Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tư hữu ruộng đất ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang nửa đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.04 KB, 6 trang )

Bùi Hoàng Tân, Võ Ngọc Hiển

48

TƯ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHONG PHÚ,
TỈNH AN GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
OWNING PRIVATELY LAND-FIELD IN PHONG PHU DISTRICT,
AN GIANG PROVINCE IN THE FIRST HALF OF THE 19TH CENTURY
Bùi Hoàng Tân, Võ Ngọc Hiển
Trường Đại học Cần Thơ;
Tóm tắt - Huyện Phong Phú, tỉnh An Giang ở nửa đầu thế kỉ XIX
là một trong những vùng đất mới được khai phá, tuy có diện tích
lãnh thổ tương đối lớn nhưng diện tích canh tác thực sự chưa
nhiều. Tình hình sở hữu ruộng đất nơi đây có sự khác nhau về tỉ
lệ, ruộng đất tư chiếm đại đa số, song quy mô tư hữu còn nhỏ lẻ
và manh mún, chưa đạt mức tập trung cao độ về đất đai như các
khu vực khác ở Nam Bộ. Sự khác biệt trong tư hữu đất đai do chịu
tác động bởi các yếu tố đặc trưng về lịch sử khẩn hoang, điều kiện
tự nhiên và tình hình chính trị - xã hội của vùng đất Phong Phú. Ở
một khía cạnh khác, nghiên cứu tình hình quản lý đất đai huyện
Phong Phú nửa đầu thế kỷ XIX cịn là bài học lịch sử có giá trị thực
tiễn đối với chính sách quản lý và sử dụng nguồn quỹ đất đai hiện nay
ở thành phố Cần Thơ.

Abstract - Phong Phu district, An Giang province in the first half of the
19th century was one of the new lands to be explored; although the
land area was relatively large, the area of cultivation was not much.
Ownership of private land here was different in terms of proportions,
private field land occupied majority, but the scale of private ownership
was small and fragmented, not reaching the maximum concentration
like other areas in Cochinchina. The difference of ownership of private


land was influenced by characteristic factors of the history of
reclamation, natural conditions and the political-socio situation of
Phong Phu district. In another perspective, studying land management
in Phong Phu district in the first half of the 19th century will give
historical lessons of practical value for the policy of managing and using
the current land fund in Can Tho city.

Từ khóa - tư điền; tư thổ; huyện Phong Phú; triều Nguyễn; thành phố
Cần Thơ

Key words - private rice – field; private land; Phong Phu district;
Nguyen dynasty; Can Tho city

1. Đặt vấn đề
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trị quyết định
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc nghiên
cứu về vấn đề sở hữu ruộng đất, nhất là tư hữu đất đai ở từng
địa phương như huyện Phong Phú, tỉnh An Giang nửa đầu thế
kỷ XIX góp phần khái qt về tình hình ruộng đất nơi đây với
nhiều điểm khác biệt trong sở hữu do những đặc trưng về điều
kiện tự nhiên và tình hình chính trị - xã hội. Đồng thời bài viết
cịn góp phần phân tích rõ nét một số đặc điểm trong sở hữu
ruộng đất ở địa phương Nam Bộ dưới triều Nguyễn.
Đặc biệt, vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó lấy
thành phố Cần Thơ làm động lực trọng tâm thu hút nguồn
lực đầu tư phát triển kinh tế bền vững của vùng. Vì thế, việc
nghiên cứu bài học lịch sử về tình hình quản lý đất đai huyện
Phong Phú nửa đầu thế kỷ XIX sẽ là bài học mang giá trị
ứng dụng thực tiễn trong hoạch định chính sách quản lý, khai

thác và sử dụng nguồn quỹ đất đai đạt hiệu quả tối ưu và góp
phần gia tăng giá trị kinh tế cho địa phương.

Bờ phía tây là thủ sở đạo Trấn Giang cũ, phố xá trù mật buôn
bán tấp nập; do sông Cái chảy xuống phía nam 12 dặm rưỡi
đến cửa biển Ba Thắc, do cửa sơng đi về phía tây tám dặm
rưỡi đến ngã ba, ngã bắc chuyển sang phía đơng, chảy 1 dặm
rưỡi đến sơng Bình Thủy, vào Hậu Giang, ngã phía tây chảy
78 dặm đến Ba Lãng, 160 dặm rưỡi nữa thì đến cửa bé đạo
Kiên Giang, nhiều bùn lầy” [8, tr.211]. Các sông này vừa là
tuyến giao thông huyết mạch, vừa cung cấp nước ngọt quanh
năm cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, vùng đất Phong Phú có
sự thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính khác nhau.
Trước thế kỷ VII, vùng đất này thuộc địa phận của
vương quốc Phù Nam. Từ sau thế kỷ VII, vương quốc Phù
Nam suy vong, vùng đất này trở nên hoang vu và vô chủ.
Lớp cư dân sinh sống nơi đây lúc bấy giờ chủ yếu là người
Khmer định cư rải rác trên các giồng đất cao, song do lực
lượng lao động còn hạn chế và khả năng canh tác lạc hâu
nên đất đai được khai hoang chưa nhiều.
Từ năm 1735, sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích đã
nối nghiệp cha làm Tổng trấn Hà Tiên, ông tiến hành công
cuộc khai phá vùng đất phía nam sơng Hậu. Năm 1739, Mạc
Thiên Tích lập thêm Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang
và Trấn Di. Trong đó, Trấn Giang là vùng đất dọc hữu ngạn
sông Hậu tương ứng với huyện Phong Phú sau này và nơi
đây trở thành hậu cứ quan trọng về kinh tế và quân sự của
trấn Hà Tiên. Theo Địa chí Cần Thơ, “Mạc Thiên Tích (trước
đó có tên là Mạc Thiên Tứ) được phong làm tổng trấn nối

nghiệp cha. Từ Hà Tiên, ông đẩy mạnh công cuộc khai mở
thêm vùng đất hữu ngạn sơng Hậu. Năm 1739, ơng đã hồn
thành việc khai mở này và lập thêm 4 vùng đất mới mà “Gia
Định thành thơng chí” gọi là “đạo” gồm: Long Xun (Cà
Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn
Di (Bạc Liêu), để sáp nhập vào đất Hà Tiên” [9, tr.25].

