Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 2 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 208 trang )

Chương 4
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Bắt đầu từ chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu hành vi của các
doanh nghiệp. Trước tiên, chúng ta cần biết về những lý thuyết cơ bản
khi nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp, đó là lý thuyết về sản
xuất, về chi phí sản xuất và lý thuyết về lợi nhuận. Chúng ta đã nghiên
cứu về hành vi của người tiêu dùng trong điều kiện khan hiếm hay hạn
chế về ngân sách. Các doanh nghiệp, do cũng phải đối diện với sự khan
hiếm về nguồn lực, cần phải tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực giới
hạn của mình để đạt được những mục tiêu tối ưu đề ra? Việc nghiên cứu
về hành vi của các doanh nghiệp thông qua các lý thuyết sản xuất, chi phí
và lợi nhuận sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này.
4.1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu sản xuất là gì? Sản xuất đơn giản
được hiểu là q trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào, hay cịn gọi là
nguồn lực, thành hàng hóa hay dịch vụ đầu ra phục vụ cho nhu cầu của
con người. Đầu ra có thể là các hàng hóa (ví dụ như ơ tơ, máy tính, quần
áo, lúa gạo...) nhưng cũng có thể là dịch vụ. Ví dụ, VNPT cung cấp cho
người tiêu dùng dịch vụ viễn thông, Vietcombank cung cấp dịch vụ ngân
hàng, Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng khơng. Các
nguồn lực được sử dụng trong q trình sản xuất như lao động, máy móc,
thiết bị, đất đai, ngun nhiên vật liệu... Q trình sản xuất có thể được
mơ tả thơng qua sơ đồ dưới đây:
Sản xuất

Hàng hóa,
dịch vụ
đầu ra


Yếu tố
đầu vào

Hình 4.1. Quá trình sản xuất

149


Khi nghiên cứu về q trình sản xuất, có một vấn đề mà chúng ta
cần quan tâm, đó là mối quan hệ giữa số lượng đầu vào với số lượng đầu
ra là như thế nào? Hay nói cách khác, khi một doanh nghiệp sử dụng một
lượng đầu vào nhất định thì số lượng đầu ra mà nó tạo ra là bao nhiêu?
Mối quan hệ này được các nhà kinh tế học thể hiện thơng qua một mơ
hình tốn học được gọi là hàm sản xuất.
4.1.1. Hàm sản xuất

Về mặt khái niệm, hàm sản xuất là một mơ hình tốn học cho biết
lượng đầu ra tối đa một doanh nghiệp có thể tạo ra được từ các tập hợp
khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ cơng nghệ
nhất định.
Hàm sản xuất có thể được thể hiện bằng phương trình sau:
Q = f(x1, x2,..., xn)
Trong đó: Q là lượng đầu ra tối đa doanh nghiệp có thể sản xuất ra;
các đầu vào x1, x2,... xn: Là số lượng đầu vào thứ nhất, thứ hai,..., thứ n
doanh nghiệp sử dụng trong q trình sản xuất.
Khi nói về hàm sản xuất, cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Thứ nhất, lượng đầu ra mà hàm sản xuất thể hiện là lượng đầu ra
tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được từ một tập hợp nhất định các yếu
tố đầu vào. Với giả định này, hàm sản xuất ln thể hiện q trình sản
xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật.

- Thứ hai, mỗi hàm sản xuất ứng với một trình độ cơng nghệ nhất
định. Khi cơng nghệ sản xuất thay đổi thì hàm sản xuất cũng sẽ thay
đổi.
Để cho đơn giản, trong chương này và các chương sau, chúng ta sẽ
giả định rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và
lao động, khi đó hàm sản xuất sẽ được viết như sau: Q = f(K, L).
Trong đó: K và L lần lượt là số lượng vốn và số lượng lao động mà
doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất.
150


Tùy vào tính chất của q trình sản xuất, các nhà sản xuất đã đưa ra
dạng hàm sản xuất tương ứng. Ví dụ, dạng hàm sản xuất tuyến tính (hàm
sản xuất thể hiện hai đầu vào thay thế hoàn hảo):
Q = aK + bL (a, b > 0)
Hàm sản xuất Leontief (hàm sản xuất thể hiện hai đầu vào bổ sung
hoàn hảo):
Q = min(aK, bL) (a, b > 0)
Hay hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Q  A.K  L (A, α, β > 0)

4.1.2. Sản xuất trong ngắn hạn
4.1.2.1. Hàm sản xuất trong ngắn hạn

Khi phân tích về sản xuất, các nhà kinh tế học chia sản xuất thành
hai quá trình: Sản xuất trong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn.
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu
vào không thể thay đổi được. Ngược lại, dài hạn là khoảng thời gian đủ
để tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi. Như vậy, sản xuất trong
ngắn hạn là sản xuất khi có ít nhất một yếu tố đầu vào khơng thể thay đổi

được. Yếu tố đầu vào không thay đổi được gọi là yếu tố đầu vào cố định.
Còn sản xuất dài hạn là sản xuất khi tất cả các yếu tố đầu vào đều thay
đổi được. Trong dài hạn, khơng cịn yếu tố đầu vào cố định nữa. Lưu ý
rằng, ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học vi mô không gắn với một
mốc thời gian cụ thể nào mà phụ thuộc vào sự biến đổi của các yếu tố
đầu vào mà doanh nghiệp đó sử dụng.
Đối với các doanh nghiệp, yếu tố đầu vào dễ thay đổi thường là lao
động. Tuy nhiên, lao động không luôn luôn là yếu tố đầu vào biến đổi.
Việc tìm kiếm thêm một lao động lành nghề nhiều khi cũng mất khá
nhiều thời gian. Tương tự như vậy, vốn có thể là yếu tố đầu vào cố định
nhưng cũng có thể là yếu tố đầu vào biến đổi. Một doanh nghiệp có thể
thay đổi rất dễ dàng số lượng các tài sản vốn nhỏ (ví dụ xe tải nhỏ, máy
151


tính cá nhân...), nhưng sẽ mất vài năm để thay đổi một tài sản vốn lớn
hơn (ví dụ nhà xưởng, dây chuyền sản xuất...).
Nếu giả định một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là
vốn và lao động, nếu sản xuất trong ngắn hạn với số lượng vốn cố định,
hàm sản xuất có thể được viết như sau:
Q  f ( K , L)  f ( L)

