Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Sáng kiến: bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở môn vật lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.38 KB, 34 trang )

Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.1.1. Lý luận:
Nghị quyết Trung ương 2 (Quốc hội khóa VIII) khẳng định: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,...”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4509/BGDĐT- GDTrH
ngày 03/9/2015 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2015 - 2016 đã chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đánh
giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện
phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học
tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học
sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy và
học".
Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm nên các kiến thức vật lí gắn liền
với thực tiễn. Trong đó giải bài tập vật lí giúp học sinh hiểu sâu hơn các hiện tượng
vật lí trong thực tiễn, đồng thời rèn luyện và bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học
sinh. Do vậy, việc tăng cường sử dụng bài tập vật lí gắn với thực tiễn trong dạy
học vật lí sẽ góp phần thực hiện ngun lí giáo dục: “học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.
1.1.2. Thực tiễn:
Việc giải các bài tập vật lí gắn với thực tiễn giúp học sinh phát triển năng
lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực
hợp tác; năng lực giao tiếp bởi vì khi giải quyết các bài tốn thực tiễn địi hỏi học
sinh phải biết tư duy sáng tạo; biết cách phân tích, tổng hợp thơng tin và vận dụng
kiến thức để giải quyết bài tốn. Trong q trình giải quyết địi hỏi học sinh phải


hợp tác cùng bạn bè, thầy cô và tự học, tự nghiên cứu, vận dụng ngôn ngữ giao tiếp
để giải quyết triệt để bài toán.
Tuy nhiên, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, sách tham khảo hiện nay
thường có cấu trúc sẵn nên yêu cầu về tính sáng tạo khơng cao. Mặt khác có rất ít
các bài tập có nội dung liên quan đến thực tiễn, nên tác dụng của các bài tập trong
Trường THCS Nhơn An

Trang 1

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh và gắn lí thuyết với thực tiễn cịn hạn
chế. Đơi khi, giáo viên khơng có nhiều thời gian để đầu tư cho bài dạy sử dụng bài
tập gắn với thực tiễn. Hơn thế nữa việc dạy và học hiện nay bị ảnh hưởng bởi
chuyện thi cử, nên cách dạy cịn thiên về luyện trí nhớ để giải các bài tập. Điều đó
làm cho học sinh cảm thấy áp lực, không hứng thú với môn học.
Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, đã định hướng cho tơi nghiên cứu
và tìm ra giải pháp cho đề tài này.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu:
Tuyển chọn, xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy
học Vật lí 9 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ mơn Vật lí THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Xây dựng một số bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học Vật lí 9.
– Hoạt động của học sinh trong quá trình giải bài tập Vật lí; hoạt động của
giáo viên trong việc xây dựng và sử dụng bài tập Vật lí gắn với thực tiễn.

1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh một số lớp ở khối 9 Trường THCS Nhơn An
+ Năm học 2019-2020 Đối tượng thực nghiệm học sinh lớp 9A3.
+ Năm học 2020-2021 Đối tượng thực nghiệm học sinh lớp 9A1 và 9A4.
+ Năm học 2021-2022 (Học kì I) Đối tượng thực nghiệm học sinh lớp 9A 1
và 9A2.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1. Lý luận:
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các nội dung có liên quan đến đề tài
nhằm hệ thống hoá những cơ sở lý luận về bài tập Vật lí gắn với thực tiễn.
1.5.2. Thực tiễn:
Thơng qua quá trình tổ chức hoạt động dạy – học trên lớp, quan sát học sinh,
kiểm tra đánh giá,...
1.5.3. Thống kê:
Tiến hành lấy số liệu trước và sau khi hướng dẫn cho học sinh rồi thống kê
và so sánh, điều chỉnh cho phù hợp.
Trường THCS Nhơn An

Trang 2

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
1.6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Vì điều kiện thời gian và điều kiện học tập thực tế của học sinh nên đề tài
chỉ giới hạn trong phạm vi chương Điện học và chương Quang học của mơn Vật lí

lớp 9, trường THCS Nhơn An.
1.6.2. Thời gian nghiên cứu:
Thực hiện trong năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021 và học kì I năm học
2021 – 2022.
2. NỘI DUNG
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên
cứu:
2.1.1. Tư duy sáng tạo và việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh
Tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập là khả năng giải quyết các vấn đề
học tập theo một cách mới ở một mức độ nhận thức nhất định, thể hiện được
khuynh hướng, năng lực và kinh nghiệm của học sinh. Đó là năng lực tìm ra cái
mới, cách giải quyết mới, năng lực phát hiện ra điều chưa biết và không phụ thuộc
vào cái gì đó.
Đối với học sinh, tư duy sáng tạo trong vật lí thể hiện ở sự quan sát hiện
tượng, phân tích hiện tượng phức tạp thành những bộ phận đơn giản. Xác lập các
mối liên hệ, tìm ra các mối liên hệ giữa mặt định tính và định lượng của các hiện
tượng và các đại lượng vật lí, dự đoán các kết quả và áp dụng kiến thức vào thực
nghiệm. Vì vậy muốn bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập, giáo
viên phải hình thành cho học sinh thói quen nhìn vấn đề theo nhiều góc độ khác
nhau, biết đặt ra giả thuyết khi lí giải một tình huống.
2.1.2. Vai trị của bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn
Bài tập Vật lí gắn với thực tiễn là bài tập Vật lí trong đó nội dung của bài tập
liên hệ với thực tiễn thông qua các ứng dụng kĩ thuật, các hiện tượng trong thực tế,
các quá trình lao động sản xuất,...Loại bài tập có nội dung thực tiễn quen thuộc
nhất mà chúng ta thường hay đề cập đó là bài tập định tính và câu hỏi thực tế. Ví
dụ: Tại sao các vỏ tàu biển ở các nước nhiệt đới lại được sơn màu trắng? Tuy nhiên
trong bất cứ một dạng bài tập vật lí nào ta đều có thể lồng ghép nội dung của bài
tập liên quan đến thực tiễn.
Trường THCS Nhơn An


Trang 3

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Bài tập vật lí gắn với thực tiễn là một bộ phận của bài tập vật lí nên chúng có
đầy đủ vai trị của bài tập vật lí nói chung. Tuy nhiên do đặc thù của bài tập vật lí
gắn với thực tiễn là nó xuất phát từ những tình huống có thực trong thực tiễn nên
nó cịn có một số vai trị khác nữa. Cụ thể:
a) Về kiến thức:
Thông qua giải bài tập gắn với thực tiễn, học sinh mở rộng sự hiểu biết một
cách chính xác, sinh động, phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn về các kiến thức
vật lí, khơng bị cảm giác nặng nề, gị bó về mặt khối lượng kiến thức.
Giúp học sinh liên hệ được giữa lý thuyết và thực tiễn cuộc sống như: các
vấn đề về môi trường sống, các hoạt động sống lao động sản xuất của con người về
các lĩnh vực, các ứng dụng vật lí cụ thể. Có thể nói nội dung của bài tập thực tiễn
liên quan tới mọi mặt của đời sống và sản xuất của nhiều lĩnh vực.
b) Về kỹ năng:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng học tập như: kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng xử lý và thu thập thông tin, kỹ năng lựa chọn
kiến thức để giải thích các tình huống thực tế liên quan, kỹ năng đề xuất và dự
đoán kết quả.
c) Về thái độ:
Do có sự liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn sản xuất và đời sống, nên học
sinh có mục đích và động cơ học tập rõ ràng hơn, kích thích trí tị mị, ham học hỏi
của các em. Từ đó tạo ra được hứng thú học tập và tạo cơ hội để các em tự định
hướng nghề nghiệp cho riêng mình.

