Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 129 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ NHUNG

TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN BÁC
TỈNH LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên

THÁI NGUYÊN - 2016


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liê ̣u, kế t quả
nghiên cứu trong luâ ̣n văn là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn



Cao Thị Nhung

XÁC NHẬN
TRƯỞNG KHOA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Hà Thi Thu
Thuỷ
̣

PGS.TS. Đàm Thị Uyên

i


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cơ quan: Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Phòng Thống kê, Phòng Văn hóa Thể thao và Du
lịch huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đàm Thị Uyên cùng các thầy
cô trong tổ Lịch sử Việt Nam – khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Cao Thị Nhung

ii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................5
4. Nguồn tư liệu của đề tài ....................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................6

7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN BÁC TỈNH LẠNG SƠN ........8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................9
1.2. Dựng đặt và diên cách huyện Yên Bác .......................................................15
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện ...........................................................19
1.4. Tình hình chính trị - xã hội và văn hóa .......................................................26
1.4.1. Tình hình chính trị - xã hội .......................................................................26
1.4.2. Tình hình văn hóa .....................................................................................29
Chương 2: TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT HUYỆN YÊN BÁC TỈ NH
LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ...........................................................36
2.1. Vài nét về điạ ba ̣ của huyện Yên Bác ..........................................................36
2.2. Yên Bác qua tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1805)............................................42

iii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



2.2.1. Tình hình ruộng đất huyện Yên Bác theo tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1805) ....42
2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ..................................................................44
2.3. Yên Bác qua tư liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ......................................54
2.3.1. Tình hình ruộng đất huyện Yên Bác theo tư liệu địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840) .................................................................................................54
2.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ..................................................................56
2.4. So sánh tình hình ruộng đất huyện Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX theo
địa bạ năm Gia Long 4 (1805) và địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840) ...............62

Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN BÁC TỈNH
LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ...........................................................72
3.1. Kinh tế .........................................................................................................72
3.1.1. Trồng trọt ..................................................................................................72
3.1.2. Chăn nuôi ..................................................................................................79
3.1.3. Kinh tế tự nhiên ........................................................................................81
3.2. Tô thuế .........................................................................................................83
3.3. Tín ngưỡng nông nghiệp .............................................................................86
KẾT LUẬN........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................94
PHỤ LỤC

iv


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP

: Đại học Sư phạm

GD

: Giáo dục

Gs


: Giáo sư

KHXH

: Khoa học Xã hội

M.s.th.t

: Mẫu, sào, thước, tấc

Ví dụ: 3 mẫu 9 sào 10 thước 5 tấc 0 phân sẽ được viết tắt là 3.9.10.5.0
Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

Tr

: Trang

TS

: Tiến sĩ

TTLTQG I

: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I


iv


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê tình hình ruộng đất huyện Yên Bác theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ... 43
Bảng 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ............................ 44
Bảng 2.3: Bình quân sở hữu và bình quân thửa ........................................................... 46
Bảng 2.4: Sở hữu ruộng đất của phụ canh ................................................................... 47
Bảng 2.5: Quy mô sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ năm 1805 ............................. 50
Bảng 2.6: Diện tích ruộng đất của các chức sắc (1805) .............................................. 52
Bảng 2.7: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc ............................................................. 53
Bảng 2.8: Thống kê tình hình ruộng đất huyện Yên Bác qua địa bạ Minh Mệnh
21 (1840) .................................................................................................... 55
Bảng 2.9: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Minh Mệnh (1840) ........................... 56
Bảng 2.10: Bình quân sở hữu và bình quân thửa ......................................................... 57
Bảng 2.11: Quy mô sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ năm 1840 ........................... 59
Bảng 2.12: Diện tích ruộng đất của các chức sắc (1840) ............................................ 61
Bảng 2.13: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 62
Bảng 2.14: Thống kê địa bạ của 12 xã có địa bạ có ở hai thời điểm 1805 và 1840 .... 63
Bảng 2.15: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất ở hai thời điểm 1805 và 1840 ............. 63
Bảng 2.16: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các dòng họ của 12 xã có địa
bạ ở hai thời điểm (1805 và 1840) ............................................................. 68
Bảng 2.17: So sánh tình hình sở hữu của các chức sắc của 12 xã có địa bạ lập ở
hai thời điểm (1805 và 1840) ..................................................................... 70


v


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư của huyện Yên Bác năm 1805 ........................ 45
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của huyện Yên Bác năm 1840 ........................ 57
Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất của Yên Bác tại thời điểm 1805 và 1840 ...... 65

vi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. Thật vậy, đất đai chính
là một món quà vô giá mà con người được thiên nhiên ban tặng. Nó đóng vai trò là
một trong những yếu tố to lớn quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc trên
thế giới nói chung và ở phương Đông nói riêng, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, đại đa
số cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng
và quý giá hơn. Dân tộc Việt Nam không phải cho đến ngày nay mới được khẳng định