2. Giải quyết vấn đề
2.1. Khái quát về diên cách vùng đất Phong Phú
Phong Phú là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh An
Giang ở nửa đầu thế kỷ XIX, địa giới “cách phủ Tuy Biên
hơn 50 dặm về phía đông nam; đông tây cách nhau 50 dặm,
nam bắc cách nhau 65 dặm, phía đơng đến địa giới huyện
An Xun phủ Tân Thành 6 dặm, phía tây đến địa giới huyện
Kiên Giang tỉnh Hà Tiên 44 dặm, phía nam đến địa giới
huyện Vĩnh Định phủ Ba Xuyên 3 dặm, phía bắc đến địa giới
huyện An Xuyên và Tây Xuyên 62 dặm” [8, tr.186]. Địa
hình nơi đây chủ yếu là đồng bằng phù sa được bồi đắp bởi
các sông lớn “Ở bờ phía tây Hậu Giang, cách huyện Phong
Phú 3 dặm về phía đơng, rộng 4 trượng, sâu 2 trượng rưỡi.


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - VOL. 17, NO. 10.1, 2019

Dưới sự quản lý của họ Mạc, diện mạo vùng đất Phong
Phú lúc bấy giờ có sự thay đổi so với trước đó. Song, do
những điều kiện khách quan, Mạc Thiên Tích cho xây dựng
Phong Phú như một căn cứ đồn trú quân sự khi có hữu sự
ở Hà Tiên. “Thủ sở Trấn Giang ở phía Tây sơng Cần Thơ
lập từ năm 1739, khơng chỉ là vị trí đồn thủ ở một địa điểm

trên thủy bộ xung yếu mà là vùng khai mở rộng lớn dang
tay đón người tứ phương từ miệt trên đổ xuống, miệt dưới
đổ về để khai phá lập nghiệp và đặc biệt trong bối cảnh
thường bị quân Xiêm và quân xứ Chân Lạp sang xâm lấn,
quấy phá thì Trấn Giang (Cần Thơ) là một vùng hậu cứ của
Hà Tiên – Rạch Giá khi hữu sự” [9, tr.26]. Do vậy, tiến
trình khẩn hoang ở Phong Phú thời Mạc Thiên Tích cịn
khá chậm, đặc biệt ở những khu vực xa trung tâm lỵ sở.
Về cơ bản, vùng đất Phong Phú trong giai đoạn này đã
xuất hiện những lớp cư dân mới di cư vào và kể cả Hà Tiên
sang “Cộng đồng dân cư ở đây từ ngày xưa gồm một bộ phận
là binh lính và gia đình của qn binh Hà Tiên, Rạch Giá
theo chồng, theo cha về trú ngụ ở Trấn Giang. Một bộ phận
khác là những lưu dân từ miền ngồi đi vào, từ miền Đơng
đi xuống và ở lại trên đất Trấn Giang” [9, tr. 29]. Tuy nhiên,
quá trình khai khẩn và canh tác chưa ổn định, họ thường tập
trung quanh khu vực lỵ sở, ven sông rạch, sống chủ yếu dựa
vào nguồn lợi thủy sản và trồng trọt với quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XVIII, vùng
đất Phong Phú chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cuộc tranh
chấp giữa Xiêm La và lực lượng chúa Nguyễn. Đặc biệt
năm 1771 – 1773, cuộc nội chiến Tây Sơn với chính quyền
chúa Nguyễn đã đẩy vùng đất này vào vịng xốy của chiến
tranh. Do vậy, cơng cuộc khẩn hoang ở nơi đây dường như
dừng lại, kinh tế đình trệ và xã hội biến động.
Đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long đã cho định lại đơn vị
hành chính trong cả nước. Năm 1803, vùng đất Trấn Giang
thuộc quyền quản lý của dinh Long Hồ. Sau đó, dinh Long
Hồ được thay đổi địa giới và đổi tên là dinh Hoằng Trấn, sau
đổi thành dinh Vĩnh Trấn, về cơ bản Trấn Giang vẫn do dinh

này quản lý. Năm 1808, trên cơ sở địa giới vùng đất Trấn
Giang, huyện Vĩnh Định được thành lập trực thuộc trấn Vĩnh
Thanh. Huyện Vĩnh Định thời vua Gia Long chỉ có 37 thơn.
Năm 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định thành, phân
chia lại 5 trấn thuộc Gia Định trước đây thành 6 tỉnh Gia Định,
Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Trong đó, tỉnh An Giang được chia ra làm 2 phủ: phủ Tuy
Biên quản lý huyện Tây Xuyên và Phong Phú (nguyên là đất
huyện Vĩnh Định dưới thời vua Gia Long) và phủ Tân Thành
quản lý huyện Đông Xuyên và Vĩnh An. Năm 1835, vua Minh
Mạng cho tái thiết lại đơn vị hành chính, sáp nhập huyện
Phong Phú với một phần đất đai Ba Thắc lập thành huyện
Vĩnh Định thuộc phủ Ba Xuyên quản lý. Sau cuộc tổng đạc
điền và lập địa bạ trên toàn Nam Kỳ lục tỉnh năm 1836, huyện
Vĩnh Định được giao về phủ Tân Thành quản lý, bao gồm 4
tổng: Định An, Định Bảo, Định Khánh và Định Thới. Năm
1839, lấy đất trung tâm huyện Vĩnh Định kết hợp với đất bản
địa Ơ Mơn lập ra huyện Phong Phú gồm 3 tổng 19 thôn.
Căn cứ vào cách xác định tứ cận giáp giới và kết hợp
bản đồ [6, tr.143-153,167], huyện Phong Phú, tỉnh An
Giang nửa đầu thế kỷ XIX nguyên là đất Trấn Giang được
khai mở từ thế kỷ XVIII thời Mạc Thiên Tích. Diên cách
huyện Phong Phú được xác định hữu ngạn sơng Hậu, phía