Vì các bài tập gắn với thực tiễn liên quan đến cuộc sống gia đình, cộng
đồng, địa phương nơi các em sống nên nó trực tiếp hướng các em vào các việc có
ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó các em thấy rõ được trách nhiệm
của mình với bản thân với gia đình và xã hội.
d) Bồi dưỡng tư duy sáng tạo:
Hầu hết các bài tập gắn với thực tiễn khi giải học sinh đều phải có sự linh
hoạt, sáng tạo trong tư duy. Bởi vì giữa kiến thức lý thuyết và tình huống thực tế
cần có các thao tác tư duy của con người làm cầu nối. Hơn nữa việc xây dựng các
bài tập sáng tạo có nội dung thực tiễn sẽ góp phần rèn luyện cũng như bồi dưỡng
tư duy sáng tạo cho học sinh được cao hơn.

Trường THCS Nhơn An

Trang 4

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

2.1.3. Phân loại bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn
Bài tập vật lí rất đa dạng và phong phú, có nhiều cách phân loại bài tập vật lí
gắn với thực tiễn tùy theo việc lựa chọn cơ sở phân loại chúng. Có thể dựa trên các
cơ sở sau:
* Phân loại bài tập Vật lí gắn với thực tiễn dựa vào tính chất của bài tập.
- Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các
tình huống nảy sinh trong thực tiễn; học sinh phải biết vận dụng các định luật,
nguyên lí Vật lí để giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Giải thích hiện tượng thủy triều; giải thích hiện tượng nhật thực,

nguyệt thực; giải thích hiện tượng cầu vồng...
- Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập cần tính tốn thực tiễn, phải vận
dụng các tính chất, cơng thức Vật lí mới có thể giải quyết được.
Ví dụ: Tính tiền điện phải trả cho Nhà nước hàng tháng của gia đình; xác
định thời gian di chuyển hợp lí của người bằng các phương tiện khác nhau trong
cuộc sống để có thể thực hiện quãng đường cần đi...
- Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng.
Phải dùng cả giải thích định tính lẫn tính tốn mới có thể tìm ra được kết quả
của bài tốn.
Ví dụ: Tính tốn tiền điện trả cho nhà nước mỗi tháng của gia đình; giải
thích sự tiêu hao điện năng trên dây dẫn và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Bài tập về các ứng dụng kĩ thuật Vật lí: Là những bài tập yêu cầu học sinh
kiến tạo một sản phẩm thực từ những kiến thức Vật lí. Những bài tập này khơng
chỉ u cầu học sinh có kiến thức tổng hợp mà còn yêu cầu kĩ năng thiết kế mơ
hình cũng như kĩ năng thực hành của học sinh.
Ví dụ: Chế tạo động cơ điện một chiều; làm nhà máy phong điện đơn giản...
- Bài tập thí nghiệm: Yêu cầu học sinh phải thực hiện một thí nghiệm thật,
tiến hành đo đạc và xử lí kết quả hoặc học sinh tự sáng tạo đề xuất mơ hình và
phương án thí nghiệm.
Ví dụ: Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
* Phân loại bài tập Vật lí gắn với thực tiễn dựa vào mức độ nhận thức của
học sinh.
- Bài tập cơ bản có nội dung thực tiễn là những bài tập có khn mẫu khi
giải, chỉ cần áp dụng các kiến thức xác định đã biết để giải, các tình huống quen
thuộc, có tính chất tái hiện, không yêu cầu khả năng đề xuất, đánh giá.
Trường THCS Nhơn An

Trang 5

GV: Lê Thị Mỹ Trinh



Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Ví dụ: Giải thích tại sao cơng tắc của một số đèn có thể điều chỉnh cho bóng
đèn sáng dần lên hoặc tối dần đi?
- Bài tập sáng tạo có nội dung thực tiễn là những bài tập mà khi giải khơng
có khn mẫu, có tình huống mới, có tính chất phát hiện, u cầu khả năng đề xuất
đánh giá, phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo từ những kiến thức cũ.
Ví dụ: Làm thế nào để chế tạo được một kính lúp nếu bạn chỉ có: một tấm
nhôm mỏng, một giọt nước và một chiếc đinh?
Để đáp ứng được mục đích là bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, trong
đề tài của tơi tính sáng tạo của bài tập được đưa vào trong hệ thống bài tập đã xây
dựng. Học sinh sẽ được rèn luyện giải từ các bài tập cơ bản (bài tập cơ sở) đến các
bài tập có tính sáng tạo. Các bài tập sáng tạo được xây dựng dựa trên các bài tập cơ
bản. Học sinh làm đuợc các bài tập đó tức là đã bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học
sinh.
2.1.4. Phương pháp giải bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn
Bài tập vật lí rất đa dạng, cho nên phương pháp giải cũng rất phong phú, vì
vậy khơng thể chỉ ra được một phương pháp nào cụ thể có thể áp dụng để giải
được cho tất cả các loại bài tập. Tuy nhiên nhìn chung để giải một bài tập vật lí nói
chung và bài tập vật lí gắn với thực tiễn nói riêng thường phải trải qua những bước
sau:
Bước 1. Tìm hiểu đề bài, tóm tắt các dữ kiện.
Bước 2. Xác lập các mối liên hệ giữa giả thiết đã cho và yêu cầu của bài tập.
Bước 3. Luận giải, rút ra kết quả cần tìm.
Bước 4. Kiểm tra, biện luận kết quả.
Bước 5. Đề xuất bài toán mới (xây dựng triển khai trong tính huống mới).
Đây là mức độ nhận thức cao nhất của học sinh; sau khi đã tự đánh giá được

bài giải của mình, học sinh có thể tự suy nghĩ hiểu vấn đề và đề xuất một bài tập
vật lí gắn với thực tiễn mới tương tự bài tập gốc.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Nội dung kiến thức cho mỗi tiết học Vật lí lớp 9 cịn nặng, mà thời gian cho
mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Do đó việc giáo viên dạy hết nội dung kiến thức của
tiết học cũng đã là khó khăn nên việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn nhiều
hạn chế hoặc nếu có liên hệ thì chỉ là hình thức liệt kê các sự kiện chứ không đi sâu

Trường THCS Nhơn An

Trang 6

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

vào giải thích bản chất của hiện tượng. Đa phần các giáo viên chỉ dạy học các bài
tập liên quan đến vận dụng các công thức một cách thuần túy tốn học.
Các bài tập có nội dung thực tiễn trong sách giáo khoa, sách bài tập còn ít.
Nếu có thì đa phần các bài tập đó cũng chỉ liên hệ với các tình huống chưa thật gần
gũi với thực tiễn, vẫn thiên về việc vận dụng công thức để giải. Nếu khơng hiểu
thấu đáo vật lí học và nhất là không quen với giải bài tập gắn với thực tiễn thì học
sinh khó lịng giải quyết tốt những bài toán thực tiễn của cuộc sống.
Việc thi cử, kiểm tra hiện nay ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học của giáo
viên và học sinh. Trong các đề thi, kiểm tra có rất ít các bài tập có nội dung thực
tiễn. Điều đó dẫn đến việc dạy của giáo viên chủ yếu là luyện giải nhiều dạng bài
tập thành thạo cho học sinh để học sinh đi thi đạt điểm cao. Học sinh ít được tiếp
xúc với các bài tập gắn với thực tiễn nên khi gặp các bài tập này thường có tâm lý

e ngại.
Đa phần học sinh có nhu cầu và hứng thú với những kiến thức có thể giúp
các em vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập của bản thân và để giải
thích các hiện tượng trong thực tiễn. Nhưng khi gặp một tình huống, một bài tập
khó, nếu khơng được định hướng tư duy kịp thời, các em sẽ sinh ra chán nản, lâu
dần sẽ khơng cịn hào hứng nữa. Dẫn đến việc phát triển và bồi dưỡng tư duy sáng
tạo của học sinh thông qua các bài tập Vật lí gắn với thực tiễn cịn hạn chế.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra và khảo sát đối với học
sinh của trường bằng một số bài tập gắn với thực tiễn cơ bản tương ứng với mức
độ nội dung kiến thức qua các năm học. Kết quả thu được như sau:
Năm học

Lớp Sĩ
số

2019 - 2020

Giỏi
SL %

Khá
SL %

9A3 34

0

0.0

9


9A1 34

2

5.8

9

9A4 36

2

5.6

6

9A1 34

2

5.9

8

9A2 29

0

0.0


15

2020 - 2021
Đầu HKI
2021 - 2022

Trường THCS Nhơn An

Trang 7

26.
5
26.
5
16.
7
23.
5
51.