được tầm quan trọng ấy mà điều đó đã được chứng minh xuyên suốt trong cả chiều dài
lịch sử dân tộc.Với đặc điểm là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được
hưởng những ưu đãi mà thiên nhiên mang lại, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp, ông cha ta từ thủa xa xưa đã biết gắn cuộc sống của mình với
ruộng đất, với nền nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời. Do đó, ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp luôn là một vấn đề quan trọng trong xã hội Việt Nam.
Trong thời kỳ phong kiến, các vương triều phong kiến Việt Nam nói chung và
vương triều Nguyễn nói riêng đều coi vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt.
Bởi lẽ nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có nắm chắc được ruộng
đất mới có cơ sở để thu tô thuế. Cùng với ruộng đất thì các vấn đề về thủy lợi, tập
quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa, các mối quan hệ xã hội, cũng như sự phân hóa giai
cấp trong làng xã… là các yếu tố góp phần phản ánh tình hình kinh tế, xã hội của
nước ta qua các triều đại. Qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về chính sách ruộng đất và thực trạng nông
nghiệp của từng địa phương. Từ đó góp phần giúp Nhà nước đề ra những biện pháp
khắc phục và phát triển cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng vùng, miền
trên đất nước.
Yên Bác là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn – nơi địa đầu
Tổ quốc. Vốn có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, cùng với vị trí địa lý là một
huyện miền núi biên giới phía Bắc, Yên Bác là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em từ
các nơi khác đến. Họ cùng nhau chung sống hòa thuận, lao động cần cù, chịu khó,

1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



chống giặc ngoại xâm, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác, tỉnh
Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội cũng như văn hóa của con người nơi đây. Đồng thời đóng
góp thêm những cơ sở khoa học góp phần vào việc thực hiện chính sách của Đảng,
Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
nói chung và huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong giai đoạn hiện nay của
đất nước.
Việc tìm hiểu tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tại một huyện miền
núi xa xôi của Tổ quốc trong một thời kỳ lịch sử cụ thể sẽ góp phần nhỏ đối với công
tác nghiên cứu lịch sử nói chung - ruộng đất nói riêng.
Từ việc tìm hiểu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Yên
Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi hi vọng sẽ tái hiện được phần nào
bức tranh làng xã nơi đây.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Tình hình ruộng đất
và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của các triều đại
phong kiến Việt Nam nói chung và của triều Nguyễn nói riêng từ lâu đã thu hút được
nhiều sự quan tâm, chú ý của giới sử học.
Trong những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, ở nước ta
xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là cuốn “Chế độ ruộng đất
và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê do Nhà xuất bản Văn Sử
Địa, Hà Nội xuất bản năm 1959, gồm 214 trang. Cuốn sách này tập trung vào việc
trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất, nông nghiệp của nhà Lê sơ thế kỷ XV.
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là cuốn sách đầu tiên chuyên về đề tài
này của giới nghiên cứu dựa trên cơ sở các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Mặc dù
cuốn sách không đề cập đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác
tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng để
chúng tôi so sánh đối chiếu giữa các thời kỳ trong quá trình nghiên cứu.

Tiếp theo, từ những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 đến nay, nhiều

2


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



công trình nghiên cứu với quy mô lớn hơn trước xuất hiện, đã đánh dấu bước tiến mới
trong việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất.
Trong tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”
của tác giả Vũ Huy Phúc, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm
1979. Trong tác phẩm này, tác giả đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất
của nhà Nguyễn, các thiết chế và cơ cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó,
đồng thời nêu ra những tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch
sử. Nội dung của tác phẩm không trực tiếp đề cập đến huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn
nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ
ruộng đất của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Cuốn sách “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII” của tác giả
Trương Hữu Quýnh do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách
gồm 2 tập được xuất bản lần lượt vào năm 1982 và năm 1983. Tập 1 của cuốn sách
gồm 3 chương. Chương 1, tác giả nêu khung cảnh xã hội Đại Việt ở các thế kỷ XI –
XV, chương 2 trình bày chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XI – XIV và chương 3 tác giả
trình bày diễn biến của chế độ ruộng đất của thế kỷ XV. Tập 2 của cuốn sách cũng
gồm 3 chương. Chương 1, tác giả nêu khung cảnh xã hội Việt Nam ở các thế kỷ XVI
– XVIII, chương 2 trình bày tình hình ruộng đất ở các thế kỷ XVI – XVII và chương
3 trình bày ruộng đất ở Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVIII. Qua đó, cuốn sách đã thể
hiện những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XI đến
thế kỷ XVIII, bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu và tính chất kinh tế - xã hội

của nó. Cuốn sách được dựa trên cơ sở là các nguồn tư liệu phong phú bao gồm các
bộ chính sử và các nguồn tư liệu địa phương (văn bia, gia phả…). Cuốn sách tuy chưa
đề cập đến tình hình ruộng đất huyện Yên Bác, nhưng là tư liệu quan trọng để so sánh
chế độ ruộng đất ở Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX với các giai đoạn lịch sử trước.
Bên cạnh đó, tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông
dân dưới triều Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên, được Nhà xuất
bản Thuận Hóa, Huế xuất bản năm 1997. Các tác giả đã nghiên cứu một cách cụ thể,
rõ nét về các chính sách ruộng đất và nông nghiệp triều Nguyễn thông qua tài liệu địa
bạ. Đây là một trong những tài liệu quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu về huyện Yên Bác
nửa đầu thế kỷ XIX thông qua tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân
dưới triều Nguyễn.