Thực chất lúc này, do số lượng vốn không đổi nên số lượng đầu ra
chỉ còn phụ thuộc duy nhất vào yếu tố đầu vào lao động. Hay nói cách
khác, muốn thay đổi số lượng đầu ra, doanh nghiệp chỉ có một sự lựa
chọn duy nhất đó là thay đổi số lượng đầu vào lao động sử dụng trong
quá trình sản xuất. Rõ ràng, sản xuất trong ngắn hạn mang tính kém linh
hoạt.
Trong trường hợp vốn là yếu tố đầu vào biến đổi còn lao động là yếu
tố đầu vào cố định, ta có hàm sản xuất sau:

Q  f (K , L )  f (K )

4.1.2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất cơ bản

Để đo lường về hiệu quả trong sản xuất, người ta sử dụng một số chỉ
tiêu sau:
* Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào (AP)
Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào là số sản phẩm bình
quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định.
Sản phẩm trung bình của lao động (APL) là số sản phẩm tính bình qn
do một đơn vị đầu vào lao động tạo ra và được tính bằng cơng thức sau:
APL 

Q
L

Sản phẩm trung bình của vốn (APK) là số sản phẩm tính bình qn
do một đơn vị đầu vào vốn tạo ra và được tính bằng cơng thức:

152


Q
K

APK 

* Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào (MP)
Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào là sự thay đổi trong tổng
số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào đó tăng thêm một đơn vị.

Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) phản ánh sự thay đổi trong
tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào lao động thay đổi một
đơn vị.
MPL 

Q
L

Trong đó: ΔQ phản ánh sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất
ra và ΔL phản ánh sự thay đổi trong số lượng lao động.
Khi biểu diễn mối quan hệ giữa số lượng đầu ra và đầu vào thông
qua hàm sản xuất, chúng ta có thể tính được sản phẩm cận biên của lao
động theo công thức đạo hàm như sau:
MPL = Q’(L)
Tương tự như vậy, ta có cơng thức tính sản phẩm cận biên của vốn
(MPK):
MPK 

Q
hoặc MPK  Q '( K )
K

Về mặt ý nghĩa, nếu như giá trị sản phẩm trung bình phản ánh năng
suất bình qn, có tính chất cào bằng thì sản phẩm cận biên phản ánh
năng suất của riêng từng yếu tố đầu vào, nó cho biết nếu riêng yếu tố đầu
vào đó được sử dụng thêm thì sẽ làm sản lượng đầu ra thay đổi là bao
nhiêu.
4.1.2.3. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần

Khi nghiên cứu về sản xuất trong ngắn hạn, các nhà kinh tế học nhận

ra một quy luật liên quan đến sự biến động của sản phẩm cận biên của
yếu tố đầu vào biến đổi. Quy luật đó được các nhà kinh tế học gọi là Quy
153


luật sản phẩm cận biên giảm dần hay còn được gọi với một cái tên khác
là Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần.
Quy luật này được phát biểu như sau: Khi gia tăng liên tiếp những đơn vị
của một yếu tố đầu vào biến đổi trong khi cố định các yếu tố đầu vào
khác thì đến một lúc nào đó, sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến
đổi đó sẽ giảm dần.
Chúng ta cùng nghiên cứu một ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp sử
dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với yếu tố vốn là yếu tố cố
định. Sản lượng đầu ra tương ứng với số lượng lao động và giá trị của
các chỉ tiêu APL và MPL được thể hiện ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
khi sản xuất trong ngắn hạn với yếu tố vốn cố định
L

Q

APL

MPL

0

0

-


-

1

20

20

20

2

50

25

30

3

87

39

27

4

116


29

29

5

140

28

24

6

156

26

16

7

168

24

12

8


168

21

0

9

162

18

-6

10

150

15

-12

Giả sử quá trình sản xuất mà ta nghiên cứu là q trình sản xuất tại
một cơng xưởng may. Xưởng may đó có số lượng máy may là cố định
(vốn cố định), khi đó số lượng hàng hóa tạo ra (số bộ quần áo) sẽ phụ
thuộc vào yếu tố lao động (người lao động).
154



