Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tài liệu Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 101 trang )

Luận văn
Thiết kế công nghệ nhà máy
xử lý nước thải thành phố
Quy Nhơn
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Lời Cảm Ơn
Sau hơn ba tháng cố gắng vừa tìm tòi, học hỏi và làm việc, em đã hoàn thành
được đồ án tốt nghiệp của mình. Đây có thể được xem như bản tóm tắt quá trình 5
năm học tập dưới mái trường đại học. Năm năm học tập là quãng thời gian không
quá dài cũng không quá ngắn, đủ để em trao dồi cho riêng bản thân những kiến thức
chuyên ngành về Công nghệ môi trường, như một hành trang cho em tiếp tục phát
triển trong tương lai. Với tâm trạng của một sinh viên năm cuối thực hiện đồ án tốt
nghiệp, em chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện khoa học công nghệ và môi
trường – Đại học Bách khoa Hà Nội đã hết lòng truyền đạt, giảng dạy, quan tâm
trong suốt thời gian chúng em học tập tại đây; cảm ơn PGS.TS Thầy Đặng Xuân
Hiển đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn em thực hiện đồ án tốt nghiệp này.Cảm
ơn anh Nguyễn Việt Cường- Trưởng phòng Đánh giá tác động môi trường – Chi
cục bảo vệ môi trường Bình Định đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc thực tập và thu
thập số liệu cho đồ án này. Cảm ơn ba má đã luôn là chỗ dựa vững chắc và mãi mãi
cho con tiếp bước trên con đường mà con đã chọn. Cảm ơn các anh chị khóa trước,
các bạn đồng khóa đã luôn sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ.
Chúc quý thầy cô, ba má luôn khỏe.
HN, 08/06/2010
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
2
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH 8
PHỤ LỤC CÁC BẢNG VẼ THIẾT KẾ 10
MỞ ĐẦU 11


CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG HỆ
THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN 12
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

12
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

16
Dân số 16
1.3 Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước của thành phố: 18
1.3.1. Tổng quan chung về hạ tầng kiến trúc của thành phố : 18
1.3.2. Hiện trạng hệ thống quản lý thu gom và xử lý nước thải tại thành phố : 21
1.3.3 Kết quả quan trắc môi trường chất lượng nước mặt tại một số cống xả 26
1.3.4. Mạng lưới thoát nước: 30
1.3.5. Hệ thống hồ điều hòa 31
1.3.6. Cửa xả, cống ngăn triều 33
1.3.7. Phân chia lưu vực thu gom nước thải 33
1.3.8. Đánh giá hiện trạng thoát nước thành phố 34
CHƯƠNG 2 : TÍNH CHẤT CHUNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ 36
2.1. TÍNH CHẤT CHUNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ :

36
2.2. CÁC BƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI :

42
2.2.1. Các bước xử lí nước thải đô thị: 42
2.2.2. Các phương pháp sinh học thường được sử dụng để xử lý nước thải đô thị có khả năng áp
dụng thích hợp với điều kiện ở Việt Nam: 44
2.2.2.1 xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong các công trình nhân tạo 44

2.2.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên 52
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN 59
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ :

59
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
3
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
3.2. TÍNH TOÁN NGĂN TIẾP NHẬN:[3]

60
3.3. TÍNH TOÁN SONG CHẮN RÁC :[3,4]

63
3.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ LẮNG CÁT NGANG :[4,9]

66
3.5. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHẮN RÁC TINH :

70
3.6. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ ĐIỀU HÒA CÓ SỤC KHÍ :

71
3.7. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ LẮNG SƠ CẤP (BỂ LẮNG LY TÂM): [4,9]

73
3.8. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ LỌC SINH HỌC CAO TẢI :[3,4,8,9]

75

3.9. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ LẮNG LY TÂM THỨ CẤP :[3,4,8]

79
3.10. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ NÉN BÙN LY TÂM :

82
3.11. TÍNH TOÁN LƯỢNG HÓA CHẤT SỬ DỤNG ĐỂ KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI :[4,8]

85
3.12. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ TRỘN PHẢN ỨNG KIỂU VÁCH NGĂN KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI: [3,5]

89
3.13. TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG :[10]

90
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
4
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BOD
5
: Nhu cầu ôxy sinh hóa trong 5 ngày
- COD : Nhu cầu ôxy hóa học
- SS : Chất rắn lơ lửng
- CO
2
: Khí Cacbonic
- SO
2

: Khí Sunfurơ
- N : Nitơ
- P : Phốt pho
- NH
3
: Amoniac
- TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
- TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
- CO : Cacbon mono oxyt (oxyt cacbon)
- SO
X
: Các sunfo oxyt
- NO
X
: Các nitơ oxyt
- THC : Tổng cacbon hữu cơ
- H
2
S : Sunfua hidro
- Q
TB
: Lưu lượng nước thải trung bình
- Q
max
: Lưu lượng nước thải cực đại
- NTSH : Nước thải sinh hoạt
- TLSNT : Trạm làm sạch nước thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
5
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. KHẢ NĂNG BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG (ĐƠN VỊ: MM) 14
BẢNG 2. LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG TRONG NĂM(ĐƠN VỊ: MM) 14
BẢNG 3. ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM(ĐƠN VỊ :
%) 14
BẢNG 4. DỰ BÁO DÂN SỐ KHU TRUNG TÂM TP QUY NHƠN ĐẾN 2010 VÀ 2020
16
BẢNG 5. DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ THÀNH PHỐ QUY NHƠN(ĐƠN VỊ: NGƯỜI)
17
BẢNG 6. CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THƯƠNG NGHIỆP, KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG
VÀ DỊCH VỤ 17
BẢNG 7. NHU CẦU DÙNG NƯỚC THÀNH PHỐ QUY NHƠN 22
BẢNG 8. TIÊU CHUẨN VÀ VÀ DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẾN 2010 VÀ 2020
23
BẢNG 9.TÍNH TOÁN TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC TƯƠNG ĐƯƠNG 24
BẢNG 10. BẢNG THỐNG KÊ CỬA XẢ HIỆN TRẠNG 33
BẢNG 11. TIÊU CHUẨN THẢI NƯỚC MỘT SỐ CƠ SỞ DỊCH VỤ VÀ CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG 36
BẢNG 12. LƯỢNG CHẤT BẨN MỘT NGƯỜI MỖI NGÀY XẢ VÀO HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC 37
BẢNG 13. TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI VÀ LƯỢNG CHẤT BẨN TRONG ĐÓ TÍNH
CHO MỘT NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC 39
BẢNG 14. TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT BẨN TRONG NTSH TỪ CÁC NGÔI
NHÀ HOẶC CỤM DÂN CƯ ĐỘC LẬP 39
BẢNG 15. NỒNG ĐỘ CHẤT BẨN TRONG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ MỘT SỐ NƯỚC
KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI 40
BẢNG 16. NỒNG ĐỘ CHẤT BẨN ĐIỂN HÌNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT 41
BẢNG 17. NỒNG ĐỘ CHẤT BẨN SAU CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ 43
BẢNG 18. SO SÁNH CÁC CÔNG NGHỆ CÓ THỂ ÁP DỤNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ
THỊ 55