3


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Trong việc tiến hành nghiên cứu nguồn tư liệu địa bạ ở các tỉnh phía Nam, tác
giả Nguyễn Đình Đầu đã công bố nhiều công trình có giá trị, tiêu biểu là cuốn “Chế
độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh” do Nhà
xuất bản Trẻ xuất bản năm 1992, gồm 225 trang. Cuốn sách trình bày khá chi tiết vai trò
của nguồn tư liệu địa bạ và chế độ công điền công thổ trong quá trình khai hoang, lập ấp
ở Nam Kỳ. Qua đó giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu để so sánh khi tìm hiểu về tình
hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX.
Cuốn sách “Địa chí tỉnh Lạng Sơn” của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1999. Cuốn sách đã trình bày về vị trí địa
lý, lịch sử, địa giới, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Lạng Sơn và các huyện trên địa
bàn tỉnh. Cuốn sách là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu một

cách khái quát những đặc điểm về lịch sử, vùng đất và con người huyện Yên Bác.
Cuốn sách“Thổ ty Lạng Sơn trong lịch sử” của tác giả Nguyễn Quang Huynh,
do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội xuất bản năm 2011. Cuốn sách đã khái
quát về chế độ thổ ty trong lịch sử. Đồng thời trình bày vai trò, vị trí của các dòng họ
phiên thần, thổ ty ở Lạng Sơn đối với quê hương, đất nước. Đây là cuốn sách có giá
trị quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu chế độ thổ ty ở huyện Yên Bác trong lịch sử.
Ngoài ra còn có một số luận án có nội dung liên quan đến vấn đề ruộng đất.
Luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829)” , Khoa
Lịch sử - Đại học sư phạm Hà Nội, 1999 của tác giả Đào Tố Uyên. Luận án đã chỉ ra
những điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế
kỷ XIX. Qua đó giúp chúng tôi có thêm tư liệu để so sánh khi nghiên cứu về tình hình
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
Luận án “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX”, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991 của tác giả Vũ Văn Quân. Luận án đã nghiên
cứu khá rõ nét về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Đây
cũng là một trong những tài liệu quan trọng khi nghiên cứu về tình hình ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
Luận án “Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ
XIX” của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2011. Luận án đã trình bày khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và
kinh tế xã hội của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, luận án cũng làm rõ
tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện từ khi thành lập đến giữa thế kỷ

4


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




XIX. Đặc biệt, tác giả còn đi sâu nghiên cứu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Quảng Hòa dưới triều Nguyễn. Luận án có đóng góp quan trọng trong việc
nghiên cứu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp miền núi, trong đó có huyện Yên
Bác, tỉnh Lạng Sơn.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu “Tình
hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ
XIX”. Tuy vậy, các thành quả nghiên cứu của nhiều thế hệ đi trước chính là những ý
kiến gợi mở, những kinh nghiệm quý báu giúp chúng tôi có thể hoàn thành luận văn
thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Thực hiện đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX”, trên cơ sở các nguồn tư liệu khai
thác được, chúng tôi mong muốn góp phần phản ánh một cách khách quan, khoa học
về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu
thế kỷ XIX. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhận xét về tình hình ruộng
đất và kinh tế nông nghiệp của huyện vào nửa đầu thế kỷ XIX.
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện
Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận văn đề cập đến các vấn đề: Vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện trong quá khứ và hiện tại. Nội
dung chính cần làm rõ là tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của
huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX.
Phạm vi không gian: Các tổng, xã, thôn của huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn
nửa đầu thế kỷ XIX
4. Nguồn tư liệu của đề tài
- Thư tịch cổ: Các cuốn sách có đề cập đến nội dung nghiên cứu như: Đại Nam
nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đồng Khánh địa dư chí, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử Thông giám cương

mục,Vân đài loại ngữ …
Tiếp theo đó là các tài liệu nghiên cứu về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp

5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



như: Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ, Địa bạ Hà Đông của Phan
Huy Lê và P.Brocheux, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của
Vũ Huy Phúc, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII của Trương Hữu
Quýnh, Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn
của Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang, Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn
hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh (1992) của Nguyễn Đình Đầu, các luận án về ruộng
đất các tác giả Đào Tố Uyên, Đàm Thị Uyên, Vũ Văn Quân, Bùi Quý Lộ…
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, Địa chí tỉnh Lạng
Sơn, Thổ ty Lạng Sơn trong lịch sử, Địa chí tỉnh Bắc Giang…
- Nguồn tư liệu địa bạ: 17 địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13 địa bạ
có niên đại Minh Mệnh 21 (1840) của huyện được khai thác tại Trung tâm lưu trữ
Quốc gia I (Hà Nội). Đây là cơ sở quan trọng để tôi nghiên cứu và khôi phục lại bức
tranh làng xã huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
- Nguồn tư liệu thực địa và điền dã: Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành
các cuộc thực địa tại huyện Yên Bác, quan sát địa hình, cảnh quan, tổ chức, hành
chính, đời sống văn hóa, xã hội… của nhân dân địa phương. Ngoài ra, còn có các tài
liệu truyền miệng, truyện kể, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương… có đề cập
đến vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện trong nửa đầu thế kỷ XIX.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp

lôgic làm trọng tâm. Bên cạnh đó, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thực tế là
nguồn tư liệu địa bạ triều Nguyễn, chúng tôi chú trọng đến khâu giám định, biên dịch
tư liệu chữ Hán, kết hợp với phân tích, định lượng để bóc tách và xử lý số liệu. Qua
đó, tiến hành so sánh, đối chiếu với các tư liệu khác có liên quan nhằm tìm hiểu chính
xác tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Bác. Đồng thời, việc
sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn như phương
pháp thống kê, đối sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân loại, phương pháp phê phán tư liệu… giúp chúng tôi làm rõ vấn đề nghiên
cứu của mình.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh
Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” được thực hiện sẽ góp phần làm rõ tình hình ruộng đát

6


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



của huyện Yên Bác. Đồng thời, góp phần khôi phục lại phần nào bức tranh làng xã
huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
- Đề tài góp phần tìm hiểu phong tục tập quán liên quan đến ruộng đất và nông
nghiệp của đồng bào các dân tộc huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
- Đề tài lần đầu tiên công bố 30 tập địa bạ của huyện Yên Bác được khai thác
tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Trên cơ sở khai thác nguồn địa bạ cùng với
so sánh, đối chiếu về ruộng đất công, tư qua hai thời điểm 1805, 1840 đã rút ra một số
nhận xét bước đầu về tình hình ruộng đất của huyện Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX.
Qua đó góp thêm những gợi ý cho Sở Nông nghiệp, Sở Địa chính trong cách thức
quản lý đất đai.

