.

- Kết luận này đôi khi dẫn nhà quản trị đến quyết định sai lầm
bởi họ lầm tưởng rằng cứ tăng sản lượng của những sản phẩm có số
dư đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng cao, nhưng trong một số trường
hợp kết quả lại trái ngược.
118



Để khắc phục những hạn chế trên nhằm đưa ra những quyết
định hợp lý, nhà quản trị cần sử dụng chỉ tiêu tương đối về số dư
đảm phí (tỷ lệ số dư đảm phí) để phân tích, đánh giá.
4.1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa
tổng số dư đảm phí với doanh thu, hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị
với đơn giá bán.

Cơng thức xác định:
TỷlệSDĐP

Tổng số dư đảm phí
= ------ -2—-——--------- x100
Tổng doanh thu

(CT.4.4)

Gọi LB% là tỷ lệ số dư đảm phí.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản
phẩm thì công thức (4.4) được viết:
= —(9~b)x

LB(%)

X100

gx


=

g-~b

X100

g

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản
phẩm, hoặc có nhiều bộ phận kinh doanh thì tỷ lệ số dư đảm phí
bình quân (ký hiệu LB°/ữ ) được xác định:
Tổng SDĐP của các loại sản phẩm (bộ phận kinh doanh)
Tỷ lệ SDĐP bình quân

=

\
\
Tổng DT của các loại sản phẩm (bộ phận kinh doanh)

Hay:
t..............

LB%

= -----

"J
3' b')'”



ẤCT4.5)

gi .xi

Trong dó: i là loại sản phẩm (bộ phận KD)

n là số loại sản phẩm (bộ phận KD)
119


Ví dụ: Theo tài liệu của cơng ty Y(VD 4.1) thì tỷ lệ SDĐP được
xác định:
LB%

250.000
= —x100
1.000.000

=

25%

Tỷ lệ số dư đảm phí của cơng ty Y là 25%, điều đó có nghĩa là
cứ trong 1 đồng doanh thu thì có 0,25 đồng số dư đảm phí.

Khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí chỉ cho nhà quản trị biết được
khi doanh thu biến động sẽ tác động đến lợi nhuận như thế nào:
TừCT.4.3:


AP = (g - b). (x2 - xl)
= (ể-^2 l)y
*

g
= (g ~b\gX2 - g
')
*
g

AP = LB°/o X Agx = LB°/o X ADT

Như vậy, trong điều kiện đơn giá bán, biến phí đơn vị và định
phí khơng đổi, khi doanh thu tăng (hoặc giảm) thì lợi nhuận tăng
thêm (hoặc giảm đi) được xác định bằng tỷ lệ số dư đảm phí nhân
với phần doanh thu tăng thêm (hoặc giảm đi) đó.
Ví dụ: Theo tài liệu của cơng ty Y. Giả sử trong kỳ kinh doanh
tới công ty dự kiến tăng doanh thu thêm 10%. Khi đó lợi nhuận
tăng thêm được xác định:

AP = LB% X A g.x = 25% X 1.000.000 ngđ X 10% = 25.000 ngđ
Và lợi nhuận dự kiến PDK = 100.000 + 25.000 = 125.000 ngđ.
Khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí giúp doanh nghiệp nhanh chóng
xác định được SDĐP cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp với bất
kỳ một số liệu nào của doanh thu mà không cần xem xét đến khối
lượng tiêu thụ.
120


Từ cơng thức:

LB%

=___ LẼ__
DT

Ta có: LB = LB% X DT. (CT.4.6)

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiều loại
sản phẩm thì:
¿7? = ỹJ%x£g,.x,.

= LB°/ữ X YDT
Từ cơng thức (4.6) ta nhận thấy, những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP
cao (tỷ lệ biến phí trong doanh thu thấp) sẽ mang lại lợi nhurìn lớn
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khơng phải với mọi doanh nghiệp, ở
mọi thời điểm khac nhác nhau tỷ lộ biến phí trong doanh thu nhỏ
cũng mang lại tốc độ tãng trưởng nhanh cho doanh nghỉộp. Vì vậy,
để có được những quyết định kinh doanh sát thực, có tính khả thi và
mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản
trị cần phải nghiên cứu để xác định một kết cấu chi phí hợp lý cho
doanh nghiệp.