BẢNG 19. NỒNG ĐỘ CHẤT BẨN TRONG NƯỚC THẢI 57
BẢNG 20. KÍCH THƯỚC CỦA NGĂN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI 60
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
6
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
BẢNG 21. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC MƯƠNG DẪN 63
BẢNG 22. THÔNG SỐ THIẾT KẾ SỬ DỤNG CHO MÁY LỌC RÁC TINH 70
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
7
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1. SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TP QUY NHƠN ĐẾN
2020 28
HÌNH 2. TOÀN CẢNH CÁC THỦY VỰC THOÁT NƯỚC 29
HÌNH 3. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT BẨN TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT 37
HÌNH 4. BIỂU ĐỒ BIẾN THIÊN LƯU LƯỢNG THEO THỜ GIAN CỦA NƯỚC THẢI
ĐÔ THỊ 42
HÌNH 5. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG AEROTEN TRUYỀN THỐNG 46
HÌNH 6. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KÊNH OXY HÓA TUẦN HOÀN 47
HÌNH 7. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG AEROTEN HOẠT ĐỘNG GIÁN
ĐOẠN SBR 47
HÌNH 8. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BỂ UNITANK 49
HÌNH 9. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BỂ LỌC SINH HỌC BẬC MỘT VỚI
HAI PHƯƠNG ÁN TUẦN HOÀN NƯỚC 51
HÌNH 10. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ BỂ BIOPHIN BẬC HAI 51
HÌNH 11. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐĨA LỌC SINH HỌC 52
HÌNH 12. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI 58
HÌNH 13. SƠ ĐỒ CẤU TẠO CỦA NGĂN TIẾP NHẬN 61
HÌNH 14. SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT SONG CHẮN RÁC TRONG MƯƠNG DẪN 63
HÌNH 15. HÌNH DẠNG TIẾT DIỆN NGANG CỦA SONG CHẮN VÀ HỆ SỐ PHỤ

THUỘC 64
HÌNH 16. SONG CHẮN RÁC VỚI BỘ PHẬN VỚT RÁC CƠ KHÍ 66
HÌNH 17. SƠ ĐỒ CẤU TẠO BỂ LẮNG CÁT NGANG 68
HÌNH 18. MÁY LỌC RÁC TINH KIỂU TRỐNG QUAY 71
HÌNH 19. CẤU TẠO ỐNG PHÂN PHỐI KHÍ 72
HÌNH 20. CẤU TẠO BỂ LẮNG LY TÂM 75
HÌNH 21. CẤU TẠO BỂ LỌC SINH HỌC 78
HÌNH 22. CÁCH BỐ TRÍ CÁC LỚP VẬT LIỆU LỌC TRONG BỂ LỌC SINH HỌC 79
HÌNH 23. CẤU TẠO BỂ NÉN BÙN LY TÂM 83
HÌNH 24. CẤU TẠO MÁY ÉP BÙN BĂNG TẢI 85
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
8
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
HÌNH 25. CẤU TẠO BỂ TIẾP XÚC CLO 89
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
9
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
PHỤ LỤC CÁC BẢNG VẼ THIẾT KẾ
Bảng vẽ 1 : Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước thải Quy Nhơn
Bảng vẽ 2 : Mặt bằng tổng thể nhà máy
Bảng vẽ 3 : Mặt trắc dọc theo nước, theo bùn
Bảng vẽ 4 : Nhà đặt song chắn rác
Bảng vẽ 5 : Bể điều hòa và hệ thống phân phối khí
Bảng vẽ 6 : Bể lắng sơ cấp
Bảng vẽ 7 : Bể lắng thứ cấp
Bảng vẽ 8 : Bể lọc sinh học
Bảng vẽ 9 : Bể nén bùn
Bảng vẽ 10 : Nhà đặt máy ép bùn, hóa chất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
10

Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Mở đầu
Cùng với sự phát triển kinh tế, các khu đô thị đang được mở rộng một cách
Nhanh chóng. Tại các khu đô thị, do tập trung mật độ dân cư đông đúc nên bên
cạnh các vấn đề về kinh tế, xã hội, hạ tầng kiến trúc cơ sở… thì vấn đề ô nhiễm môi
trường mà nhất là ô nhiễm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không qua xử
lý đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Cũng như các thành phố khác trên phạm vi cả nước, quy mô đô thị của thành phố
Quy Nhơn đang được mở rộng nhanh chóng, dân số đô thị không ngừng gia tăng.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước
thải, quản lý chất thải rắn mặc dù đã được quan tâm đầu tư trong những năm vừa
qua song vẫn còn lạc hậu, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành
phố. Sự lạc hậu về điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là đối với hệ thống thoát nước, thu
gom quản lý chất thải rắn, nước thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân,
cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Quy Nhơn là thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch với
bãi biển dài và đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị ở các khu vực lân cận. Tuy
nhiên các hoạt động du lịch trong thời gian qua không tương xứng với tiềm năng và
vị thế của Thành phố. Một trong những lý do quan trọng cản trở sự phát triển du
Lịch là sự ô nhiễm của Vịnh Quy Nhơn do một lượng lớn nước thải, chất thải của
của Thành phố đang đổ xả trực tiếp ra biển.
Trước các yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư, phát triển du lịch,
trước yêu cầu chính đáng của người dân Thành phố về một môi trường sống trong
sạch và an toàn, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của thành phố là một yêu
cầu hết sức cần thiết và cấp bách.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
11
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Chương 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ QUY