- Đề tài cung cấp thêm những tư liệu có thể tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy về vùng đất huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Tình hình ruộng đất ở huyện Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX

7


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN BÁC TỈNH LẠNG SƠN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bác là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn.
Địa giới của huyện vào nửa đầu thế kỷ XIX đã được sách Đại Nam nhất thống chí
chép lại như sau: “Cách phủ 55 dặm về phía nam, đông tây cách nhau 58 dặm, nam
bắc cách nhau 98 dặm, phía đông đến địa giới châu Tiên Yên tỉnh Quảng Yên 25
dặm, phía tây đến địa giới châu Ôn 33 dặm, phía nam đến địa giới huyện Hoành Bồ
tỉnh Quảng Yên và địa giới huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh 60 dặm, phía bắc đến địa
giới huyện Lộc Bình 38 dặm” [40, tr. 429-430].
Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng có miêu tả chi tiết về vị trí xưa của huyện
Yên Bác: “Huyện lỵ ở phía đông thành tỉnh. Nguyên trước đóng ở phố Na Dương

tổng Đông Quan. (Sau khi bị phỉ cướp phá, không xây dựng lại, mà phố này thì dân
lưu tán không rõ tung tích). Phía nam giáp sơn phận huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh.
Phía bắc giáp châu Lộc Bình và châu Tiên Yên tỉnh Quảng Yên. Phía đông giáp
huyện Hoành Bồ và châu Tiên Yên tỉnh Quảng Yên và huyện Đông Triều tỉnh Hải
Dương. Phía tây giáp địa phận châu Ôn. Từ địa giới phía nam ở xã Yên Động lên địa
giới phía bắc ở xã Sằn Viên, đi khoảng 2 ngày rưỡi. Từ địa giới phía đông ở xã Diên
Lạc sang địa giới phía tây ở xã Xuân Dương, đi khoảng 1 ngày” [55, tr. 619].
Theo cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời: “Thời thuộc Pháp, huyện Yên
Bác, sau là huyện Sơn Động, đổi lệ vào tỉnh Bắc Giang mới đặt năm 1895” [1, tr.
219], “… tách huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn về đặt làm châu Sơn Động…” [1, tr.
217]. Tuy nhiên, trong cuốn Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc-Kỳ ghi chép
địa giới hành chính vào cuối thế kỷ XIX trở về trước và bản đồ hành chính hiện nay
thì còn một số xã (Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên, Lợi Bác, Xuân Dương, Lâm Ca,
Thái Bình) của huyện Yên Bác xưa hiện nay vẫn thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn.
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của huyện Yên Bác
cũng có những thay đổi. Hiện nay, huyện Yên Bác có diện tích khoảng 696 km2, nằm
trong khoảng tọa độ địa lý 21018’ vĩ độ Bắc, 106049’ kinh độ Đông. Theo cuốn Địa
danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc-Kỳ, địa giới của Yên Bác hiện nay, một phần

8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



thuộc địa phận huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang gồm 8 xã: Phúc Thắng, Vĩnh
Khương, Hữu Sản, Lệ Viễn, An Bá, An Châu, Thái Bình, Lâm Ca (thuộc tổng Yên
Châu, Thái Bình, Lệ Viễn xưa) [19, tr. 46-48]; một phần thuộc địa phận huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn gồm 5 xã: Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên, Lợi Bác, Xuân

Dương (thuộc tổng Đông Quan xưa) [19, tr. 527-531]. Theo bản đồ hành chính hiện
nay, địa giới của Yên Bác, một phần thuộc địa phận huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
gồm thị trấn An Châu và 6 xã: Phúc Thắng, Vĩnh Khương, Hữu Sản, Lệ Viễn, An Bá,
An Châu (thuộc tổng Yên Châu, Lệ Viễn xưa); một phần thuộc địa phận huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn gồm 5 xã: Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên, Lợi Bác, Xuân
Dương (thuộc tổng Đông Quan xưa); một phần thuộc địa phận huyện Đình Lập, tỉnh
Lạng Sơn gồm 2 xã: Lâm Ca, Thái Bình (thuộc tổng Thái Bình xưa).
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Bác luôn giữ vai trò là một vùng đất hiểm yếu,
có khả năng phát triển kinh tế - xã hội, là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các
vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân tới đây làm ăn, sinh sống. Đồng thời thúc
đẩy quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa miền núi và đồng bằng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Yên Bác là huyện có cấu tạo địa chất lâu đời cách ngày nay hàng trăm triệu
năm, những hoạt động trong quá trình kiến tạo nhìn chung là hòa nhập với toàn bộ
khu vực Đông Bắc của Việt Nam và Trung Quốc. Địa hình tương đối phức tạp do
chịu tác động của các đợt vận động kiến tạo về địa lý, địa chất. Một phần Yên Bác
nằm trong vùng “máng trũng Thất Khê – Lộc Bình”. Nơi đây có nhiều cánh đồng
rộng như Lợi Bác – Na Dương. Địa hình dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ
dốc khá lớn. Dạng địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi. Ở các xã của Yên Bác thuộc
địa phận huyện Lộc Bình hiện nay nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng, độ cao trung
bình so với mặt nước biển 352m, địa hình chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi cao có
độ dốc > 200, chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700
– 900m, trong đó có xã Lợi Bác; vùng đồi núi thấp có độ dốc từ 8 – 150, trong đó có
xã Quan Bản; và vùng thung lũng bằng gồm các xã chạy dọc theo Quốc Lộ 4B, một
phần chạy dọc theo sông Kỳ Cùng. Ở các xã thuộc địa phận huyện Sơn Động có độ
cao trung bình so với mặt nước biển là 450 m, độ dốc lớn, là đầu nguồn của sông Lục
Nam, ngoài ra còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với những dải đồi núi. Sách
Đồng Khánh địa dư chí đã viết: “Yên Bác nhiều núi đất” [55, tr. 615]. “Các ngọn núi

