Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thái độ của khách hàng tại TPHCM đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN THỊ THANH VÂN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA
KHÁCH HÀNG TẠI TP. HCM ĐỐI VỚI QUẢNG
CÁO QUA TIN NHẮN VĂN BẢN SMS TRÊN
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGÔ THỊ ÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.
HCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường,
tạo cơ sở kiến thức để tác giả có thể thực hiện nghiên cứu này.
Tác giả đặc biệt cảm ơn đến Tiến sĩ Ngô Thị Ánh đã tận tình hướng dẫn, góp
ý về nội dung và phương pháp thực hiện nghiên cứu này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã tham gia
thảo luận nhóm, trả lời bảng câu hỏi khảo sát và giúp đỡ tác giả thu thập dữ liệu
bảng trả lời câu hỏi khảo sát, tạo nguồn thông tin để thực hiện nghiên cứu này.


Đồng thời tác giả muốn cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã ln
động viên để tác giả có thể hồn thành nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng cũng khó có thể tránh
khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của Q thầy cơ và bạn đọc.
Trân trọng!
TP. HCM, tháng 12 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Thanh Vân

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến thái độ của
khách hàng tại TP. HCM đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên
điện thoại di động” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu được thu
thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này khơng sao chép của bất kỳ luận văn hoặc cơng trình nghiên cứu nào trước
đây.
Trân trọng!
TP. HCM, tháng 12 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Thanh Vân

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH PHỤ LỤC
TĨM TẮT ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.........................................................................1
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.4.1.

Nguồn dữ liệu .........................................................................................3

1.4.2.

Phương pháp thực hiện ...........................................................................4

1.5.


Kết cấu luận văn ............................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................6
2.1.

Lý thuyết về Mobile Marketing .....................................................................6

2.1.1.

Marketing ................................................................................................6

2.1.2.

Mobile Marketing ...................................................................................8

2.2.

Lý thuyết về quảng cáo trên điện thoại di động ..........................................10

2.2.1.

Quảng cáo trên điện thoại di động ........................................................10

2.2.2.

Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động ...........................12

2.2.3.

Quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động ............15


2.3.

2.2.3.1.

Tổng quan về tin nhắn trên điện thoại di động ..............................15

2.2.3.2.

Quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động ......17

Lý thuyết về Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo ............................19

2.3.1.

Thái độ của khách hàng ........................................................................19

2.3.2.

Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo ..........................................22

2.3.3.

Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo trên điện thoại di động .....23

2.4.

Tổng kết các nghiên cứu trước ....................................................................24

TIEU LUAN MOI download :



2.4.1. Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo trên điện thoại di động
(Tsang và cộng sự, 2004) ...................................................................................24
2.4.2. Tác động của yếu tố Tính cá nhân hóa đến Thái độ của khách hàng đối
với quảng cáo trên điện thoại di động ở Trung Quốc (Xu, 2007) .....................26
2.4.3. Nghiên cứu các yếu tố tạo nên thái độ tích cực đối với quảng cáo qua
tin nhắn trên điện thoại di động của khách hàng ở Iran. (Saadeghvaziri và
Hosseini, 2011) ...................................................................................................27
2.4.4. Thái độ của khách hàng đối với việc chấp nhận quảng cáo qua tin nhắn
trên điện thoại di động (Mir, 2011) ....................................................................29
2.5.

Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ........................................................30

2.5.1.

Khái niệm nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................30

2.5.1.1.

Tính giải trí (Entertainment) ..........................................................30

2.5.1.2.

Giá trị thơng tin (Informativeness) ................................................31

2.5.1.3.

Sự phiền nhiễu (Irritation)..............................................................32


2.5.1.4.

Độ tin cậy (Credibility) ..................................................................33

2.5.2.

Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................34

Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................35
3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................35
3.1.1.

3.1.1.1.

Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính .............................35

3.1.1.2.

Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng .................37

3.1.2.
3.2.

Phương pháp .........................................................................................35

Quy trình nghiên cứu ............................................................................40

Thang đo ......................................................................................................41


3.2.1.

Thang đo Tính giải trí ...........................................................................41

3.2.2.

Thang đo Giá trị thơng tin.....................................................................41

3.2.3.

Thang đo Sự phiền nhiễu ......................................................................42

3.2.4.

Thang đo Độ tin cậy..............................................................................44

3.2.5. Thang đo Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn văn
bản SMS trên điện thoại di động ........................................................................44
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................46
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................46
4.2.

Đánh giá thang đo ........................................................................................47

TIEU LUAN MOI download :


4.2.1.


Phân tích Độ tin cậy thang đo ...............................................................47

4.2.2.

Phân tích nhân tố EFA ..........................................................................48

4.2.2.1.

Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập .................................48

4.2.2.2.

Phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc ..........................................52

4.3.

Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh ..........................52

4.4.

Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .............................................53

4.4.1.

Phân tích tương quan ............................................................................53

4.4.2.

Phân tích hồi quy ..................................................................................54


4.4.3.

Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính......58

4.4.3.1. Giả định liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
và giả định phương sai của phần dư không đổi ..............................................59
4.4.3.2.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .....................................59

4.4.3.3.

