Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.6 KB, 130 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi
mới đúng đắn, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Từ đó đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam ln ln bổ
sung, phát triển, từng bước hồn thiện đường lối đổi mới và đang lãnh đạo đất
nước thực hiện mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nhằm xây dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, trong đó chuyển địch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp là nội dung quan trọng trong đường lối phát triển
kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thời gian qua tương đối hợp lý và đúng hướng, nền kinh tế
nước ta nhiều năm liên tục có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đánh giá 20 năm
thực hiện đường lối (1986-2006) Đảng ta khẳng định: hơn 20 năm qua thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
về kinh tế - xã hội và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá
nhanh, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh [15, tr.67]. Những thành tựu đó
chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn
Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khẳng định những thành tựu, cần thấy rõ cho đến nay
đất nước vẫn ở trong tình trạng kém phát triển. Kinh tế cịn lạc hậu so với
nhiều nước trong khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hố, xã hội, xây dựng
hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn
đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là
trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng
phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng xã hội; giữa
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định chính trị và



2
phát triển; giữa độc lập tự chủ và chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong khu vực kinh tế nông nghiệp và đời sống người dân ở khu vực nơng
thơn cịn nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết: khoảng cách giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn; chênh lệch thu nhập giữa những người làm việc ở các
lĩnh vực kinh tế; bức xúc giải quyết việc làm… Những vấn đề đó nếu khơng
được giải quyết tốt sẽ gây phức tạp về chính trị và ảnh hưởng không nhỏ đến
bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để từng bước giải quyết những vấn đề đó, đưa sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa tiến lên các cấp ủy Đảng cần lãnh đạo tốt chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý và đúng hướng ở mỗi địa phương, đơn vị, góp
phần làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao, bền vững, đẩy
mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các
Huyện ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh ln coi trọng và có nhiều tiến bộ trong
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát
triển kinh tế trên địa bàn huyện và đạt được những thành tựu quan trọng, mở
ra triển vọng mới về phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, sự lãnh đạo của các Huyện uỷ đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn cịn những thiếu sót, khuyết
điểm: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn chậm, thị trường tiêu
thụ sản phẩm nơng nghiệp cịn hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn, thu nhập của
nhân dân trong huyện còn thấp; chưa coi trọng tổng kết sự lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các Huyện uỷ, rút ra những bài học kinh nghiệm
để định hướng, lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian
tới, đảm bảo cho kinh tế của các huyện phát triển với tốc độ cao, bền vững.
Trong những năm tới, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở thành phố Hồ
Chí Minh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải được tăng cường
hơn nữa, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế- xã hội giai đoạn



3
2010-2020 do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện đề ra, tạo tiền đề quan
trọng để phát triển kinh tế thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là vấn
đề rất quan trọng và cấp bách, là trọng tâm lãnh đạo của các Huyện ủy và các
cấp ủy Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ huyện, được học tập cơ bản
hệ thống về lý luận Xây dựng Đảng, có thời gian khá dài trực tiếp công tác ở
huyện, giữ cương vị chủ chốt nhiều năm, tôi luôn trăn trở và xác định trách
nhiệm của mình đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trọng tâm là
chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đảm bảo cho kinh tế của
huyện phát triển nhanh, mạnh, đúng hướng và bền vững. Vì vậy, tơi chọn đề tài
nghiên cứu: “Các Huyện uỷ ở thành phố Hồ Chính Minh lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc
sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trong những năm gần đây, ở nước ta việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng ở các địa phương đã có nhiều cơng
trình khoa học nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đó đã được
nghiệm thu, cơng bố và đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như:
* Sách và đề tài khoa học:
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân” của GS Ngơ Đình Giao, Nxb Chính trị quốc gia,
tập II, Hà Nội 1994.
- “Mối quan hệ công - nông nghiệp, dịch vụ trong sự hình thành nền
kinh tế thị trường ở nước ta” của GS, TS Trần Ngọc Hiên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 1997.
- “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống
xã hội nước ta” do PGS Lê Văn Lý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
1999, trong đó có một chương về Đảng lãnh đạo kinh tế.



4
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng, thực trạng và triển vọng” do PGS, TS Lê Du Phong và PGS, PTS
Nguyễn Thành Đơ đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
- “Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đề tài
cấp Bộ năm 1997 do PGS, TS Nguyễn Văn Cúc làm chủ nhiệm.
- Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(1999) “Sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh uỷ trong điều kiện hiện nay”, đề tài
khoa học cấp Bộ do GS, TS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm.
- “Thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hoằng Hoá, tỉnh
Thanh Hoá (1991 - 2001)” do TS Nguyễn Dũng Sinh chủ biên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2002.
- Ban tư tưởng văn hố Trung ương và Bộ Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn: “Con đường cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam”
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2003 “Cơ sở khoa học của
việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010”
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trọng điểm năm 2001-2002, do PGS, TS
Mai Ngọc Cường làm chủ nhiệm.
* Một số cơng trình luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ như:
- Chu Phạm Ngọc Hiển: “Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Thanh Hố", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Sáng Vang “Phương hướng và giải pháp về quản lý nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng sản
xuất hàng hố”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội, 2000.