NHƠN
1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định có tọa độ địa lý
13
0
46’ vĩ độ Bắc, 119
0
14’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù
Cát, phía Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp huyện Tuy Phước, cách Hà Nội 1.060 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ
Chí Minh 640km về phía Nam, nơi chạy qua của đường quốc lộ số 1, tuyến đường
sắt xuyên Việt. Thành phố có sân bay với các chuyến bay thường kỳ đến Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học của tỉnh Bình
Định, là thành phố cảng, đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng của vùng Nam
Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia,
Thái Lan ra biển Đông. Đồng thời là một trong những đô thị hạt nhân của vùng
Nam Trung BB.
b) Địa hình
Thành phố Quy Nhơn chia làm 2 khu vực:
- Khu vực thành phố cũ.
- Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai.
• Khu vực thành phố cũ:
Nằm sát bên bờ biển ở giữa khu vực nội thành có núi Bà Hoả cao 279,2 m và núi
Vũng Chua chia thành phố cũ thành 2 khu vực:
- Khu vực nội thành
- Khu vực phường Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu – Long Mỹ.
+ Khu vực nội thành:
Có địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ thay đổi từ 1.5 m đến 4m Huớng dốc

nghiêng từ núi ra biển và từ núi dốc về các triền sông. Độ dốc trung bình từ 0,5%
đến 1% thừơng bị ngâp lụt từ 0,5 m đến 1,0 m (p = 10 %) ở các khu vực có cao
độ < 2.0 m
+ Khu vực phường Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu – Long Mỹ
Nằm hai bên Đông và Tây của đường quốc lộ 1A là thung lũng hẹp kẹp giữa núi
Vũng Chua và núi Hòn Chà.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
12
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
o Địa hình phía Tây đường quốc lộ 1A cao, tương đối bằng phẳng. Cao độ
thấp nhất là 5,5m, cao độ trung bình 8,0m. Có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ
Nam ra Bắc với độ dốc từ 0,5% đến 1,5%, rất thuận lợi cho xây dựng.
o Địa hình phía Đông đường quốc lộ 1A thấp trũng , phần lớn là ruộng lúa ,
cao độ thấp nhất : 1,1m ,cao độ lớn nhất 15,0m, có hướng dốc dần từ Nam ra Bắc
với độ dốc từ 0,5% đến 2%. Thương bị ngập lụt từ 0,5m đến 2,5m (p = 10 %) ở
các khu vực có cao độ < 3.0 m.
o Địa hinh khu Long Mỹ tương đối bằng phăng có cao độ từ 5.5 m trở lên
rầt thuận lợi cho xây dựng.
• Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai:
Là một cồn cát ổn định chỗ rộng nhất 4,5Km, chỗ hẹp nhất 1Km. Chiều dài của bán
đảo khoảng 18Km .
+ Cao độ lớn nhất : 315 m.
+ Cao độ trung bình : 15 m.
+ Cao độ thấp nhất : - 0,3 m (Khu ruộng nuôi tôm phía Tây bán đảo).
Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây của bán đảo với độ dốc từ 0,5%
đến 2%. Bán đảo không bị ngập lụt khá thuận lợi cho xây dựng.
• Địa chấn
Thành phố Quy nhơn nằm trong vùng có khả năng động đất cấp 6.
c) Khí hậu
Khu vực trung tâm thuộc thành phố Quy Nhơn mang đặc tính khí hậu của vùng

Trung- Trung Bộ, bị chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây vào mùa
khô. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa
trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm). Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió
Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình
vượt quá 28
0
C.
Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu
mùa Hạ là hướng Tây đến Tây Bắc. Mùa mưa tại khu vực Quy Nhơn thường có
bão, và bão lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10. Vận tốc gió trung bình tại thành
phố Quy Nhơn là 2-4 m/s. Trong những trường hợp đặc biệt như: giông, bão vận
tốc gió rất lớn, có thể đạt tới 40 m/s.
Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nhiều nắng, trung bình 200-300 giờ nắng/tháng.
Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời ký ít nắng, trung bình 100-180 giờ
nắng/tháng.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
13
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
• Bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm tại thành phố Quy Nhơn là 1.193 mm. So với
lượng mưa thì lượng bốc hơi chiếm 60-70%. Khả năng bốc hơi các tháng trong năm
đo được ở Trạm khí tượng Quy Nhơn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1. Khả năng bốc hơi trung bình tháng (Đơn vị: mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Bốc hơi 75 77 77 83 99 140 156 156 107 77 73 73 1.193
• Lượng mưa:
Lượng mưa tại Quy Nhơn phân bố không đều các tháng trong năm, tập trung
từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa
lớn nhất trong năm là 10 và 11, lượng mưa trung bình 300-500mm/tháng. Vào các
tháng ít mưa trong năm (tháng 3, 4), lượng mưa trung bình 15-35mm/tháng.