Giả định về tính độc lập của phần dư.............................................59

4.4.3.4. Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường
đa cộng tuyến) .................................................................................................60
4.4.4.

Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính .........................................61

4.4.4.1. Kiểm định sự khác nhau về Thái độ của khách hàng đối với quảng
cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động theo giới tính ............61
4.4.4.2. Kiểm định sự khác nhau về Thái độ của khách hàng đối với quảng
cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động theo trình độ học vấn
63
4.4.4.3. Kiểm định sự khác nhau về Thái độ của khách hàng đối với quảng
cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động theo thu nhập ...........64
4.4.4.4. Kiểm định sự khác nhau về Thái độ của khách hàng đối với quảng
cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động theo độ tuổi ..............66

Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................69
Giới thiệu ...............................................................................................................69
5.1.

Các kết quả chính và hàm ý chính sách .......................................................69

5.1.1.

Các kết quả chính ..................................................................................69

5.1.2.

Hàm ý chính sách ..................................................................................73

5.2.

Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TIEU LUAN MOI download :


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu ...................................................................................35
Bảng 3.2: Câu hỏi khảo sát điều chỉnh......................................................................37
Bảng 3.3: Thang đo Tính giải trí ...............................................................................41
Bảng 3.4: Thang đo Giá trị thơng tin ........................................................................42

Bảng 3.5: Thang đo Sự phiền nhiễu ..........................................................................43
Bảng 3.6: Thang đo Độ tin cậy .................................................................................44
Bảng 3.7: Thang đo Thái độ của khách hàng ............................................................44
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................47
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo .....................................................48
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập .....................................49
Bảng 4.4: Thang đo biến Giá trị nội dung (sau EFA) ...............................................50
Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo biến Giá trị nội dung .............51
Bảng 4.6: Thang đo biến Sự phiền nhiễu (sau EFA) ................................................51
Bảng 4.7: Thang đo biến Độ tin cậy (sau EFA) ........................................................52
Bảng 4.8: Kết quả Phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc .......................................52
Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu.............................................54
Bảng 4.10: Thống kê mơ tả các biến phân tích hồi quy ............................................54
Bảng 4.11: Bảng đánh giá sự phù hợp của mơ hình .................................................55
Bảng 4.12: Phân tích phương sai (Hồi quy) ..............................................................55
Bảng 4.13: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter ............................................56
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định các giả thuyết ...........................................................57
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Independent-sample T-test đối với biến giới tính ....62
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định One-way ANOVA đối với biến Trình độ học vấn...63
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định One-way ANOVA đối với biến Thu nhập ...............65
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định One-way ANOVA đối với biến Độ tuổi ..................66

TIEU LUAN MOI download :


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Một số hình thức Mobile Marketing ...........................................................9
Hình 2.2: Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động theo IAB (2008) ....13
Hình 2.3: Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động ...............................15
Hình 2.4: Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Fishbein & Ajzen, 1975) ...................20

Hình 2.5: Lý thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1985, 1991) ...............................21
Hình 2.6: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM (Davis, 1989) .................................22
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Tsang và cộng sự (2004) ...................................25
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu của Xu (2007) ..........................................................26
Hình 2.9: Mơ hình nghiên cứu của Saadeghvaziri và Hosseini (2011) ....................28
Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu của Mir (2011) .......................................................29
Hình 2.11: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................34
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................40
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................53

TIEU LUAN MOI download :


DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY BỘI
PHỤ LỤC 7: ĐỒ THỊ SCATTERPLOT
PHỤ LỤC 8: BIỂU ĐỒ HISTOGRAM VÀ ĐỒ THỊ Q-Q PLOT
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH
TÍNH
PHỤ LỤC 10: CÁC THANG ĐO GỐC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

TIEU LUAN MOI download :


TĨM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động và mức độ tác động
của các yếu tố đó đến thái độ của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn văn
bản SMS trên điện thoại di động.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về Mobile Marketing, quảng cáo trên điện thoại di
động, thái độ của khách hàng đối với quảng cáo và tổng kết các nghiên cứu trước,
tác giả đưa ra mơ hình đề xuất gồm 4 yếu tố tác động đến Thái độ của khách hàng
đối với hình thức quảng cáo này, bao gồm: Tính giải trí, Giá trị thơng tin, Sự phiền
nhiễu và Độ tin cậy.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ bằng phương
pháp định tính sử dụng cơng cụ thảo luận nhóm với 8 đối tượng và nghiên cứu
chính thức bằng phương pháp định lượng sử dụng công cụ bảng câu hỏi trên 281
khách hàng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Sau khi tiến hành làm sạch mẫu, có 200 mẫu khảo sát đạt yêu cầu và được
tiến hành kiểm định Độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố. Kết quả kiểm định
Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đều có độ tin cậy đạt yêu cầu và có 3 nhân tố
được rút trích sau khi phân tích nhân tố EFA do đó được đưa vào mơ hình nghiên
cứu hiệu chỉnh là: Giá trị nội dung, Sự phiền nhiễu và Độ tin cậy.
Phân tích hồi quy bội cho mơ hình hiệu chỉnh cho thấy 2 nhân tố Giá trị nội
dung và Độ tin cậy có tác động tích cực và nhân tố Sự phiền nhiễu có tác động tiêu
cực đến Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản trên điện
thoại di động. Trong đó, Giá trị nội dung là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất.
Kiểm định T-test cho thấy có sự khác biệt về thái độ giữa khách hàng nam và
nữ đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động. Mặt khác,
kết quả phân tích phương sai (ANOVA) lại cho thấy khơng có sự thái biệt về thái
độ đối với hình thức quảng cáo này giữa các nhóm khách hàng khác nhau về: độ
tuổi, trình độ học vấn, thu nhập.
Phần cuối tác giả trình bày ý nghĩa của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu
tiếp theo.