9



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



đất liên tiếp nhau, đều chỉ do dân địa phương đặt ra tên gọi, không có núi nào nổi
tiếng” [55, tr. 620].
Yên Bác là huyện có nhiều sông, suối. Trên địa bàn huyện Sơn Động hiện nay
có một con sông chính chảy qua, đó là sông Lục Nam. Sông Lục Nam có nhiều tên
gọi: sông Minh Đức, sông Bè hay sông An Châu, sông Còng. Sách Đồng Khánh địa
dư chí chép: “Một sông nhỏ do các khe suối nhỏ ở hai tổng Lệ Viễn, Yên Châu huyện
Yên Bác hợp dòng chảy đến xã Yên Châu, gọi là sông Yên Châu, rồi chảy vào huyện
Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh” [55, tr. 598]. Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng
Sơn), chảy vào Sơn Động ở Hữu Sản qua địa phận Sơn Động dài khoảng 40km. Sông
Lục Nam hoà cùng núi rừng trùng điệp của vùng đông bắc tạo nên một thắng cảnh
hùng vĩ. Từ Hữu Sản đến Khe Rỗ (An Lạc), sông chảy theo hướng đông bắc – tây
nam, đến Lệ Viễn đổi hướng đông – tây chảy qua An Lập, An Châu, An Bá, Yên
Định rồi hợp lưu với ba nhánh sông khác, đó là:
Sông Rãng bắt nguồn từ xã Long Sơn chảy qua xã Dương Hưu, một phần xã
An Lạc, qua xã An Châu, gặp sông Lục Nam ở xã An Bá. Nhánh sông này dài
khoảng 26km.
Sông Cẩm Đàn, bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thạch Sơn và Phúc Thắng, chảy
theo hướng Bắc Nam, dài 21 km, qua Yên Định và đổ về sông chính ở Cẩm Đàn.
Sông Tuấn Đạo hay còn gọi là sông Thanh Luận, bắt nguồn từ khu vực 2 xã
Thanh Sơn, Thanh Luận, dài 11 km.
Hiện tại, trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ
yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Ngoài ra, thác Ba Tầm tại xã Vĩnh
Khương, Sơn Động có nhiều cảnh đẹp và nguồn nước dồi dào.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Lộc Bình (bao gồm cả các xã của huyện Yên
Bác xưa: Quan Bản, Đông Quan, Lợi Bác, Sàn Viên, Xuân Dương) cũng nằm trong
hệ thống lưu vực sông Kỳ Cùng. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Sông Kỳ Cùng cách
châu Lộc Bình 52 dặm về phía đông, phát nguyên từ ghềnh Trị Viện xã Đình Lập
châu Tiên Yên, tỉnh Quảng Yên, chảy quanh co 23 dặm làm sông Khuất Xá…” [40,
tr. 442]. Sách Đồng Khánh địa dư chí: “Ngoài ra, các khe suối khác ở hai tổng Thái
Bình và Đông Quan thì đổ vào sông Kỳ Cùng thuộc châu Lộc Bình” [55, tr. 620].
Đây là sông lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn cũng như khu vực miền núi Đông Bắc nước

10


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ta. Sông có chiều dài 243 km, diện tích lưu vực là 6.660 km2, trong đó phần nội tỉnh
là 6532 km2, chiếm gần 80% diện tích tự nhiên của Lạng Sơn.
Nhìn chung, mật độ sông suối của huyện khá dày, nhiều sông suối nhỏ phân bố
ở nhiều xã, có tác dụng bồi đắp tạo ra những loại đất phù sa ngòi suối khá màu mỡ
thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài tác dụng bồi đắp phù sa, tạo ra những cánh
đồng phù sa hẹp, hệ thống sông ngòi của huyện còn là nguồn cung cấp nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương. Tuy
nhiên, phần lớn là đầu nguồn nên lòng sông, suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước
hạn chế, đặc biệt về mùa khô. Mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây ra tình
trạng sạt lở, ngập úng gây thiệt hại cho hoa màu. Điều này yêu cầu công tác thủy lợi
phải luôn được coi trọng. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Lại xét Dư địa chí của
Nguyễn Trãi chép: thiên hạ có 29 xứ ác thủy mà Lạng Sơn chiếm 5: 1) Ôn Châu, 2)
Thoát Lãng, 3) Văn Lan, 4) Thất Nguyên, 5) Yên Bác.” [40, tr. 446].
Đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú với nhiều loại đất được phân bố ở