TB
SL %
17
17
16
17
7

50.

0
50.
0
44.
4
50.
0
24.

Yếu
SL %
5
4
8
6
7

14.
7
11.
8
22.
2
17.
6
24.

Kém
SL %
3


8.8

2

5.9

4

11.1

1

2.9

0

0.0

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

8

1

1


2.3. Mơ tả, phân tích các giải pháp:
2.3.1. Xây dựng bài tập Vật lí gắn với thực tiễn mơn Vật lí 9
2.3.1.1. Ngun tắc xây dựng
- Trong một bài tập Vật lí gắn với thực tiễn, bên cạnh nội dung Vật lí phải có
các yếu tố, các thông tin, các chỉ số phù hợp với thực tiễn. Những dữ liệu đó cần
phải được đưa vào một cách chính xác, khơng tuỳ tiện thay đổi.
- Kiến thức Vật lí gắn liền với các hiện tượng sự vật, do vậy cần xây dựng
các bài tập có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống của
học sinh thì sẽ tạo cho các em tích cực tham gia vào giải bài tập.
- Bài tập Vật lí gắn với thực tiễn cần có nội dung sát với những kiến thức mà
học sinh đã được học. Những bài tập thực tiễn có nội dung liên quan đến kiến thức
quá mới, học sinh chưa được học thì sẽ gây khó khăn trong nhận thức của học sinh
dẫn đến chán nản, thiếu tích cực trong học tập.
- Khi ra đề bài tập, cần đơn giản hóa tình huống và các vấn đề thực tiễn;
khơng nên để q nhiều tình tiết rắc rối dễ gây cho học sinh hiểu nhầm; đặc biệt
bài tập phải phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, nếu là học sinh ở mức độ
trung bình chỉ nên xây dựng những bài tập cơ bản hoặc bài tập sáng tạo ở mức thấp
sau đó nâng dần độ khó, độ phức tạp cho các đối tượng học sinh khá, giỏi.
2.3.1.2. Quy trình xây dựng
Bài tập gắn với thực tiễn với là một bộ phận của bài tập Vật lí, nó khơng thể
thay thế cho tất cả các loại bài tập Vật lí, cho nên việc xây dựng bài tập Vật lí gắn
với thực tiễn trong đề tài của tơi theo hướng phát huy tích tích cực, tạo hứng thú
học tập và góp phần bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Quy trình gồm các
bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập gắn với thực tiễn.
Giáo viên phải xác định rõ là mục tiêu bài tập dùng để làm gì? Giải quyết
vấn đề gì trong cuộc sống và đặc biệt là sau khi học giải bài tập đó thì học sinh thu
nhận được kiến thức, kĩ năng gì để từ đó phát triển các năng lực của học sinh.
- Bước 2: Chọn vấn đề thực tiễn gần gũi, phù hợp với đối tượng học sinh.

Giáo viên phải tìm hiểu đối tượng học sinh; đặc điểm tâm sinh lí của học
sinh để xây dựng bài tập gắn với thực tiễn phù hợp với đối tượng học sinh đó.
- Bước 3: Xây dựng bài tập phù hợp với hình thức dạy học.
Trường THCS Nhơn An

Trang 8

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Với một vấn đề thực tiễn, chúng ta có thể xây dựng dưới nhiều dạng bài tập
khác nhau: Định tính, định lượng, thí nghiệm...cần phải xem xét xem bài tập đó
được sử dụng trong khâu nào của quá trình dạy học, trong tiết nào để thiết kế cho
phù hợp. Ví dụ xây dựng bài tập về thí nghiệm thì khơng nên dạy trên lớp mà
thường sẽ dành cho học sinh tự học; bài tập định tính thường sử dụng ngay trên
lớp học để học sinh có thể vận dụng kiến thức giải quyết nhanh các vấn đề do giáo
viên đặt ra.
- Bước 4: Tổ chức dạy bài tập cho học sinh.
Cần phải xác định cho học sinh về mục tiêu giải bài tập, hướng dẫn phương
pháp giải cho học sinh, nếu bài tập dưới dạng sản phẩm cần tổ chức cho học sinh
làm bài theo nhóm, có tìm kiếm tài liệu và thảo luận để tìm ra đáp án...Cần phải sử
dụng phương pháp dạy bài tập phù hợp với từng loại bài tập gắn với thực tiễn.
Cần phải xây dựng đáp án và tiêu chí chấm phù hợp. Tránh tình trạng thay vì
dạy cho học sinh cách giải bài tập thì lại dạy nhiều bài tập cho học sinh, có nghĩa là
cần đánh giá học sinh thơng qua việc làm bài tập đó như thế nào.
2.3.1.3. Hình thức thể hiện
- Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn bằng lời hay dưới dạng câu hỏi bằng

lời.
Cách thể hiện bài tập vật lí gắn với thực tiễn bằng lời chỉ sử dụng khi sự vật,
hiện tượng hay các thao tác kĩ thuật được đề cập đến hoàn tồn có thể mơ tả một
cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ tưởng tượng. Khi nghe xong câu hỏi học sinh
có thể hiểu và tưởng tượng ngay một cách chính xác những thơng tin về vấn đề mà
các em cần phải giải thích.
Ví dụ: Tại sao sau cơn mưa mùa hè thường xuất hiện cầu vồng?
- Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn thơng qua những hình vẽ, đồ thị.
Hình thức này được sử dụng khi lượng thông tin cần khai thác được sử dụng
một cách trực quan ngay trên hình vẽ, giáo viên đưa ra các câu hỏi kèm theo hình
vẽ. Hình thức này hạn chế được việc phải trình bày bằng lời, học sinh dễ hiểu được
yêu cầu của câu hỏi.
- Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn thơng qua thí nghiệm thực.
Học sinh sau khi quan sát thí nghiệm thực, vận dụng kiến thức vật lí vào để
dự đốn hoặc giải thích kết quả của thí nghiệm. Hình thức này thường dùng đối với
Trường THCS Nhơn An

Trang 9

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

những thí nghiệm tương đối đơn giản, dễ quan sát, kết quả phải gắn với thí
nghiệm.
- Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn thơng qua đoạn video hoặc các thí
nghiệm mơ phỏng.
Đó là cách dùng một đoạn video clip hay một thí nghiệm mơ phỏng mơ tả