4.1.3. Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa định
phí và biến phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Kết cấu chi phí có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Với một số vốn kinh doanh nhất định, nhà quản trị có thể
căn cứ vào đặc điểm SXKD, kế hoạch phát triển dài hạn của doanh
nghiệp để chủ động xây dựng, điều chỉnh kết cấu chi phí (chuyển

đổi giữa các biến phí với định phí như: Đầu tư hiện đại hố nhà
xưởng, thiết bị, cơng nghệ; Thay đổi hình thức trả lương theo thời
gian sang trả lương theo sản phẩm; Sử dụng máy móc thiết bị tự
động hoá thay cho lao động trực tiếp....) sao cho có lợi nhất cho
doanh nghiệp. Khi cần ra quyết định chuyển đổi chi phí thì lựa
121


chọn kết cấu như thế nào là tốt nhất cho doanh nghiệp? Khơng có
một khn mẫu chung nào và cũng khơng có câu trả lời chính xác
cho câu hỏi trên. Mỗi doanh nghiệp sẽ xác lập một kết cấu chi phí
riêng phù hợp với đặc điểm SXKD, mục tiêu kinh doanh, kế hoạch
phát triển dài hạn của doanh nghiệp và thái độ của nhà quản trị
doanh nghiệp đối với rủi ro...
Ví dụ 4.2\ Hai doanh nghiệp A và B có kết cấu chi phí trái
ngược nhau, trong nãm có tổng doanh thu, lãi thuần bằng nhau theo
bảng số liệu sau:
Bảng 4.3 - Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu

Doanh nghiệp A

Tổng số
Tổng doanh thu

Tỷ lệ

Doanh nghiệp B

Tổng số

Tỷ lệ

100.000

100%

100.000

100%

70.000

70%

20.000

20%

Số dư đảm phí

30.000

30%

80.000

80%


Định phí

20000

70.000

Lãi thuần

10.000

10.000

Tổng biến phí

Giả sử doanh thu của cả hai doanh nghiệp cùng biến động một
tỷ lộ như nhau, nhận xét sự tác động của doanh thu đến lợi nhuận
của doanh nghiệp?
Bảng 4.4 - Bảng phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi
nhuận của doanh nghiệp
Tỷ lệ biến động

Mức biến đóng

của doanh thu

của doanh thu

+ 10%

+ 10.000


122

Mức biến đông của lợi nhuận
A

B

+ 3.000

+ 8.000

+ 20%

+ 20.000

+ 6.000

+ 16.000

+ 50%

+ 50.000

+15.000

+ 40.000

-10%


- 10.000

- 3.000

- 8.000

- 20%

- 20.000

- 6.000

-16.000

- 50%

- 50.000

-15.000

- 40.000


(Mức biến động của lợi nhuận = Mức biến động của doanh thu
X Tỷ lệ số dư đảm phí)
Nhận xét:

Nếu doanh thu của 2 doanh nghiệp đều tăng hoặc đều giảm như
nhau và tổng định phí khơng thay đổi thì:
- Khi doanh thu tăng từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh

nghiệp A tăng từ 3.000.000đ lên đến 15.000.000đ; trong khi đó lợi
nhuận của doanh nghiệp B tăng từ 8.000.000đ lên đến 40.000.000đ.

- Khi doanh thu giảm từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh
nghiệp A giảm từ 3.000.000đ đến 15.000.000đ; nhưng lợi nhuận
của doanh nghiệp B giảm từ 8.000.000đ lên đến 40.000.000đ.

Tốc độ biến động lợi nhuận của doanh nghiệp B nhanh hơn
doanh nghiệp A là do doanh nghiệp B có tỷ lệ định phí cao, biến phí
nhỏ trong tổng chi phí.

Tóm lại: Ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, biến phí nhỏ
trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ cao hơn doanh nghiệp có
kết cấu chi phí trái ngược và do vậy ở những doanh nghiệp này lợi
nhuận rất nhạy cảm với sự biến động của doanh thu. Khi nền kinh tế
phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi thì lợi nhuận tăng nhanh
nhưng khi gặp nền kinh tế suy thối, điều kiện kinh tế khó khăn thì
lợi nhuận cũng giảm rất nhanh và khả năng rủi ro rất lớn.
Ở các doanh nghiệp có biến phí cao, định phí nhỏ trong tổng chi
phí, khi nền kinh tế phát triển, mơi trường kinh doanh thuận lợi thì
lợi nhuận tăng chậm. Nhưng khi nền kinh tế suy thoái, điều kiện
sản xuất kinh doanh khó khăn thì lợi nhuận giảm chậm, rủi ro thấp.
Tuy nhiên, nếu nhìn về lâu dài doanh nghiệp với kết cấu chi phí này
mà doanh thu ngày càng tăng thì sẽ bị thất thu lợi nhuận.