49

tây bắc giáp huyện Đông Xuyên tỉnh An Giang, tây nam
giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía đơng và đơng
nam giáp huyện Vĩnh Định và huyện Phong Nhiêu tỉnh An
Giang. Về cơ bản, định danh Phong Phú là đơn vị hành

chính thuộc tỉnh An Giang được sử dụng không thay đổi từ
năm 1839 đến năm 1867 được giới hạn trong phần đất đai
3 tổng Định An, Định Bảo và Định Thới tương ứng với
phần lớn đất đai của thành phố Cần Thơ hiện nay.
2.2. Tình hình tư hữu ruộng đất ở huyện Phong Phú,
tỉnh An Giang nửa đầu thế kỷ XIX
2.2.1. Khái quát về ruộng đất tư
Ruộng đất tư hữu là hình thức sở hữu và sử dụng đối với
ruộng đất canh tác thuộc về tư nhân được ghi nhận trong số
địa bạ của xã, thôn với tên gọi là tư điền, tư thổ để phân biệt
với công điền, công thổ. Ruộng đất tư hữu xuất hiện khá sớm
trong lịch sử nước ta. Từ thế kỷ X, sở hữu tư nhân về ruộng
đất đã phát triển đáng kể và được ghi nhận ở hai điểm: quyền
quyết định đối với ruộng đất tư hữu và nghĩa vụ đóng thuế
cho nhà nước. Trên cơ sở đó, tư hữu về ruộng đất tồn tại với
các hình thức: tư hữu của địa chủ và tư hữu của nông dân tự
canh. Song, phần lớn tư hữu của địa chủ đã chiếm ưu thế và
gây nên tình trạng kiêm tính ruộng đất làm phá sản hình thức
tư hữu của nơng dân tự canh. Do đó, vấn đề mâu thuẫn giữa
nông dân và địa chủ trong xã hội là tất yếu.
Dưới triều Nguyễn, ruộng đất tư chiếm số lượng lớn
trong các loại hình ruộng đất ở Nam Kỳ, được đo đạc và ghi
chép khá kỹ trong địa bạ theo cấp hành chính tỉnh, huyện,
tổng, xã thơn. Người sở hữu và canh tác trên ruộng đất tư sẽ
chịu thuế theo hạng ruộng đất tư, họ được quyền mua bán
hoặc chuyển nhượng diện tích ruộng đất thuộc sở hữu của
mình và được bồi thường nếu bị triều đình trưng dụng cho
việc công. Tuy nhiên, quyền tư hữu tư nhân đối với ruộng
đất canh tác không phải là một quyền tuyệt đối, nếu chủ sở
hữu không canh tác hoặc bỏ hoang ruộng đất và khơng hồn

thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thì sẽ mất quyền tư
hữu đối với ruộng đất đó “mỗi gia đình chiếm những phần
đất mà mình có khả năng khai thác, cũng từ đó quyền sở hữu
tư nhân của các nông dân này được thiết lập (Sự thật khơng
phải ai xí phần đâu là có quyền sở hữu đó, mà chỉ sở hữu
trên ruộng đất đã thực canh và chính quyền đã đo đạc rồi
ghi vào địa bạ hay điền bạ để đánh thuế)” [1, tr.111].
2.2.2. Diện tích ruộng đất tư
Tổng diện tích ruộng đất tư huyện Phong Phú, tỉnh An
Giang và tỉ lệ so sánh được thống kê ở Bảng 1.
Kết quả thống kê địa bạ huyện Phong Phú, tỉnh An Giang
năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cho thấy, diện tích ruộng đất
tư ở huyện Phong Phú là 16754.2.7.0 xấp xỉ 8200,2 ha (đơn
vị đo đạc hiện nay) chiếm 95,89% tổng diện tích ruộng đất
của huyện và chiếm khoảng 5,9% so với diện tích của thành
phố Cần Thơ hiện nay là 1.401,61 km2 [10]. So sánh với diện
tích ruộng đất tư ở Nam Kỳ, ruộng đất tư ở huyện Phong Phú
có diện tích tương đối lớn, ví dụ như tổng Thanh Phong
(Định Tường) là 3931.6 mẫu, tổng Bình Trị Hạ (Gia Định)
là 1097.7 mẫu, tổng An Thủy Đơng (Biên Hịa) là
600.6 mẫu, tổng Bảo Ngãi (Vĩnh Long) là 1164.4 mẫu, tổng
An Thạnh (An Giang) là 642.9 mẫu, huyện Hà Châu
(Hà Tiên) là 580 mẫu… [4, tr.65]. Do đất đai ở đây được
khai phá từ thế kỷ XVIII, với điều kiện tự nhiên thuận lợi và
những chính sách khuyến khích khẩn hoang đã góp phần


Bùi Hồng Tân, Võ Ngọc Hiển

50


thúc đẩy q trình tư hữu diễn ra mạnh mẽ.
Bảng 1. Thống kê diện tích ruộng đất huyện Phong Phú,
tỉnh An Giang năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Đơn vị tính: mẫu.sào.thước.tấc
TT Tổng
Định
An
Định
2
Bảo
Định
3
Thới
1

Tổng diện Cơng điền Tỉ lệ Tư điền Tư Tỉ lệ
tích
Cơng thổ %
thổ
%
1712.4.10.0

52.6.3.0 3,07

4186.3.14.0

53.0.1.0 1,27 4133.3.13.0 98,73

Định An

Định Bảo
Định Thới

65,42%

24,67%

9,91%

1659.8.7.0 96,93

11572.8. 5.0 611.8.3.0 5,29 10961.0.2.0 94,71

Tổng cộng 17471.6.14.0 717.4.7.0 4,11 16754.2.7.0 95,89
Nguồn: [2].

Ruộng tư là loại ruộng thuộc quyền sở hữu tư nhân được
xác lập sau khi đã được đo đạc và ghi nhận vào sổ địa bạ của
xã, thôn và chịu thuế theo hạng tư điền đã được quy định.
Canh tác trên ruộng tư còn gọi là canh điền, ở huyện Phong
Phú chủ yếu là canh sơn điền, tức là trồng lúa trên ruộng gị
cao. Canh thảo điền vẫn có, song chiếm diện tích rất nhỏ và
được phân bố ở thơn Đơng Phú của tổng Định Bảo.
Đất tư là loại đất đai thuộc quyền sở hữu của tư nhân
được ghi nhận trong số địa bạ của xã, thôn và người canh
tác trên loại đất đai đó có nghĩa vụ nộp thuế theo hạng tư
thổ đã được nhà nước quy định. Canh tác trên đất tư ở
huyện Phong Phú còn gọi là canh viên, tức là canh tác trên
đất vườn với cây ăn quả là chủ yếu.
Huyện Phong Phú có diện tích ruộng tư là 12731.4.11.0

chiếm 72,87% và diện tích đất tư là 4022.7.11.0 chiếm
23,02% tổng diện tích ruộng đất tồn huyện (Hình 1).
DT ruộng tư
DT đất tư
DT ruộng đất khác

72.87%

23.02%

4.11%

Hình 1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu ruộng đất tư ở
huyện Phong Phú, tỉnh An Giang năm Minh Mạng thứ 17 (1836)