một hiện tượng vật lí nào đó. Thơng qua việc quan sát học sinh sẽ biết được dữ
kiện cho là gì, học sinh phải trả lời các câu hỏi của giáo viên đặt ra.
2.3.2. Đề xuất hệ thống bài tập Vật lí gắn với thực tiễn mơn Vật lí 9
Sau đây là hệ thống một số bài tập thực tiễn theo chủ đề của chương Điện
học và chương Quang học trong chương trình Vật lí 9 mà tơi đã xây dựng và áp
dụng:
2.3.2.1. Bài tập gắn với thực tiễn chương Điện học
* Chủ đề 1: Định luật Ôm - Định luật Ôm cho các đoạn mạch.
Bài 1: Ta đã biết, cơ thể người là một vật dẫn điện và cường độ dịng điện
trên 10mA đi qua người có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người. Vì sao cục pin 9V
có thể tạo ra dịng điện qua đèn lớn gấp 50 lần dòng điện gây nguy hiểm cho cơ thể
nhưng ta lại khơng chịu ảnh hưởng gì khi chạm tay vào pin?
Bài 2: Điện trở của người khoảng 500000Ω. Với điện trở này, khi đặt vào
người một hiệu điện thế là 200V thì cường độ dịng điện qua người chỉ là 0,4mA và
khơng gây nguy hiểm gì cho con người. Trong thực tế, hiệu điện thế 200V đặt vào
cơ thể người gây ra tác động rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì sao lại có
điều mâu thuẫn này?
Bài 3: Bạn Bình hỏi bạn An: “Mình có một bóng đèn LED màu vàng và một
cục pin 9V. Nếu gắn đèn vào pin thì đèn cháy mất. Làm thế nào để đèn sáng
được?”. Bạn An trả lời: “Khi gắn đèn vào pin, bạn hãy mắc nối tiếp với đèn một
điện trở có giá trị khoảng 400Ω bên cạnh, đèn sẽ sáng bình thường, khơng bị cháy
đâu!”. Bạn Bình thắc mắc: “Sao lại phải mắc nối tiếp thêm một điện trở khoảng
400Ω? Mình khơng có điện trở 400Ω mà chỉ có vài điện trở khoảng 200Ω hoặc
800Ω thơi, có thể sử dụng để mắc cho đèn sáng bình thường được khơng? Nếu
được thì cách mắc thế nào? Em có thể thay bạn An trả lời những câu hỏi của bạn
Bình được khơng?
Bài 4: Một mạch điện trang trí gồm 100 bóng đèn nhỏ giống nhau mắc nối
tiếp và nối với một nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Do một bóng đèn bị hỏng
Trường THCS Nhơn An


Trang 10

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

nên dịng điện khơng đi qua được đèn này và các bóng đèn cịn lại cũng bị tắt. Để
các đèn không bị hỏng sáng trở lại người ta tháo đèn bị hỏng ra, nối hai đầu đèn
này bằng dây dẫn rồi mắc nối tiếp trở lại đèn đó vào mạch điện. Em hãy trả lời các
câu hỏi sau:
a) Các đèn cịn lại có sáng lên khơng, có bị hỏng khơng, vì sao?
b) Việc nối hai đầu một đèn trong mạch bằng một dây dẫn như trên có gây ra
hiện tượng đoản mạch cho mạch điện hay không, vì sao?
Bài 5: Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngồi trời thường
khơng có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường
dây điện này. Khi đó, vì sao chúng khơng bị điện giật chết?
Bài 6: Rót nước từ đường ống của Cơng ty cấp nước dẫn đến từng gia đình
vào một cái ly. Nhúng hai que đo của một ôm kế vào li nước để đo điện trở của
nước trong ly. Thực hiện vài lần đo. Từ lần đo thứ hai, trước mỗi lần đo lại cho
thêm một ít muối vào ly và khuấy cho tan.
Điện trở của nước trong mỗi lần đo là như nhau hay khác nhau? Nếu khác
nhau thì khi tăng dần lượng muối hòa tan vào trong nước, điện trở của nước tăng
lên hay giảm đi? Vì sao?
* Chủ đề 2: Điện trở của dây dẫn.
Bài 7: Tại sao khi có sấm sét, các tia chớp thường có dạng ngoằn ngoèo?
Bài 8: Bạn Nam hỏi bạn Hưng: “Đố bạn, lõi của các đường dây dẫn điện
trong gia đình làm bằng vật liệu gì?”. Bạn Hưng trả lời: “Mình biết, lõi của các dây
dẫn điện này làm bằng đồng”. Nam lại hỏi tiếp: “Các kim loại khác như sắt, chì,

kẽm cũng là chất dẫn điện và lại rẻ tiền hơn đồng, sao không dùng những vật liệu
này để chế tạo lõi dây dẫn điện”.
Bạn Hưng hỏi lại bạn Nam: “Bạn có biết đường dây truyền tải điện từ các
nhà máy điện đến nơi tiêu thụ được làm bằng vật liệu gì?”. Nam đáp: “Mình nghĩ
chắc cũng là dây đồng.”. Hưng bảo: “Không phải đâu, các đường dây truyền tải
này thường làm bằng nhơm đấy!”.
Các bạn có thể trả lời và giải thích được những câu hỏi, đáp của Nam và
Hưng khơng?
Bài 9: Em hãy giải thích:
a) Vì sao người ta không dùng vàng, bạc, sắt làm vật liệu để chế tạo các dây
dẫn điện trong đời sống?

Trường THCS Nhơn An

Trang 11

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

b) Vì sao người ta thường chọn đồng để làm vật liệu chế tạo các dây dẫn
điện.
Bài 10: Trong cuộc sống, ta thường gặp những công tắc có thể điều chỉnh độ
sáng của đèn điện, độ quay nhanh chậm của quạt điện. Em hãy cho biết người ta đã
làm thế nào?
Bài 11: Em hãy xác định điện trở của một dây dẫn điện bằng đồng có độ dài
200m, khối lượng 4450g. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.
* Chủ đề 3: Công suất điện. Điện năng – Cơng của dịng điện.

Bài 12: Để trang trí cho một quầy hàng, người ta dùng các bóng đèn 6V –
9W mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế khơng đổi U = 220V.
a) Tìm số bóng đèn cần dùng để chúng sáng bình thường.
b) Nếu có một bóng đèn bị cháy, người ta nối tắt đoạn mạch bóng đó lại thì
cơng suất tiêu thụ của mỗi bóng tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
Bài 13: Gia đình bạn Tân sử dụng một cái bếp điện có số ghi trên nó là 220V
– 1600W. Bếp hoạt động bình thường mỗi ngày trong 1,5h. Cho rằng giá tiền điện
trung bình của 1 số điện là 1800 đồng. Em hãy tính tiền điện phải trả cho bếp trong
1 tháng (30 ngày) của nhà bạn Tân.
Bài 14: Nếu mỗi gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm bớt thời gian
thắp sáng của một bóng đèn 60W một giờ mỗi ngày thì số tiền tiết kiệm được của
Thành phố trong một tháng (30 ngày) là bao nhiêu? Cho rằng Thành phố có
khoảng 1,7 triệu hộ gia đình và giá 1kW.h điện là 1600đ. Từ đó em hãy nêu những
biện pháp để tiết kiệm điện năng cho Thành phố?
Bài 15: Cho biết khi tắt tivi bằng cái điều khiển từ xa, tivi chuyển sang chế
độ chờ và có cơng suất tiêu thụ hao phí là 1W. Nếu tỉnh Bình Định có 600.000 tivi,
mỗi ngày ở chế độ chờ trong 20h thì tiền điện mà tỉnh hao phí trong 1 năm (với giá
1600 đồng cho 1kWh) vào khoảng bao nhiêu?
Bài 16: Có hai dụng cụ điện: bếp điện 220V – 1800W và nồi cơm điện 220V
– 600W mắc song song nhau vào một ổ điện của mạng điện gia đình 220V. Ổ điện
này được nối với một cái ngắt điện tự động (cái CB).
a) Hỏi nên dùng cái CB thuộc loại nào: loại 6A hay 10A, 15A, 20A, 30A?
b) Cho rằng thời gian sử dụng mỗi ngày của bếp điện là 2,5h, của nồi cơm
điện là 1h; giá tiền điện trung bình phải trả cho 1kWh điện là 1800 đồng. Hãy tính
tiền điện phải trả cho hai dụng cụ này trong 1 tháng (30 ngày).