Nếu chỉ có một người lao động, để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh,
người này phải thực hiện tất cả các cơng đoạn của q trình sản xuất, đó
là đo, cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, khi có thêm lao động,
xưởng may này có thể thực hiện phân cơng lao động (chun mơn hóa
sản xuất), ví dụ một lao động chuyên đo, cắt và một lao động chun
may và hồn thiện sản phẩm. Nhờ việc chun mơn hóa này năng suất
lao động của tất cả những người lao động khi đó sẽ tăng lên. Đây chính
là lý do giải thích tại sao người lao động thứ hai lại có sản phẩm cận biên
cao hơn so với người lao động thứ nhất.
Tuy nhiên, việc chun mơn hóa sản phẩm chỉ giúp cho sản phẩm
cận biên của lao động tăng lên vào giai đoạn đầu. Nếu cứ tiếp tục gia
tăng lao động trong khi số lượng máy may cố định (vốn cố định) những
lao động tăng thêm sẽ phải chờ đợi (họ phải chờ người khác làm xong
mới có thể sử dụng máy may để sản xuất), và do vậy không tận dụng hết
năng suất của những người lao động tăng thêm này. Điều đó khiến cho
sản phẩm cận biên của những đơn vị lao động được tăng thêm giảm dần.
Ở trong ví dụ của chúng ta, sự giảm này xảy ra từ đơn vị lao động thứ ba.
Đây chính là điểm mà quy luật sản phẩm cận biên giảm dần bắt đầu tác
động đến quá trình sản xuất.
Nếu vẫn tiếp tục gia tăng lao động trong khi lượng máy may khơng
đổi, thì thời gian chết này sẽ tăng lên khiến những lao động tăng thêm sẽ
tạo ra ngày càng ít sản phẩm, và thậm chí đến một lúc nào đó, người lao
động tăng thêm khơng tạo ra sản phẩm mà sự có mặt của họ cịn làm ảnh
hưởng đến quá trình lao động của những người khác. Lúc này khi có
thêm lao động, số lượng sản phẩm đầu ra khơng tăng lên mà có xu hướng
giảm đi. Khi đó sản phẩm cận biên sẽ mang giá trị âm (đối với lao động
thứ 9 và thứ 10 trong ví dụ ở trên).
Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần có thể được giải thích tổng
qt như sau. Trong q trình sản xuất, cần có sự phối hợp giữa các yếu
tố đầu vào. Năng suất của một yếu tố đầu vào khơng chỉ phụ thuộc vào

bản thân đầu vào đó mà còn phụ thuộc vào yếu tố đầu vào khác cùng sử
155


dụng với nó và mối quan hệ này là mối quan hệ thuận. Ban đầu, khi gia
tăng yếu tố đầu vào biến đổi, sự tăng lên của các yếu tố đầu vào sẽ giúp
cho các doanh nghiệp có thể thực hiện chun mơn hóa sản xuất và làm
cho năng suất tăng lên. Tuy nhiên, khi các yếu tố đầu vào khác là cố định
trong khi cho một yếu tố đầu vào biến đổi tăng lên, yếu tố đầu vào biến
đổi này sẽ được làm việc với ngày càng ít hơn các yếu tố đầu vào cố định
và do vậy làm cho năng suất của nó (được thể hiện bằng sản phẩm cận
biên) sẽ bị giảm dần. Chính vì vậy, trong sản xuất ngắn hạn, sản phẩm
cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi ban đầu tăng lên và sau đó bắt đầu
giảm đi khi bị quy luật này chi phối. Một lưu ý quan trọng nữa, đó là do
phân tích trong điều kiện có những yếu tố sản xuất cố định nên quy luật
này là quy luật của sản xuất trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn.
4.1.2.4. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận
biên của yếu tố đầu vào

Giả sử xét một doanh nghiệp sản xuất trong ngắn hạn, chỉ sử dụng
hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với vốn là yếu tố cố định. Bây giờ
chúng ta sẽ biểu diễn sự biến đổi của sản lượng khi số lượng lao động
tăng lên (Hình 4.2).
Như đã phân tích ở trên, do sự tác động của quy luật sản phẩm cận
biên giảm dần nên sản phẩm cận biên của lao động ban đầu sẽ tăng lên
rồi sau đó giảm đi. Vì thế, đường biểu diễn sản phẩm cận biên ban đầu đi
lên (trong khoảng lao động từ 0-L1) và khi số lượng lao động vượt quá L1
thì bắt đầu đi xuống, thậm chí, nếu số lượng lao động vượt quá L3 thì sản
phẩm cận biên của lao động nhận giá trị âm và đường MPL cắt trục hoành
đi xuống dưới (xem Hình 4.2).

Về mặt giá trị, độ dốc của đường tổng sản phẩm chính là sản phẩm
cận biên của lao động. Do vậy, trong khoảng lao động từ 0-L3, khi MPL> 0
thì đường tổng sản phẩm sẽ có độ dốc dương, nhưng có độ dốc thay đổi.
Cụ thể trong khoảng lao động từ 0-L1, đường tổng sản phẩm có độ dốc
tăng dần, nhưng từ L1-L3, đường tổng sản lượng có độ dốc giảm dần. Khi
số lượng lao động bằng đúng L3, MPL = 0 và sản lượng sẽ đạt giá trị lớn
156


nhất. Nếu vượt quá L3, MPL< 0, đường tổng sản phẩm có độ dốc âm và
đi xuống dưới về phía phải.

0

Hình 4.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
trong ngắn hạn

Điểm A trên đường tổng sản phẩm (tương ứng với số lượng lao động
L1) biểu thị sự biến đổi trong độ dốc của đường tổng sản phẩm từ tăng
dần chuyển sang thoải dần. Điểm C (tương ứng khi số lượng lao động là
L3) là điểm mà tại đó tổng sản lượng đạt giá trị lớn nhất. Trên đường
tổng sản lượng, chúng ta xác định thêm điểm B bằng cách từ gốc tọa độ
kẻ một đường thẳng tiếp xúc với đường tổng sản phẩm, điểm tiếp xúc đó
chính là điểm B, tương ứng với số lượng lao động L2.
Từ cơng thức tính sản phẩm trung bình của lao động (APL = Q/L), ta
thấy, về mặt giá trị, APL chính là độ dốc của đường thẳng xuất phát từ
gốc tọa độ nối với điểm nằm trên đường tổng sản lượng tương ứng tại
mức lao động đó.
157