5
- Phạm Phong Duệ “Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp qua thực tế ở Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
- Mai Văn Ninh “Tỉnh uỷ Thanh Hoá lãnh đạo kinh tế trong giai đoạn
hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2006.
- Đặng Thị Kim Oanh “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ năm 1997-2003”, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử Đảng, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Ngọc Thanh “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử Đảng, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004.
- Đào Thị Vân “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa giai đoạn 1997-2003”,
Luận văn Thạc sỹ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Quốc Tuấn “Huyện ủy Hà Trung tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay”
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị- Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2008.
- Lê Đình Sơn “Tỉnh ủy Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong
giai đoạn hiện nay” Luận văn Thạc sỹ Khoa học Chính trị, Học viện Chính
trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2008.
- Vũ Hồng Phương “Các Huyện ủy ở tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn hiện nay” Luận văn Thạc sỹ
Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội 2009.


6
* Các bài đăng trên báo, tạp chí:
- Phạm Quang Diệu “Chiến lược cơng nghiệp hóa lan toả - chuyển đổi
nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp”, Viện Kinh tế Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Vũ Ngọc Hùng “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam”, Tạp chí
Cộng sản số 72 tháng 2/2004.
- Lê Thị Phương Mai “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hà Tây”, Tạp
chí Cộng sản số 670 tháng 3/2003.
- Nguyễn Sỹ “Bắc Ninh đẩy nhanh lộ trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn”, Tạp chí Cộng sản số 761 tháng 8/2006.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên, chủ yếu đề cập đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nền kinh tế quốc dân. Một số cơng trình có đề cập đến sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện, Tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng dưới góc độ
chuyên ngành Lịch sử Đảng, quản lý kinh tế. Các bài viết đăng trên các báo, tạp
chí đề cập các khía cạnh khác nhau về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp, hóa hiện đại hóa.
Đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, cụ
thể và tồn diện về: “Các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ những khái niệm, quan niệm và những vấn đề lý luận
chủ yếu về các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay; khảo sát, nghiên cứu thực
trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các huyện ở thành phố Hồ
Chí Minh và thực trạng sự lãnh đạo của các Huyện ủy đối với việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua, luận văn đề xuất những

giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các Huyện ủy đối với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.


7
* Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp đến đề tài
luận văn như đặc điểm, quan niệm, nội dung, phương thức, quy trình lãnh đạo
của các Huyện ủy trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của các Huyện ủy và thực trạng sự lãnh đạo của các Huyện ủy đối với
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến nay, chỉ ra ưu,
khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra các kinh nghiệm thực tiễn.
- Nêu mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng
cường sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn các huyện.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp của các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của các
Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp từ 2000 đến nay.
- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự
lãnh đạo của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế;


8
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn; về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin; đồng
thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp chuyên gia,
phân tích và thống kê; phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp điều tra;
phương pháp lịch sử, logíc...
6. Đóng góp về khoa học của đề tài
- Luận văn bước đầu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn lãnh đạo của các
Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp; đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các
Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm tới và dùng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, giảng
dạy, học tập tại trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh và các Trung tâm Bồi
dưỡng Chính trị của thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương 6 tiết.


9

Chương 1
CÁC HUYỆN ỦY Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CÁC HUYỆN, HUYỆN ỦY, KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HUYỆN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.1. Đặc điểm của các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên 2.093,7 km 2. Khu
vực nội thành gồm 12 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh,
Gị Vấp và Tân Bình; với diện tích 140,3 km 2 (6,7% tổng diện tích tự nhiên
thành phố). Khu vực nội thành mở rộng, gồm 7 quận mới: 2, 9, 7, 12, Thủ
Đức, Tân Phú và Bình Tân; với diện tích 353,7 km2 (16,9% tổng diện tích tự
nhiên thành phố và rộng gấp 2,5 lần nội thành). Khu vực ngoại thành, gồm 5
huyện: Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ; với diện tích
1.601,7 km2 (76,4% tổng diện tích tự nhiên thành phố) bao gồm 63 xã; trong
đó, 3 huyện ven đơ: Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè có diện tích 462,3 km2 .
Thành phố Hồ Chí Minh với địa bàn đa dạng, nằm trong vùng chuyển
tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng
qt có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây và chia thành
3 tiểu vùng với quỹ đất nông nghiệp hạn chế độ phì nhiêu kém trong đó có
trên 50% là đất nhiễm phèn, mặn và 20% là đất xám, đồi gò, bạc màu; là đầu
mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng Nam Bộ, Nam Trung bộ
và Tây nguyên; là cửa ngõ của cả nước với quốc tế, có bờ biển ở phía Nam
huyện Cần Giờ dài 20 km [12].
Trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, thổ nhưỡng, địa hình và chế độ thủy
văn, có thể phân thành các vùng sinh thái nông nghiệp, cụ thể:



10
- Vùng đất xám gị đồi: diện tích khoảng 5.600 ha (chiếm 4,6% diện tích
đất nơng nghiệp của thành phố), phân bố ở Tây Bắc Củ Chi bắc Thủ Đức. Đặc
điểm đất vùng này là đất xám gò đồi, hạn chế nguồn nước tưới tự nhiên. Hệ sinh
thái ở vùng này là ruộng rẫy với hoa màu, đậu đỗ và khoai mì một vụ về mùa
mưa, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp; một số khu vực rừng trồng phủ xanh
đất trống, chống xói mịn và cải tạo đất. Các mơ hình đề xuất chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở vùng này là: trồng hoa- cây kiểng, trồng rau, chăn ni bị
sữa, cây lâu năm, rừng, trồng nấm kết hợp với phát triển các ngành nghề nông
thôn như làng nghề bánh tráng, sinh vật cảnh, nông nghiệp công nghệ cao.
- Vùng đất xám vàng đỏ và đất xám bạc màu: diện tích khoảng 18.230
ha (15%), phân bố ở Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh. Đặc điểm địa hình là
dạng lượn sóng đến bằng. Vùng này có thể chia 2 tiểu vùng như sau:
Vùng có địa hình cao khoảng 10m, địa hình lượn sóng, có tầng đất dày,
độ màu mở khá, mực nước ngầm không sâu quá 10m. Hệ sinh thái là rừng
trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su).
Vùng thấp 3-4m đến 10m, địa hình lượn sóng nhẹ đến bằng. Trên cao
hoặc triền, là hệ sinh thái ruộng màu hai vụ đậu phộng luân canh một vụ lúa;
dưới thấp, là ruộng hai vụ lúa luân canh một vụ đậu phộng với năng suất cao
và khá ổn định.
- Vùng đất phù sa ngọt: diện tích khoảng 10.100 ha (8,3%), phân bố tập
trung chủ yếu ở vùng giữa của phần phía Nam huyện Bình Chánh, vùng giao
lưu của q trình thành tạo đất giữa thành phố Hồ Chí Minh với Đồng bằng
sơng Cửu Long. Là vùng chủ yếu có hệ sinh thái lúa nước hai vụ năng suất
cao; cây lâu năm- vườn cây ăn trái. Tuy nhiên một số khu vực của vùng này
vào múa khô cũng bị thiếu nước ngọt. Các mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp: phát triển giống cây trồng, giống tôm cá nước ngọt, trồng
hoa- cây kiểng, VAC (vườn- ao- chuồng) kết hợp với du lịch sinh thái, vui
chơi giải trí…



11
- Vùng đất phèn nặng: diện tích khoảng 8.930 ha (7,4%), thuộc khu vực
thấp trũng ở phía Tây Nam thành phố, phân bố kéo dài từ Tân An Hội- Thái
Mỹ (Củ Chi), qua Nhị Xn (Hóc Mơn), xuống khu vực Tân Tạo, Lê Minh
Xuân, Phạm Văn Hai (Tây Nam huyện Bình Chánh). Vùng này, có các hệ
sinh thái là ruộng nhiễm phèn chỉ trồng lúa một vụ năng suất thấp; đất ngập
phèn lên líp trồng mía, mãng cầu ghép bình bát. Các mơ hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp như: lâm, ngư kết hợp các cây lâm nghiệp như tràm
ta, tràm úc, keo các loại…cây ăn trái và mơ hình VAC.
- Vùng đất phèn nhẹ: diện tích khoảng 17.420 ha (14,4%); thuộc khu
vực thấp trũng có lớp phù sa trên bề mặt; ở rẻo ven sơng Sài gịn. Hệ sinh thái
vườn tập trung cây hoa, trái nổi tiếng. Các mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp: ni tơm càng xanh và mơ hình VAC kết hợp với du lịch sinh
thái, vui chơi giải trí…
- Vùng đất phèn mặn theo mùa 6 đến 7 tháng/năm: diện tích khoảng
18.193 ha (15%); tập trung ở huyện Nhà Bè và phía Bắc huyện Cần Giờ.
Vùng này, có hệ sinh thái ruộng lúa chịu mặn- phèn một vụ năng suất thấp và
bấp bênh; cây dừa nước và ao đầm nuôi thủy sản mặn- lợ (tôm sú, cua)…
- Vùng đất phèn mặn và đất mặn dưới rừng ngập mặn: diện tích khoảng
42.840 ha (35,3%), tập trung ở huyện Cần Giờ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
chiếm diện tích chủ yếu với 34.000 ha; trong đó hệ thực vật chủ yếu là: đước,
keo lá tràm…; đất làm muối khoảng 1.000 ha. Ngoài ra trên địa bàn khu vực
huyện Cần Giờ cịn có diện tích đất giồng cát ven biển, thích hợp trồng cây ăn
trái: nhãn, xoài, ổi…, rau màu: hành, hẹ, ớt…; diện tích đất mặt nước ni
tơm sú, cua và bãi bồi ni thủy sản nhuyễn thể.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội
- Về kinh tế- chính trị:
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sài gịn- Gia Định có truyền thống