Trường THCS Nhơn An

Trang 12


GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Bài 17: Các loại đèn huỳnh quang ta thường gặp trong đời sống là đèn ống
và đèn compact. Khi sử dụng các đèn này và tính tốn điện năng tiêu thụ của
chúng, ta cần chú ý điều gì?
* Chủ đề 4: Định luật Jun – Len-xơ.
Bài 18: Một người bán bình siêu tốc quảng cáo rằng bình này đun sơi 2lít
nước trong 5 phút. Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng
riêng của nước là 1000kg/m3. Trên bình có ghi 220V – 1100W, bỏ qua sự tỏa nhiệt
ra môi trường và sự hấp thụ nhiệt của bình, hãy tính thời gian đun sơi 2lít nước từ
20oC. Kết quả có đúng như quảng cáo khơng? Để đúng như lời quảng cáo thì nhiệt
độ ban đầu của nước là bao nhiêu?
Bài 19: Người ta dùng một bếp điện để đun sôi nước trong ấm. Cho rằng
hiệu điện thế và công suất của bếp không đổi. Trong hai trường hợp sau: đun sơi 2
lít nước và đun sơi 4 lít nước với nhiệt độ ban đầu như nhau, hiệu suất của bếp có
như nhau khơng? Nếu khơng thì trường hợp nào hiệu suất của bếp cao hơn? Em
hãy nêu phương án thực nghiệm và tiến hành thực hiện để tìm câu trả lời cho vấn
đề này.
Bài 20: Một bóng đèn sợi đốt 220V – 60W hoạt động bình thường. Cho rằng
95% điện năng tiêu thụ của đèn được biến thành nhiệt. Tính nhiệt lượng do đèn tỏa
ra khi đèn sáng trong thời gian 1h. Nếu nhiệt lượng này được dùng cung cấp cho 2
lít nước thì nhiệt độ của nước tăng thêm bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước
là 4200 J/kg.K.
Bài 21: a) Tại sao cầu chì có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện khi xảy ra sự
cố về điện?
b) Có một số người, khi thấy dây chì bị đứt, họ thường dùng một đoạn dây

kẽm hoặc đồng để lắp vào thay thế dây chì thì mạch điện sẽ hoạt động trở lại. Việc
thay thế như vậy có nên hay khơng? Vì sao?
Bài 22: Cần phải làm gì để hạn chế sự cố hỏa hoạn, cháy nổ do điện?
2.3.2.2. Bài tập gắn với thực tiễn chương Quang học
* Chủ đề 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng – Thấu kính.
Bài 1: Đặt một cái bát to lên bàn và thả xuống đáy bát một đồng tiền xu. Hãy
ngồi ở một chỗ sao cho bạn khơng thể nhìn thấy đồng tiền xu nếu khơng hơi nhổm
người lên (nghĩa là đồng tiền xu đã nằm ngoài tầm mắt của bạn). Bạn làm cách nào
để nhìn thấy đồng tiền xu mà không nhổm người lên?
Trường THCS Nhơn An

Trang 13

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Bài 2: Một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh có thành bằng thuỷ tinh
trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến
mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
Bài 3: Có một nhóm nhà thám hiểm Bắc cực dùng dao gọt tảng băng để tạo
ra lửa. Giải thích cách làm của họ. (học sinh quan sát qua video)
Bài 4: Khi nhìn con nhện qua giọt nước (hình 1) ta thấy hình ảnh thu nhỏ và
ngược chiều của nó trên giọt nước.Tại sao lại như vậy?

Hình 1
Bài 5: Bếp hồng ngoại truyền nhiệt trực tiếp bằng cách sử dụng bóng đèn
halogen. Nhiệt độ của một bóng đèn halogen thường là 250- 600°C, rất nóng và đủ

để nấu chín thực phẩm. Mặt bếp chỉ cho tia hồng ngoại đi qua và phát nhiệt. Mặt
bếp được làm từ thủy tinh hữu cơ hoặc gốm ceramic được tích hợp nhiều thấu kính
hội tụ (16 thấu kính/cm2). Tại sao cần dùng nhiều thấu kính hội tụ như vậy?
Bài 6: Ở đèn hải đăng (đèn dẫn đường cho tàu thuyền đi biển), có một thấu
kính hội tụ L, đường kính vài chục centimet (thấu kính L phải lớn và có tiêu cự
ngắn). Đặt nguồn sáng S (bóng điện cơng suất rất lớn hoặc đèn đốt nóng bằng khí
C2H2) ở phía sau thấu kính ánh sáng của đèn có thể truyền được khá xa, tầm xa xấp
xỉ 100km. Tại sao cần dùng thấu kính hội tụ?
* Chủ đề 2: Dụng cụ quang học.

Hình 2

Trường THCS Nhơn An

Trang 14

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Bài 7: Hai em nhìn vào hình 2, một em nhìn ở phía bên trái, một em nhìn ở
phía bên phải và cho biết em nhìn thấy con gì? Tại sao lại nhìn ra được?
Bài 8: Bình thường nhìn cả hai mắt có lợi hơn khi nhìn bằng một mắt. Tuy
nhiên đối với vận động viên bắn súng thì lại khác ngắm bằng một mắt tốt hơn
nhiều so với ngắm bằng hai mắt. Hãy giải thích tác dụng của việc ngắm bắn bằng
một mắt.
Bài 9: Bạn Hà đứng cách một tịa nhà 25m để quan sát thì ảnh của nó hiện
lên trong mắt cao 0,3cm. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của

mắt bạn Hà là 2cm. Em hãy tính:
a) Chiều cao của tịa nhà đó.
b) Tiêu cự của thể thủy tinh của mắt bạn Hà lúc đó.
Bài 10: Bạn Bình có thể nhìn rõ vật khi mắt điều tiết tối đa cách mắt 15cm
và nhìn rõ vật khi mắt khơng điều tiết cách mắt 80cm. Bạn An có thể nhìn rõ vật
khi mắt điều tiết tối đa cách mắt 20cm và nhìn rõ vật khi mắt không điều tiết cách
mắt 100cm.
a) Mắt hai bạn bị tật gì? Vì sao?
b) Để khắc phục tật trên hai bạn phải mang kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu?
Biết rằng kính đeo cách mắt 3cm.
Bài 11: Một số người cận thị khi về già thường đeo kính hai trịng: Trịng
trên dùng để nhìn xa, trịng dưới dùng để nhìn gần. Trịng nhìn gần được cấu tạo từ
một kính nhỏ dán vào phần dưới của trịng nhìn xa. Vì sao những người cận thị khi
về già lại phải đeo kính như vậy?
Bài 12: Giả thiết rằng người đối thoại với bạn đang đeo kính và ngồi đối
diện với bạn qua một cái bàn. Hiển nhiên rằng với tư cách là một người lịch sự,
bạn không đề nghị anh ta cho bạn đeo thử chiếc kính đó và khơng đề cập đến chiếc
kính trong cuộc nói chuyện. Bạn có thể xác định được anh ta đang đeo kính cận
hoặc kính viễn hay khơng? Nêu cách xác định.
Bài 13: Một người cận thị và một người viễn thị, khi lặn dưới nước thì mắt
người nào nhìn rõ vật hơn? Hãy giải thích điều đó xem nào?
Bài 14: Một người mắt cận thị có điểm cực viễn cách xa mắt 20cm. Người
này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng khơng có kính cận nên phải sử
dụng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm. Để đọc được thơng báo đó mà khơng
phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kỳ cách mắt một khoảng là bao nhiêu?
Bài 15: Những người thợ sửa đồng hồ thường dùng một cái kính nhỏ. Kính
Trường THCS Nhơn An

Trang 15


GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

đó thuộc loại kính gì? Họ sử dụng kính đó như thế nào?
Bài 16: Làm thế nào để chế tạo được một kính lúp nếu bạn chỉ có: Một tấm
nhơm mỏng, một giọt nước và một chiếc đinh?
* Chủ đề 3: Ánh sáng.