cả địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông – lâm nghiệp
với nhiều loại cây trồng có giá trị, từ cây lương thực như lúa và rau màu trên các dải
đất phù sa dọc theo các sông suối, đến việc khai thác đất dốc trồng các loại cây ăn
quả và cây lấy gỗ. Toàn huyện có các nhóm đất chính:
Nhóm đất phù sa (P), gồm: đất phù sa được bồi trung tính ít chua, đất phù sa
được bồi chua, đất phù sa ngòi suối. Phân bố thành các dải nhỏ ven các suối trong
huyện, tập trung nhiều ở An Châu, Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên… Nằm trên địa
hình bằng phẳng (độ dốc từ 0 - 80). Đây là loại đất chủ yếu để cấy lúa, trồng cây rau
màu, lương thực…
Nhóm đất đỏ vàng (F), gồm: đất đỏ vàng trên đất sét và biến chất (F s), là loại
đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, thích hợp trồng
cây ăn quả; Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích nhỏ, nhưng khá tập trung, phân
bố trên địa bàn rộng, ở các khu vực núi cao và đồi có độ dốc lớn thuộc các xã An
Châu, Vĩnh Khương... Loại đất này chủ yếu thích hợp cho phát triển rừng, một số ít
diện tích có thể trồng cây ăn quả; Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), diện tích nhỏ,
phân bố nhiều ở các xã Đông Quan, Sàn Viên… thích hợp với nhiều loại cây trồng
như cây ăn quả và các loại cây hoa màu ngắn ngày; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước (Fl), diện tích nhỏ, phân bố trên các sườn thấp, tập trung ở các xã Quan Bản,

11


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Đông Quan, Xuân Dương, Hữu Sản, An Châu… thích hợp cho trồng lúa, tuy nhiên,
hiện nay đang bị thoái hóa, bạc màu.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) gồm đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq),
phân bố ở độ cao 900m trở lên, được sử dụng vào trồng rừng.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), phân bố rải rác ở các xã Đông
Quan, Sàn Viên… thích hợp cho trồng 2 vụ lúa năng suất khá cao.
Yên Bác nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Về mùa
lạnh (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 120 – 150C,
có những lúc nhiệt độ xuống đến 50C, thậm chí tới 00C và dưới 00C. Số ngày có
sương mù và mưa phùn tương ứng 44,3 ngày và 31 ngày trong năm. Gió mùa Đông
Bắc lạnh thấu xương thịt kéo dài. Về mùa nóng (mùa mưa), từ tháng 5 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình cao nhất 270C. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn.
Ngày nắng nóng nhưng khi mặt trời lặn, màn đêm buông xuống, sự hạ nhiệt lớn cũng
làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu và khoan khoái. Độ ẩm vào mùa hè đạt 70 –
80%. Lượng mưa trung bình năm phổ biến là 1.200 – 1.600 mm. Bên cạnh thuận lợi
là ít chịu ảnh hưởng của bão thì huyện cũng chịu những tác động xấu từ hiện tượng
thời tiết sương mù, sương muối và mưa phùn. “Đất này rất lạnh, nhiều gió mùa đông
bắc. Trong các triền núi mây mù bao phủ cho đến gần trưa mới tan. Đến giờ thân, giờ
dậu mây mù lại che phủ như cũ. Bốn mùa chỉ ba tháng mùa hè sương mù mới giảm
đi. Vì vậy, dân ở đây phần nhiều cảm bệnh lam chướng. Từ cuối thu về sau phần
nhiều là sương muối. Các tháng mùa đông rất lạnh, thỉnh thoảng có băng tuyết. Ban
đêm đổ nước vào chậu, vào liễn để ra phía trên cao ngoài trời, sáng hôm sau nước
đóng băng dày đến 5-6 phân, có khi dày cả tấc. Chỉ ở vùng giáp nước Thanh mới có
như thế, nhưng cũng không thường thấy. Còn khí hậu nắng mưa theo nông lịch thì
vẫn bình thường như các nơi khác. Tháng 4 hoặc thượng tuần tháng 5 xuống cấy,
tháng 8, tháng 9 gặt thóc. Đó là do khí hậu lạnh rét nên không cấy muộn” [55, tr.
597]. “Địa thế trong huyện đều là núi đất, rộng rãi thoáng đãng, nhưng nhiều gió
đông bắc. Cuối mùa thu và mùa đông nhiều sương rất lạnh. Ngoài ra mưa nắng nông
lịch cũng giống như các châu huyện khác” [55, tr. 620].
Sách Đại Nam nhất thống chí cũng chép: “Bốn mùa thường âm u, hàng năm
giá rét chiếm quá một nửa, mùa xuân mùa hạ mưa nhiều, sấm chớp thường nổi; mùa
thu mùa đông thường nắng, lại có gió bấc; mùa đông giá rét, nước đông, sương