Qua biểu đồ cho thấy, diện tích ruộng tư chiếm tỉ lệ cao hơn
so với đất tư trong cơ cấu diện tích ruộng đất toàn huyện. Do
huyện Phong Phú nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sơng
Cửu Long, được bao phủ bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt
vừa là tuyến đường giao thông huyết mạch, vừa cung cấp nguồn
nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc trồng lúa. “Rạch Cần
Thơ từ đầu vàm giáp sông Hậu (bến Ninh Kiều ngày nay) chảy
tới Phong Điền (Cầu Nhiếm) cùng với rạch Bình Thủy từ bờ
sơng Hậu chảy vào Giai Xn – Long Tuyền là thủy lộ có vai
trị lịch sử quan yếu đối với công cuộc khai canh định cư của
xứ Cần Thơ ngày trước” [9, tr.30-31]. Mặt khác, xã hội Phong
Phú phần lớn là người Việt, vốn đã quen với nghề làm ruộng,
do vậy, hầu hết đất đai khai khẩn họ canh tác lúa là chủ yếu.
Điều này góp phần lí giải nguyên do diện tích ruộng tư chiếm tỉ
lệ cao hơn so với diện tích đất tư ở huyện Phong Phú.

Qua kết quả thống kê, diện tích và tỉ lệ diện tích ruộng
đất tư ở 3 tổng của huyện Phong Phú như Hình 2.

Hình 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích ruộng đất tư giữa các tổng
ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang năm Minh Mạng thứ 17 (1836)

Tổng Định An với diện tích ruộng đất tư là 1659.8.7.0
xấp xỉ 812,3 ha chiếm 96,93% diện tích ruộng đất của tổng
Định An. Đây là tổng có diện tích và tỉ lệ diện tích ruộng đất
tư thấp nhất huyện, chỉ chiếm 9,91% tổng diện tích ruộng
đất tư của huyện Phong Phú, do địa hình tổng Định An có
điều kiện tự nhiên khá bất lợi với địa hình trũng thấp, nhiều
cồn bãi ven sơng nên rất khó để định cư và canh tác. Cư dân
sinh sống ở đây chủ yếu canh tác trên các giồng đất cao song
họ vẫn sử dụng các nguồn lợi từ thiên nhiên là chủ yếu. Do
vậy, ruộng đất tư ở đây về cơ bản chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong
tổng diện tích ruộng đất tư của huyện Phong Phú. Mặt khác,
do điều kiện khó khăn về tự nhiên nên sự can thiệp của triều
Nguyễn ở khu vực này cũng khá mờ nhạt.
Khi đó, tổng Định Thới với diện tích khoảng 10961
mẫu (xấp xỉ 5364,7 ha) chiếm 94,71% tổng diện tích ruộng
đất tồn tổng và dẫn đầu về diện tích và tỉ lệ diện tích ruộng
đất tư ở huyện Phong Phú chiếm khoảng 65,42%. Nguyên
do tổng này có diện tích ruộng đất khá lớn, cùng với đó là
hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất phù sa màu mỡ thuận
lợi cho việc khai khẩn và canh tác nông nghiệp. Mặt khác,
tổng Định Thới được lập trên cơ sở sáp nhập các vùng đất
vốn đã được khai khẩn từ các thế kỷ trước “nguyên trước
là huyện Vĩnh Định và thổ Điểu Môn. Năm Minh Mạng thứ
13 (1832), tách đặt thì tên huyện Vĩnh Định vẫn để như cũ,

thuộc phủ Tân Thành thống hạt. Năm thứ 20 (1839) đổi tên
như ngày nay lại lấy thổ huyện Điểu Môn (tức tổng Định
Thới) sáp nhập với huyện thuộc phủ Tuy Biên thống hạt”
[8, tr.186]. Vì thế, chính sách cơng điền cơng thổ của nhà
nước chưa thực sự can thiệp sâu ở nơi đây và diện tích
ruộng đất tư chiếm ưu thế hơn so với ruộng đất cơng.
Riêng tổng Định Bảo có diện tích ruộng đất với khoảng
4133 mẫu (xấp xỉ 2023 ha) chiếm tỉ lệ rất cao 98,73% trong
tổng diện tích ruộng đất của tổng, song chỉ đạt tỉ lệ trung
bình 24,67% trong cơ cấu diện tích ruộng đất tư của toàn
huyện. Bởi, đất đai ở đây vốn đã được Mạc Thiên Tích cho
khai phá từ thế kỷ XVIII “cộng đồng dân cư ở đây từ ngày
xưa gồm một bộ phận là binh lính và gia đình của qn
binh Hà Tiên, Rạch Giá theo chồng, theo cha về trú ngụ ở
Trấn Giang. Một bộ phận khác là những lưu dân từ miền
ngồi đi vào, từ miền Đơng đi xuống và ở lại trên đất Trấn
Giang” [9, tr.29]. Mặt khác, nơi đây cịn là giao thoa giữa
các nhánh sơng lớn, do vậy đường sông trở thành mạch
giao thông thiết yếu. Cùng với đó là các làng xã ở tổng
Định Bảo đã được hình thành trên các giồng đất trải dài
theo sơng, rạch và sớm hội tụ nên các thị tứ, trung tâm
thương mại – văn hóa của một vùng từ cuối thế kỷ XVIII,
sang thế kỷ XIX nơi đây đã trở thành lỵ sở chính của huyện
Phong Phú “Chu vi 50 trượng rào bằng chông chà, ở địa
phận thôn Tân An. Trước kia là lỵ sở cũ của huyện Vĩnh


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - VOL. 17, NO. 10.1, 2019

Định, nay là lỵ sở huyện này” [8, tr.193]. Vì thế, đất đai ở

tổng Định Bảo sớm được khai khẩn và thuộc về sở hữu tư
nhân, ngược lại nhà nước chỉ có thể can thiệp vào những
khu vực đất đai trũng thấp, đầm lầy hoặc nơi hoang vu mà
các cộng đồng dân cư không đủ sức khai phá, canh tác để
thiết lập chế độ công điền công thổ vào nửa đầu thế kỷ XIX.
Xem xét cụ thể diện tích từng loại ruộng và đất, nhận
thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ diện tích ruộng tư và đất tư
giữa các tổng ở huyện được thể hiện ở Bảng 2:
Bảng 2. Thống kê diện tích ruộng tư và đất tư ở huyện Phong
Phú, tỉnh An Giang năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Đơn vị tính: mẫu.sào.thước.tấc
Diện tích
Tỉ lệ
Diện tích
Tỉ lệ
T
Tổng
T
ruộng tư
%
đất tư
%
1 Định An
1131.6. 7.0 8,89
528.2. 0.0 13,13
2 Định Bảo
3136.2. 8.0 24,63
997.1. 5.0 24,79
3 Định Thới
8463.5.11.0 66,48 2497.4. 6.0 62,08

