Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.36 KB, 6 trang )
Kĩ năng quản lí tiền
Trong cuộc khảo sát toàn cầu năm 2012 về quản lí tài chính, một phần ba số
người được hỏi (33%) ở Việt Nam không lập ngân sách gia đình để quản lí
thu nhập và chi tiêu.
Trong cuộc khảo sát toàn cầu năm 2012 về quản lí tài chính giữa 28 quốc gia,
Việt Nam xếp hạng 26, đứng trên Indonesia và Pakistan.
Khảo sát cho thấy một phần ba số người được hỏi (33%) ở Việt Nam không lập
ngân sách gia đình để quản lí thu nhập và chi tiêu.
Đánh giá cũng chỉ ra những người ở độ tuổi 18-24 có xu hướng ít lập kế hoạch
ngân sách hơn so với những người ở độ tuổi lớn hơn.
Tham gia buổi hội thảo “Thông thái tài chính” (dành cho sinh viên tại 8 trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) do Visa và Trung
ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức tại ĐH Ngân Hàng vừa qua, bạn Minh
Trâm cho biết: “Mình sống chung với gia đình nên chẳng lo nghĩ gì nhiều chuyện
tiền bạc vì mỗi lần cần tiền là xin bố mẹ nên rất thụ động trong quản lí tài chính.
Vì thế từ nay phải có kế hoạch quản lí tiền bạc cụ thể để tạo thói quen tốt cho
tương lai sau này…”
Còn bạn Đặng Trần Minh Hiếu tâm sự: hai chị em cùng học ĐH mà có mỗi mình
mẹ gánh vác nên bạn thường xuyên đau đầu vì chuyện chi xài tiền ra sao. Mỗi lần
nhận tiền gửi ít ỏi của mẹ, bạn phải lên một list danh sách những thứ bắt buộc
phải mua, đóng tiền trọ tiền học và trích một số ít vào “quĩ chết” dành cho những
chi tiêu bất ngờ.
Ngoài ra Hiếu còn tranh thủ đi làm thêm để tăng thêm “vốn để dành”. Kĩ lưỡng
trong việc quản lí tài chính như thế nhưng không ít lần bạn vẫn bị “cháy túi” bởi
những sự cố bất ngờ.