Hình 3
Bài 17: Quan sát đài phun nước nghệ thuật nhiều màu sắc ở công viên nhạc
nước (hình 3). Em hãy tìm hiểu xem những cột nước màu đó được tạo ra bằng cách
nào?
Bài 18: Em hãy thực hiện thí nghiệm sau: Sử dụng một tấm lọc A màu xanh
và tấm lọc B màu tím.
a) Nhìn tờ giấy trắng lần lượt qua hai tấm lọc nói trên thì ta sẽ thấy tờ giấy
có màu gì?
b) Nhìn một tờ giấy trắng đồng thời qua cả hai tấm lọc thì ta sẽ thấy tờ giấy
có màu gì? Hãy giải thích tại sao. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng
của đèn trong phòng.
Bài 19: Tại sao thường có cầu vồng xuất hiện sau những cơn mưa vào mùa
hè?
Bài 20: Tại sao mặt cánh quạt của máy bay hướng về buồng người lái được
sơn màu đen, còn vỏ tàu biển ở các nước nhiệt đới thường được sơn màu trắng?
Bài 21: a) Vì sao nước biển có màu xanh trong khi sóng biển có màu trắng
xóa?
b) Tại sao nơi nào càng sâu thì nhìn thấy màu nước biển càng xanh thẫm?
Bài 22: So sánh các nguồn năng lượng hoá thạch, năng lượng hạt nhân với

năng lượng ánh sáng Mặt trời theo các tiêu chí: tiềm năng, tác động đến mơi
trường. Từ đó em hãy đề xuất về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong tương
lai.
Trường THCS Nhơn An

Trang 16

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

2.3.3. Tăng cường sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học Vật lí
9 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh
2.3.3.1. Sử dụng trong tiết hình thành kiến thức mới
Tiết hình thành kiến thức mới là tiết học mà học sinh tiếp thu được cái mà
học sinh chưa biết từ trước hoặc chưa biết rõ ràng, chính xác. Kiến thức mới mà
học sinh phải học có thể là các khái niệm, các quy tắc, các định luật, hay các ứng
dụng kỹ thuật,...Trong các tiết học này, bài tập vật lí được sử dụng ở một hoạt động
mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng hoặc ở tất cả các hoạt động đó.
Việc sử dụng các bài tập gắn với thực tiễn ở tiết hình thành kiến thức mới sẽ
kích thích được hứng thú học tập của học sinh, tạo ra được khả năng củng cố kiến
thức đã có và xây dựng mối quan hệ giữa kiến thức đã có và cả kiến thức mới.
Ví dụ:
* Để mở đầu chủ đề Điện trở của dây dẫn, tôi sử dụng một bài tập thực tiễn
(bài 8), học sinh sẽ thảo luận, nêu ý kiến ban đầu và đưa ra câu trả lời chính xác
cho bài tập này ở hoạt động luyện tập.
Bạn Nam hỏi bạn Hưng: “Đố bạn, lõi của các đường dây dẫn điện trong gia
đình làm bằng vật liệu gì?”. Bạn Hưng trả lời: “Mình biết, lõi của các dây dẫn điện

này làm bằng đồng”. Nam lại hỏi tiếp: “Các kim loại khác như sắt, chì, kẽm cũng
là chất dẫn điện và lại rẻ tiền hơn đồng, sao không dùng những vật liệu này để chế
tạo lõi dây dẫn điện?”.
Bạn Hưng hỏi lại bạn Nam: “Bạn có biết đường dây truyền tải điện từ các
nhà máy điện đến nơi tiêu thụ được làm bằng vật liệu gì?”. Nam đáp: “Mình nghĩ
chắc cũng là dây đồng.”. Hưng bảo: “Không phải đâu, các đường dây truyền tải
này thường làm bằng nhôm đấy!”.
Các bạn có thể trả lời và giải thích được những câu hỏi, đáp của Nam và
Hưng không?
Định hướng tư duy:
- Các dây dẫn điện ln được chế tạo để có thể dẫn điện tốt (cản trở dịng
điện ít) nên những câu hỏi, đáp trên đều liên quan đến điện trở của dây dẫn. Điện
trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc vào các yếu tố
đó như thế nào?
- So sánh độ dẫn điện của các kim loại đồng, nhôm và các kim loại khác. Từ
đó trả lời câu hỏi của bạn Nam: “Các kim loại khác như sắt, chì, kẽm cũng là chất
Trường THCS Nhơn An

Trang 17

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

dẫn điện và lại rẻ tiền hơn đồng, sao không dùng những vật liệu này để chế tạo lõi
dây dẫn điện?”.
- So sánh khối lượng, độ ăn mịn của đồng và nhơm. Từ đó giải thích câu trả
lời của bạn Hưng: “Không phải đâu, các đường dây truyền tải này thường làm

bằng nhôm đấy!”.
* Sử dụng bài tập thực tiễn (bài 3) để mở đầu bài Thấu kính hội tụ: Có một
nhóm nhà thám hiểm Bắc cực dùng dao gọt tảng băng để tạo ra lửa. Giải thích cách
làm của họ. (học sinh quan sát qua video)
Định hướng tư duy: Dựa vào đặc điểm của sự truyền tia sáng qua thấu kính
hội tụ.
* Sử dụng bài tập thực tiễn (bài 15) ở hoạt động vận dụng bài Điện năng –
Cơng của dịng điện.
Cho biết khi tắt tivi bằng cái điều khiển từ xa, tivi chuyển sang chế độ chờ
và có cơng suất tiêu thụ hao phí là 1W. Nếu tỉnh Bình Định có 600.000 tivi, mỗi
ngày ở chế độ chờ trong 20h thì tiền điện mà tỉnh hao phí trong 1 năm (với giá
1600 đồng cho 1kWh) vào khoảng bao nhiêu?
Định hướng tư duy:
- Thời gian tivi để chế độ chờ trong 1 năm là bao nhiêu?
- Áp dụng cơng thức nào để tính điện năng tiêu thụ của một tivi trong
khoảng thời gian đó?
- Dựa vào giá điện của 1kWh, tính tiền điện một tivi phải trả khi để chế độ
chờ.
- Vậy với số tivi của tỉnh, tổng tiền điện phải trả là bao nhiêu?
- Vậy khi sử dụng tivi hay các thiết bị điện khác chúng ta phải làm thế nào
để tiết kiệm điện?
* Sử dụng bài tập thực tiễn (bài 10) ở hoạt động luyện tập bài Mắt cận và
mắt lão.
Bạn Bình có thể nhìn rõ vật khi mắt điều tiết tối đa cách mắt 15cm và nhìn
rõ vật khi mắt khơng điều tiết cách mắt 80cm. Bạn An có thể nhìn rõ vật khi mắt
điều tiết tối đa cách mắt 20cm và nhìn rõ vật khi mắt không điều tiết cách mắt
100cm.
a) Mắt hai bạn bị tật gì? Vì sao?
b) Để khắc phục tật trên hai bạn phải mang kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu?
Biết rằng kính đeo cách mắt 3cm.

Trường THCS Nhơn An

Trang 18

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Định hướng tư duy:
- Xác định khoảng cực cận của bạn An và bạn Bình.
- Nếu khoảng cực cận nhỏ hơn 25cm, mắt hai bạn bị tật gì? Đeo thấu kính
hội tụ hay phân kì để khắc phục?
- Xác định khoảng cực viễn của bạn An và bạn Bình.
- Tính tiêu cự của thấu kính mà bạn An và bạn Bình mang nếu kính cách mắt
3cm.
2.3.3.2. Sử dụng trong tiết ôn tập, giải bài tập
Các bài tập được sử dụng trong tiết này với mục đích vận dụng, củng cố kiến
thức, kỹ năng đã học cho học sinh. Ngoài ra ở mức độ cao hơn là khắc sâu kiến
thức, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thơng qua hệ thống bài tập có tính
sáng tạo. Việc giải bài tập trong các tiết ôn tập, tiết bài tập là rất phù hợp bởi trong
các tiết học này học sinh có nhiều thời gian để làm các dạng bài với các mức độ
khác nhau. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức và định hướng tư duy học sinh
tìm ra câu trả lời, cách giải hay với những bài tập vật lí gắn với thực tiễn nói riêng
và bài tập vật lí nói chung.
Tất cả các bài tập được xây dựng trong đề tài đều có thể dùng trong các tiết
học này, tùy theo mục tiêu của từng tiết học mà ta có thể chọn những bài tập phù
hợp. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh
nên các bài tập được dùng trong bất kỳ hình thức nào cũng đều từ dễ đến khó, từ