Tổng cộng 12731.4.11.0 100 4022.7.11. 0 100
Nguồn: [2]

Sự chênh lệch trong cơ cấu diện tích ruộng đất tư giữa
các tổng đã tạo nên sự chênh lệch tỉ lệ giữa diện tích ruộng
tư và đất tư. Qua bảng thống kê cho thấy, huyện Phong Phú
có tổng diện tích ruộng tư khoảng 12731 mẫu (xấp xỉ
6231,2 ha) và tổng diện tích đất tư là 4022 mẫu (khoảng
1968,9 ha). Trong đó:
Tổng Định An có ruộng tư với diện tích khoảng 1131
mẫu (xấp xỉ 553,8 ha) chiếm 8,89% tổng diện tích ruộng tư
của huyện và khoảng 528 mẫu đất tư, xấp xỉ 258,5 ha, chiếm
13,13% tổng diện tích đất tư tồn huyện. Do tổng Định An
với phần lớn là địa hình trũng thấp, nhiều cồn bãi ven sông
tương ứng với phần đất đai quận Cái Răng dọc theo tuyến
phía Nam sơng Hậu hiện nay nên đất đai kém màu mỡ để
canh tác vườn, phần lớn đất đai khai khẩn chủ yếu trồng lúa.
Mặt khác, yếu tố không thuận lợi của điều kiện tự nhiên nơi
đây đã trở nên cản trở sự đầu tư của nhà nước trong việc khai
khẩn, đất đai trong giai đoạn đầu. Phần lớn đất đai chủ yếu
do các cư dân Khmer quen sống trên gò đất cao khai phá để
làm ruộng. Vì thế, ruộng ở tổng Định An chiếm diện tích lớn
hơn so với đất trong cơ cấu sở hữu tư về ruộng đất.
Diện tích ruộng tư của tổng Định Bảo khoảng 3136
mẫu, (xấp xỉ 1535 ha) chiếm tỉ lệ 24,63% tổng diện tích
ruộng tư của huyện. Đất tư khoảng 997 mẫu (xấp xỉ 488
ha) chiếm 24,79% tổng diện tích đất tư tồn huyện Phong
Phú. Lịch sử khai phá vùng đất Trấn Giang thời Tổng trấn
Mạc Thiên Tích gắn liền với khu vực đất đai tổng Định Bảo
nên phần lớn đất đai ở đây thuộc sở hữu tư “Ruộng đất do

ai khai khẩn thì được trọn quyền sở hữu, không phải nộp
địa tô. Di chuyển chỗ ở không phải khai báo. Không phân
biệt giàu nghèo, không phân biệt Việt – Khmer – Hoa” [9,
tr.365]. Mặt khác, tổng Định Bảo có vị trí trung tâm của
huyện Phong Phú đồng thời cịn là nơi giao nhau giữa các
nhánh sơng lớn nên đất đai rất màu mỡ. Hơn nữa việc đảm
bảo lương thực và nhu cầu trao đổi mua bán của huyện rất
quan trọng, vì thế phần lớn đất đai ở đây được sử dụng để
trồng lúa cũng là điều tất yếu. Điều này cũng góp phần lý
giải nguyên do ruộng tư chiếm diện tích lớn so với đất tư
nơi đây. Do đó, tổng Định Bảo tuy là nơi đặt lỵ sở của
huyện Phong Phú, song đất dân cư tập trung ở thôn Tân
An, đất đai ở các khu vực cịn lại chủ yếu canh điền.

51

Riêng tổng Định Thới có 8463 mẫu ruộng tư (xấp xỉ
4142,4 ha) chiếm 66,48%, tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu diện
tích ruộng tư của huyện. Tổng có khoảng 2497.4.6.0 mẫu
đất tư (xấp xỉ 1222,3 ha) chiếm 62,08% tổng diện tích đất
tư của tồn huyện. Vùng đất Phong Phú nói chung và tổng
Định Thới nói riêng phần lớn là cư dân người Việt “dấu
vết văn hóa truyền thống từ miền ngồi cịn thể hiện rõ ở
Thường Thạnh, Phong Điền sau này như tục thờ Bà – Cậu
(Bà Thủy và Cậu Chai – Cậu Quí) tục thờ các chúa Trân,
chúa Ngọc, nữ thần Thượng Động Cố Hỉ… Tại đình làng
Thới Bình có hai bài vị thờ Đồng Chinh Vương và Dực
Thánh Vương là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ - vốn
được coi là ông tổ khai hoang của các cộng đồng di dân đi
khẩn hoang ở vùng đất mới miền duyên hải Bắc Bộ và

Trung Bộ. Tại đình Bình Thủy có thờ Đại càn quốc gia Nam
hải tứ vị thánh nương nương gốc là thần ở cửa biển Cần
Hải, Quỳnh Lưu (Nghệ An) để bảo vệ người đi biển”
[9, tr.29]. Do vậy, nghề nông là cơng việc chính yếu của
họ, hơn nữa Định Thới cịn là khu vực đất đai phì nhiêu,
màu mỡ dễ khai phá với diện tích khá rộng, điều này đã
giúp cho họ đã phát huy sở trường canh tác lúa nước. Bên
cạnh đó, Định Thới cịn là vùng đất được sáp nhập sau nên
đất đai cịn hoang hóa rất nhiều vì thế về sau nhà nước buộc
phải đẩy mạnh nhiều chính sách khuyến khích khẩn hoang
nhằm để gia tăng diện tích đất canh tác. Điều này đã góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai khẩn và
canh tác của cư dân do đó ruộng tư ở tổng Định Thới có sự
chênh lệch lớn so với diện tích đất tư.
2.2.3. Quy mô sở hữu
Tư điền ở huyện Phong Phú phân bố ở 17/17 thôn
chiếm 100% và tư thổ tập trung ở 14/17 thôn, chiếm
82,35% tổng số thôn của huyện.
Bảng 3. Thống kê số xã, thơn có ruộng đất tư ở
huyện Phong Phú, tỉnh An Giang năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Đơn vị tính: xã, thơn
Tổng số
xã, thơn
1
Định An
3
2
Định Bảo
8
3