Bảng 2. Lượng mưa các tháng trong năm(Đơn vị: mm)
TT Các tháng
Năm
2000
Năm
2004
Năm 2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1 Tháng 1 125,1 52,7 3,3 59,2 68,4 258,3
2 Tháng 2 12,5 0,1 12,2 34,8 0,9 26,2
3 Tháng 3 8,7 2,8 136,0 165,7 92,9 34,9
4 Tháng 4 39,1 0,5 19,9 41,7 22,8 22,8
5 Tháng 5 354,4 74,7 49,0 105,8 7,2 80,2
6 Tháng 6 50,9 325,6 27,0 29,9 28,4 22,9
7 Tháng 7 88,2 24,9 13,3 69,8 4,7 27,3
8 Tháng 8 129,7 72,4 20,4 45,6 311,4 75,8
9 Tháng 9 62,2 241,4 363,4 218,5 134,5 425,2
10 Tháng10 541,8 235,3 914,6 191,2 672,9 519,8
11 Tháng11 369,5 231,9 487,7 137,8 807,9 851,1
12 Tháng12 237,2 63,0 592,1 193,4 18,3 251,1
13 Cả năm 2019,3 1325,3 2638,9 1293,4 2241,3 2595,6
(Nguồn: Các số liệu từ trạm khí tượng Quy Nhơn).
• Độ ẩm:
Bảng 3. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm(Đơn vị : %)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

14
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
TT Các tháng
Năm
2000
Năm 2004 Năm 2005
Năm
2006
Năm 2007 Năm 2008
1 Tháng 1 85 81 79 84 80 81
2 Tháng 2 81 77 83 82 79 78
3 Tháng 3 81 81 82 83 83 80
4 Tháng 4 86 80 81 80 81 79
5 Tháng 5 81 77 80 76 78 77
6 Tháng 6 79 68 68 75 77 76
7 Tháng 7 72 73 70 64 72 71
8 Tháng 8 74 64 67 67 71 73
9 Tháng 9 76 76 78 77 77 78
10 Tháng 10 86 77 85 79 83 85
11 Tháng 11 85 81 84 79 82 85
12 Tháng 12 87 77 87 79 80 81
13
Bình quân
năm
81 76 79 77 79 79
d) Đặc điểm thủy văn
• Thủy văn
Khu vực trung tâm thuộc Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Nam của sông
Hà Thanh, con sông dài 85 km bắt nguồn ở độ cao 1100 m phía Tây Nam huyện
Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Diêu Trì chia thành 2 nhánh:

Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua 2 cửa Hưng Thanh và Trường Úc
rồi thông ra biển Quy Nhơn. Diện tích lưu vực: 580 km2.
Hiện nay các con sông thường bị cạn kiệt, dòng chảy không đáng kể về mùa
khô. Mùa mưa nước chảy xiết và thường gây ngập lụt vào tháng 10 đến tháng 11
thời gian lũ kéo dài 58 đến 75 giờ.
• Địa chất thủy văn
Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng địa chất thuỷ văn Đông Bắc Bộ, nơi
mà tầng chứa nước là những địa tầng tuổi paleozoic-mesozoic và các khe nứt trong
đá cứng. Địa chất vùng thành phố Quy Nhơn phần lớn phủ bằng trầm tích tuổi
holoxen được xếp loại là bồi tích ven sông mới tạo thành gồm các hạt vật liệu mịn
(hạt mịn). Về phía Nam và phía Tây có đồi cao do đá biến chất tạo thành.
Do tính chất hạt mịn của vật liệu tầng chứa nước và do nằm gần biển nên trữ
lượng nước ngầm không lớn. Mực nước ngầm dao động trong khoảng từ 1,55 m
đến 3,96m. Khu vực bãi bồi sông Hà Thanh và sông Công (Tân An) có tiềm năng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
15
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
nước ngầm cao hơn do sự bổ cập thường xuyên từ nguồn nước của hai con sông
này. Khu vực trung tâm thành phố có mực nước ngầm thấp hơn 3-4m từ mặt đất.
Sông Hà Thanh ở phía bắc thành phố bắt nguồn từ Tây Nam của tỉnh Bình Định
trong các dãy đồi cao và chảy theo hướng thung lũng cho đến khi tới đồng bằng, từ
đó nó quanh co uốn khúc và thay đổi hướng chảy. Nước ở dưới đáy sông có độ sâu
từ 7-22m, lớp đá gốc granit ở độ sâu 25m.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số
Theo số liệu của Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn, dân số chính thức
năm 2007 của Thành phố là 268.024 người. Trong đó, dân số của 16 phường nội thị
là 242.002 người, chiếm 90,3% dân số toàn thành phố.
Tỷ lệ tăng dân số của thành phố Quy Nhơn trong mấy năm qua, dao động ở
mức 0,77- 1,7%, trung bình 1,3%. Các chuyên gia trong nước và quốc tế trong giai

đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã thống nhất lựa chọn tỷ lệ tăng dân số
của thành phố Quy Nhơn ở mức 1,5%. Số liệu này được cho là phù hợp với thực tế
phát triển các đô thị ở Việt Nam.
Dân số khu vực trung tâm Thành phố theo các giai đoạn được dự báo như
trong bảng 4
Bảng 4. Dự báo dân số khu trung tâm TP Quy Nhơn đến 2010 và 2020
TT Tên phường xã Dân số năm
2008
Tỉ lệ tăng dân
số (%)
Dự báo dân số
2010 2020
1 Nhơn Bình 18062 1,5 18608 21595
2 Nhơn Phú 17651 1,5 18185 21104
3 Đống Đa 24034 1,5 24760 28735
4 Trần Quang Diệu 16466 1,5 16964 19687
5 Hải Cảng 21234 1,5 21876 25388
6 Quang Trung 19255 1,5 19837 23022
7 Thị Nại 11376 1,5 11720 13061
8 Lê Hồng Phong 15577 1,5 16048 18624
9 Trần Hưng Đạo 11286 1,5 11627 13498
10 Ngô Mây 21123 1,5 21761 25255
11 Lý Thường Kiệt 6017 1,5 6199 7194
12 Lê Lợi 14615 1,5 15057 17474
13 Trần Phú 11842 1,5 12200 14159
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
16
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
14 Bùi Thị Xuân 14626 1,5 15068 17487
15 Nguyễn Văn Cừ 13813 1,5 14230 16515