Như vậy, khơng có một kết cấu chi phí nào được coi là chuẩn
cho các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cần cân cứ vào mục tiêu
hoạt động, đặc điểm kinh doanh và quan điểm của nhà quản trị về
rủi ro để đưa ra một kết cấu chi phí phù hợp.
123



Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến tốc độ biến
động lợi nhuận của doanh nghiệp, nhà quản trị cần nghiên cứu khái
niệm đòn bẩy kinh doanh.

4.1.4. Đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa
tốc độ thay đổi của lợi nhuận với tốc độ thay đổi của doanh thu
(hoặc sản lượng tiêu thụ).
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (ký hiệu: Đ) được xác định theo
công thức sau:
Tốc độ thay đổi lợi nhuận

Đ^n hẩv kinh doanh
Tốc độ thay đổi của doanh thu (sản lượng) tiêu thụ

Với sản lượng tiêu thụ xO thì doanh thu là g.xO và lợi nhuận
PO = (g - b).xO - A

Với sản lượng tiêu thụ xl thì doanh thu là g.xl và lợi nhuận
P1 = (g - b).xl - A
Ta có:
Tốc độ biến động

P1-P0

(g -b). (x1 - xO)


của lợi nhuận

PO

(g -b ).xũ - A

Tốc độ biến động

(x1-x0)

Tốc độ biến động

của doanh thu

xO

của sản lượng

Khi đó:

Đ=

(g ~ 6)6ci - Xo)
(g~6)x0~^ _ (g-fr)(xi~Xo) v
Gc.-Xo)

p_

Xo
(g-%0


(s ~b)xo~ A
124

(s~b)xo~A

Hay

Xo

X.-Xo


Độ lớn địn bẩy

Tổng sốdưdảm phí

Tổng sơ' dư đảm phí

kinh doanh

Tổng SDĐP - Định phí

Lợi nhuận thuần

(CT4.7)

Từ cơng thức (4.7) có thể rút ra kết luận sau:
- Độ lớn địn bẩy kinh doanh được đo lường ở mức kinh doanh
cho sẩn.

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh giúp nhà quản trị nhận biết được
khi doanh thu (hoặc sản lượng) thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi
như thế nào. Do vậy, khi doanh nghiệp dự kiến mức độ biến động
của doanh thu (hoặc sản lượng) sẽ dự kiêh được mức độ biến động
của lợi nhuận và ngược lại.

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá mức độ sử
dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp. Độ lớn địn bẩy kinh
doanh lớn ở những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí
và độ lớn địn bẩy kinh doanh nhỏ ở những doanh nghiệp có kết cấu
chi phí trái ngược. Điều này có nghĩa, những doanh nghiệp có độ
lớn địn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ trọng đầu tư vào định phí lớn và
do vậy, lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự biến động của doanh thu
(hoặc sản lượng), với bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu
(hoặc sản lượng) cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.

Sử dụng số liệu ở ví dụ 4.2, ta có độ lớn địn bẩy kinh doanh
của 2 doanh nghiệp A và B:
Độ lớn đôn bẩy kinh doanh của
doanh nghiệp A

Độ lớn đôn bẩy kinh doanh của
doanh nghiệp B

30.000
3

10.000
80.000
8


10.000

Như vậy khi doanh thu cùng tăng lên 1% thì lãi thuần của doanh
nghiệp A sẽ tãng 3%; lãi thuần của doanh nghiệp B sẽ tăng 8%;

Giả sử trong kỳ kinh doanh lới dự kiến doanh thu của cả 2
doanh nghiệp đều tăng 10% thì lợi nhuận dự kiến sẽ tăng:
125


Doanh nghiệp A:
Tốc độ lợi nhuận dự kiến tăng = 10% X 3 = 30%

Lợi nhuận dự kiến tăng = 30% X 10.000 = 3.000
Doanh nghiệp B:

Tốc độ lợi nhuận dự kiến tăng = 10% X 8 = 80%
Lợi nhuận dự kiến tăng = 80% X 10.000 = 8.000
4.2. ứng dụng mối quan hệ c.v.p để ra quyết định kinh doanh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị
doanh nghiệp thường phải phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của
những biến động về biến phí, định phí, đơn giá bán, khối lượng sản
phẩm bán ra, kết cấu chi phí... liên quan đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Trong trường hợp có nhiều phương án kinh doanh buộc nhà
quản trị doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn phương án nào tối
ưu nhất cho doanh nghiệp. Nhằm giúp cho việc nghiên cứu một số
ứng dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi
nhuận để ra quyết định kinh doanh, chúng ta sẽ phân tích các tình

huống dựa vào số liệu của cơng ty Y chun sản xuất loại sữa tươi
uống đóng hộp 180 ml trong ví dụ 4.1
Mức tiêu thụ hàng tháng