đấu tranh giữ nước kiên cường. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Thành


12
phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu cao
quý: Thành đồng của Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân từ Nam chí Bắc đã ghi
sâu vào tâm trí: lực lượng của chúng ta, đó là thế hệ Hồ Chí Minh; con đường
của chúng ta, đó là con đường Hồ Chí Minh. Cái đích cuối cùng mà chúng ta
phải đến, đó là thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là điểm
quyết chiến, chiến lược cuối cùng quét sạch qn xâm lược; phải giải phóng
Sài Gịn thì mới hồn thành được sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ
quốc, mở đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Chiến thắng
30/4/1975, ngày Sài Gịn giải phóng đã trở thành biểu tượng rực rỡ của sự
nghiệp kháng chiến thần thánh suốt 30 năm.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Thành phố Hồ
Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, trung tâm khoa học
cơng nghệ, văn hóa, y tế, thể dục thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực,
đào tạo nhân tài của khu vực các tỉnh phía Nam và của cả nước; là một đầu
mối giao lưu quốc tế, giao lưu khu vực, có mối liên hệ về nhiều mặt với đồng
bằng Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và miền Nam Trung bộ. Đồng
thời thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị rất quan trọng ở phía Nam và
cũng là của cả nước ta.
35 năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, với trách
nhiệm “cùng cả nước, vì cả nước” đã luôn vững vàng, bền bỉ phấn đấu, nêu
cao tinh thần cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, bằng ý chí tự lực, tự
cường, đã vượt qua những khó khăn chồng chất trong 10 năm đầu; thành phố
đã giữ vững ổn định chính trị, khơi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh; với tư duy đổi mới, cách làm mới đã có bước đột phá,
tháo gỡ vướng mắc, trở lực của cơ chế quản lý cũ, thúc đẩy kinh tế - xã hội

liên tục phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Qua gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, thành phố không ngừng
phát triển toàn diện. Kinh tế trên địa bàn thành phố đạt tốc độ tăng trưởng cao


13
năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các
nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển, góp phần
cùng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế hợp lý. Từ mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân
2,7%/năm trong giai đoạn 1976 - 1985, đã vươn lên mức 10,5%/năm của giai
đoạn 1986 - 2009; đến nay chiếm hơn 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và
30% ngân sách của cả nước; trở thành một trong số ít đơ thị của các nước có
tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số liên tục trong khoảng thời gian dài. Kết
cấu hạ tầng đô thị được cải thiện đáng kể; diện tích đơ thị tăng lên hơn 2 lần.
Với vài chục ngàn căn nhà lụp xụp trên kênh rạch được di dời, bố trí nơi ở
mới khang trang, cùng với việc cải tạo hệ thống kênh rạch, cải thiện môi
trường; hệ thống giao thông, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao cùng các loại hình dịch vụ đơ thị đã và đang xây
dựng, tạo nên diện mạo mới của thành phố khang trang, hiện đại. ngày càng
khẳng định vai trò là trung tâm lớn về nhiều mặt và là một trong các động lực
phát triển kinh tế của cả nước.
Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu đạt kết quả tích cực,
từng bước tạo chuyển biến về chất trong cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ
trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - cơng nghệ cao.
Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế chung; trong đó, các ngành dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, chất
lượng cao, giá trị gia tăng cao như : tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,
bưu chính - viễn thông, vận tải - cảng - kho bãi, khoa học - công nghệ, giáo
dục và y tế chất lượng cao tiếp tục phát triển mạnh; giá trị sản xuất công

nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bằng 1,85 lần giai đoạn 2001 - 2005; 4 ngành
công nghiệp trọng yếu : cơ khí chế tạo, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hố
chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong
giá trị sản xuất công nghiệp.


14
Nơng nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nơng nghiệp đô thị, sản
xuất giống cây, giống con và các sản phẩm có chất lượng, hiệu quả kinh tế
cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Doanh thu bình
qn 1 ha đất nơng nghiệp năm 2009 đạt 138,5 triệu đồng/năm, bằng 2,2 lần
năm 2005 [17].
Những thành tựu đạt được ln gắn liền với vai trị lãnh đạo của Đảng
bộ thành phố trong đó có Đảng bộ các Huyện, đã luôn chú trọng thực hiện
công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn đạt được
nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện Cuộc vận động “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được những kết quả quan trọng
bước đầu. Cơng tác cải cách hành chính, kiện tồn bộ máy chính quyền, xây
dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, chống nhũng nhiễu, tiêu cực đạt nhiều tiến
bộ. Công tác vận động nhân dân, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân được tăng cường.
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển của thành
phố nói chung và các Huyện nói riêng trong suốt 35 năm qua là Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân ln vững vàng về chính trị, đã chủ động, tích cực
đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại các âm mưu phá hoại của các thế lực thù
địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồn kết xây
dựng nơng thơn mới vững mạnh tồn diện hồn thành thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn trên địa bàn các huyện
ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn hóa- xã hội:
Về dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 là 6.810.461 người, trong
đó, dân số 5 huyện ngoại thành là 1.144.743 người, chiếm 16,81%; dân số
nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp 3,7% (251.980 người). Hiện nay thành phố có
trên 7 triệu người (tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4 năm 2009). Mật độ