tình huống quen thuộc đến tình huống mới lạ, từ bài tập vận dụng đơn giản (bài tập
cơ bản) đến bài tập có tính sáng tạo.
Ví dụ:
* Trong tiết Bài tập vận dụng Định luật Ơm và cơng thức tính điện trở của
dây dẫn, học sinh sẽ hoàn thành phiếu học tập gồm một số bài tập thực tiễn sau:
Bài 4: Một mạch điện trang trí gồm 100 bóng đèn nhỏ giống nhau mắc nối
tiếp và nối với một nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Do một bóng đèn bị hỏng
nên dịng điện khơng đi qua được đèn này và các bóng đèn cịn lại cũng bị tắt. Để
các đèn khơng bị hỏng sáng trở lại người ta tháo đèn bị hỏng ra, nối hai đầu đèn
này bằng dây dẫn rồi mắc nối tiếp trở lại đèn đó vào mạch điện. Em hãy trả lời các
câu hỏi sau:
a) Các đèn còn lại có sáng lên khơng, có bị hỏng khơng, vì sao?
b) Việc nối hai đầu một đèn trong mạch bằng một dây dẫn như trên có gây ra
hiện tượng đoản mạch cho mạch điện hay khơng, vì sao?
Trường THCS Nhơn An

Trang 19

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Định hướng tư duy:
- Khi một đèn bị hỏng, có dịng điện chạy trong mạch khơng? Khi đã nối hai
đầu một đèn bằng dây dẫn thì có dịng điện chạy trong mạch khơng? Các đèn cịn
lại sẽ như thế nào?
- Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Các điện trở của các đèn khác có
hoạt động không khi nối hai đầu một đèn bằng dây dẫn?

Bài 5: Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngồi trời thường
khơng có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường
dây điện này. Khi đó, vì sao chúng khơng bị điện giật chết?
Định hướng tư duy:
- Nguyên nhân khiến con người chúng ta và động vật bị điện giật là gì?
- Khi chim đậu lên đường dây điện, cơ thể chim tạo thành một điện trở mắc
như thế nào với đoạn dây điện giữa hai chân chim?
- So sánh điện trở của cơ thể chim với điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai
chân chim? Lúc này cường độ dòng điện qua cơ thể chim lớn hay nhỏ?
* Trong tiết Tổng kết chương Quang học, học sinh sẽ thảo luận hoàn thành
một số bài tập thực tiễn sau:
Bài 8: Bình thường nhìn cả hai mắt có lợi hơn khi nhìn bằng một mắt. Tuy
nhiên đối với vận động viên bắn súng thì lại khác ngắm bằng một mắt tốt hơn
nhiều so với ngắm bằng hai mắt. Hãy giải thích tác dụng của việc ngắm bắn bằng
một mắt.
Định hướng tư duy:
- Điều kiện để bắn trúng mục tiêu?
- Để trúng được mục tiêu thì ngắm bắn bằng một mắt và ngắm bắn bằng hai
mắt có gì khác nhau về đường ngắm?
Bài 14: Một người mắt cận thị có điểm cực viễn cách xa mắt 20cm. Người
này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng khơng có kính cận nên phải sử
dụng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm. Để đọc được thơng báo đó mà khơng
phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kỳ cách mắt một khoảng là bao nhiêu?
Định hướng tư duy:
- Sử dụng công thức nào để tính khoảng cách từ ảnh tới kính?
- Mắt nhìn khơng phải điều tiết nên ảnh hiện ở đâu? Từ đó ta suy ra được
khoảng cách từ kính tới mắt. Chú ý tới dấu của d’.
- Lựa chọn nghiệm như thế nào để phù hợp với thực tế quan sát?
Trường THCS Nhơn An


Trang 20

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

Bài 20: Tại sao mặt cánh quạt của máy bay hướng về buồng người lái được
sơn màu đen, còn vỏ tàu biển ở các nước nhiệt đới thường được sơn màu trắng?
Định hướng tư duy: Dựa vào khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
2.3.3.3. Sử dụng trong kiểm tra
Có thể nói trong hầu hết các bài kiểm tra, dù ở bất kỳ hình thức nào đều phải
có bài tập trong đó, mơn vật lí cũng vậy. Bài tập vật lí được sử dụng trong tiết kiểm
tra để đánh giá mức độ hiểu vững kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo của học sinh, hệ
thống bài tập gắn với thực tiễn trong đề tài này được dùng trực tiếp để kiểm tra các
mức độ đó.
- Về nội dung kiểm tra: Phải dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng
mơn học, phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tư duy của học sinh.
- Về phương pháp kiểm tra: Có thể áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra
đánh giá khác nhau sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức, đối tượng học
sinh và điều kiện giáo dục.
Giáo viên sử dụng các bài tập thực tiễn đã tuyển chọn và xây dựng để thiết
kế bài kiểm tra với nội dung và hình thức phù hợp, thơng qua đó bồi dưỡng tư duy
sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Phụ lục 1.
2.3.3.4. Sử dụng khi giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp
Giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp giúp củng cố kiến thức và tăng khả năng
tìm tịi, khám phá của học sinh. Do đó, bài tập Vật lí gắn với thực tiễn rất phù hợp
để giao nhiệm vụ ngồi giờ lên lớp. Thơng qua những bài tập này giúp học sinh

vận dụng được kiến thức vào thực tiễn. Giáo viên yêu cầu học sinh giải bài tập
theo cá nhân hoặc theo nhóm tùy vào mức độ và loại bài tập được giao và báo cáo
cách làm vào đầu tiết học sau. Có thể hướng dẫn học sinh nếu các em gặp khó
khăn trong khi tìm câu trả lời qua nhóm lớp hoặc câu lạc bộ Vật lí do giáo viên lập
ra. Khuyến khích, tuyên dương học sinh nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
ngồi giờ lên lớp để các em có tinh thần, hứng thú hơn với những bài tập Vật lí gắn
với thực tiễn, từ đó bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh.
Các bài tập trong hệ thống bài tập được xây dựng đều có thể sử dụng khi
giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp ở mỗi chủ đề/bài học, góp phần bồi dưỡng kiến
thức vật lí và giúp học sinh hiểu được vật lí gắn liền với thực tiễn hơn.
Ví dụ:
Trường THCS Nhơn An

Trang 21

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

* Sau khi tìm hiểu bài Điện trở của dây dẫn – Định luật Ơm, tơi sử dụng bài
tập thực tiễn (bài 6) giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp, u cầu các nhóm tiến hành
thí nghiệm và báo cáo kết quả ở tiết học sau.
Bài 6: Rót nước từ đường ống của Cơng ty cấp nước dẫn đến từng gia đình
vào một cái ly. Nhúng hai que đo của một ôm kế vào li nước để đo điện trở của
nước trong ly. Thực hiện vài lần đo. Từ lần đo thứ hai, trước mỗi lần đo lại cho
thêm một ít muối vào ly và khuấy cho tan.
Điện trở của nước trong mỗi lần đo là như nhau hay khác nhau? Nếu khác
nhau thì khi tăng dần lượng muối hòa tan vào trong nước, điện trở của nước tăng