Đơn giá bán
Biến phí đơn vị

Tổng định phí hoạt động trong tháng

250.000 hộp
4.000đ

3.000đ
150.000.000d

4.2.1. Tình huống 1: Thay đổi định phí và doanh thu
Cơng ty Y cho rằng, nếu tãng chi phí quảng cáo thêm
15.000.OOOđ thì dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 10%. Trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, nếu dự kiến này đạt được Cơng ty
có nên thực hiện phương án nàý không?
126


Nếu thực hiện phương án này:

Sản lượng tiêu thụ mới. = 250.000 X 1,1 = 275.000 hộp
Số dư đảm phí mới = (4.000-3.000) X 275.000 = 275.000.000 đ
Số dư đảm phí hiện tại

(250.000.000 đ)


Số dư dảm phí tăng thêm
Định phí tăng thêm

25.000.000 đ
(15.000.000 d)

Lãi thuần tăng thêm

10.000.000 đ

Như vậy: Nếu phương án này được thực hiện, lai thuần dự kiến
của Công ty sẽ tăng 10.000.000 đồng.

Tổng lãi thuần thực hiện dự kiến đạt: 100.000.000d +
10.000.000đ= llO.OOO.OOOđ
Công ty nên thực hiện phương án này
4.2.2. Tình huống 2: Thay đổi biến phí và doanh thu

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, công ty dự kiến khuyến mãi
mỗi bịch sữa (gồm 6 hộp) 1 quyển tranh tơ màu, đồng thời tăng thể
tích 1 hộp sữa từ 180ml lên 200ml. Dự kiến biến phí một hộp tăng
thêm 380 đồng. Do khuyến mãi thêm sản phẩm và tăng thể tích mà
giá bán khơng đổi nên dự kiến số lượng sẽ tiêu thụ sẽ tăng thêm
80%. Trong điều kiện các yếu tố khác khồng đổi, nếu dự kiến này
đạt được Cơng ty có nên thực hiện phương án này hay không?

Nếu thực hiện phương án này:
Biến phí đơn vị mới = 3.000 + 380 = 3.380đ
Sản lượng tiêu thụ mới = 250.000 X 1,8 = 450.000 sản phẩm


Số dư đảm phí mới = (4.000 - 3.380) X 450.000 = 279.000.000d
Số dư đảm phí hiện tại

(250.000.000d)

Số dư đảm phí tãng thêm

29.000.000đ

Định phí tãng thêm

0

Lãi thuần tăng thêm

29.000.000đ

127


Nếu thực hiện phương án này. lãi thuần của Công ty sẽ tãng
thêm 29.000.000đ. Tổng lãi thuần thực hiện dự kiến =
100.000.OOOđ + 29.000.000 = 129.000.000d. Công ty nên thực hiện
phương án này
4.2.3. Tinh huống 3: Thay đổi định phí, đơn giá bán và doanh thu

Để tãng doanh thu trong kỳ kinh doanh tới Công ty dự kiến sẽ
tăng quảng cáo 15.000.000 đồng và giảm giá bán sữa tươi uống đóng
hộp 180ml xuống cịn 3.800 đồng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ tăng

thêm 40%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu dự kiến
này đạt được Công ty có nên thực hiện phương án này hay khơng?
Đơn giá bán mới = 3.800đ

Sản lượng tiêu thụ mới = 250.000 X 1,4 = 350.000 hộp

Số dư đảm phí mới = (3.800 - 3.000) X 350.000 =
280.000.000d
Số dư đảm phí hiện tại

Số dư đảm phí tăng thêm

(250.000.000d)

30.000.000đ

Định phí tăng thêm

(15.000.000đ)

Lãi thuần tăng thêm

15.000.000đ

Nếu thực hiện phương án này, lãi thuần của Công ty sẽ tăng
thêm 15.000.000. Tổng lãi thuần thực hiện dự kiến đạt 100.000.000
+ 15.000.000 = 115.000.000.