Với hình dáng của đường tổng sản phẩm được biểu diễn trên Hình
4.2, APL ban đầu sẽ tăng lên khi số lượng lao động gia tăng, đạt giá trị
lớn nhất khi số lượng lao động là L2 và khi vượt quá mức lao động này
APL sẽ bắt đầu giảm dần. Chính vì vậy, đường APL ban đầu cũng đi lên
rồi sau đó sẽ đi xuống. APL sẽ đạt giá trị lớn nhất ở mức lao động là L2.
Có một điểm đặc biệt là khi số lượng lao động bằng L2, độ dốc đường
OB chính là giá trị của APL, nhưng lúc này OB cũng đồng thời là đường
tiếp tuyến với đường tổng sản lượng tại điểm B, và do vậy độ dốc đường
OB cũng chính bằng giá trị sản phẩm cận biên của lao động. Hay nói
cách khác, khi số lượng lao động là L2 thì MPL = APL. Do đó, trên đồ thị
khi số lượng lao động là L2 thì hai đường APL và MPL sẽ cắt nhau.
Nhìn trên đồ thị ta thấy, khi đường MPL nằm trên đường APL, nó sẽ
kéo đường APL đi lên, cịn khi MPL nằm dưới đường APL, nó lại kéo
đường APL đi xuống và khi hai đường cắt nhau thì APL sẽ đạt giá trị lớn
nhất. Mối quan hệ này được cụ thể hóa như sau:
- Nếu MPL> APL thì khi gia tăng sản lượng, giá trị của APL sẽ tăng.
- Ngược lại nếu MPL< APL thì khi gia tăng sản lượng, giá trị của
APL sẽ giảm.
- Và khi MPL = APL thì APL đạt giá trị lớn nhất.
Mối quan hệ giữa APL và MPL thực chất khá đơn giản, nó cũng
giống như mối quan hệ giữa một số cộng thêm với giá trị trung bình của
tổng. Số cộng thêm chính là giá trị MPL, cịn giá trị trung bình của tổng
chính là APL. Khi ta cộng thêm một số vào một tổng, nếu số đó có giá trị
lớn hơn giá trị trung bình của tổng, thì kết quả là giá trị trung bình của
tổng mới sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu số cộng thêm có giá trị nhỏ hơn giá
trị trung bình của tổng thì kết quả là giá trị trung bình của tổng mới sẽ
giảm đi.
4.1.3. Sản xuất trong dài hạn


Bây giờ chúng ta sẽ phân tích về sản xuất trong dài hạn, khi tất cả
các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi được.
158


4.1.3.1. Hàm sản xuất trong dài hạn

Nếu giả định doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và
lao động, trong dài hạn, khi tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi
thì số lượng đầu ra sẽ phụ thuộc vào đồng thời cả số lượng vốn và số
lượng lao động.
Hàm sản xuất khi đó sẽ có dạng:
Q = f(K,L)
Trong sản xuất dài hạn, để tạo ra một lượng đầu ra nhất định, doanh
nghiệp có thể có nhiều phương án sử dụng lao động và vốn khác nhau.
Hay nói cách khác, sản xuất trong dài hạn mang tính linh hoạt hơn nhiều
so với sản xuất trong ngắn hạn. Có thể xem xét điều này thông qua
Bảng 4.2 - Số lượng sản phẩm đầu ra thu được từ các tập hợp đầu vào
khác nhau.
Bảng 4.2. Số lượng sản phẩm đầu ra thu được
từ các tập hợp đầu vào khác nhau

Số lượng lao động (L)

Số lượng vốn (K)
0

1

2


3

4

5

6

7

8

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

1

0

25

52

74

90

100

108

114

118

2

0

55

112


162

198

224

242

252

258

3

0

83

170

247

303

342

369

384


394

4

0

108

220

325

400

453

488

511

527

5

0

125

258


390

478

543

590

631

653

6

0

137

286

425

523

598

655

704


732

7

0

141

304

453

559

643

708

766

800

8

0

143

314


474

587

679

753

818

857

159


Bảng 4.2 thể hiện số lượng đầu ra mà một doanh nghiệp có thể sản
xuất tương ứng với các tập hợp khác nhau của yếu tố đầu vào (gồm vốn
và lao động). Hàng thể hiện số lượng vốn và cột thể hiện cho số lượng
lao động mà doanh nghiệp này sử dụng. Theo cách kết hợp giữa vốn và
lao động, số lượng sản phẩm tạo ra được thể hiện tương ứng theo hàng và
cột của bảng số liệu. Ví dụ, 8K kết hợp với 2L sẽ tạo ra 258 sản phẩm.
Như vậy, nếu trong ngắn hạn, khi lượng vốn bằng 8 không thể thay đổi,
để sản xuất ra 258 sản phẩm doanh nghiệp sẽ chỉ có một sự lựa chọn đầu
vào duy nhất, đó là sử dụng 2 đơn vị lao động. Tuy nhiên, nếu sản xuất
trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, doanh nghiệp có thể lựa chọn tập hợp
đầu vào khác, ví dụ 2K và 5L, do có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng
các tập hợp đầu vào khác nhau để tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra mong
muốn, sản xuất trong dài hạn mang tính linh hoạt hơn nhiều so với sản
xuất trong ngắn hạn.

4.1.3.2. Đường đồng lượng

Để mô tả khả năng sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp, các nhà
kinh tế học sử dụng công cụ đường đồng lượng. Đường đồng lượng là
tập hợp các điểm phản ánh các tập hợp đầu vào khác nhau nhưng có khả
năng sản xuất cùng một mức sản lượng đầu ra. Đường đồng lượng được
ký hiệu là Q. Trên hình 4.3, tập hợp đầu vào A và B có số lượng đầu vào
vốn và lao động khác nhau nhưng đều tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra là
Q1. Theo đúng khái niệm, hai tập hợp đầu vào A và B này sẽ cùng nằm
trên một đường đồng lượng.