Định Thới
6
Tổng cộng
17

TT

Tổng

Tư điền

(%)
3
100
8
100
6
100
17
100

Tư thổ

(%)
3
100
6
75
5
83,33

14
82,35
Nguồn: [2]

Theo đó, diện tích ruộng đất tư được phân bố ở hầu hết
các tổng trong huyện Phong Phú. Tuy nhiên, có sự chênh
lệch về quy mơ sở hữu giữa diện tích ruộng và đất tư ở các
tổng, cụ thể là:
Tổng Định Bảo, ruộng tư được phân bố ở các thôn: Nhơn
Ái (798.9.14.0), Tân An (791.6.1.0), Tân Lợi (79.3.6.0), Tân
Thạnh Đơng (423.6.3.0), Thới Bình (260.1.10.0), Thường
Thạnh (529.6.13.0), Trường Thành (187.3.6.0), Trường
Thạnh (65.5.0.0), diện tích bình qn 392 mẫu/thôn. Riêng
tư thổ tập trung ở 6 thôn: Nhơn Ái (271.2.4.0), Tân An
(257.8.3.0), Tân Thạnh Đơng (169.9.13.0), Thới Bình
(78.4.0.0), Thường Thạnh (190.7.3.0), Trường Thành
(28.9.12.0) và bình qn 124,6 mẫu/thơn.
Khi đó, tư thổ ở tổng Định Thới chỉ tập trung ở 5 thơn:
Bình Thủy (1088.7.7.0), Tân Lộc Đơng (255.6.11.0), Thới An
(945.9.3.0), Thới An Đông (120.4.10.0), Thới Hưng (86.6.5.0)


Bùi Hồng Tân, Võ Ngọc Hiển

52

chiếm 83,33% số thơn của tổng và bình qn diện tích là 416,2
mẫu/thơn. Ngược lại, có 6/6 thơn có tư điền, chiếm 100% số thơn
của tổng và được phân bố đều ở các thơn: Bình Thủy
(1575.2.11.0), Phú Long (107.6.1.0), Tân Lộc Đông (1166.8.7.0),

Thới An (2866.5.9.0), Thới An Đơng (1482.9.7.0), Thới Hưng
(1264.3.6.0), bình qn diện tích là 1410,5 mẫu/thôn.
Riêng Ruộng đất tư ở tổng Định An phân bố ở cả 3 thôn:
Đông Phú (764.6.14.0), Long Hưng (160.5.4.0), Phú Mỹ
Đông (206.4.4.0) chiếm 100% số thôn của tổng. Trong đó,
bình qn diện tích tư điền là 377 mẫu/thơn và bình qn diện
tích tư thổ là 176 mẫu/thơn.
Nhìn chung, quy mơ sở hữu ruộng đất tư cịn nhỏ lẻ, xu
hướng tập trung vào tay các địa chủ chưa cao và phân bố không
đều giữa các tổng ở huyện Phong Phú. Điều đó phản ánh xã hội
Phong Phú chưa phân hóa giàu, nghèo sâu sắc như các khu vực
khác ở đồng bằng Nam Bộ. Riêng tổng Định Thới sự phân cực
giàu nghèo được thể hiện khá rõ nét so với hai tổng còn lại, địa
chủ ở đây sở hữu lớn nhất khoảng 120 mẫu [2]. Về cơ bản, con
số này chưa thực sự lớn so với các địa phương khác, điển hình
là trường hợp ở “tổng Hịa Lạc (huyện Tân Hịa tỉnh Gia Định)
có diện tích ruộng đất tư lớn nhất trong 10 tổng chọn làm thí
điểm nghiên cứu (23402.5) thì tại tổng này 98,8%, diện tích
ruộng đất nằm trong tay lớp người khá giả, chỉ còn 1,1% ruộng
đất tư thuộc về những người sở hữu nhỏ” [4, tr.139].

can thiệp đối với những khu vực mà cư dân chưa đủ sức canh
tác, do đó ruộng đất tư ở tổng Định Thới chiếm một diện tích
đáng kể. Mặt khác, trong từng khu vực của huyện Phong Phú
có điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội khác biệt. Chính vì
thế, ruộng đất thuộc sở hữu tư ở huyện Phong Phú nửa đầu thế
kỷ XIX không thể đồng đều trong quy mơ và diện tích sở hữu.
Với diện tích 16754/17471 mẫu ruộng đất tư, chiếm
95,89% tổng diện tích đất đai của huyện, trong khi ruộng đất
công chỉ chiếm 4,11% với hơn 717 mẫu. Nếu so với các địa

phương khác thì ruộng đất tư ở Phong Phú chiếm tỉ lệ rất lớn.
Cụ thể như: Châu Đốc chiếm tỉ lệ 91,91%, Kiến Đăng chiếm
tỉ lệ 91,42% (tỉnh Định Tường), Long Xuyên chiếm
92,80%... thấp hơn so với huyện Phong Phú (Bảng 4).

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Ruộng đất tư ở huyện Phong Phú có sự chênh lệch
lớn trong phân phối sở hữu
Ruộng đất tư ở huyện Phong Phú có sự chênh lệch lớn.
Cụ thể:
Tổng Định Thới có diện tích ruộng đất tư là 10961 mẫu
gấp 6,6 lần tổng Định An (1659 mẫu) và 1,2 lần tổng Định
Bảo với khoảng 4133 mẫu.
Sự chênh lệch thể hiện trong cơ cấu diện tích sở hữu
giữa ruộng tư và đất tư. Trong đó, với diện tích 12731 mẫu,
ruộng tư đã chiếm ưu thế và lớn hơn gấp 3,1 lần so với diện
tích đất tư chỉ với 4022 mẫu ở huyện Phong Phú.
Sự chênh lệch này còn được thể hiện cụ thể trong từng
tổng: tổng Định Bảo có diện tích ruộng tư là 3136 mẫu nhỏ
hơn tổng Định thới 2,7 lần nhưng lớn hơn tổng Định An
xấp xỉ 2,7 lần. Khi đó tổng Định Thới cách biệt tổng Định
An với 7,5 lần về diện tích ruộng tư.
Bên cạnh đó, diện tích đất tư cũng có sự chênh lệch
đáng kể: tổng Định Thới với 2497 mẫu trong khi tổng Định
An và Định Bảo chỉ có lần lượt 528 – 997 mẫu, sự chênh
lệch trong khoảng 4,7 lần.
Ngoài ra, sự chênh lệch cịn thể hiện trong quy mơ sở
hữu ruộng đất tư ở huyện Phong Phú. Theo đó, tư điền chiếm
17/17 thôn cao hơn 1,2 lần so với tư thổ chỉ có 14/17 thơn.
Sở dĩ có sự chênh lệch trong phân phối sở hữu ruộng đất tư