Công ty nên thực hiện phương án này


4.2.4. Tình huống 4: Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu
Cơng ty dự kiến sẽ thực hiện hoạt động khuyến mại chơ khách
hàng bằng cách sẽ tăng thêm một phiếu tặng quà trị giá 4.000 đồng
khi mua một thùng sữa tươi gồm 40 hộp loại 180ml. Đổng thời tăng
lương cúa bợ phận tiếp thị trong định phí thèm 5.000.000đồng/tháng.

128


Công ly dự kiến sản lượng tiêu-thụ sẽ tăng 25%. Trong điều kiện
CIÍC yếu tố khác khơng đổi, nếu dự kiến này đạt được Cơng ty có
nên thực hiện phương án này hay khơng?

Biến phí đơn vị tăng thêm = 4'000 - 100 đ/hộp

Biến phí đơn vị mới = 3.000 +100 = 3.100 đ
Sản lượng tiêu thụ mới = 250.000 X 1,25 = 312.500 hộp

Số dư đảm phí mới = (4.000 - 3.100) X 312.500 = 281.250.000d
Số dư đảm phí hiện tại

(250.000.000d)

Số dư đảm phí tâng thêm

3-l.250.000d

Định phí tăng thêm

(5.000.000đ)


Lãi thuần tăng thêm

26.250.000đ

Nếu thực hiện phương án này, lãi thuần của Công ty sẽ tâng
thêm 26.250.000đ. Tổng lãi thuần dự kiến đạt 126.250.000d. Công
ty nên thực hiện phương án này
4.2.5. Tình huống 5: Thay dổi định phí, biến phí, sản lượng bán
ra và dơn giá bán
Công ty dự kiến thay đổi thể tích từ 180ml lên 200ml. Biến phí
đơn vị dự kiến tăng 300đồng. Đồng thời thực hiện tăng chi phí
quảng cáo thêm 25.000.000đổng và giảm giá bán xuống cịn
3.900đ/lsản phẩm, dự kiến mức tiêu thụ sẽ tăng 80%. Trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, nếu dự kiến này đạt được Cơng ty
có nên thực hiện phương án này hay không?

Sản lượng tiêu thụ mới = 250.000 X 1,8 = 450.000 hộp

Biến phí mới = 3.000đ + 300đ = 3.300đ
Đơn giá bán mới

3.900đ

Số dư đảm phí mới = (3.900 - 3.300) X 450.000 = 270.000.000d

Sơ' dư đảm phí hiện tại

(250.000.000d)


129


Số dư đảm phí tăng thêm

20.000.000đ

Định phí tãng thêm

(25.000.000đ)

Lãi thuần giảm

(5.000.OOOđ)

Nếu thực hiện phương án này, lãi thuần của công ty sẽ giảm di
5.000.000đồng. Tổng lãi thuần dự kiến đạt 100.000.OOOđ 5.OOO.OOOđ = 95.000.OOOđ.

Công ty không nên thực hiện phương án này.
Giả sử cõng ty Y có 5 phương án trên để lựa chọn. Vậy công ty
nên chọn phương án nào?

- Trước hết, ta thấy phương án 5 làm giảm lợi nhuận so với
phương án hiện tại 5.000.000đ/tháng - không thoả mãn u cầu của
cơng ty là tìm kiếm phương án làm tăng lợi nhuận hàng tháng.
Phương án này bị loại.
- Để lựa chọn 1 phương án tối ưu trong 4 phương án còn lại, ta
lập bảng số liệu sau: (bảng 4.5)

Bảng 4.5 - Bảng tổng hợp số liệu để lựa chọn phương án


Đơn vị: l.OOO.OOOđ
Phương

Chỉ tiêu

án
hiện tại

Phương

Phương

Phương

Phương

án 1

án 2

án 3

án 4

1.000

1.100

1.800


1.330

1.250

2. Biến phí

750

825

1.521

1.050

968,75

3. Số dư đảm phí

250

275

279

280

281,25

4. Định phí


150

165

150

165

155

5. Lãi thuần

100

110

129

115

126,25

6. Tổng chi phí (6) = (2) + (4)

900

990

1.671


1.215

1.123,75

9

9

13

10,6

8,9

1. Doanh thu

7. Chi phí đầu tư cho một

đồng lợi nhuận (8) = (6)/ (5)

130


Qua bảng tổng hợp số liệu ctía. cảcphữỏtàg án, ta có thể phân
tích rõ hơn mối quan hệ giẬịạ chi phí, khối lượng và lợi nhuận trong
doanh nghiệp:
J
- Nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhưận thì nên lựa chọn
phương án 2, bởi phương án này cho dợanh nghiệp mức lợi nhuận

cao nhất và so với phương án hiện tại lợi:.nl}ụận tăng thêm
29.000.000đ.
' ’ ¿’i ■ ,
. .;i .