TIEU LUAN MOI download :



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Theo thống kê Quý 1/2013 của tập đoàn Ericsson vào ngày 03/06/2013, tồn

thế giới hiện có 6,4 tỷ th bao di động (chiếm 90% dân số thế giới), trong đó nếu
tính đến việc một người có nhiều SIM thì số thuê bao sẽ là 4,5 tỷ. Chỉ tính riêng
trong Quý 1/2013, có đến 50% lượng điện thoại bán ra là smartphone, tăng 10% so
với cùng kỳ năm ngoái. Hãng này cũng dự đoán đến cuối năm 2018, tổng số thuê
bao smartphone trên toàn cầu sẽ đạt mức 4,5 tỷ, tăng 2,8 tỷ so với năm 2013. Lưu
lượng dữ liệu tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ Quý 1 - 2012 đến Quý 1 2013 và dự kiến tăng gấp 12 lần vào năm 2018.
Tại Việt Nam, theo báo cáo Sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm
2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho tới thời điểm này, cả nước có khoảng
136 triệu thuê bao di động.
Từ những thống kê trên cũng như từ thực tế quan sát được, có thể thấy rằng
việc sử dụng điện thoại di động đang trở thành một phương tiện tất yếu của mỗi
người và dần trở thành phương tiện tiếp nhận thông tin gần gũi nhất của khách hàng.
Từ góc độ những người làm marketing, đây thực sự là một cơ hội lớn, một kênh
truyền thông mới để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, thông báo thông tin khuyến mãi,
quảng bá thương hiệu, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,… tới nhóm đối
tượng khách hàng mong muốn một cách nhanh chóng, có khả năng tương tác, linh
hoạt về thời gian và vị trí. Hình thức marketing này được gọi là Mobile Marketing.
Với hình thức này, các doanh nghiệp có thể thơng tin tương tác với khách hàng
thơng qua các công cụ như: SMS, MMS, Bluetooth, Website trên điện thoại di động,
ứng dụng trên điện thoại di động, dịch vụ dựa trên vị trí (Location Based Services),


Hiện nay, trên thế giới, khái niệm “Mobile Marketing” đã rất phổ biến, mang
lại hiệu quả truyền thông rất tốt, tiếp cận với một thị trường khách hàng rộng lớn
đồng thời thu thập được cơ sở dữ liệu cần thiết về khách hàng mà tiết kiệm chi phí

TIEU LUAN MOI download :


2

và thời gian so với các hình thức marketing truyền thống. Quảng cáo trên điện thoại
di động (Mobile Ads) là một thành phần của Mobile Marketing. Theo kết quả công
bố cuộc khảo sát về Mức độ tiếp nhận truyền thông di động của InMobi Global –
Mạng quảng cáo trên di động độc lập lớn nhất thế giới vào tháng 2/2013 đã chỉ ra
rằng 59% người sử dụng điện thoại di động (trên toàn cầu) dễ dàng chấp nhận
quảng cáo trên điện thoại di động như cách họ chấp nhận quảng cáo trên tivi hay
Internet. Trong các kênh quảng cáo qua di động, kênh quảng cáo qua tin nhắn văn
bản (SMS: Short Message Service) là kênh phát triển sớm nhất, một mặt vì nó
khơng địi hỏi sự nâng cấp hệ thống mạng để hỗ trợ truy cập Internet như các hình
thức cịn lại, mặt khác nó cịn mang một số ưu điểm như: có khả năng tiếp cận
khách hàng nhanh chóng nhất, có tỷ lệ xem cao nhất, có khả năng lưu trữ và phản
hồi lại sau,… Theo khảo sát của Upstream (2013) đối với 3500 người trưởng thành
tại 4 nước: Brazil, Ấn Độ, Nigeria, Saudi Arabia, khi được hỏi thích phương thức
tiếp thị nào trên điện thoại di động nào nhất thì có đến 51% số người khảo sát muốn
nhận thông tin tiếp thị qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng tin nhắn gửi tới các thuê bao di
động quá thường xuyên (thường được gọi là tin nhắn rác hoặc tin nhắn spam) mà
phần lớn là mang tính chất lừa đảo, khơng rõ cá nhân/tổ chức gửi hoặc những tin
nhắn mang tính đại trà, nội dung không liên quan đến người nhận, tạo tâm lý tiêu
cực cho khách hàng trước những tin nhắn quảng cáo, đồng thời làm các doanh

nghiệp e ngại trong việc triển khai thực hiện các chiến dịch SMS Marketing. Vì vậy,
để tận dụng tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động như một kênh marketing
thì trước hết các doanh nghiệp phải hiểu được tâm lý khách hàng và tiếp theo là xây
dựng những chiến dịch marketing thực sự làm hài lịng, tạo được sự chú ý, thích thú
đối với khách hàng.
Do đó, trong phạm vi luận văn, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Các yếu tố tác động đến thái độ của khách hàng tại TP. HCM đối với quảng
cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động”.

