Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đề thi HSG THCS Lâm Đồng năm 2011 môn địa lý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.89 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010- 2011

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ LỚP 9 - THCS
(Đề thi gồm có 1 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 18/02/2011
Câu 1: (2 điểm)
a. Vì sao trên Trái Đất xuất hiện các đới khí hậu khác nhau?
b. Vẽ hình mô tả các đới khí hậu trên Trái Đất.
Câu 2: (3 điểm)
a. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên
nhau ở hai nửa cầu Bắc và Nam trong một năm?
b. Giải thích hiện tượng các mùa ở hai bán cầu Bắc và Nam trái ngược nhau vào ngày 22 tháng 6.
c. Một trận bóng đá được tổ chức tại nước Anh vào lúc 18 giờ ngày 20 tháng 10 năm 2010 và
được truyền hình trực tiếp trên thế giới. Hỏi lúc đó ở Hà Nội, Niu Iooc là mấy giờ, ngày nào?
(Biết Hà Nội ở múi giờ 7; Niu Iooc ở múi giờ 19 giờ GMT).
Câu 3: (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu :Diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị: triệu ha).

Năm 1943 1993

2001
Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8

a. Tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
b. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
c. Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp? Nêu những biện pháp bảo vệ,
khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta?
Câu 4: (3 điểm)
a. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.
b. Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây


dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 5: (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu : Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị tính: tỉ đồng)

Năm

Khu vực kinh tế
1990 1995 2000 2002
Nông, lâm, ngư nghiệp 16252

62219 108356

123383

Công nghiệp và xây dựng 9513 65820 162220

206197

Dịch vụ 16190

100853

171070

206182


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của
nước ta qua các năm.

b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta.
Câu 6: (4 điểm)
a. So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên.
b. Vì sao hai vùng này có thế mạnh phát triển các cây công nghiệp lâu năm?

HẾT
Họ và tên thí sinh:…………………………………….Số báo danh:…………………………….
Giám thị 1:…………………………………………….Ký tên:………………………………….
Giám thị 2:…………………………………………….Ký tên:………………………………….

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010- 2011

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÍ LỚP 9 - THCS
Ngày thi: 18/02/2011

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1
1a
(1đ)










1b
(1đ)


a. Nguyên nhân Trái Đất xuất hiện các đới khí hậu khác nhau là vì:
- Trái Đất có dạng hình cầu và quay quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng nên góc
chiếu của ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất mỗi nơi mỗi khác dẫn đến lượng nhiệt
các nơi nhận được không đều từ đó sinh ra sự khác biệt về thời tiết, khí hậu.
- Khu vực giữa hai chí tuyến có lúc ánh sáng Mặt Trời chiếu đến thẳng góc, nhận
được nhiều nhiệt nhất. Đó là đới nhiệt đới (đới nóng).
- Khu vực giữa chí tuyến và vòng cực (ở cả hai nửa cầu) chỉ nhận được ánh sáng
Mặt Trời chiếu xiên góc. Đó là đới khí hậu ôn đới (đới ôn hòa)
- Khu vực từ vòng cực đến cực (ở cả hai nửa cầu) nơi ánh sáng Mặt Trời gần như
song song với mặt đất nhận được ít nhiệt nhất. Đó là đới khí hậu hàn đới (đới lạnh).

b. Vẽ hình mô tả các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Tên hình vẽ.
- Ghi đầy đủ nội dung (chí tuyến Bắc: 23
0
27’B, chí tuyến Nam: 23
0
27’N, vòng cực
Bắc 66
0
33’B, vòng cực Nam 66
0
33’N, cực Bắc 90
0
B, cực Nam 90

0
N).
- Vẽ đúng phạm vi các đới.



0,25 đ


0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ



0,25 đ
0,25 đ

0,5 đ
Câu 2
2a (1đ)








2b
(1đ)





2c (1đ)




a. Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh
luân phiên nhau ở hai nửa cầu Bắc và Nam trong một năm vì:
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi di chuyển trên quỹ đạo
nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận nhiều ánh sáng và
nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời, thì có
góc chiếu nhỏ, nhận ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
b. Giải thích hiện tượng các mùa ở hai bán cầu Bắc và Nam trái ngược nhau vào
ngày 22 tháng 6:
- Vào ngày 22 tháng 6 (hạ chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào
lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu lớn,
nhận nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng (mùa hạ).
- Ngược lại Bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời, có góc chiếu nhỏ, nhận ít ánh sáng và
nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh (mùa đông).
c. Một trận bóng đá được tổ chức tại nước Anh vào lúc 18 giờ ngày 20 tháng 10
năm 2010 và được truyền hình trực tiếp trên thế giới thì:
- Ở Hà Nội là 1 giờ ngày 21 tháng 10 năm 2010.
- Ở Niu Iooc là 13 giờ ngày 20 tháng 10 năm 2010.