ÍỌI

;;í

- Nếu vừa quan tâm đến lợi nhuận "vừa xét đến hịệu quả sử dụng
vốn đầu tư thì doanh nghiệp nên lựa chọn phựơng án 4 bởi phương
án này làm tăng lợi nhuận so với phương án hiện tại (tăng
26.25O.OOOđ) và chi phí cho một đồng lợi nhuận là nhỏ nhất. Doanh
nghiệp khơng nên lựa chọn phương án 2 bởífchíff)hí cho một đồng
lợi nhuận là cao nhất.
■>"'-ì

4.2.6. Quyết định giá bán ngắn hạn trong điềuddện đặf\ biệt

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài thị trường tiêu thụ
hiện tại các doanh nghiệp cịn có thể những đơn hàng đặtlihàng
mới. Những đơn đặt hàng mới này thường kéo theo một số yêu cầu
như: giá bán thấp hơn giá bán hiện tại của DN, tãngVioa hồri^bán
hàng, phải vận chuyển hàng hoá đến địa điểm khách hàng yêu
cầu... Để đi đến quyết định có nên thực hiện đơn hàng đặt;h'ărig
mới hay không buộc nhà quản trị doanh nghiệp phải tính tốn xác
định giá bán mới sao cho giá bán mới này không chỉ bù đắp được
các khoản chi phí hiện tại mà cịn thu được lợi nhuận mong muốn.
Để đưa ra quyết định giá bán ngắn hạn của doanh nghiệp trong điều
kiện đặc biệt chúng ta xét hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Doanh thu hiện tại đã vượt qua điểm hoà vốn
(Doanh thu đã bù đắp đủ định phí hoạt động).
Trong trường hợp này, đơn giá bán mới cần bù đắp được các yếu
tố sau:

- Biến phí 1 đơn vị sản phẩm.
- Định phí mới tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
131


- Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 đon vị sản phẩm.
Ví dụ: Cơng ty Y (VD 4.1) trong kỳ kinh doanh có thêm một
đofn đặt hàng mới của khách hàng K (không ảnh hưởng tới thị
trường đang bán) đặt mua thêm 20.000 hộp loại thể tích 180 ml với
đon giá là 3.600đ/lhộp. Công ty phải vận chuyển đến địa điểm
khách hàng quy định, chi phí vận chuyển dự kiến là 2.400.000d.
Công ty mong muốn lợi nhuận đạt được từ đơn hàng này là
7.600.000đ. Cơng ty có nên thực hiện bán theo don giá mới này hay
không? Biết năng lực sản xuất tối đa của công ty 300.000
hộp/tháng.

Đon giá bán mới được xác định như sau:

Biến phí một đon vị sản phẩm

=

3.000đ

Chi phí vận chuyển tính cho một đơn vị sản phẩm - —20000 = 1 20 d


,
7.600000
.
Lợt nnuãn mong mn tính cho một đon VI sán phâm = ———- = 3 80 đ

2Q000
Đơn giá bán
= 3.500 đ

Công ty nên thực hiện phương án này, bởi với đon giá bán
3.600đ/lhộp và số lượng bán thêm là 20.000 hộp, sẽ giúp cơng ty
bù đắp được biến phí, chi phí vận chuyển và đạt được lợi nhuận trên
mức mong muốn.
* Trường hợp 2: Doanh thu hiện tại chưa hồ vốn (Định phí hoạt
động chưa bù đắp hết).

Trong trường hợp này, đơn giá bán mới cần bù đắp được các yếu
tố sau:
- Biến phí 1 đơn vị sản phẩm

- Định phí cũ cịn lại tính cho 1 đơn vị sản phẩm
- Định phí mới tính cho 1 đơn vị sản phẩm

- Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 đơn vị sản phẩm

132


Ví dụ: Giả sử vẫn đơn đặt hàng của khách hàng K trong trường

hợp 1, nhưng doanh thu hiện tại của cơng ty mới chỉ bù đắp được
145.000.OOOđ định phí (cịn 5.000.000đ định phí chưa được bù đắp)
vậ lợi nhuận mong muốn từ đơn hàng này là 3.000.000đ.
Đơn giá mới được xác định như sau:
- Biến phí một đơn vị sản phẩm
3.000đ
Định phí cũ cịn lại tính cho 1 đơn vị sản phẩm