16 Ghềnh Ráng 6797 1,5 7002 8127
17 Nhơn Lý 9739 1,5 10033 11644
18 Nhơn Hội 3695 1,5 3807 4418
19 Nhơn Hải 6135 1,5 6320 7335
20 Nhơn Châu 2588 1,5 2666 3094
21 Phước Mỹ 5317 1,5 5478 6357
Bảng 5. Dự báo quy mô dân số thành phố Quy Nhơn(Đơn vị: Người)
Khu vực Năm 2010 Năm 2020
Khu đô thị trung tâm (hiện hữu) 210.000 220.000
Bùi Thị Xuân- Trần Quang Diệu 55.000 95.000
Kinh tế
Thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước” dưới sự lãnh
đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định nói
chung và của thành phố Quy Nhơn nói riêng, trong những năm qua, đặc biệt là
những năm gần đây, kinh tế thành phố Quy Nhơn đã có bước phát triển rõ rệt, đời
sống của nhân dân từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng, công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng
của ngành nông- lâm nghiệp.
Quy Nhơn có ưu thế về phát triển du lịch, có bãi biển đẹp và nhiều di tích lịch sử-
văn hoá đặc sác. Ngành du lịch đang được đầu tư và có bước phát triển nhanh. Số
liệu được thể hiện theo bảng 6.
Bảng 6. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và dịch vụ
2006 2007 2008
Tổng số 14.340 14.041 14.679
Nhà nước 10 10 10
Tư nhân 283 299 325
Tập thể - 1 -
Cá thể 13.794 13.422 13.932
Hỗn hợp 253 309 412
1. Thương nghiệp 8.422 8.225 8.475

Nhà nước 5 5 5
Tư nhân 231 235 249
Tập thể - 1 -
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
17
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Cá thể 8.019 7.771 7.930
Hỗn hợp 167 213 291
2. Khách sạn nhà hàng 3.519 3.664 4.122
Nhà nước 2 2 2
Tư nhân 36 36 56
Tập thể - - -
Cá thể 3.470 3.601 4.031
Hỗn hợp 11 25 33
3. Dịch vụ 2.399 2.152 2.082
Quốc doanh 3 3 3
Tư nhân 16 28 20
Cá thể 2.305 2.050 1.971
Hỗn hợp 75 71 88
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).
1.3 Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước của thành phố:
1.3.1. Tổng quan chung về hạ tầng kiến trúc của thành phố :
a)Hệ thống cấp nước
- Trạm bơm giếng: Có 13 trạm bơm giếng ở dọc sông Hà Thanh, lưu lượng mỗi giếng
125÷200 m3/h, độ sâu giếng khoan từ 18,5 – 25 m. Tổng lượng nước khai thác
28.500 m3/ngđ. Chất lượng khai thác tốt, đạt tiêu chuẩn theo quyết định số
1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002.
- Nước từ trạm bơm giếng theo ống ∅500, ∅400 chạy dọc quốc lộ 1D về trạm bơm
tăng áp ở chân núi Bà Hoả.
- Trạm bơm tăng áp gồm 2 bể chứa mỗi bể chứa có dung tích w=3000 m3

- Trạm bơm II có 6 máy bơm Q=360 m
3
/h, H= 50 m.
- Bể điều hoà trên núi Bà Hoả W= 3000 m3 ở cốt +37 m
- Mạng lưới phân phối: Toàn thành phố có khoảng 435.000m ống các loại đường
kính ∅400 ÷ ∅50 mm. Hiện tại hệ thống đã cấp nước phủ khắp trong các phường
nội thị thành phố Quy Nhơn và thị trấn Diêu Trì huyện Tuy Phước. Tổng số khách
hàng sử dụng nước máy trên 43.000 hộ.
b) Hệ thống cấp điện
• Nguồn điện
Hiện nay tỉnh Bình Định và thành phố Qui Nhơn đang được cấp điện từ lưới điện
quốc gia 220KV và 110KV.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
18
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Tại khu vực Phú Tài (Thuộc thành phố Qui Nhơn) có trạm 220/110KV-1x125MVA
cấp điện cho trạm này là đường dây 220KV Plâycu-Phú Tài, dây dẫn ACO300 dài
140km, phía 110KV của trạm này được nối với nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn (công
suất 66MW).
Nguồn điện tại chỗ: Qui Nhơn hiện có nhà máy điện Điezel Nhơn Thạch, công suất
đặt 27,78MW công suất khả dụng 18,72MW. Hiện làm công tác dự phòng.
• Lưới điện
Lưới 110KV: Các trạm 110KV: Thành phố Qui Nhơn hiện có 2 trạm 110KV:
- Trạm Phú Tài: (Đặt cạnh trạm 220KV Phú Tài), trạm gồm 2 máy 110/35KV công
suất (1x20+1x25)MVA.
- Trạm Qui Nhơn: Trạm đặt tại khu vực phía Nam núi Bà Hoả, thuộc khu thành phố
cũ Qui Nhơn. Trạm có 1 máy 110/22KV-40MVA. Tại trạm này còn có một máy
35/15KV-20MVA (Điện áp 35KV được lấy từ trạm 110/35KV Phú tài)
Lưới 110KV: Từ trạm 220/110KV Phú Tài có 3 tuyến 110KV:
- Tuyến 1: Từ trạm Phú Tài nối với nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn, mạch đơn, dây dẫn