TIEU LUAN MOI download :


3

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Như đã đề cập ở phần trên , nắm bắt được những yếu tố tác động đến thái độ

của khách hàng đối với quảng cáo trên điện thoại di động nói chung và quảng cáo
qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động nói riêng rất quan trọng đối với
những người làm marketing, các doanh nghiệp có quan tâm đến Mobile Marketing.
Do đó để giúp những người làm marketing nhận ra được đâu là những yếu tố cần
quan tâm khi thực hiện triển khai các chiến dịch quảng cáo trên điện thoại di động,
mà cụ thể là quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS, luận văn này được xây dựng với
mục tiêu như sau:
 Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến thái độ
của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại
di động.
 Kiểm định sự khác biệt về thái độ đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản

SMS trên điện thoại di động giữa khách hàng nam và khách hàng nữ, giữa
các nhóm khách hàng khác nhau về: độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quảng cáo trên điện thoại di động gồm nhiều kênh như: tin nhắn văn bản

SMS, tin nhắn đa phương tiện MMS, ứng dụng trên điện thoại di động, website trên
điện thoại di động,…Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về quảng cáo qua tin nhắn
văn bản SMS trên điện thoại di động.
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến thái độ của khách hàng đối
với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động.
Đối tượng khảo sát là những người đang sử dụng điện thoại di động.
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Nguồn dữ liệu

TIEU LUAN MOI download :


4

Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thu thập từ khảo sát
điều tra.
1.4.2. Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính:

 Phương pháp thực hiện: thảo luận nhóm với những người đang sử dụng điện
thoại di động.
 Mục tiêu: khám phá và điều chỉnh toàn bộ thang đo cho các biến nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
 Phương pháp thực hiện: phỏng vấn đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi.
 Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện.
 Phương pháp phân tích dữ liệu: kiểm định sơ bộ thang đo (sử dụng hệ số
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA), kiểm định mơ hình và các giả
thuyết nghiên cứu (sử dụng phân tích hồi quy), kiểm định sự khác biệt của
thái độ của các khách hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
thu nhập đối với hình thức quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS (sử dụng
công cụ T-test, ANOVA).
 Phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20.0 được sử dụng trong tồn bộ q
trình nghiên cứu.
1.5.

Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, bao gồm: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết
cấu luận văn.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

TIEU LUAN MOI download :


5


Trình bày cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, bao gồm: lý thuyết về Mobile Marketing,
quảng cáo trên điện thoại di động, thái độ của khách hàng đối với quảng cáo, tổng
kết các nghiên cứu trước. Sau đó đưa ra các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày về phương pháp, quy trình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu định lượng chính
thức và các thang đo.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết
nghiên cứu.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Tổng kết những kết quả đạt được của luận văn, nêu hàm ý chính sách đối với các
doanh nghiệp triển khai SMS Marketing đồng thời trình bày các hạn chế của luận
văn và nêu lên hướng mở rộng cho những nghiên cứu tiếp theo.

TIEU LUAN MOI download :


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Chương 2 này sẽ trình bày cơ
sở lý thuyết cho nghiên cứu, từ đó đưa ra các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương này gồm 6 phần: Lý thuyết về Mobile Marketing (2.1); Lý thuyết về quảng
cáo trên điện thoại di động (2.2); Lý thuyết về thái độ của khách hàng đối với quảng
cáo (2.3); Tổng kết các nghiên cứu trước (2.4); Các giả thuyết và mơ hình nghiên
cứu (2.5).
2.1.

Lý thuyết về Mobile Marketing


2.1.1. Marketing
Một số định nghĩa về Marketing trích trong Đinh Cơng Tiến (2012):
Định nghĩa về Marketing của Gronroos (1990): “Marketing là thiết lập, duy
trì, củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác liên quan để làm thỏa
mãn mục tiêu của các thành viên này”.
Theo hiệp hội Marketing Mỹ (2004): “Marketing là một chức năng của tổ
chức và là một tập hợp các quá trình để tạo ra, truyền đạt và chuyển giao giá trị cho
khách hàng và để quản lý các mối quan hệ với khách hàng sao cho có lợi cho tổ
chức và những thành phần có liên quan với tổ chức”.
Theo Kotler (2008): “Marketing là q trình mà các cơng ty tạo ra giá trị cho
khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng để nhận được giá trị
trao đổi từ khách hàng”.
Các định nghĩa Marketing mặc dù được xây dựng từ những góc độ, khía
cạnh, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng
Marketing hiện nay là việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, từ đó thiết kế
và tạo ra sản phẩm như thế nào để thỏa mãn nhu cầu đó, cung cấp thơng tin và thu
hút khách hàng mua sản phẩm đồng thời xây dựng mối quan hệ bền vững với khách
hàng để nhận được giá trị trao đổi từ khách hàng.