-50.1
20.000.000
- Chi phí vận chuyển tính cho một đơn vị sản phẩm
2.400.000
=
20.000
=120đ

Lợi nhuận mong muốn tính cho một đơn vi sản phẩm

= 1222222 = i50đ
20.000

Đơn giá bán

= 3.520đ

Công ty nên thực hiện phương án này, bởi với đơn giá bán
3.520đ/lhộp và số lượng bán thêm là 20.000 hộp, sẽ giúp cơng ty
bù đắp được biến phí, định phí hoạt động cịn lại, chi phí vận
chuyển cho khách hàng và đạt được lợi nhuận trên mức mong muốn
4.3. Điểm hoà vốn với quyết định quản lý

4.3.1. Khái niệm điểm hồ vốn
Điểm hồ vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí.
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận:

Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận

Ta có:

Doanh thu - Biến phí - Định phí = Lợi nhuận

Hay:

Số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận
133


Theo khái niệm trên, tại điểm hoà vốn doan|^ thu vừa đủ bù đắp
chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng khộng. Hay;p^i,cách khác, tại điểm
hồ vốn số dư đảm phí bằng định pỊií.
. .
Nghiên cứu điểm hồ vốn giúp’ nhà quản^trị xem xét quá trình
kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc
nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức sảri xuất và tiêu thụ bao nhiêu
thì đạt điểm hồ vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đậơ kịp thời để hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghỉêp đạt hiệu quả cao.
4.3.2. Phương pháp xác định điểm hơtitvón
Điểm hồ vốn có thể xem xét dưới các gộc đo khác nhau, có thể
là sản lượng bán ra, doanh thu tiêu thụ hoặc'khoảng thời gian cần
thiết để doanh nghiệp có doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí. Mỗi

chỉ tiêu có một ưu thế khác nhau đối với nhà ^uận trị. Tuy nhiên,
chúng dều là các chỉ tiêu ràng buộc nhau và co'ưiể tính toán, xác
định qua lại từ chỉ tiêu này đến chỉ tiêu khác.
ír

* Xác định điểm hồ vốn theo sản lượng:
'1
Sản lượng hoà vốn (Ký hiệu: xh) là khối lượng sẩn phẩm bán ra

để doanh nghiệp có doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí,.'
Từ phương trình lợi nhuận: p - (g - b). X - A

Tại điếm hoà vốn
_



: p=0

.......................... ........

(g - b). xh

Nghĩa là

-A=0

Hay:
Định phí
Sàn lượng hồ vốn =


Số dư đảm phí đơn vị

Ví dụ 4.3:

Tại doanh nghiệp A có tài liệu sau (Đơn vị: lOOOđ):
Tổng định phí: 60.000
134

, ''

T/ 1
hiX


Đơn giá bán

: 20

Biến phí đơn vị: 10
Sản lượng hồ vốn của doanh nghiệp A được xác định:
Xh

A
60.000
=-------- --------- =------ —-----(g-b)
20-10

=


6.000

Doanh nghiệp A phải tiêu thụ 6.000 sản phấm mới đạt điểm hoà
vốn. Nếu tiêu thụ trên mức này doanh nghiệp sẽ có lãi, cịn nếu tiêu
Ihụ dưới mức này doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
* Xác định điểm hoà vốn theo doanh thu.

Doanh thu hoà vốn là doanh thu đạt được ở mức sản lượng tiêu
thụ hoà vốn. Doanh thu hồ vốn là tích của sản lượng hồ vốn và
đơn giá bán.
Từ phương trình doanh thu:

DT=g.x

Tại điểm hồ vốn, doanh thu hoà vốn (Ký hiệu: DTh) được xác
định:

DTh = g . xh = g X

Hay:

Doanh thu hồ vốn =

Định phí
Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị

Theo tài liệu của doanh nghiệp A (ví dụ 4.3)
Ta có:

Tỷ lệ số dư đảm phí


=

______ 20

50%

Vận dụng cơng thức xác định doanh thu hồ vốn ta có:
135


DTh

=

60.000
50%

= -120.000 ng.d

Như vậy doanh nghiệp A đạt hoà vốn ở mức doanh-thu 120.000 ng.đ.

* Tlìời gian hồ vốn.