AC185 dài 94km.
- Tuyến 2: Từ trạm Phú Tài đi trạm 110KV Qui Nhơn, toàn tuyến dài 10,2km, được
thiết kế mạch kép, dùng dây AC240, hiện nay 1 mạch vận hành 110KV, một mạch
vận hành 35KV. (Nối với máy 35/15KV của trạm 110KV Qui Nhơn)
- Tuyến 3: Từ trạm Phú Tài đi trạm 110KV Phú Yên cấp điện cho tỉnh Phú Yên, toàn
tuyến dài 86km (đoạn đi trên tỉnh Bình Định dài 13,8km), dùng dây AC185.
Lưới 35KV:
- Các trạm 35/15-22KV: Ngoài máy biến áp 35/15KV đặt tại trạm 110KV Qui Nhơn,
toàn địa bàn thành phố Qui Nhơn còn có 2 trạm 35/15-22KV là:
- Trạm 35/15-22KV Phú Tài, đặt cạnh trạm 110KV Phú Tài, trạm gồm 2 máy, mỗi
máy 5600KVA.
- Trạm nâng áp 0,4/15/35KV Nhơn Thạch, trạm đặt tại khu vực nhà máy điện Điezel
Nhơn Thạch, công suất 1x20MVA.
Lưới 35KV: Từ trạm 110/35KV Phú Tài có 4 tuyến 35KV là:
- Tuyến 371: Nối trực tiếp với trạm 35KV Điezel Nhơn Thạch, dây dẫn AC95 dài
8km, dùng để truyền tải công suất từ Điezel Nhơn Thạch lên lưới 35KV.
- Tuyến 372: Nối với máy biến áp 35/15KV đặt tại trạm 110KV Qui Nhơn, toàn
tuyến dài 10,2km, dây dẫn AC95. Trên tuyến này có 3 nhánh rẽ: 1 nhánh đến trạm
35KV Điezel Nhơn Thạch, một nhánh đến trạm 35KV Phú Tài và một nhánh đến
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
19
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
khu công nghiệp Phú Tài cấp điện cho các trạm 35/0,4KV thuộc khu công nghiệp
này (có 3 trạm 35/0,4KV với tổng dung lượng các máy biến áp 15%KVA).
- Tuyến 373: Tuyến này đi qua khu vực Phú Tài (Thành phố Quy Nhơn ) để cấp điện
cho các huyện lân cận thuộc khu vực phía Đông Bắc thành phố Quy Nhơn dùng dây
AC185.
- Tuyến 374: Nối với trạm 35KV Phú Tài, trên tuyến này có một nhánh rẽ đến 2 trạm
35/0,4KV (Công suất của 2 trạm này là 960KVA). Dây dẫn AC150, dài km.
Lưới 22KV: Trừ một số ít các xí nghiệp thuộc khu vực Phú Tài được cấp điện bằng

điện áp 35KV cho các trạm 35/0,4KV. Còn lại, đại bộ phận các phụ tải điện của
thành phố Qui Nhơn được cấp điện bằng điện áp 22KV từ 3 trạm biến áp sau:
- Từ trạm 110/22KV Qui Nhơn: Từ trạm này có 8 xuất tuyến 22KV cấp điện cho khu
vực thành phố cũ Qui Nhơn.
- Từ trạm 35/22-15KV nhà máy điezel Nhơn Thạch có 3 xuất tuyến 22KV: 2 tuyến
vào khu thành phố cũ Qui Nhơn, 1 tuyến trở ra khu vực Phú Tài.
Tổng chiều dài các tuyến 22KV là km, đang cấp điện cho 223 trạm lưới 22/0,4KV
với tổng công suất các máy biến áp là 45.415KVA.
Trục chính dùng dây AC 95, AC120 có bọc cách điện, các nhánh rẽ dùng dây
AC50, AC70 có bọc cách điện, bắt trên cột điện bê tông ly tâm.
Các trạm lưới đa số dùng trạm trên dàn, có công suất từ 3x25KVA đến 320 và
560KVA.
Từ trạm 35/22KV Phước Sơn thuộc huyện Tuy Phước: 3 xã trên bán đảo Phương
Mai là Nhơn Lý, Nhơn Hội và Nhơn Hải đang được cấp điện từ trạm 35/22KV-
3200KVA Phước Sơn (thuộc huyện Tuy Phước) thông qua lưới 22KV huyện Tuy
Phước. Từ lưới 22KV của huyện Tuy Phước có 1 nhánh rẽ tới 3 xã trên, Chiều dài
tuyến điện 22KV do 3 xã quản lý khoảng 23km, đang cấp điện cho 5 trạm lưới
22/0,4KV với tổng dung lượng các máy biến áp là 400KVA.
Như vậy tổng chiều dài lưới phân phối 22-35KV thành phố Quy Nhơn là km, đang
cấp điện cho 233 trạm lưới 22-30/0,4KV với tổng dung lượng các máy biến áp là
48.365KVA.
Lưới 0,4KV: Thành phố Qui Nhơn hiện có khoảng 200km đường dây 0,4KV, trong
khu vực khu phố cũ lưới điện tương đối hoàn chỉnh, trục chính dùng dây A50-A70,
các nhánh rẽ dùng dây A25, A35, bắt trên cột bê tông ly tâm.
c) Hệ thống thoát nước :
Hệ thống thoát nước hiện có của thành phố Quy Nhơn là hệ thống cống
chung thoát nước mưa và nước thải, mà thực chất là hệ thống tiêu thoát tự chảy của
nước mưa có tiếp nhận các loại nước thải từ các nguồn phát sinh trong Thành phố.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
20

Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Hệ thống thoát nước của Thành phố được hình từ thời Pháp thuộc và chế độ cũ,
từng bước được mở rộng cải tạo theo sự phát triển của đô thị, tuy nhiên phần lớn
các tuyến cống được xây dựng từ những năm 1990 trở lại đây. Các tuyến thoát
nước, nhìn chung được xây dựng theo hướng chuyển tải nước mưa, nước thải ra
nguồn tiếp nhận gần nhất (sông, hồ hoặc biển) mà không đánh giá đầy đủ khả năng,
công suất của nguồn tiếp nhận (nhất là hồ) cũng như không phân định theo lưu vực
thoát nước nên không có tính quy hoạch thống nhất, năng lực của hệ thống vì vậy bị
hạn chế.
Tổng thể về mặt thoát nước, có thể chia Thành phố thành 3 khu vực:
- Khu vực trung tâm thành phố.
- Khu vực phía Tây thành phố (phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu).
- Khu vực bán đảo Phương Mai.
Khu trung tâm thành phố áp dụng mô hình thoát nước chung, khu vực phía Tây
thành phố và khu vực bán đảo Phương Mai chưa hình thành hệ thống thoát nước rõ
rệt.
Khu vực trung tâm thành phố áp dụng mô hình thoát nước chung, nước thải và
nước mưa được thu gom bằng hệ thống cống cấp 3, cấp 2 dẫn về tuyến cống cấp 1
rồi xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Các nguồn tiếp nhận chính:
- Sông Hà Thanh
- Đầm Thị Nại
- Hồ Đống Đa
- Hồ Phú Hoà
- Vịnh Quy Nhơn
Do là hệ thống thoát nước tự chảy hoàn toàn lại chưa có các kết cấu cửa xả thích
hợp nên hiệu quả thoát nước của hệ thống thoát nước tại một số khu vực trũng ở
trung tâm thành phố phụ thuộc nhiều vào chế độ thuỷ triều.
1.3.2. Hiện trạng hệ thống quản lý thu gom và xử lý nước thải tại thành phố :
a) Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
Tại Quy Nhơn, mô hình được áp dụng phổ biến của người dân là cho nước