12



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



xuống. Mỗi năm chỉ cấy một mùa, đầu mùa hè gieo mạ, tháng 5 cấy, cuối mùa thu
mới gặt. Hang núi mây mù, thấp nhiệt nung nấu. Khoảng tháng 3 tháng 9, nóng lạnh
thay đổi, lam chướng lại càng nặng. Người địa phương thường lấy sấm, mưa và nước
lũ để nghiệm công việc làm ruộng (năm nào mưa vào ngày mồng 3 tháng 3 thì năm
ấy mất mùa ngô đậu; mưa vào ngày mồng 6 tháng 6 thì mất mùa lúa, nhân dân sinh
nhiều bệnh tật; tháng 10 mưa lũ, thì năm sau không có gạo ăn)” [40, tr. 433-434].
Điều kiện tự nhiên cũng đã góp phần hình thành nên hệ sinh thái đa dạng,
phong phú. Bên cạnh các giống cây trồng vật nuôi được tăng lên đáng kể thì chất
lượng rừng cũng ngày càng tăng, đặc biệt là diện tích rừng trồng có trữ lượng gỗ
chiếm đa số, rừng tái sinh… góp phần đảm bảo cung cấp hàng hóa lâm sản cho nhu
cầu xã hội, bảo vệ vốn rừng, môi trường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế
thiệt hại do thiên tai gây ra. Động vật có nhiều loài như khỉ, hươu, nai, lợn rừng…
Hiện nay, công tác chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao,
trồng rừng theo chương trình 327, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ngày
càng được tăng cường.
Ngoài ra, huyện còn có rất nhiều sản vật. “Vải thổ, lụa sống, giày thổ, trúc đá,
trúc thổ sơn, cây móc, gỗ kỉ: 7 thứ này, huyện nào cũng có” [40, tr. 463]. Ghi chép về
sản vật lụa, trên bia Thủy Môn Đình dựng năm Cảnh Trị bát niên (1670) có chép:
“Tham đốc Châu Yên (Yên Bác) tước Lan Xuyên hầu Vi Phúc Quốc góp công đức 2
súc lụa” [12, tr. 363]. “Hạt kim anh: các huyện đều có. Cây kim anh leo vào các cây
khác, hạt như hạt dành dành. Người bản thổ dùng để nấu cao, gọi là cao kim anh, có
công dụng ích dương cố tinh. Các huyện giáp tỉnh Cao Bằng đều có” [40, tr. 463].
“Tiên mao: sơn phận các huyện đều có. Bản thảo gọi là hạt mao trảo; lại có một tên là
sâm bà la môn, lá như cỏ gianh, củ có một chi mà thẳng, to bằng ngón tay út, có rễ

ngắn và nhỏ phụ ở bên ngoài, vỏ thò sắc thâm vàng, thịt trắng vàng. Tháng 2, tháng 8,
hái về phơi khô để dùng. Dùng lâu, thân thể sẽ được nhẹ nhàng, nhưng tính hàn mới
nên dùng. Người thân thể phì nộn, chân hỏa vượng mà dùng thì lại có hại, vì tiên mao
có tính động hỏa” [40, tr. 464].
Về khoáng sản, Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: rải rác các nơi trong bảy
châu huyện đều có [quặng vàng, quặng sắt] [55, tr. 597]. “Khoáng sản thì có mỏ
vàng, mỏ sắt” [55, tr. 615]. “Trước có mỏ vàng ở phố Na Dương, nay không còn”
[55, tr. 620], “mỏ vàng có ở Xuân Dương, nay bỏ” [40, tr. 463]. Ngoài ra còn có

13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



đồng, chì, sắt, kẽm... nhưng số lượng ít. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của
huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng.
Hệ thống giao thông từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao
lưu, vận chuyển hàng hóa trong huyện và giữa huyện Yên Bác với các vùng lân cận.
“Một đường nhỏ từ huyện lỵ cũ đi về phía đông nam, qua các tổng Thái Bình, Lệ
Viễn, qua đồn Yên Châu đến giáp địa phận huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh, đi
khoảng 2 ngày. Một đường nhỏ từ huyện lỵ đi về phía bắc đến giáp địa phận châu
Lộc Bình, đi khoảng 2 giờ thìn. Một đường nhỏ từ huyện lỵ đi về phía tây nam, qua
các xã Đông Quan, Xuân Dương, đến giáp địa phận huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh,
đi khoảng nửa ngày. Một đường nhỏ từ huyện lỵ đi về phía đông, qua xã Sằn Viên
đến giáp địa phận châu Tiên Yên tỉnh Quảng Yên, đi khoảng 1 ngày. Một đường nhỏ
từ đồn Yên Châu đến giáp giới huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Yên, đi khoảng 1 ngày”
[55, tr. 620]. “Một đường nhỏ từ thành tỉnh đi về phía đông, qua đồn Đồng Bộc
chuyển về phía đông nam, qua các đồn bảo ở Na Dương, Yên Châu huyện Yên Bác

đến giáp giới tỉnh Quảng Yên, đường núi qua các khe suối quanh co, đi mất khoảng 4
ngày rưỡi” [55, tr. 598]. “Một đường nhỏ từ phủ lỵ đi về phía đông, qua 2 tổng Sơn
Trang, Vân Thê đến đồn Đồng Bộc châu Lộc Bình, đi khoảng 1 ngày rưỡi. Lại từ đồn
Đồng Bộc châu Lộc Bình đi về phía đông rồi chuyển về phía đông nam đến đồn Na
Dương huyện Yên Bác, đi khoảng 1 ngày đường. Lại từ đồn Na Dương qua đồn Yên
Châu đến giáp địa giới huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh, đi khoảng 1 ngày [55, tr. 616].
Gắn liền với hoạt động kinh tế, xã hội, quân sự của huyện có một số địa điểm
như về cửa quan và tấn sở có “bảo An Châu: cách huyện Yên Bác 60 dặm về phía
nam ở xã An Châu, giáp giới tỉnh Quảng Yên” [40, tr. 452]. Sách Đồng Khánh địa dư
chí chép: “Đồn Yên Châu: ở xã Yên Châu, huyện Yên Bác. Nơi đây có đường đi đến
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương và các châu
huyện Tiên Yên, Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên” [55, tr. 595]. “Đồn Na Dương: ở xã
Đông Quan, huyện Yên Bác, nơi đây có nhiều đường nhỏ đi đến vùng rừng núi châu
Tiên Yên, tỉnh Quảng Yên” [55, tr. 595]. Về chợ phố và đò cầu có chợ An Bài, bến
Thạch Thiết [40, tr. 456].
Như vậy, từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện cho thấy Yên Bác có
những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp,
thương nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đãi mà thiên nhiên mang lại thì vẫn