Thời gian hoà vốn là độ dài thời gian cần thiết dể đạt dược
doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanhựthường là 1 nãm).
Thời gian hoàn vốn (ký hiệu: Th) được xác định the.ọ.cơng thức:
Hay:

Th = 2L

DT
,
Doanh thu hồ vốn
Thời gian hồ vốn = ------------------------------ —-----Doanh thu bình qn. 1 ngày
Trong đó:

Doanh thu trong kỳ
Doanh thu bình qn 1 ngày = -------------------- :-------360 ngày

* Đồ thị hồ vốn.
Để nhìn nhận khái quát hơn về lý thuyết hoà vốn và mối quan
hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, các nhà kinh tế thường dùng
phương pháp đồ thị để thể hiện. Xuất phát từ mối quan hệ giữa các
đại lượng: sản lượng, đơn giá bán, biến phí, định.phí,... ta có các
hàm số phản ánh mối quan hệ của các đại lượng này như sau:
- Hàm định phí

YĐP = A

- Hàm biến phí

YBP = b.x

- Hàm tổng phí

YTP = b.x + A

- Hàm doanh thu

YDT = g.x


Biểu thị kết hợp các hàm số này trên cùng một hệ trục toạ độ,
ta có đồ thị hoà vốn như sau:

136


Trên đồ thị điểm H (xh, DTh) - Giao điểm của 2 đường doanh
thu và đường tổng chi phí, là điểm hoà vốn.
xh là sản lượng hoà vốn,

Y|, là doanh thu hoà vốn.

Nếu X > xh (x là sản lượng tiêu thụ thực tế) thì doanh nghiệp
có lãi và ngược lại, nếu X < xh thì doanh nghiệp bị lỗ.

Giả sử với mức sản lượng tiêu thụ là X = X1 > xh, trên đồ thị sẽ
xác định được các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận

137


4.3.3. Phân tích điểm hồ vốn
4.3.3.1. Phương trình và đồ thị lợi nhuận

* Phương trình lợi nhuận:
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí- khối
lượng-lợi nhuận.


Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận.

Ta có :

Lợi nhuận = Doanh thu - Biến phí - Định phí.
p = g.x - b.x - A

p = (g - b).x - A
Từ phương trình lợi nhuận, doanh nghiệp có thể xác định được
mức sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ cần thực hiện để đạt lợi
nhuận mong muốn.

- Sản lượng tiêu thụ cần thực hiện (Ký hiệu : XD) để đạt lợi
nhuận mong muốn (Ký hiệu : PD) được xác định:

PD= (g-b). xd-A

Hay

D

,
... „
,
Sản lượng tiêu thụ dự kiên =

A + Pn
(8 ■ b)
Định phí + Lợi nhuận mong muốn
—■—--------- 2----------


(CT4.11)

Số dư đảm phí đơn vị

- Khi đó doanh thu tiêu thụ cần thực hiện (Ký hiệu:DTD) để đạt
lợi nhuận mong muốn được xác định theo công thức:
DTD = g.xD=g.x

A + Pp------

(g-b)

DTd=

A + Pp------(g-b)/g

138


Hay
Định phí + Lợi nhuận mong muốn

(CT4.12)

Doanh thu dự kiến =
Tỷ lệ số dư đảm phí

Ví dụ: Theo tài liệu của cơng ty Y, để đạt mức lợi nhuận
120.000 thì công ty Y phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm với mức

doanh thu phải đạt là bao nhiêu?

Vận dụng công thức xác định sản lượng (XD) và doanh thu
(DTd) cần thực hiện để đạt lợi nhuận mong muốn, ta có:

XD

DTd =

150.000+ 120.000
= --------- —-------------- =
4-3

270.000 hộp

150.000+ 120.000

=

1.080.000 (nghìn đồng)

25 %

Như vậy để đạt lợi nhuận 120.000 (ng.đ) cóng ty Y phải tiêu thụ
270.000 hộp sản phẩm vớí doanh thu tương ứng là 1.080.000 (ng.đ)
* Đồ thị lợi nhuận.
Từ phương trình lợi nhuận: p = (g - b). X - A

Khi X = 0thìDT = 0và P = -A
Nghĩa là: khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng khơng thì

doanh nghiệp bị lỗ đúng bằng định phí.

Khi X = xh thì DT = DTh và p = 0 (Với mức sản lượng và doanh
thu hồ vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không).
Như vậy, trên đồ thị lợi nhuận, trục tung biểu thị lợi nhuận, trục
hoành biểu thị doanh thu.

Do:

Đường doanh thu được biểu thị : YDT = g . X
Đường sản lượng được biểu thị: YSL = X

Nên đường sản lượng sẽ song song với đường doanh thu (trục hoành)
139


×