thải thấm vào đất thay vì đấu nối với hệ thống thoát nước do khu vực này có kết cấu
nền đất xốp, pha cát có độ thấm lớn. Thực tế cho thấy, do không muốn nộp khoản
phí đấu nối, một số hộ dân không ngần ngại áp dụng giải pháp thấm cho nước thải
của gia đình mình. Giải pháp thấm có thể áp dụng với những khu vực nông thôn,
các khu đô thị nhà vườn nơi có mật độ xây dựng thấp. Đối với đô thị có mật độ xây
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
21
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
dựng, mật độ dân cư cao, lượng nước thải sinh ra lớn, giải pháp thấm gây ra nguy
cơ lớn về sự ô nhiễm môi trường, trực tiếp là nguồn nước ngầm và môi trường đất.
Phần nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình có đấu nối với hệ thống thoát
nước của Thành phố cũng không được phân tách, thu gom và xử lý mà được xả trực
tiếp vào các nguồn tiếp nhận. Nước thải cùng với nước mưa được xả trực tiếp vào
môi trường tự nhiên (biển, sông, ao hồ).
Nhờ có việc xây dựng các bể tự hoại, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình
được làm sạch ở mức độ nhất định. Bể tự hoại có thể giảm đáng kể hàm lượng
BOD, chất lơ lửng trong nước thải, tuy nhiên trong thực tế do hầu hết các bể tự hoại
không được bảo dưỡng đúng yêu cầu, đa số các hộ dân chỉ hút cặn bể tự hoại khi đã
có hiện tượng đầy bể nên hiệu quả xử lý của bể tự hoại bị giảm đi. Về nguyên tắc,
nước thải cũng được làm sạch nhờ vào khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận
dù rằng hiệu quả của quá trình tự làm sạch là thấp. Tiêu chuẩn Việt Nam đã quy
định giới hạn cho phép các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải được phép xả vào các
nguồn tiếp nhận tuỳ theo loại hình và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận bởi rõ
ràng, dù các nguồn có khả năng tự làm sạch thì mục đích của các nguồn nước không
phải để xử lý nước thải.
d) Thu gom và xử lý nước thải công cộng
Về mặt nguyên tắc, nước thải ở tất cả các công trình công cộng (bệnh viện,
trường học, khu vui chơi giải trí ) đều phải được xử lý riêng trước khi được thu
gom vào hệ thống thoát nước. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các công trình công
công cộng chưa có các công trình xử lý nước thải hoặc nếu có thì hoạt động không

hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là chi phí cho việc xây dựng và chi phí
quản lý vận hành các công trình xử lý nước thải rất lớn, và các khoản này cũng cần
được hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, đồng thời hiệu lực thực thi các yêu cầu xử lý
nước thải tại các công trình công cộng còn bị hạn chế.
e) Tiêu chuẩn cấp nước định hướng đến 2020
+ Cấp nước cho sinh hoạt
Đợt đầu (2010): 110 l/người.ngđ ;
Dài hạn (2020): 150 l/người.ngđ ;
+ Cấp nước công nghiệp : 40 m3/ha.ngđ
+ Cấp nước cho du lịch : 300 l/người.ngđ
Về nhu cầu dùng nước định hướng đến 2020 :
Bảng 7. Nhu cầu dùng nước thành phố Quy Nhơn
ST Đối tượng Tiêu chuẩn cấp nước Nhu cầu (m3/ngày)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
22
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
T 2010 2020 2010 2020
1 Dân cư Đô thị (Q1) 110l/ngđ 150l/ngđ 30.000 70.000
2 Công cộng 10%Q1 20%Q1 3000 14000
3 Tưới cây, rửa đường 8%Q1 10%Q1 2500 7000
4 Du lịch 300l/c.d 300l/c.d 720 840
5 Công nghiệp 40m
3
/ha.d 40m
3
/ha.d 10.700 26.300
6 Tổn thất 30%Q1-5 25%Q1-5 13.500 30.000
7 Cho bản thân WSTP 5%Q1-6 5%Q1-6 3000 7200
Tổng cộng 63.500 160.000
Nhu cầu dùng nước đến năm 2010: 63.500 m

3
/ngđ;
Nhu cầu dùng nước đến năm 2020: 160.000 m
3
/ngđ
f) Tiêu chuẩn thoát nước thải định hướng đến 2020
Tiêu chuẩn thải và lưu lượng nước thải:
Bảng 8. Tiêu chuẩn và và dự báo lượng nước thải đến 2010 và 2020
Diễn giải Đơn vị
Giá trị
2010 2020
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt l/ng/ngđ 110 150
Nước thải khách du lịch l/ng/ngđ 300 300
Nước thải công nghiệp m
3
/ha.ngđ 36 36
Lượng nước thải sinh hoạt m
3
/ngđ 53.200 100.000
g) Định hướng giải quyết nước thải sinh hoạt và công nghiệp đến năm 2020:
+ Nước thải bệnh viện:
Xử lý riêng ở từng bệnh viện đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả ra môi trường
+ Nước thải công nghiệp
Mỗi khu công nghiệp (KCN) xây một TLSNT riêng gồm có:
Khu Phú Tài: Xây dựng TLSNT-CN1 theo QH chi tiết: 4.200 m
3
/ngđ
Phú Tài mở rộng: Xây dựng TLSNT-CN2 3.530 m
3
/ngđ