TIEU LUAN MOI download :


7

“Mục tiêu kép của Marketing là nhằm thu hút các khách hàng mới bằng việc
cam kết tạo ra giá trị vượt trội và giữ chân/phát triển các khách hàng hiện hữu thơng
qua việc tạo ra sự hài lịng” (Kotler và Amstrong, 2011, trang 6-7).
Ngày nay, các chương trình và chiến lược Marketing của doanh nghiệp phải
hướng tới việc tạo ra các giá trị cho khách hàng. Marketing mix là tập hợp các công
cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng nhằm thực thi các chiến lược Marketing của

mình. Các cơng cụ cơ bản của Marketing mix được chia thành 4 nhóm với tên gọi
4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (Chiêu thị/truyền
thông Marketing).
Để xây dựng mối quan hệ khách hàng thật tốt, các công ty không những phải
phát triển một sản phẩm tốt, bán giá hấp dẫn và đưa nó đến thị trường mục tiêu mà
cịn phải chuyển tải tuyên bố giá trị của mình tới khách hàng và việc này không nên
làm một cách qua loa đại khái. Tồn bộ các thơng tin truyền thơng phải được lên kế
hoạch và kết hợp hài hòa trong các chương trình truyền thơng marketing tích hợp
IMC (Integrated Marketing Communication). Cũng như đối với việc xây dựng và
duy trì bất kỳ dạng quan hệ nào, giao tiếp tốt là yếu tố sống cịn khi một cơng ty
muốn nỗ lực xây dựng trong những mối quan hệ khách hàng có khả năng tạo lợi
nhuận.
Theo Kotler và Amstrong (2013), tổ hợp chiêu thị hay cịn gọi là tổ hợp
truyền thơng marketing là sự kết hợp những công cụ chiêu thị/công cụ mà công ty
sử dụng để chuyển tải giá trị khách hàng sao cho thuyết phục và xây dựng quan hệ
khách hàng. Có 5 cơng cụ chiêu thị chính:
 Quảng cáo: là mọi hình thức giới thiệu và quảng bá phi cá nhân về ý tưởng,
sản phẩm, dịch vụ do một nhà tài trợ xác định chi trả (bao gồm quảng cáo
trên truyền hình, trên ấn phẩm in ấn, trên Internet, quảng cáo ngoài trời,…).
 Khuyến mãi: là những ưu đãi ngắn hạn để khuyến khích việc mua hay bán
một sản phẩm hay dịch vụ (bao gồm chiết khấu, phiếu giảm giá, các buổi
trưng bày và các buổi thử nghiệm chứng minh đặc tính sản phẩm).

TIEU LUAN MOI download :


8

 Bán hàng cá nhân: là việc lực lượng bán hàng của công ty tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng nhằm mục đích bán hàng và xây dựng quan hệ khách hàng

(bao gồm giới thiệu về sản phẩm, triển lãm thương mại và các chương trình
ưu đãi)
 Quan hệ cơng chúng (PR): là việc xây dựng mối quan hệ tốt với các cộng
đồng công chúng khác nhau của công ty bằng cách giành lấy thiện cảm từ họ,
xây dựng một hình ảnh cơng ty tích cực, xử lý những tin đồn, câu chuyện và
sự kiện bất lợi cho công ty (bao gồm thơng cáo báo chí, hoạt động tài trợ, sự
kiện đặc biệt và trang web).
 Marketing trực tiếp: những mối liên kết trực tiếp với từng khách hàng mục
tiêu đã được lựa chọn cẩn thận để có thể vừa thu được phản hồi lập tức vừa
nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng (bao gồm catalogue,
marketing qua điện thoại, các cửa hàng, Internet, …).
2.1.2. Mobile Marketing
Theo hãng nghiên cứu FirstPartner của Anh (2003, trang 3): “Mobile
Marketing bao gồm một loạt các phương thức trong đó khách hàng mục tiêu tương
tác với chiến dịch Marketing bằng điện thoại di động của họ”.
Dickinger và cộng sự (2004, trang 2) định nghĩa: “Mobile Marketing là việc
sử dụng phương tiện truyền thông tương tác không dây để cung cấp cho khách hàng
những thơng tin mang tính cá nhân hóa, linh hoạt về thời gian và vị trí bao gồm
thơng tin về hàng hóa, dịch vụ, các ý tưởng và do đó tạo ra giá trị cho các bên liên
quan”.
Hiệp hội Mobile Marketing - MMA (2009) đã đưa ra định nghĩa về Mobile
Marketing như sau: “Mobile Marketing là một tập hợp các hoạt động để các công ty
giao tiếp và thu hút khách hàng của họ tham gia tương tác hoặc các hình thức có
liên quan thơng qua và với bất kỳ mạng hoặc thiết bị di động nào”.