ở huyện Phong Phú vì lịch sử khai phá vùng đất này khá phức
tạp. Trong đó, tổng Định An và Định Bảo là hai tổng được khai
phá sớm đồng thời gắn liền với quá trình khai phá vùng đất
Trấn Giang của Mạc Thiên Tích. Do vậy, phần lớn 2 tổng này
chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế thương nghiệp của họ Mạc nên
việc khai khẩn đất đai chưa được quan tâm đúng mức. Riêng
tổng Định Thới do được sáp nhập sau cùng nên chính sách
cơng điền cơng thổ vẫn cịn hạn chế ở nơi đây, nhà nước chỉ

Nguồn: [3]
Tỉ lệ này hoàn toàn phù hợp với tình hình chung của
ruộng đất tư ở đồng bằng Nam Bộ. Bởi, vùng đất Phong Phú
vốn được khai phá từ thế kỷ XVIII nhờ công lao của tổng
trấn Mạc Thiên Tích, trước khi chuyển giao cho nhà Nguyễn
quản lý thì vùng đất này đã có tên gọi và lỵ, sở rõ ràng. Về
cơ bản trong giai đoạn này, tư hữu về ruộng đất đã manh nha
phát triển do những chính sách khuyến khích khẩn hoang của
họ Mạc. Sang thế kỷ XIX, q trình tư hữu hóa về ruộng đất
càng có điều kiện phát triển bởi, giai đoạn đầu của triều
Nguyễn, vua Gia Long chủ trương khơng thực hiện chính
sách công điền công thổ ở Nam Kỳ. Đến thời vua Minh
Mạng thì vấn đề ruộng đất được siết chặt thơng qua việc lập
địa bạ năm 1836. Tuy nhiên, đối với Nam Bộ nói chung và
vùng đất huyện Phong Phú nói riêng thì chính sách này chưa
thực sự đạt hiệu quả trong khi ruộng đất tư đã phát triển và
chiếm ưu thế. Điều đó càng chứng tỏ, ruộng đất tư ở huyện
Phong Phú ở nửa đầu thế kỷ XIX đang trên đà phát triển
mạnh, đồng thời phản ánh chính sách cơng điền cơng thổ
được thiết lập dưới ý chí chủ quan của nhà nước.
3.2. Ruộng đất tư ở huyện Phong Phú có quy mơ sở hữu

nhỏ lẻ và mức độ tập trung ruộng đất chưa cao
Qua nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang xét thấy,
bình qn diện tích tư điền ở huyện Phong Phú lớn nhất chỉ
có 1410,5 mẫu/thơn và bình qn diện tích tư thổ lớn nhất là
416,2 mẫu/thơn. Trong khi đó, so với các địa phương khác ở
Nam Kỳ có những chủ đã sở hữu hơn nghìn mẫu như trường
hợp địa chủ Mai Văn Lộc ở Tiền Giang có 1.106 mẫu ở thơn
Bình Ân, Lê Văn Hiệu sở hữu 2.278 mẫu ở thơn Bình
Xn… [5, tr.34]. Điều này cho thấy ruộng đất tư ở huyện
Phong Phú còn nhỏ lẻ, manh mún mà nguyên nhân chủ yếu
là do lịch sử khai phá và điều kiện kinh tế - xã hội ở nơi đây.
Mặt khác, lực lượng lao động ở Phong Phú chủ yếu là
những nhóm lưu dân và binh lính. “Cộng đồng dân cư ở đây

Bảng 4. So sánh tỉ lệ % diện tích ruộng đất tư ở huyện Phong
Phú với một số địa phương Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX
Đơn vị: mẫu.sào.thước.tấc
TT
1
2
3
4
5
6

Tổng
diện tích
Phong Phú
17471.6.14.0
Châu Đốc

25295.2.9.0
Sa Đéc
43874.9.5.1
Kiến Đăng
66766.4.10.3
Long Xun
8527.3.4.0
Sóc Trăng
2238.6.1.0
Đơn vị

Ruộng đất

16754.2.7.0
23248.3.4.0
42347.9.5.1
61035.1.9.1
7913.4.11.0
2079.5. 5.0

Diện
tích (ha)
8200,2
11378,6
20726,7
29873,0
3873,1
1017,8

Tỉ lệ

%
95,89
91,91
96,52
91,42
92,80
92,89


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - VOL. 17, NO. 10.1, 2019

từ ngày xưa gồm một bộ phận là binh lính và gia đình của
qn binh Hà Tiên, Rạch Giá theo chồng, theo cha về trú
ngụ ở Trấn Giang. Một bộ phận khác là những lưu dân từ
miền ngồi đi vào, từ miền Đơng đi xuống và ở lại trên đất
Trấn Giang” [9, tr. 29] do vậy phần lớn họ khơng có vật lực
để đầu tư khai khẩn đất đai phải nhờ đến sự hỗ trợ của nhà
nước nên xu hướng tập trung ruộng đất vào tay các địa chủ
là rất hạn chế. Qua đó cũng phản ánh tình hình xã hội Phong
Phú chưa phân hóa sâu sắc như các địa phương khác ở Nam
Kỳ với việc chưa hình thành mâu thuẫn giữa địa chủ và tá
điền. Một khía cạnh khác, hầu hết ở các thơn của huyện
Phong Phú đều có diện tích đất hoang nhàn và rừng tràm.
Điều này chứng tỏ một số bộ phận quan lại của triều Nguyễn
đánh giá chưa đúng về tình hình ruộng đất ở Nam Bộ nói
chung và huyện Phong Phú nói riêng. Vì nơi đây có quỹ đất
đai lớn, song dân cư cịn thưa thớt nên diện tích đất đai cịn
hoang hóa rất nhiều. Vì thế, chắc chắn sẽ khơng có tình trạng
“Nam Kỳ chứa chất tệ hại đã lâu, cường hào cậy mạnh, bá
chiếm, người nghèo không đất cắm dùi” [7, tr.915].