Long Mỹ: Xây dựng TLSNT-CN3 3.530 m
3
/ngđ
Nhơn Hội: Xây dựng TLSNT-CN4 15.120 m
3
/ngđ
P.Quang Trung: Xây dựng TLSNT-CN5 (TTCN) 1.260 m
3
/ngđ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
23
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Các cơ sở CN phân tán: 260 m
3
/ngđ
Tổng cộng: 28.650 m
3
/ngđ
+ Yêu cầu làm sạch
Các loại nước thải sinh hoạt và công nghiệp xử lý đạt cấp B của TCVN 5942 và
5945-2005.
h) Tiêu chuẩn dùng nước và Tiêu chuẩn thải nước đề xuất tính toán
Tiêu chuẩn cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước tương đương
dựa theo tiêu chuẩn và công suất cấp nước cả Thành phố, trong đó các nhu cầu dùng
nước công cộng, dịch vụ, tưới cây (không bao gồm nước công nghiệp và thất thoát)
cũng được tính trung bình theo đầu người. Phương pháp tính này đã tính đến việc
ngoại trừ nước công nghiệp (sau khi sử dụng được xử lý riêng) và nước thất thoát,
các đối tượng sử dụng nước sẽ lại xả nước thải ra hệ thống thoát nước của Thành
phố.
Bảng 9.Tính toán tiêu chuẩn cấp nước tương đương

Đối tượng dùng nước
Tiêu chuẩn theo quy hoạch Tiêu chuẩn đề xuất
2010 2020 2010 2020
Nước sinh hoạt qsh (l/ng.ngđ) 110 150 110 120
Nước công cộng 10%qsh 20%qsh 10%qsh 20%qsh
Tưới cây rửa đường 8%qsh 10%qsh 8%qsh 10%qsh
Nước du lịch (l/ng.ngđ) 3,89 3,89 3,9 3,9
Tiêu chuẩn thải nước lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước tương đương như sau:
- Giai đoạn đến 2010: qtđ = 0,8 x110 (1 + 0,18) + 3,9 = 107,74 = 108 l/ngngđ.
- Giai đoạn đến 2020: qtđ = 0,8 x150 (1 + 0,30) + 3,9 = 159,90 = 160 l/ngngđ.
Khác với cấp nước, tỷ lệ các hộ gia đình được đấu nối với hệ thống thoát nước của
Thành phố rất thấp, chỉ chiếm 23,3%, còn lại là cho thấm xuống đất, xả ra hồ ao
hoặc cho chảy tràn trên bề mặt
i) Lưu lượng thấm và hệ số pha loãng
Ảnh hưởng của nước mưa đến lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: lượng mựa, cường độ mưa, sự không thấm nước của đất, đọ dốc
của các sườn dẫn, diện tích bề mặt lưu vực và cấu trúc của các hệ thống kênh dẫn
nước đã có
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
24
Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn - Đào Đức Trung - Lớp CNMT K50 QN
Nghiên cứu tiền khả thi đánh giá lượng nước thấm nước thấm vào cống thoát
nước bằng không. Tuy nhiên việc đảm bảo khả năng không thấm của nước ngầm
vào cống thu nước thải là rất khó trong điều kiện độ sâu chôn cống có thể đến 5m
và cống thu gom nước thải trong điều kiện chảy đầy. Trong phạm vi của dự án này
chúng tôi đề xuất hệ số thấm là 25% lưu lượng trung bình. Số liệu đề xuất này đã có
sự tham khảo của dự án ba thành phố.
Trong mùa mưa, lưu lượng trong cống bao tăng lên do một phần nước mưa chảy
vào qua các giếng tách lưu lượng. Tỷ lệ giữa lưu lưọng chảy trong cống trong mùa
mưa và phần lưu lượng nước thải được gọi là hệ số pha loãng.

Nghiên cứu này chỉ dùng hệ số 1+1, tức là hệ số pha loãng bằng 2 để tính
toán các công trình đơn vị trên các đường cống. Mục đích là làm giảm tối thiểu
lượng nước phải bơm để giảm chi phí vận hành hệ thống. Trong thực tế điều này
khó đạt được một cách chính xác, bởi vì khi có mưa lớn áp suất cột nước tăng làm
tăng đáng kể lượng dòng chảy được đưa vào các trạm bơm. Tất nhiên là lượng dòng
chảy tới trạm xử lý xử lý bị hạn chế bởi công suất máy bơm nhưng tình trạng
“ngập” cũng có nghĩa là các máy bơm sẽ phải hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Để đảm bảo công suất và hiệu suất của trạm xử lý, một giếng tách sẽ được đặt ngay
phía trước trạm xử lý để xả phần lưu lượng vượt quá công suất cho phép.
j) Hệ số không điều hòa
Việc sử dụng nước cấp sinh hoạt vốn không đồng đều theo thời gian trong ngày.
Nhu cầu sử dụng nước có lúc cao điểm mà phần lớn là vào buổi sáng. Mức sử dụng
nước vào giờ cao điểm cũng phụ thuộc nhiều vào kiểu đô thị. Đô thị càng có nhiều
hoạt động khác nhau thì sự chênh lệch giữa nhu cầu trung bình và nhu cầu cao điểm
càng ít.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo dự án vệ sinh môi trường thành
phố Quy Nhơn đề xuất hệ số không điều hoà lưu lượng là 1,3 để biểu thị sự thay đổi
lưu lượng các thời điểm khác nhau trong ngày. Hệ số không điều hòa lưu lượng
giảm đi khi nước thải chảy qua bể tự hoại so với trường hợp xả trực tiếp từ nhà dân
vào cống. Hệ số điều hoà 1,3 có thể phù hợp với thành phố Quy Nhơn nơi mà hầu
hết các hộ gia đình đều sử dụng bể tự hoại.
k) Ô nhiễm do nước thải
Ô nhiễm dải bờ biển do nước thải có thể cảm trực quan. Nước biển trong
nhiều thời điểm có màu xám của nước thải và có mùi khó chịu. Lượng bùn lắng
đọng dọc theo bãi biển cản trở nhiều đến khách tham quan, tắm biển.
Nhiều ao hồ trong thành phố như hồ Bàu Sen cũng bị ô nhiễm do nước thải,
mặc dù nhiều biện pháp cải thiện đã được đưa ra. Các hồ Đống Đa, Phú Hoà cũng ít
nhiều bị ô nhiễm do nước thải của Thành phố đổ thải vào hàng ngày.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
25

×