15
dân số bình quân thành phố là 3.250 người/km 2 (các quận 11.474 người/km2
và các huyện ngoại thành 715 người/km2, chênh lệch nhau 16 lần). Cơ cấu
dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa
với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành
phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại
Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Lao động và việc làm: hàng năm đã tạo ra trên 120.000 chỗ làm mới,
giảm tỉ lệ thất nghiệp; lao động qua đào tạo nghề đạt mức 55%. Cơ cấu lao
động nông thơn ngoại thành có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành
công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp. Năm 2008 có 143.620 người
chiếm 57% nhân khẩu nơng nghiệp và chỉ chiếm 5% tổng số lao động trên địa
bàn thành phố. Trong 10 năm qua có khoảng 32% dân số ở nông thôn (tương
ứng 230 ngàn người) trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển
đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp.
Cơng tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, đến
năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm còn 0,24% tổng số hộ dân (thu nhập
bình qn dưới 6 triệu đồng/người/năm). Nếu theo tiêu chí mới thu nhập bình
quân dưới 12 triệu đồng/người/năm tại 5 huyện ngoại thành có 69.480 hộ,
chiếm 29,38% số hộ ngoại thành, trong đó hộ có thu nhập bình qn dưới 6
triệu đồng/người/năm có 2.012 hộ (chiếm 0,85% số hộ), thu nhập 6 đến 8
triệu đồng/người/năm có 47.998 hộ (chiếm 20,29% số hộ). Đã hoàn thành phổ
cập bậc trung học; hiện có 12 bác sĩ và 42 giường bệnh trên một vạn dân [52].

1.1.2. Các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh - Đặc điểm, chức
năng và nhiệm vụ
1.1.2.1. Đặc điểm của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh
Các Huyện ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh có những đặc điểm chủ yếu:
Một là, được thành lập ngay trong thập niên 1930, những đảng viên đầu
tiên là những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Các huyện ủy được xây dựng,


16
thử thách, rèn luyện lãnh đạo và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Các huyện đều được phong tặng danh hiệu “Anh
hùng lực lượng vũ trang”. Trong công cuộc đổi mới với một tinh thần đoàn
kết và trung thành mục tiêu lý tuởng của Đảng, đảng bộ các huyện đã lãnh
đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào thắng lợi
chung của thành phố và cả nước. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; quốc
phòng - an ninh đuợc giữ vững; đời sống nhân dân từng bước được nâng cao;
hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được xây dựng, củng cố và kiện toàn.
Huyện ủy các huyện đã làm trịn chức năng, nhiệm vụ của mình, trở thành chỗ
dựa và niềm tin của nhân dân trong huyện.
Hai là, các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đã được kiện toàn
qua các kỳ đại hội đại biểu đảng bộ huyện, chất lượng của Ban Chấp hành
đảng bộ ở các huyện khóa sau cao hơn khóa trước; số luợng thường được
cơ cấu từ 29 đến 39 (các khóa trước), riêng tại Đại hội Đảng bộ các huyện
lần thứ X (2010-2015) do yêu cầu công các cán bộ trẻ và cán bộ nữ, Thành
ủy đã cho phép tăng 10% số lượng cấp ủy viên, do đó Đại hội đã bầu từ 37
đến 47 cấp ủy viên, trong đó tỷ lệ nữ chiếm từ 21% đến 27%, trong đó Ban
Thường vụ có từ 11 đến 14 đồng chí, thường trực huyện ủy có 3 hoặc 4
đồng chí gồm; bí thư, phó bí thư thường trực ; Phó Bí thư phụ trách xây
dựng Đảng (Nhà Bè) và phó bí thư phụ trách chính quyền; trong Ban Chấp
hành có 162 đồng chí (78,26%) có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị; về

trình độ chun mơn: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có 203 đồng chí
(98,06) trình độ đại học và trên đại học (Xem phụ lục 5).
Ba là, đặc điểm và vai trò của Ban chấp hành Đảng bộ các Huyện ở
thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với nhiệm vụ của cấp huyện, là cấp trên trực
tiếp của cơ sở chịu trách nhiệm quán triệt, triển khai và lãnh đạo tổ chức thực
hiện thắng lợi mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy và Huyện
ủy trên địa bàn huyện.