TIEU LUAN MOI download :


9


Như vậy, Mobile Marketing có thể được hiểu là việc thực hiện các chiến dịch
Marketing thông qua việc tận dụng những lợi ích từ kênh truyền thơng là điện thoại
di động.
Web trên
ĐTDĐ
Ứng dụng
trên ĐTDĐ

Bluetooth
Dịch vụ dựa trên vị trí
QR codes
Banner

MMS
SMS

Cơng cụ tìm kiếm

Hình 2.1: Một số hình thức Mobile Marketing
Mobile Marketing dựa trên sự cho phép (Permission based Mobile Marketing)
Bản chất phương thức marketing truyền thống là sử dụng các phương tiện
truyền thông đại chúng để đưa các sản phẩm và hình ảnh cơng ty tới người tiêu
dùng, tạo chú ý cho người tiêu dùng bằng sự gián đoạn. Ví dụ: quảng cáo xuất hiện
giữa 1 đoạn phim đang gay cấn, quảng cáo xuất hiện khi đang truy cập 1 website
nào đó, quảng cáo xuất hiện giữa các nội dung của 1 tạp chí,… Hiện nay, hiệu quả
đạt được khi áp dụng hình thức này đang dần giảm sút. Một mặt, do xuất hiện nhiều
đối thủ nên các chương trình marketing (quảng cáo, phát hàng mẫu, khuyến mãi, tổ
chức sự kiện,…) trở nên quá tải, doanh nghiệp muốn tạo ra những chương trình
quảng cáo, marketing khác biệt nên chi phí thực hiện rất cao. Mặt khác, do khách
hàng cảm thấy khó chịu đối với việc marketing dựa trên sự gián đoạn này.

Do đó, hình thức marketing dựa vào sự cho phép (Permission Marketing) ra
đời, được phát triển bởi Seth Godin, phó tổng giám đốc phụ trách Marketing của
Yahoo, một người làm Marketing thời đại mới. Ý tưởng căn bản của hình thức này
là người làm Marketing phải nhận được sự cho phép, sự đồng tình của khách hàng
để bắt đầu một mối tương tác 2 chiều, với sự tham gia của cả người làm Marketing
và khách hàng (hay nói cách khác là chuyển từ cách thức marketing dựa trên sự

TIEU LUAN MOI download :


10

gián đoạn thành marketing dựa trên sự tương tác). Sự tương tác này giúp xây dựng
giao kết với khách hàng thơng qua những cuộc đối thoại mang tính cá nhân, giúp
cho sản phẩm của doanh nghiệp riêng biệt hơn, đến gần được với khách hàng hơn,
tức là một quá trình mà người làm Marketing hỗ trợ người tiêu dùng để mua và
người tiêu dùng hỗ trợ lại người làm Marketing để bán, một ý thức Marketing định
hướng vào người tiêu dùng.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động và sự tăng
trưởng thuê bao di động liên tục, hình thức Mobile Marketing dựa vào sự cho phép
của khách hàng (Permission based Mobile Marketing) thực sự là một công cụ
marketing đầy tiềm năng. Theo MMA (2011), Mobile Marketing dựa vào sự cho
phép nên được xem là một phần riêng biệt của Mobile Marketing. Yếu tố cốt lõi tạo
nên hiệu quả và thành cơng của hình thức này là dựa vào sự trao đổi giá trị, trong
đó, khách hàng sẽ trao đổi bằng sự đồng ý tham gia hoặc các thơng tin cá nhân,
thơng tin về sở thích của họ và cái họ nhận lại từ phía doanh nghiệp sẽ là sự bảo mật
những thông tin cá nhân của họ, những thông tin chào hàng mà họ quan tâm, thích
thú và cảm thấy có giá trị (ví dụ như: coupon, sản phẩm giảm giá, mẫu thử hoặc
những thông tin, ứng dụng mang lại sự giải trí,…).
Nói tóm lại, Mobile Marketing dựa vào sự cho phép sẽ mang lại cho các

doanh nghiệp mối liên kết dài lâu với khách hàng, đồng thời khả năng thuyết phục
khách hàng tham gia cao, tỷ lệ tương tác cao và mang lại lợi nhuận đầu tư cao.
2.2.

Lý thuyết về quảng cáo trên điện thoại di động

2.2.1. Quảng cáo trên điện thoại di động
Theo Idean (2012), Mobile Marketing được chia thành 2 thành phần: Quảng
cáo trên điện thoại di động (Mobile Advertising) và truyền thơng quan hệ khách
hàng (Customer Relation Communication). Trong đó Quảng cáo trên điện thoại di
động bao gồm: quảng cáo hiển thị (display advertising), quảng cáo dựa trên các
cơng cụ tìm kiếm (search advertising) và quảng cáo qua tin nhắn (messaging

TIEU LUAN MOI download :