Hình 4.3. Đường đồng lượng

160


Mỗi đường đồng lượng sẽ phản ánh mức sản lượng tối đa mà doanh
nghiệp có thể sản xuất được từ các tập hợp đầu vào tương ứng với một
trình độ cơng nghệ nhất định. Vì doanh nghiệp sẽ tạo ra các mức sản
lượng khác nhau nên khả năng sản xuất của doanh nghiệp không chỉ
được thể hiện thông qua một đường đồng lượng duy nhất, mà thông qua
vô số đường đồng lượng khác nhau tạo thành một họ các đường đồng
lượng. Họ các đường đồng lượng chính là một cách để biểu thị hàm sản
xuất trong dài hạn của các doanh nghiệp (với giả định doanh nghiệp chỉ
sử dụng hai yếu tố đầu vào).
Về mặt khái niệm hay hình vẽ, đường đồng lượng gợi ý cho chúng ta
liên tưởng đến đường bàng quan, tất nhiên giữa chúng có những sự khác
nhau cơ bản. Đường đồng lượng cũng có bốn tính chất giống như bốn
tính chất của đường bàng quan, có thể đề cập đến đó là:
- Các đường đồng lượng ln có độ dốc âm.

- Các đường đồng lượng khơng bao giờ cắt nhau.
- Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện cho mức sản lượng
đầu ra càng lớn và ngược lại.
- Đi từ trên xuống dưới, đường đồng lượng có độ dốc giảm dần.
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên đo lường mức độ thay thế được cho
nhau giữa các yếu tố đầu vào. Cụ thể, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
giữa vốn và lao động (ký hiệu là MRTSL/K) phản ánh một đơn vị lao
động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra
không đổi.
Do vốn và lao động có thể thay thế cho nhau nhưng vẫn tạo ra cùng
lượng sản phẩm đầu ra nên hai tập hợp đầu vào trước và sau khi lao động
và vốn thay thế cho nhau vẫn nằm trên cùng một đường đồng lượng. Cụ
thể như trong Hình 4.4, khi lượng lao động tăng lên từ L1 đến L2 để thay
thế cho lượng vốn giảm đi từ K1 xuống K2 thì số lượng đầu ra tạo ra vẫn
không thay đổi. Ta có thể nói rằng, ΔL đơn vị lao động có thể thay thế
161


được cho ΔK đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra khơng đổi. Vì vậy, theo
khái niệm ta có:
MRTSL/K = 

K
L

Về mặt giá trị, MRTS chính là trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng
lượng.

Hình 4.4. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
trên đường đồng lượng


Khi thay đổi số lượng lao động từ L1 đến L2, số lượng sản phẩm tăng
lên do sự thay đổi lao động có thể tính bằng (MPL)(ΔL), tương tự như
vậy, khi số lượng vốn giảm ΔK đơn vị (từ K1 xuống còn K2) thì số lượng
sản phảm giảm đi do vốn giảm sẽ bằng (MPK)(ΔK). Để sự thay đổi lao
động và vốn này không gây ra sự thay đổi trong số lượng sản phẩm đầu
ra, ta phải có:
(MPL)(ΔL) + (MPK)(ΔK) = 0
Hay: 

K MPL
=
→ MRTSL/K = │độ dốc đường đồng lượng│
L MPK

=

162

MPL
MPK


Như vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa lao động cho vốn vừa
bằng trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng lượng, vừa bằng tỷ lệ giữa sản
phẩm cận biên của lao động và sản phẩm cận biên của vốn.
Với cơng thức này, ta có thể chứng minh tại sao khi đi từ trên xuống
dưới, độ dốc của đường đồng lượng giảm dần, hay nói cách khác, giải
thích cho hình dáng lồi của đường đồng lượng tương tự như khi ta chứng
minh hình dáng lồi của đường bàng quan.

Hình dáng đường đồng lượng thơng thường là một đường cong lồi
như Hình 4.4 thể hiện, nó nói lên rằng khi thay thế vốn bằng lao động thì
một đơn vị lao động sẽ thay thế được ngày càng ít hơn đơn vị vốn. Hay
nói cách khác, để giảm một đơn vị vốn, các doanh nghiệp sẽ phải tăng
thêm ngày càng nhiều đơn vị lao động. Điều này hàm ý rằng, vốn và lao
động có thể thay thế được cho nhau, nhưng sự thay thế này khơng phải là
hồn hảo.
Ngồi trường hợp thơng thường, có một số trường hợp đặc biệt của
đường đồng lượng như sau:

Hình 4.5. Các trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng

+ Trường hợp hai đầu vào thay thế hoàn hảo cho nhau: Trong
trường hợp này, một đơn vị lao động sẽ luôn luôn thay thế được cho một
163


lượng vốn nhất định, hay nói cách khác tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
giữa lao động và vốn luôn luôn không đổi. Do vậy, độ dốc của đường
đồng lượng không đổi. Đường đồng lượng trở thành đường thẳng dốc
xuống như hình 4.5a.
+ Trường hợp hai đầu vào bổ sung hồn hảo cho nhau: Q trình
sản xuất lại thể hiện rằng một đơn vị đầu vào này luôn luôn phải kết hợp
với một lượng nhất định đầu vào khác mới tạo ra sản phẩm, còn nếu tăng
đầu vào này mà không thay đổi đầu vào kia hoặc ngược lại, sẽ không thể
làm gia tăng số lượng sản phẩm. Khi đó các đường đồng lượng có dạng
hình chữ “L” như trong hình 4.5b.
4.1.3.3. Hiệu suất kinh tế theo quy mơ