17
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đại biểu
cho trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức của Đảng bộ. Các đồng chí cấp ủy
viên được lựa chọn kỹ từ các tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ huyện theo
đúng qui trình, qui hoạch, đủ tiêu chuẩn và được bầu một cách dân chủ, công
khai theo đúng Điều lệ Đảng.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có nhiệm vụ chung là tiếp thu, quán
triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và cấp mình; đồng thời, chịu
trách nhiệm trước Đảng bộ huyện và cấp trên trong việc lãnh đạo tổ chức thực
hiện tốt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng trên địa bàn huyện đạt kết quả; là cơ
quan lãnh đạo công tác xây dựng Đảng bộ huyện trên tất cả các mặt chính trị,
tư tưởng và tổ chức; Huyện ủy thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tất cả tổ chức đảng và đảng viên của Đảng bộ huyện, hồn
thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Để phát huy vai trị lãnh đạo tồn diện của Huyện ủy trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn huyện, Huyện ủy quan tâm xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trên địa bàn hoạt động đúng đường lối,
chủ trương của Đảng, xây dựng khối đại đồn kết tồn dân; tích cực xây dựng
Đảng, Chính quyền, phát huy được tinh thần cách mạng, yêu nước của nhân

dân thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Nghị quyết của các Huyện ủy
và cấp uỷ Đảng trong các huyện.
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các
Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh
- Chức năng của các huyện ủy :
Vai trị, chức năng chung nhất của Đảng là đội tiên phong chính trị của
giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chức năng chủ
yếu của cấp ủy Đảng nói chung và của các huyện ủy nói riêng là lãnh đạo


18
chính trị đối với tồn bộ hệ thống chính trị và xã hội trên địa bàn các Huyện,
đảm bảo cho các hoạt động xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của huyện có chất
lượng và phát triển theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chức năng lãnh đạo của các Huyện ủy thể hiện ở việc cụ thể hoá, thể
chế hoá, các chủ trương đường lối, chiến lược kinh tế- xã hội của Đảng và của
thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; xác định nhiệm vụ chính trị của địa phương
mình đúng đắn, sáng tạo; tạo ra những chuyển biến tiến bộ trong việc tổ chức
thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Làm tốt công tác cán bộ, làm
trong sạch và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng,
đội ngũ đảng viên; thường xuyên chăm lo củng cố và xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh và củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân.
Chức năng lãnh đạo của Huyện ủy còn được thể hiện rõ ở việc kiểm tra
và giám sát, lãnh đạo mà không kiểm tra coi như khơng lãnh đạo. Vì vậy, lãnh
đạo và kiểm tra, giám sát là 2 mặt cơ bản thống nhất trong hoạt động của mỗi
cấp uỷ Đảng. Nội dung kiểm tra, giám sát của cấp uỷ Đảng chủ yếu là việc
thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, nguyên tắc, Điều lệ Đảng. Thông qua
kiểm tra, giám sát cấp ủy Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo của mình. Trên cơ

sở Điều lệ Đảng và thực tiễn tại các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh, các
huyện ủy xây dựng và ban hành qui chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Huyện
ủy khoá X (2010-2015), gồm 4 chương với 10 điều qui định cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn, nguyên tắc và chế độ làm việc của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy.
Nhiệm vụ cụ thể của Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các thành viên Ủy ban
kiểm tra Huyện ủy.
Trong lãnh đạo kinh tế - xã hội, huyện uỷ có chức năng lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một lĩnh vực trọng yếu trong
sự lãnh đạo của các huyện ủy, một lĩnh vực nâng cao thu nhập cho người dân


19
và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của của các huyện ở thành phố Hồ
Chí Minh
- Nhiệm vụ của các Huyện ủy :
Trên cơ sở quy định của Điều lệ Đảng và từ thực tiễn, các huyện ủy ở
thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Lãnh đạo các mặt công tác của Đảng bộ huyện trong thời gian giữa hai
kỳ Đại hội, trong đó lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
+ Quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc, Nghị quyết của cấp trên và của Đảng bộ huyện; vận dụng đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; đồng thời,
quyết định những chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện đúng
đắn và sáng tạo.
+ Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong sạch vững mạnh.
+ Tích cực tham gia vào việc xây dựng và cụ thể hố đường lối, chính
sách của Đảng, chuẩn bị nội dung và kế hoạch tiến hành Đại hội Đảng từ cơ

sở đến huyện theo qui định của Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên.
+ Xây dựng và thực hiện qui chế làm việc của cấp uỷ, bảo đảm vai trò
lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện; sự đồn kết
thống nhất trong cấp uỷ Đảng, trước hết là trong Ban Thường vụ, thường trực
cấp uỷ; lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng
bộ huyện đề ra và nhiệm vụ của cấp trên giao.
- Trách nhiệm và quyền hạn của các Huyện ủy :
Căn cứ vào Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, đặc
điểm và phạm vi lãnh đạo trên địa bàn các huyện; trách nhiệm và quyền hạn
của các Huyện ủy, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:


20
+ Quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để cụ thể hoá
đường lối, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và lãnh đạo tổ
chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ.
+ Quyết định các chủ trương, biện pháp lớn về tổ chức và cán bộ, về bố
trí, đề bạt và thi hành kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy huyện quản lý.
Thường xuyên lãnh đạo cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền; định kỳ nghe báo cáo và lãnh đạo cấp ủy Đảng trực thuộc, các ban của
Huyện uỷ thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng.
Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của cấp ủy Đảng.
+ Lãnh đạo Đại hội Đảng bộ, chi bộ trực thuộc và chuẩn bị Đại hội
Đảng bộ huyện, thường xuyên báo cáo với cấp trên và thông báo cho cấp dưới
tình hình chung và hoạt động của cấp ủy, bảo đảm chế độ thông tin cho từng
cấp uỷ viên và cấp ủy cơ sở theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.
+ Trách nhiệm và quyền hạn của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí
Minh được cụ thể hoá thành quy chế làm việc, phù hợp với đặc điểm tình hình
của mỗi Đảng bộ huyện trong giai đoạn hiện nay.
Quy chế làm việc của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh khố IX

(2005-2010) đều thống nhất chung gồm: 3 chương với 18 điều, quy định nội
dung cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
Huyện ủy, Bí thư, các Phó Bí thư; xây dựng chương trình cơng tác tồn khóa,
xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; xác
định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh,
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị; chủ trương đầu tư các dự án quan
trọng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Quy hoạch,
quyết định về tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống chính trị được Ban
Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh phân cấp quản lý. Kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện ủy và cấp trên.
Quy định chế độ làm việc và phương pháp công tác của tập thể Huyện ủy và


21
cá nhân cấp ủy viên, chế độ hội nghị, giao ban của Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và chế độ thông tin báo cáo.
1.2. CÁC HUYỆN ỦY Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - QUAN NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG
THỨC VÀ QUY TRÌNH LÃNH ĐẠO

1.2.1. Quan niệm về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của các Huyện ủy
- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
+ Quan niệm cơ cấu kinh tế:
Đảng lãnh đạo nhà nước phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu
phấn đấu của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu trên địi hỏi phải có một
cơ cấu kinh tế (CCKT) hợp lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng
kinh tế và các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành CCKT phải được thể
hiện cả về số lượng cũng như về chất lượng và được xác định trong những
giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội

(KT-XH) cụ thể của mỗi quốc gia (vùng, hoặc địa phương) qua từng thời kỳ.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận
động chuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự
nhiên, KT-XH. Do đó sự duy trì q lâu hoặc thay đổi q nhanh chóng của
CCKT mà khơng tính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên, KTXH đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy việc duy trì
hay thay đổi CCKT không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trong quá trình vận động
chuyển dịch nhanh hay chậm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà phụ
thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 thì cơ cấu kinh tế là “tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành” [58, tr.610]. Vậy có thể hiểu CCKT là tổng thể các bộ phận hợp thành kết


22
cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các bộ
phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ
tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian
nhất định, phù hợp với những điều kiện KT-XH nhất định nhằm đạt hiệu quả KTXH cao.
Khái niệm CCKT như nêu trên là khoa học tương đối toàn diện, đầy đủ
các bộ phận cấu thành, các mối quan hệ khắng khích giữa các bộ phận cấu thành.
Như vậy CCKT vừa mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử xã
hội, đồng thời luôn vận động và phát triển không ngừng, gắn với sự phân
công lao động, hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế.
Ta có thể hiểu trực diện hơn, CCKT là: mối quan hệ và tỷ lệ giữa các
ngành trong nền kinh tế (hoặc trong GDP), mối quan hệ giữa các vùng kinh
tế, giữa các thành phần kinh tế.
Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ
cấu theo ngành kinh tế- kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành
chính- lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế; trong đó cơ cấu theo ngành

kinh tế- kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu công- nông nghiệp là quan trọng nhất.
Trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định chiến lược
kinh tế- xã hội Việt Nam hiện nay là xây dựng một cơ cấu kinh tế gồm:
Cơ cấu ngành: phát triển các ngành nông- lâm- ngư nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đồng thời tăng tốc độ
phát triển các ngành công nghiệp, mở rộng khu vực dịch vụ, từng bước đưa
nền kinh tế phát triển toàn diện và theo hướng hiện đại.
Cơ cấu thành phần: nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó thành
phần kinh tế quốc doanh đóng vai trị chủ đạo.
Cơ cấu vùng: phát triển những vùng chuyên canh hóa sản xuất có hiệu
quả kinh tế- xã hội cao.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu


23
sắc các nhân tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật cụ thể ở từng vùng trong từng thời
gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, trên cơ sở đó khai thác và
sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên đất đai, sức lao động, tư liệu sản xuất, tạo
ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước và tạo điều kiện nâng cao đời sống
nhân dân.
Xác định CCKT hợp lý có ý nghĩa chiến lược quan trọng, thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế nhanh với tốc độ cao và bền vững, ổn định chính trị ở mỗi
quốc gia, mỗi địa phương. Để có CCKT hợp lý, ngoài sự phụ thuộc vào các
yếu tố như: điều kiện tự nhiên, KT - XH, lợi thế so sánh của mỗi vùng, địa
phương, quốc gia và khả năng tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế; thì vai trị
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách năng động, sáng tạo của Trung ương
Đảng và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương là rất quan trọng.
CCKT hợp lý phải thoả mãn được 5 tiêu chí cơ bản sau đây:
Một là, CCKT phải phù hợp với qui luật khách quan, trước hết là quy

luật kinh tế cơ bản.
Hai là, khai thác hợp lý và phát huy được nguồn lực, tiềm năng của đất
nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng được tiến bộ khoa học - kỹ thuật
và công nghệ hiện đại.
Ba là, tạo nên sự phát triển cân đối, phát huy lợi thế của các vùng, các
ngành kinh tế.
Bốn là, sự gắn kết giữa các loại thị trường trong và ngoài nước, mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị
của khu vực và thế giới.
Năm là, tạo được tích luỹ ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, xã
hội phát triển lành mạnh, giữ vững quốc phòng-an ninh.
+ Quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Nền kinh tế quốc dân là một tổ hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trên góc độ
khơng gian lãnh thổ của mỗi nước, người ta phân chia ra thành kinh tế nông


24
thôn và kinh tế thành thị. Sự phân biệt giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành
thị dựa vào sự khác nhau về địa lý, gắn liền về trình độ phát triển lực lượng
sản xuất, phân công lao động xã hội và những đặc thù của các ngành. Khu
vực nông thôn bao gồm một không gian rộng lớn, ở đó cộng đồng dân cư sinh
sống và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (theo nghĩa rộng) với
các hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với lĩnh vực đó. Kinh tế nơng thơn là
một tổng thể các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn. Kinh tế nông thôn
gồm các ngành liên quan mật thiết với nhau: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp. Các ngành
kinh tế đó quan hệ chặt chẽ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng
và liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một
bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tế quốc dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế
quốc dân, nhưng nó cũng mang tính độc lập tương đối. Vậy cơ cấu kinh tế

nông nghiệp được hiểu:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số
lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan
đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù hợp, hợp lý trong
phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và mỗi thành phần kinh tế.
Muốn có một cơ cấu kinh tế hợp lý, cần có những biện pháp cụ thể nhằm
chuyển dịch cơ cấu đúng hướng để có thể khai thác tối đa những tiềm năng và
lợi thế của từng vùng, ngành và từng địa phương
Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính khách quan: cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp tồn tại và phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội. Mỗi một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh
tế nông thôn cụ thể.


25
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế cụ thể trong hệ thống
kinh tế nông nghiệp cũng như xu hướng chuyển dịch của chúng ra sao là tuỳ
thuộc vào những điều kiện kinh tế- xã hội, những điều kiện tự nhiên nhất định
mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tuy nhiên, các quy
luật kinh tế lại được biểu hiện và vận động thơng qua hoạt động của con
người. Vì vậy, con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật kinh tế cũng như
các ngành tự nhiên để từ đó góp phần vào việc hình thành, biến đổi và phát triển
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp sao cho cơ cấu đó ngày càng hợp lý và đem lại hiệu
quả cao. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, cơ cấu
kinh tế còn bị chi phối bởi sự phát triển kinh tế chung của vùng và của thế giới.
Như vậy, việc hình thành và vận động của cơ cấu kinh tế nơng nghiệp địi hỏi
phải tơn trọng khách quan và không được áp đặt chủ quan, duy ý chí.

Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp khơng cố định mà luôn luôn vận động và
biến đổi sự vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền
với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới. Sự tác động của các điều kiện đó làm cho các bộ phận kinh tế
trong hệ thống kinh tế nông nghiệp biến đổi, tác động lẫn nhau, tạo ra một cơ
cấu kinh tế nông nghiệp mới. Cơ cấu ấy vận động và phát triển, đến lượt nó
phải nhường chỗ cho một cơ cấu mới khác ra đời. Tuy vậy, để đảm bảo cho
quá trình hình thành, vận động và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
một cách khách quan, yêu cầu đặt ra là cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo
tương đối ổn định. Nếu cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường xuyên thay đổi,
xáo trộn sẽ làm cho các quá trình sản xuất kinh doanh khơng ổn định, q
trình đầu tư lúng túng, lưu thơng hàng hố trở ngại, làm cho kinh tế nơng
nghiệp, nơng thôn phát triển què quặt và phiến diện, gây lãng phí, tổn thất cho
nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính hợp tác và cạnh tranh: trong
việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao phải


×