11

advertising). Truyền thông quan hệ khách hàng bao gồm nhiều loại thông điệp đa
dạng từ công ty/tổ chức gửi đến khách hàng hoặc nhóm khách hàng mong muốn.
Theo Friman (2010, trang 18), sau khi tổng hợp một số nghiên cứu, tác giả đã
chỉ ra rằng: “Quảng cáo trên điện thoại di động bao gồm các mẫu quảng cáo đã
được định dạng, có tính tương tác và các thơng điệp truyền thông với khách hàng
được gửi thông qua điện thoại di động”. Trong nghiên cứu của mình, Friman giả
định Quảng cáo trên điện thoại di động bao gồm: các mẫu quảng cáo
(Advertisements), Thư mời sự kiện (Event Invitation) và truyền thông quan hệ
khách hàng (Customer relation communication).
Trong nghiên cứu này, khái niệm Quảng cáo trên điện thoại di động được
hiểu như sau: Quảng cáo trên điện thoại di động là hoạt động truyền tải những mẫu
quảng cáo có khả năng tương tác, linh hoạt về thời gian, địa điểm về các sản phẩm,

dịch vụ, ý tưởng, thương hiệu đến khách hàng thông qua điện thoại di động của họ.
Theo Tsang (2004), dựa vào chiến lược cụ thể, những người làm marketing
có thể sử dụng:
 Quảng cáo dựa trên sự cho phép: loại quảng cáo này khác với hình thức
quảng cáo gây khó chịu truyền thống ở chỗ: tin nhắn về những dịch vụ,
sản phẩm, …sẽ sẽ được gửi tới từng cá nhân, những người đã đồng ý
nhận tin nhắn trước đó. Khách hàng cũng có thể từ chối nhận tin nhắn
quảng cáo bất cứ khi nào. Bằng cách dựa vào sự cho phép của khách
hàng mục tiêu, hình thức quảng cáo này sẽ giảm được Sự phiền nhiễu gây
ra cho khách hàng.
 Quảng cáo dựa vào sự khuyến khích: cung cấp những phần thưởng mang
giá trị vật chất cụ thể cho những cá nhân đồng ý tham gia chiến dịch
marketing.
 Quảng cáo dựa vào vị trí: các mẫu quảng cáo sẽ được gửi dựa trên vị trí
của khách hàng.

TIEU LUAN MOI download :


12

Theo Bamba & Barnes (2007), quảng cáo trên điện thoại di động được phân
làm 2 mơ hình: kéo và đẩy (push và pull)
 Chiến dịch quảng cáo sử dụng mô hình kéo: nhà quảng cáo sẽ gửi thơng
tin đã được khách hàng yêu cầu đến điện thoại di động của họ. Người
dùng có sự chủ động và thích thú với quảng cáo. Quảng cáo được phân
phối một cách có chọn lọc lấy người dùng làm trung tâm.
 Chiến dịch quảng cáo sử dụng mơ hình đẩy: nhà quảng cáo sẽ gửi thông
tin đến khách hàng bất chấp sự đồng ý của họ, người dùng trở nên thụ
động trong việc nhận quảng cáo.

Theo Hiệp hội Mobile Marketing - MMA (2009), khi thực hiện chiến dịch
quảng cáo trên điện thoại di động, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều kênh để
tiếp cận khách hàng, bao gồm:
 Tin nhắn di động
 Website cho điện thoại di động
 Ứng dụng trên điện thoại di động
 Video di động
Điện thoại di động cung cấp một kênh truyền thông độc lập để thực hiện
chiến dịch quảng cáo nhưng để đạt hiệu quả cao nên thực hiện các chiến dịch kết
hợp với các kênh truyền thông khác như: tivi, quảng cáo giấy, radio, quảng cáo
ngoài trời, email, …
Như đã trình bày ở Chương 1, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu về quảng cáo trên điện thoại di động thông qua phương thức SMS,
hay có thể gọi là Quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động.
2.2.2. Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động
Nếu nhìn tổng quan, cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động do 2
bộ

phận

ngành

cấu

thành:

quảng

cáo


(Advertising)



viễn

thơng

(Telecommunication). Khi phân tích sâu hơn, thì hình thức quảng cáo này được vận
hành bởi các công ty tiếp thị di động (Mobile Marketing companies) và các nhà

TIEU LUAN MOI download :


13

cung cấp cơng nghệ (Technology providers). Để phân tích thị trường quảng cáo trên
điện thoại di động, việc nắm được các thành phần cấu thành chính là điều quan
trọng. Những thành phần chính trong chuỗi giá trị của hình thức quảng cáo trên điện
thoại di động bao gồm: các công ty cần quảng cáo sản phẩm/dịch vụ (Advertisers),
các công ty quảng cáo trên di động (m-advertising companies), các công ty truyền
thông (Media owners), các đơn vị quảng cáo truyền thống (traditional advertising
agencies), các nhà vận hành mạng di động (Network operator/carrier), các nhà cung
cấp công nghệ (Technology providers) và khách hàng (Customers). Các công ty cần
quảng cáo sản phẩm/dịch vụ là thành phần quan trọng nhất, doanh thu của chuỗi giá
trị được chi trả bởi những công ty này cho các công ty quảng cáo thực hiện các
chiến dịch quảng cáo trên điện thoại di động (Leppäniemi và cộng sự, 2004).
Theo Interactive Advertising Bureau (2008), cấu trúc hệ thống quảng cáo
trên điện thoại di động được thể hiện ở hình 2.2:


Các nhãn hàng
(Advertiser)