Do trong dài hạn, tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi cho nên sẽ

đặt ra vấn đề nếu ta gia tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng một tỷ lệ
thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ thay đổi như thế nào, hay nói cách khác,
ta đang đề cập đến vấn đề hiệu suất kinh tế theo quy mô.
 Nếu tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần (t > 1) khiến cho số
lượng sản phẩm đầu ra tăng lớn hơn t lần f(tK,tL) > t.f(K,L) thì hàm sản
xuất phản ánh hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.
 Ngược lại, tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần (t > 1) khiến cho
số lượng sản phẩm đầu ra tăng ít hơn t lần f(tK,tL) < t.f(K,L) thì hàm sản
xuất phản ánh hiệu suất kinh tế giảm theo quy mơ.
 Cịn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần (t > 1) khiến cho
số lượng sản phẩm đầu ra tăng đúng t lần f(tK,tL) = t.f(K,L) thì hàm sản
xuất phản ánh hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

Hiệu suất tăng theo quy mô là do hiệu quả đạt được từ sự chun
mơn hóa lao động, tìm được nguồn đầu vào rẻ. Hiệu suất giảm theo quy
mô là do quy mô của doanh nghiệp lớn, bộ máy cồng kềnh, chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng. Thơng thường, khi quy mơ của doanh nghiệp cịn
nhỏ, việc mở rộng quy mơ sản xuất có thể giúp các doanh nghiệp đạt
được hiệu suất tăng theo quy mô, nhưng nếu cứ tiếp tục mở rộng quy mô,
164


đến một lúc nào đó các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vấn đề hiệu
suất giảm theo quy mô.
Đối với hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Q  A.K  L (với A,
α, β > 0), tùy thuộc vào α và β mà hàm có thể thể hiện hiệu suất tăng theo
quy mô, giảm theo quy mô hoặc không đổi theo quy mô, cụ thể:
- Khi α + β > 1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.
- Khi α + β < 1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô.
- Khi α + β = 1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

4.2. LÝ THUYẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT

Chúng ta biết rằng con người luôn phải đối mặt với vấn đề khan
hiếm và các doanh nghiệp sản xuất cũng vậy. Khi một doanh nghiệp sử
dụng các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất, nó phải từ bỏ cơ hội để sử
dụng các nguồn lực đó theo một cách khác, điều này làm phát sinh chi
phí sản xuất đối với các doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên
cứu chi tiết các vấn đề về chi phí sản xuất.
4.2.1. Chi phí và cách tiếp cận chi phí

Chi phí sản xuất là tồn bộ các phí tổn để phục vụ cho q trình sản
xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong
một thời kỳ nhất định. Ví dụ như, các chi phí để mua nguyên nhiên vật
liệu, chi phí để trả lương cho người lao động, chi phí cho bộ phận quản lý,
chi phí khấu hao máy móc...
Chi phí kinh tế khác với chi phí kế tốn. Chi phí kế tốn là tồn bộ
các khoản chi được thực hiện bằng một số tiền cụ thể mà các doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh, các chi phí kế tốn sẽ được
hạch tốn trong các sổ sách kế tốn. Chi phí này cịn được gọi là chi phí
hiện. Cịn chi phí kinh tế là tồn bộ các chi phí cơ hội của tất cả các
nguồn lực được đưa vào trong sản xuất. Nó bao gồm cả chi phí cơ hội
hiện (chi phí hiện) và chi phí cơ hội ẩn (chi phí ẩn) - tức các chi phí cơ

165


hội của việc sử dụng nguồn lực nhưng không được thể hiện bằng một
khoản chi trực tiếp bằng tiền.
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa chi phí kinh tế và chi phí kế tốn ta
nghiên cứu ví dụ sau: Giả sử sau hai năm ra trường, bạn đang có một

cơng việc với mức lương là 72 triệu VNĐ/năm, bạn đang sở hữu một căn
nhà cho thuê với số tiền 60 triệu/năm và bạn có một sổ tiết kiệm với mức
lãi nhận được hàng năm là 30 triệu. Tuy nhiên, năm nay bạn quyết định
tự đứng ra kinh doanh, bạn từ bỏ công việc, lấy lại căn nhà cho thuê để
làm địa điểm kinh doanh, sử dụng số tiền tiết kiệm để đầu tư cho công
việc này và thuê người làm. Sau một năm, những số tiền thực chi cho
công việc kinh doanh của bạn như sau:
Nguyên nhiên vật liệu, khấu hao máy móc...

80 triệu

Chi phí trả lương cho nhân viên

50 triệu

Chi phí quảng cáo

20 triệu

Các chi phí bằng tiền khác

20 triệu

Tổng cộng

170 triệu

Giá trị 170 triệu chính là chi phí kế toán, các khoản trả trực tiếp bằng
tiền để tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, khi tính tốn chi phí kinh tế, bạn
phải tính đến chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực bạn đã sử dụng vào

kinh doanh. Có những nguồn lực bạn sử dụng vào trong q trình kinh
doanh nhưng khơng thể hiện bằng các khoản trả trực tiếp, ví dụ do mở
cửa hàng bạn đã phải từ bỏ công việc với mức lương hàng năm là 72
triệu, bạn khơng cịn được nhận số tiền cho th nhà là 60 triệu và bạn
cũng khơng cịn được nhận tiền lãi 30 triệu. Đây chính là những chi phí
ẩn, xuất hiện do bạn sử dụng chính những nguồn lực mà bạn là chủ sở
hữu. Mặc dù bạn không phải trả tiền trực tiếp cho ai nhưng trên thực tế,
bạn đã từ bỏ cơ hội được nhận số tiền này do bạn đã đưa các nguồn lực
do mình sở hữu vào kinh doanh.