lên hay giảm đi? Vì sao?
Định hướng tư duy: Dựa vào sự phân li hoàn toàn của các phân tử muối
trong nước tạo ra các ion mang tính dẫn điện.
* Sử dụng bài tập thực tiễn (bài 16) giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp sau khi
học sinh học bài Kính lúp.
Bài 16: Làm thế nào để chế tạo được một kính lúp nếu bạn chỉ có: Một tấm
nhơm mỏng, một giọt nước và một chiếc đinh?
Định hướng tư duy:
- Giọt nước như một thấu kính hội tụ. Nên ta cần giữ giọt nước trên miếng
nhôm.
- Dùng đinh đục một lỗ nhỏ trên tấm nhơm, sau đó nhỏ giọt nước lên. Giọt
nước sẽ bám ở lỗ đó như một kính lúp (thấu kính hội tụ).
- Ta thấy giải pháp đó là tối ưu để quan sát các vật. Có thể giữ giọt nước trên
chiếc đinh nhưng khó hơn.
- Em hãy chế tạo kính lúp từ những vật liệu xung quanh em.
2.3.4. Xây dựng kế hoạch bài dạy sử dụng bài tập gắn với thực tiễn
trong dạy học Vật lí 9
Kế hoạch bài dạy: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ
Sau khi học xong tiết lý thuyết về Định luật Jun – Len-xơ học sinh đã nắm
được nội dung định luật. Do đó tiết bài tập được dạy kế tiếp nhằm mục đích củng
cố kiến thức, phát huy được tính tích cực và đồng thời bồi dưỡng năng lực tư duy
sáng tạo cho học sinh. Các bài tập thực tiễn của chủ đề Định luật Jun – Len-xơ
trong hệ thống bài tập đã được xây dựng và được lựa chọn đưa vào kế hoạch bài
dạy với mục đích như trên.
I. Mục tiêu:
Trường THCS Nhơn An

Trang 22

GV: Lê Thị Mỹ Trinh



Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về định luật Jun – Len-xơ.
- Vận dụng định luật Jun – Len-xơ để giải được các bài tập thực tiễn về tác
dụng nhiệt của dịng điện.
b. Kỹ năng:
- Phân tích tổng hợp kiến thức.
- Thực hiện được các bước giải bài tập định tính và định lượng, cách suy
luận lơgic và vận dụng kiến thức vào thực tế.
c. Thái độ:
- Cẩn thận, sáng tạo, u thích bộ mơn.
- Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
- Có ý thức chuẩn bị các bài tập được giao về nhà.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ tự học, tự chủ.
+ Giao tiếp và hợp tác.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Năng lực chuyên môn: năng lực tính tốn, ngơn ngữ; năng lực tin học,
cơng nghệ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Các bài tập luyện tập, củng cố kiến thức về định luật Jun – Len-xơ.
- Máy chiếu, bài giảng điện tử, phiếu học tập.

2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức và hệ thống các công thức sẽ sử dụng khi giải bài tập vận
dụng định luật Jun – Len-xơ.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động
(Dự kiến thời lượng: 5 phút)
Mục tiêu
Nội dung, phương thức tổ chức
Dự kiến sản phẩm, đánh
hoạt động
hoạt động học tập của học sinh
giá kết quả hoạt động
- Củng cố kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Công thức định luật Jun –
thức và hệ thống GV yêu cầu HS:
Len-xơ:
các công thức sẽ + Phát biểu và viết biểu thức định Q = I2.R.t
sử dụng khi giải luật Jun - Len xơ.
Trong đó: I là cường độ
bài tập vận dụng + Hệ thống các cơng thức sẽ sử dụng dịng điện (A); R là điện trở
định luật Jun – khi giải bài tập vận dụng định luật (Ω); t là thời gian dòng điện
Trường THCS Nhơn An

Trang 23

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9


Len-xơ.

Jun – Len-xơ.
chạy qua.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hệ thống các công thức sẽ
- HS làm việc cá nhân phát biểu và sử dụng khi giải bài tập vận
viết hệ thức định luật Jun-Len-xơ, dụng định luật Jun – Lengiải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị xơ.
của từng đại lượng trong công thức. + Cơng thức tính điện năng
- HS thảo luận theo cặp đôi hệ thống sử dụng.
các công thức sẽ sử dụng khi giải bài + Cơng thức tính nhiệt
tập vận dụng định luật Jun – Len-xơ. lượng vật thu vào.
- Giáo viên theo dõi câu trả lời của + Công thức tính nhiệt
HS để giúp đỡ khi cần.
lượng vật tỏa ra.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Cơng thức tính hiệu suất.
Một số HS báo cáo kết quả.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung nếu có.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
chung.
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Vận dụng định luật Jun-Len-xơ để
giải một số bài tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(đã tổ chức hoạt động này ở tiết lý thuyết)
Mục tiêu
Nội dung, phương thức tổ chức

Dự kiến sản phẩm, đánh
hoạt động
hoạt động học tập của học sinh
giá kết quả hoạt động
Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời lượng: 30 phút)
Mục tiêu
Nội dung, phương thức tổ chức
Dự kiến sản phẩm, đánh
hoạt động
hoạt động học tập của học sinh
giá kết quả hoạt động
Vận dụng định * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bài 1 (phiếu học tập):
luật Jun – Len- - GV phát phiếu học tập (gồm 2 bài Tóm tắt:
xơ để giải được tập gắn với thực tiễn), yêu cầu HS V = 2l; D = 1000kg/m3
các bài tập thực hoạt động nhóm để hồn thành.
⇒ m = V.D = 2kg
tiễn về tác dụng - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đơi U = 220V
nhiệt của dịng giải bài 1 trang 47 SGK.
P = 1100W
điện.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
c = 4200J/kg.K
- HS thảo luận nhóm giải 2 bài tập
trong phiếu học tập. (thời gian: 20
phút)
Tìm t = ? So sánh với quảng
- HS làm việc cặp đơi: tóm tắt, đổi cáo t = 5 phút.
đơn vị (nếu có) và giải bài 1 trong Để đúng với quảng cáo thì
Trường THCS Nhơn An


Trang 24

GV: Lê Thị Mỹ Trinh


Sáng kiến: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua các bài tập gắn với thực tiễn ở
mơn Vật lí 9

SGK (thời gian: 10 phút)
- Giáo viên theo dõi, định hướng tư
duy nếu các em gặp khó khăn khi
giải bài tập.
- Định hướng tư duy bài 1 trong
phiếu học tập:
+ Áp dụng công thức nào để xác
định được thời gian đun sôi nước?
+ So sánh nhiệt lượng tỏa ra của
bình và nhiệt lượng thu vào của
nước nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi
trường và hấp thụ nhiệt của bình.
+ Nếu thời gian đun khơng đúng như
quảng cáo, dựa vào đâu để tìm được
nhiệt độ ban đầu của nước?
- Định hướng tư duy bài 2 trong
phiếu học tập:
+ Hiệu suất được tính bằng cơng
thức nào?
+ Với điều kiện đề bài cho, hiệu suất
phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Định hướng tư duy bài 1 trang 47
SGK.
+ Để tính nhiệt năng mà bếp toả ra
vận dụng cơng thức nào?
+ Nhiệt năng cung cấp để làm sôi
nước (Qi) được tính bằng cơng thức
nào?
+ Hiệu suất được tính bằng cơng
thức nào?
+ Để tính tiền điện phải tính điện
năng tiêu thụ trong 1 tháng theo đơn
vị nào?
Tính bằng cơng thức nào?
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình
bày bài giải trong phiếu học tập.
- HS thống nhất phương án giải bài
Trường THCS Nhơn An

Trang 25

Giải:
Ta có:

Đã bỏ qua sự tỏa nhiệt ra
mơi trường và sự hấp thụ
nhiệt của bình, thời gian
đun sơi 2l nước hơn 6 phút,
không đúng như lời quảng
cáo.

Để đúng lời quảng cáo thì
nhiệt độ ban đầu của nước:

Bài 2 (phiếu học tập):
- Để tìm phương án thực
nghiệm trả lời cho câu hỏi
này ta có cơng thức để tính
hiệu suất của bếp:

Vậy ta sẽ thay đổi khối
lượng nước đun (m) và theo
dõi thời gian đun (t). Thay
vào cơng thức (1) tính hiệu
suất. Kết quả thu được sẽ
cho ta biết hiệu suất của bếp
phụ thuộc vào khối lượng
nước như thế nào.
Bài 1 trang 47 SGK:
Sử dụng các công thức như
GV: Lê Thị Mỹ Trinh


×