0,5 đ

0,5 đ




0,5 đ


0,5 đ



0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
3a
(1đ)

a. Tính tỉ lệ % độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).


















3b
(1đ)




3c
(2đ)








- Công thức tính:
Diện tích rừng ở từng năm X 100
Độ che phủ rừng (%) =

Diện tích đất tự nhiên
Ví dụ:
14,3 triệu ha X 100
Độ che phủ rừng (%) năm 1943 = = 43,3%
33 triệu ha
- Kết quả:
+ Năm 1943: 43,3%
+ Năm 1993: 26,1%
+ Năm 2001: 35,8%

b. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.

- Từ năm 1943- 1993 diện tích rừng Việt Nam giảm 5,7 triệu ha do nhiều nguyên
nhân.
- Từ năm 1993- 2001 diện tích rừng Việt Nam tăng 3,2 triệu ha chủ yếu do đẩy
mạnh công tác trồng rừng.
c. Nguyên nhân, biện pháp.
* Nguyên nhân:
- Cháy rừng.
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức …
* Biện pháp:
- Trồng rừng.
- Phòng chống cháy rừng, đốt rừng.
- Ngăn chặn phá rừng.
- Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ rừng …
0,25 đ









0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ



0,5 đ

0,5 đ



0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4
4a
(2đ)





4b
(1đ)

a. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền với biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liến và Đông
Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
b. Thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
* Thuận lợi.
- Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề, nhờ có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có đất liền, biển …
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nuớc Đông Nam Á và thế giới do vị trí trung
tâm và cầu nối.
* Khó khăn.
- Thiên tai: bão, lụt, cháy rừng, hạn hán …
- Chủ động phòng chống thiên tai và tăng cường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng
biển, vùng trời, hải đảo …



0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ


0,5 đ


0,25 đ

0,25 đ


0,25 đ
0,25 đ
Câu 5

5a (3đ)



























5b
(1đ)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế của nước ta qua các năm.

* Xử lí bảng số liệu:
Bảng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị %)
Năm Tổng cộng Chia ra
Nông, lâm,
ngư nghiệp
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
1990
1995
2000
2002
100
100
100

100
38,7
27,2
24,5
23,0
22,7
28,8
36,7
38,5
38,6
44,0
38,8
38,5

* Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ miền chính xác theo số liệu đã xử lí (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
- Tên biểu đồ.
- Chú giải.
- Đại lượng ở trục tung, trục hoành.
- Khoảng cách các năm.

b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích.
* Nhận xét.
- Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt.
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng
tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến động (dẫn chứng).
* Giải thích.
- Theo xu thế chung của thế giới.
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa.











0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ


1 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ



0,25 đ
0,25 đ


0,25 đ
0,25 đ

Câu 6
6a (2đ)


















a. So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc
Bộ với Tây Nguyên:

* Giống nhau:
- Cả hai vùng đều có thế mạnh trồng các loại cây công nghiệp lâu năm.
- Các loại cây công nghiệp lâu năm mà hai vùng đều trồng và xuất khẩu là: cà phê,
chè.

* Khác nhau:


Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Vùng Tây Nguyên
- Có diện tích chè chiếm 68,8 %, sản
lượng chiếm 62,1% cả nước.
- Cây cà phê mới được trồng thử
nghiệm với quy mô nhỏ.
- Ngoài ra còn trồng các cây cận
nhiệt và ôn đới khác như: hồi, quế,
- Có diện tích chè chiếm 24,6%, sản
lượng chiếm 27,1% cả nước.
- Có diện tích cà phê chiếm 85,1%,
sản lượng chiếm 90,6% cả nước.
- Ngoài ra còn trồng các cây công
nghiệp nhiệt đới lâu năm khác như:





0,25 đ
0,25 đ




1,5 đ
(mỗi ý
0,25đ)







6b
(2đ)
sơn … cao su, hồ tiêu, điều …

b. Hai vùng này có thế mạnh phát triển các cây công nghiệp lâu năm vì:

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Vùng Tây Nguyên
- Diện tích đất Feralit đồi núi rộng
lớn.
- Khí hậu nhiệt đới, có mùa đông
lạnh nhất cả nước.



- Địa hình chủ yếu là dạng đồi núi
thấp với các dãy núi cánh cung.
- Người dân có kinh nghiệm, thị
trường tiêu thụ rộng lớn ở Tây Á,
Liên minh châu Âu …
- Đất badan chiếm 66% đất badan cả
nước.
- Khí hậu cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm
dồi dào, có 2 mùa: mùa khô thuận lợi
cho phơi sấy, bảo quản, chế biến sản
phẩm; mùa mưa thuận lợi cho chăm
sóc.
- Địa hình chủ yếu là các cao nguyên

xếp tầng khá bằng phẳng.
- Người dân có kinh nghiệm, thị trường
tiêu thụ rộng lớn: Liên minh châu Âu,
Nhật Bản, Bắc Mỹ …






2 đ
(mỗi ý
0,25đ)
















HẾT


×