166


Như vậy, bạn cần tính thêm (72 triệu + 60 triệu + 30 triệu) = 162
triệu vào chi phí kinh tế của mình. Thực chất, tổng chi phí kinh tế của
bạn là: 170 triệu + 162 triệu = 332 triệu lớn hơn so với chi phí kế tốn.
4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là các chi phí mà doanh nghiệp gánh
chịu trong giai đoạn mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của q
trình sản xuất khơng thay đổi.
4.2.2.1. Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn

Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn có thể được ký hiệu là TC hoặc STC.
Nó là tồn bộ những phí tổn dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh trong
ngắn hạn. Do ngắn hạn có yếu tố đầu vào cố định và yếu tố đầu vào biến đổi
nên tổng chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ bao gồm hai bộ phận:
Chi phí cố định (TFC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào cố
định, ví dụ như các chi phí liên quan đến tiền thuê, tiền khấu hao nhà
xưởng, nhà máy, khấu hao máy móc... Đúng như tên gọi, chi phí cố định

khơng thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi. Điều này cũng hàm ý rằng,
ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải chịu
chi phí cố định. Ví dụ, một doanh nghiệp bánh thuê cửa hàng là 20 triệu
đồng/tháng. Khi đó, dù doanh nghiệp có sản xuất 500 hay 1.000 chiếc
bánh thì doanh nghiệp vẫn phải trả 20 triệu đồng/tháng, và thậm chí ngay
cả khi doanh nghiệp không sản xuất (Q = 0) doanh nghiệp vẫn phải chịu
chi phí này.
Chi phí biến đổi (TVC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào biến
đổi. Khi sản lượng đầu ra tăng lên, doanh nghiệp phải dùng nhiều yếu tố
đầu vào biến đổi hơn và do vậy chi phí biến đổi cũng tăng lên, cịn khi
khơng sản xuất thì chi phí biến đổi của doanh nghiệp bằng 0. Những chi
phí biến đổi như: Chi phí liên quan đến nguyên nhiên vật liệu, chi phí trả
lương cho người lao động trực tiếp sản xuất...
Như vậy, ta có: TC = TFC + TVC
167


Để hiểu được các chi phí này, ta nghiên cứu tình huống của một
doanh nghiệp bánh ngọt. Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp tương
ứng với mức sản lượng được cho ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Các chi phí sản xuất của một doanh nghiệp bánh ngọt
Q

TFC

TVC

TC

AFC


AVC

ATC

0

100

0

100

-

-

-

1

100

50

150

100

50


150

2

100

84

184

50

42

92

3

100

108

208

33

36

69


4

100

127

227

25

32

57

5

100

150

250

20

30

50

6


100

180

280

17

30

47

7

100

218

318

14

31

45

8

100


266

366

13

33

46

9

100

325

425

11

36

47

10

100

400


500

10

40

50

11

100

495

595

9

45

54

12

100

612

712


8

51

59

Theo bảng số liệu thì chi phí cố định của doanh nghiệp là 100, chi
phí này khơng thay đổi khi sản lượng thay đổi và đặc biệt ngay cả khi sản
lượng bằng 0, doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí cố định này. Chi phí
biến đổi của doanh nghiệp sẽ bằng 0 khi doanh nghiệp không sản xuất và
tăng lên cùng với sự tăng lên của sản lượng. Cịn tổng chi phí được xác
định bằng cách cộng chi phí cố định với chi phí biến đổi (ta lấy cột thứ
hai cộng với cột thứ ba sẽ ra kết quả ở cột thứ tư).

168


Hình 4.6. Các đường tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi

Khi biểu diễn trên đồ thị, do không thay đổi theo sản lượng nên
đường chi phí cố định sẽ ln cách trục hồnh một khoảng khơng đổi,
đường TFC song song với trục hồnh và cắt trục tung ở giá trị chi phí cố
định C0 (Hình 4.6).
Đường chi phí biến đổi sẽ bắt đầu từ gốc tọa độ và có độ dốc dương,
thể hiện rằng khi sản lượng tăng thì chi phí biến đổi cũng tăng. Thơng
thường, trong ngắn hạn đường chi phí biến đổi giống một đường cong
bậc 3 hình chữ S ngược. Nguyên nhân của điều này là do sự tác động của
quy luật sản phẩm cận biên giảm dần.
Đường tổng chi phí trong ngắn hạn sẽ được hình thành bằng cách

cộng theo chiều dọc hai đường TFC và TVC. Vì vậy, đường TC sẽ bắt
đầu từ điểm mà đường TFC cắt với trục tung và luôn cách đường TVC
một khoảng không đổi, khoảng cách này chính là chi phí cố định.
4.2.2.2. Chi phí bình qn ngắn hạn

Ngồi tổng chi phí, ta cũng cần quan tâm đến chi phí trên mỗi đơn vị
sản phẩm hay chi phí bình qn.
Chi phí cố định bình qn (AFC) là mức chi phí cố định tính bình
TFC
. Do chi phí cố định khơng
qn cho một đơn vị sản phẩm, AFC 
Q
thay đổi nên khi doanh nghiệp gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí cố
169


định bình qn sẽ ln ln giảm. Do đó, khi biểu diễn trên đồ thị,
đường AFC sẽ là một đường có độ dốc dương. Hình dáng của đường
AFC giống như một đường hyperbol tiệm cận với hai trục (xem Hình
4.7).
Chi phí biến đổi bình qn (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình
TVC
qn cho một đơn vị sản phẩm, AVC 
.
Q
Ở Bảng 4.3, giá trị của AVC được tính bằng cách lấy giá trị TVC ở
cột thứ ba chia cho mức sản lượng ở cột thứ nhất. Xem xét sự biến động
của AVC, ta thấy rằng ban đầu chi phí biến đổi bình qn giảm dần sau
đó lại tăng lên. Điều này một lần nữa lại do tác động của quy luật sản
phẩm cận biên giảm dần. Chính vì sự biến động này nên đường AVC có

dạng hình chữ U hay hình lịng chảo, ban đầu đi xuống và sau đó đi lên
như trên Hình 4.7.