3.3. Nghiên cứu tình hình tư hữu ruộng đất ở huyện
Phong Phú, tỉnh An Giang nửa đầu thế kỷ XIX để lại bài
học thực tiễn về chính sách quản lý đất đai
Từ kết quả khảo cứu lịch sử đã góp phần phản ánh q
trình tư hữu hóa về ruộng đất ở huyện Phong Phú đã diễn ra
mạnh mẽ lúc bấy giờ. Do vậy, khi triều Nguyễn cho thiết lập
chính sách ruộng đất cơng ở Nam Bộ đã ảnh hưởng đến xu
hướng tư hóa ruộng đất nơi đây, điều này đã tác động lớn
đến với xu thế phát triển kinh tế - xã hội ở Nam Bộ nói chung
và vùng đất Phong Phú nói riêng “Việc ra đời và ngày càng
được gia tăng của diện tích cơng điền cơng thổ ở đồng bằng
Nam Bộ đã có tác động tiêu cực đến tiến trình phát triển kinh
tế của đồng bằng Nam Bộ” [4, tr.212]. Do đó, trong quản lý
ruộng đất của triều Nguyễn, việc thực hiện chính sách công
điền công thổ đã tạo nên rào cản lớn đối với xu hướng tư hữu
hóa đất đai ở huyện Phong Phú cũng như tiến trình phát triển
kinh tế nơi đây vào nửa đầu thế kỷ XIX. Lịch sử đã qua, song
bài học lịch sử về chính sách ruộng đất vẫn cịn ngun giá
trị đối với việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã
hội hiện đại, trong đó có chính sách quản lý đất đai ở thành
phố Cần Thơ ngày nay.
Cần Thơ ngày nay với vị trí là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Do đó, tiềm năng
tài chính từ vốn hóa nguồn đất đai của thành phố sẽ rất lớn
và tiếp tục tăng lên trong quá trình hiện đại hóa, đơ thị hóa.
Vì thế, trong chính sách quản lý và khai thác nguồn đất đai
địa phương hiện nay, các cơ quan hữu quan không thể áp
dụng mơ hình quản lý cứng nhắc trong việc quy hoạch đất
đai, thay vào đó nên áp dụng phương thức tiếp cận riêng về

đất đai và giá trị đất được sử dụng như nguồn thu chính cho
ngân sách địa phương. Xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất
của địa phương được hoạch định có tầm nhìn nhằm đem lại
hiệu quả, khai thác tốt nội lực và tạo nguồn vốn ngân sách
để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng thời tạo được điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư đến, thơng qua đó sẽ góp
phần phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cho nhân dân.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế thị trường cần gắn kết với sự

53

ổn định xã hội, do đó các vấn đề nhà ở, đất canh tác cần được
giải quyết hài hòa lợi ích. Vấn đề đổi mới chính sách đất nơng
nghiệp theo hướng tăng quy mô đất canh tác nhằm tăng năng
suất sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nơng nghiệp
đồng thời góp phần gia tăng vị thế của người nơng dân Cần Thơ
nói riêng và dân tộc Việt Nam trong bối cảnh kinh tế tồn cầu
hóa. Bên cạnh đó, chính sách đất đai cần chuyển sang cơ chế thị
trường với chủ trương giao đất sản xuất ổn định lâu dài cho hộ
gia đình, cá nhân và cấp giấy chứng nhận; khuyến khích triển
kinh tế trang trại hoặc xây dựng cánh đồng lớn. Ngồi ra, đất
nơng nghiệp có thể phát huy hết tiềm năng trước hết cần phải
cải cách thủ tục hành chính có giá trị thực tiễn, đảm bảo được
tính cơng bằng và thuận tiện nhất cho người dân, góp phần rút
ngắn thời gian giải quyết và tiết kiệm chi phí để nơng dân có thể
vững tin đầu tư canh tác trên mảnh đất của mình.
Chính vì thế, việc nghiên cứu bài học lịch sử một cách
thấu đáo sẽ dần xóa bỏ những hạn chế, yếu kém trong chính
sách quản lý đất đai, góp phần khai thác tiềm năng của đất
nông nghiệp một cách tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

và tăng cường khả năng huy động nguồn lực xã hội đóng góp
vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ trong tương lai.
4. Kết luận
Qua nghiên cứu tình hình tư hữu đất đai ở huyện Phong
Phú, tỉnh An Giang nửa đầu thế kỷ XIX đã cho thấy diện
tích sở hữu và quy mơ tư hữu ruộng đất nơi đây có sự chênh
lệch rõ rệt, trong đó ruộng đất tư vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong
cơ cấu diện tích đất đai khai khẩn ở huyện Phong Phú. Điều
đó được thể hiện qua tình hình ruộng đất tư có sự phát triển
mạnh và chiếm ưu thế so với ruộng đất thuộc sở hữu nhà
nước. Ở một khía cạnh khác, quy mô sở hữu tư đối với
ruộng đất ở huyện Phong Phú cịn nhỏ lẻ, chưa có sự tập
trung cao như các địa phương khác ở trung tâm đồng bằng
Nam Bộ, do chịu ảnh hưởng bởi lịch sử khai phá và đặc
điểm kinh tế - xã hội nơi đây. Việc nghiên cứu tình hình tư
hữu ruộng đất tư ở huyện Phong Phú nửa đầu thế kỷ XIX
đã đúc kết nhiều bài học thực tiễn có ý nghĩa sâu sắc phục
vụ yêu cầu cho nhiệm vụ nghiên cứu và hoạch định chính
sách quản lý đất đai ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn
hiện nay trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đình Đầu, Chế độ cơng điền cơng thổ trong lịch sử khẩn
hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, NXB Trẻ, 1992.
[2] Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang (An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
[3] Nguyễn Đình Đầu, Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
[4] Trần Thị Thu Lương, Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ
nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
[5] Nguyễn Phúc Nghiệp (2013), “Một vài nhận xét về sở hữu tư điền tư thổ

ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX: trường hợp ở tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí
nghiên cứu Lịch sử, 8 (448), tr.31 – 36.
[6] Philippe Langlet, Quach Thanh Tam, Atlas Historique Des six Provinces
Du Sud Du Vietnam du milieu du XIXe au debut du XXe siècle, 2001.
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch Viện Sử học,
tập 4, NXB Giáo dục, 2006.
[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch Viện Sử
học, tập 5, NXB Thuận Hóa, 2006.
[9] Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Địa chí Cần Thơ, Cần Thơ, 2002.
[10] Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ />
(BBT nhận bài: 20/6/2019, hoàn tất thủ tục phản biện: 10/10/2019)



×