Các đơn vị
quảng cáo
(Agency)

Cổng truyền
thông tin
(Carrier
Portal)

Mạng truyền
thông tin
(Carrier
Network)

Mạng quảng
cáo (Ad
network)

Mã hóa nội
dung
(Content
Enabler)

Điện
thoại di
động
(Handset)


Server
quảng cáo
(Ad server)

Phát hành
nội dung
(Content
Publisher)

Quảng cáo
(Advertising)

Phương tiện
truyền thơng
(Media)

Khách hàng
(Consumer)

Truyền gửi
(Delivery)

Hình 2.2: Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động theo IAB (2008)

TIEU LUAN MOI download :


14


Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động này khá tương tự với cấu
trúc quảng cáo dựa vào Website trên máy vi tính. Tuy nhiên, mã hóa nội dung
(Content Enabler) là một thành phần mới, đó là những cơng ty chun cung cấp các
dịch vụ mã hóa nội dung, đóng vai trị hỗ trợ cho các cơng ty phát hành nội dung
(Content Publisher) để đảm bảo nội dung muốn truyền tải có thể được hiển thị ở
định dạng tốt nhất đến hàng loạt các loại điện thoại di động hiện nay.
Theo OpenMarket (2011), các cấu trúc hệ thống quảng cáo qua tin nhắn văn
bản SMS trên điện thoại di động gồm:
 Các nhãn hàng (Buyers/Advertisers): các doanh nghiệp hoặc nhãn hàng
muốn truyền thông quảng cáo đến người sử dụng điện thoại di động (Ví dụ:
Toyota, P&G, Coke, Disney,…).
 Mạng quảng cáo (Ad network): là doanh nghiệp nhận các mẫu quảng cáo
theo yêu cầu từ các nhãn hàng phân phối qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm
tin nhắn trên điện thoại di động. (Ví dụ: Movoxx, Quattro, Millennial,…).
 Đơn vị kết hợp (Aggregator): là công ty trung gian giữa Ad network và
Publisher, nhằm tạo sự kết hợp hoàn hảo để giá trị mang lại càng cao (Ví dụ:
Off-Deck Hub, Open Market,..).
 Đơn vị phát hành (Publisher): bao gồm các nhà tiếp thị di động và các nhà
cung cấp nội dung. Những công ty này xây dựng nội dung và chuẩn bị không
gian (inventory) để các quảng cáo xuất hiện.
 Nhà vận hành mạng di động (Operator): cung cấp cơ sở hạ tầng để truyền đi
những tin nhắn quảng cáo đến người sử dụng điện thoại di động (Ví dụ:
AT&T, T-Mobile,…)
 Khách hàng sử dụng điện thoại di động (Customer).
Nhìn chung, tùy theo thị trường mà sẽ hình thành cấu trúc hệ thống quảng
cáo trên điện thoại di động khác nhau, tuy nhiên thành phần chính bao gồm: Các
cơng ty cần quảng cáo sản phẩm/dịch vụ (Advertisers), các công ty quảng cáo

TIEU LUAN MOI download :



15

(Advertising Company), các nhà cung cấp nội dung (Content Providers), các nhà
mạng di động (Carriers), khách hàng (Customers) (Hình 2.3).
Các nhãn
hàng

Cơng ty
quảng cáo

Nhà cung
cấp nội dung

Nhà mạng
di động

Khách
hàng

Hình 2.3: Cấu trúc hệ thống quảng cáo trên điện thoại di động
Một số công ty quảng cáo trên điện thoại di động tại Việt Nam: Admicro,
VIVAS, VNG,….
2.2.3. Quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động
2.2.3.1. Tổng quan về tin nhắn trên điện thoại di động
Công nghệ tin nhắn trên điện thoại di động cho phép người dùng giao tiếp
với nhau ở chế độ không đồng bộ, cụ thể là các tin nhắn sẽ được lưu trữ trong hệ
thống mạng và sẽ gửi đến người nhận ngay khi điện thoại di động của họ ở trạng
thái có thể nhận được tin nhắn. Có 2 dạng tin nhắn:
 SMS (Short Message Service): tin nhắn văn bản, cho phép người sử dụng điện

thoại di động gửi và nhận một tin nhắn văn bản tối đa 160 ký tự đơn giản.
 MMS (Multimedia Message Service): tin nhắn đa phương tiện, cho phép người
sử dụng điện thoại di động gửi và nhận một tin nhắn ngồi ký tự cịn đính kèm
hình ảnh, âm thanh, video.
Tin nhắn trên điện thoại di động là một phương tiện hữu hiệu để truyền tải
thông điệp quảng cáo. Thơng điệp quảng cáo có thể được chèn thêm vào các tin
nhắn cung cấp dịch vụ nội dung của các đơn vị truyền thông, các tin nhắn cung cấp
dịch vụ khách hàng được triển khai bởi các doanh nghiệp hoặc những tin nhắn cá
nhân,…
Theo MMA (2009), tin nhắn trên điện thoại di động được chia thành 2 dạng:
tin nhắn A2P và tin nhắn P2P:
 Tin nhắn A2P (Application-to-Person)

TIEU LUAN MOI download :


×