Hình 4.7. Các đường chi phí bình qn ATC, AFC và AVC

Tổng chi phí bình qn (ATC, hoặc SATC) là mức chi phí tính bình
TC
quân cho một đơn vị sản phẩm, ATC 
.
Q
Hoặc: ATC 

TC TFC  TVC TFC TVC
=


 AFC  AVC
Q
Q
Q
Q

170


Trong ví dụ ở bảng 4.3, giá trị của ATC có thể được tính theo hai
cách, hoặc lấy giá trị TC ở cột thứ 4 chia cho giá trị sản lượng ở cột thứ
nhất, hoặc lấy giá trị AFC và AVC (ở cột thứ năm và sáu) cộng vào nhau.
Qua bảng số liệu ta thấy giá trị của ATC ban đầu cũng giảm nhưng sau
đó lại tăng lên. Sở dĩ xảy ra điều này là do ở giai đoạn đầu, cả AFC và

AVC đều có xu hướng giảm xuống nên kết quả là ATC cũng giảm. Ở
giai đoạn tiếp theo AVC bắt đầu tăng lên, nhưng sự giảm xuống của AFC
có xu hướng mạnh hơn sự tăng lên của AVC nên ATC vẫn có xu hướng
giảm xuống. Chỉ đến khi sự tăng lên của AVC chiếm ưu thế thì giá trị
của ATC mới bắt đầu tăng lên.
Nếu biểu diễn trên đồ thị, đường ATC cũng có dạng chữ U, dạng
lịng chảo. Và cụ thể, đường ATC được xác định bằng cách cộng theo
chiều dọc hai đường AFC và AVC. Trên Hình 4.7, ở mức sản lượng Q1
ta có AFC bằng độ dài đoạn AQ1, còn AVC bằng độ dài đoạn BQ1. Nếu I
là điểm nằm trên đường ATC ứng với mức sản lượng Q1 thì IQ1 =
AQ1 + BQ1 , do vậy ta cần xác định điểm I sao cho IB = AQ1 . Tương tự

như vậy, ở các mức sản lượng Q2 và Q3 ta sẽ xác định được các lần lượt
các điểm H và G nằm trên đường ATC tương ứng với các mức sản lượng
này.
Rõ ràng, khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường ATC và AVC
chính là giá trị của AFC. Do AFC giảm dần khi mức sản lượng gia tăng
nên khoảng cách giữa ATC và AVC cũng ngày càng thu hẹp về phía
bên phải.
4.2.2.3. Chi phí cận biên ngắn hạn

Chi phí cận biên trong ngắn hạn (MC hay SMC) là sự thay đổi trong
tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Giá
trị của chi phí cận biên trả lời cho câu hỏi khi doanh nghiệp sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp tốn thêm một chi phí là
bao nhiêu.

171



MC 

TC
 TC '(Q )
Q

Trong đó: ΔTC là sự thay đổi trong tổng chi phí.
ΔQ là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra.
Trong ngắn hạn, do chi phí cố định khơng thay đổi nên nếu tổng chi
phí thay đổi thì sự thay đổi đó hồn tồn do chi phí biến đổi gây ra, hay
ΔTC = ΔVC. Do vậy, chi phí cận biên có thể tính theo chi phí biến đổi
như sau:
MC 

TVC
 TVC '(Q )
Q

Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần nên giá trị của MC ban đầu
cũng giảm dần và sau đó tăng lên, làm đường chi phí cận biên cũng có
dạng hình chữ U như trên hình 4.8.
Để hiểu được sự tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
đến hình dáng của đường MC, ta nghiên cứu một doanh nghiệp chỉ sử
dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, với yếu tố vốn cố định. Nếu
doanh nghiệp thuê thêm ΔL đơn vị lao động, doanh nghiệp sẽ tạo thêm
được ΔQ đơn vị sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp tăng thêm một
lượng là w.ΔL (trong đó w là mức tiền cơng trả cho mỗi đơn vị lao động).
Khi đó ta có:
MC 


w
w
TC w.L



Q
MPL
Q
Q
L

Trong sản xuất ngắn hạn, sản phẩm cận biên của lao động (MPL) ban
đầu tăng lên sau đó giảm dần khi bị quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
chi phối. Tương ứng khi MPL tăng thì giá trị của MC giảm và ngược
lại. Điều này đã giải thích được hình dáng chữ U của đường chi phí
cận biên MC.

172


Hình 4.8. Đường chi phí cận biên trong ngắn hạn

4.2.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình qn

Giữa chi phí cận biên và chi phí bình qn (ở đây nói đến chi phí
biến đổi bình qn và tổng chi phí bình qn) cũng có mối quan hệ tương
tự như mối quan hệ giữa sản phẩm cận biên và sản phẩm trung bình. Đó
là khi đường chi phí cận biên (MC) ở dưới đường chi phí bình qn, nó
sẽ kéo đường chi phí bình qn đi xuống dưới, ngược lại khi chi phí cận

biên nằm trên đường chi phí bình qn nó sẽ kéo đường chi phí bình
qn đi lên; tại điểm giao nhau giữa đường chi phí bình qn và chi phí
cận biên thì chi phí bình qn đạt giá trị nhỏ nhất (xem Hình 4.9).

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình qn

173


×