14


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



còn những khó khăn như hạn hán, lũ lụt... gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân.
1.2. Dựng đặt và diên cách huyện Yên Bác
Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, vùng đất Yên Bác luôn gắn bó hữu cơ

với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Thời kỳ Hùng Vương, khi nước Văn Lang - nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt
Nam được thành lập, đất nước ta chia thành 15 bộ, Lạng Sơn (bao gồm cả địa phận
Yên Bác) thuộc bộ Lục Hải.
Thời kỳ Bắc thuộc, dưới đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Giao
Chỉ, đời Đường thuộc châu Giao.
Thời kỳ độc lập, trải qua các triều đại phong kiến, Yên Bác lần lượt thuộc các
đơn vị hành chính khác nhau. Thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra đời, nước ta chia làm
các đạo, đời Lê và đời Lý gọi là lộ, Lạng Sơn lúc ấy có tên là lộ Lạng Giang. Đến đầu
đời Trần, Lạng Sơn được gọi là lộ Lạng Châu, sau đổi là trấn Lạng Giang, đến năm
1397, trấn Lạng Giang được đổi thành trấn Lạng Sơn. Khi đó, Yên Bác thuộc trấn
Lạng Sơn. Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Đất nước rơi vào ách đô hộ của
nhà Minh, Lạng Sơn trở thành một trong 16 phủ. Yên Bác khi ấy thuộc phủ Lạng
Sơn. Trong khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi chia đất
nước thành 4 đạo, trấn Lạng Sơn được xếp vào Bắc đạo. Năm Thuận Thiên thứ
1(1428) đời Lê, Lê Lợi chia đất nước thành 5 đạo, Lạng Sơn vẫn thuộc về Bắc Đạo.
“Sau Lê Trung Hưng đổi gọi là trấn” [40, tr. 426]. Ban đầu, vào năm 1466, vua Lê
Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước và đổi tên đơn vị hành chính, cả nước được chia
thành 12 đạo thừa tuyên. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: “Huyện Yên Bác: Năm
Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh Tông đặt châu Yên Bác là 1 trong 7 châu thuộc
phủ Trường Khánh thừa tuyên Lạng Sơn. Các đời sau đều giữ tên gọi đó” [55, tr
619]. Sách Đại Nam nhất thống chí cũng viết: “Đầu đời Lê đặt làm châu, phiên thần
họ Vi thế tập. Đầu bản triều vẫn theo như thế” [40, tr. 430]. Lúc này, Yên Bác được
gọi là châu. Về sau, nhà Lê lại bỏ đơn vị hành chính thừa tuyên, lập đơn vị hành
chính trấn. Thừa tuyên Lạng Sơn đổi thành trấn Lạng Sơn. “Bản triều năm Gia Long
thứ 1(1802) vẫn gọi là trấn, lãnh 1 phủ và 7 châu (phủ Tràng Khánh lãnh châu Ôn,
Lộc Bình, Thoát Lãng, Văn Uyên, Văn Quan, Thất Tuyền, Yên Bác)” [40, tr. 427].
“Tuy là những châu, huyện cùng một trấn hoặc gần nhau nhưng tổ chức đơn vị hành

15



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



chính cấp cơ sở lại khác nhau. Nơi thì chia thành sách, động, trang. Nơi thì có cấp
tổng rồi đến xã phường” [63, tr. 15]. Yên Bác được chia làm 4 tổng, gồm 14 xã (trước
đây có 18 xã, sau khi bị phỉ cướp phá, dân đinh lưu tán, còn 14 xã):
“1-Tổng Thái Bình, 2 xã:
1.Xã Thái Bình

2.Xã Lâm Ca

2-Tổng Đông Quan, 5 xã:
1.Xã Đông Quan 2.Xã Xuân Dương

3.Xã Quan Bản

4.Xã Lợi Bác

5.Xã Sàn Viên
3-Tổng Lệ Viễn, 4 xã:
1.Xã Lệ Viễn

2. xã Diên Lạc

3.Xã Vĩnh Khương

4.Xã Hữu Sản


4-Tổng Yên Châu, 3 xã:
1.Xã Yên Châu

2.Xã Yên Động 3.Xã Yên Bố” [55, tr. 619].

“Năm Minh Mệnh thứ 12, chia tỉnh hạt, đổi làm tỉnh, đặt 2 ty Bố chính và Án
sát, tuần phủ lãnh việc bố chính” [40, tr. 427]. Theo đó, trấn Lạng Sơn đổi làm tỉnh
Lạng Sơn. “Năm thứ 15, đổi 3 châu Yên Bác, Văn Quan và Thất Tuyền làm huyện”
[40, tr. 427]. Yên Bác được gọi là huyện từ đó. Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng
chép về huyện Yên Bác: “Năm Minh Mệnh 15 (1834) đổi làm huyện, cho đến đời
Đồng Khánh không thay đổi” [55, tr. 619]. “Năm thứ 16, bắt đầu đặt lưu quan ở châu
và huyện (trước đây là thổ quan, nay đổi), thổ quan hiệp đồng làm việc. Năm thứ 17
đặt thêm phủ Tràng Định. Năm Tự Đức thứ 4, giảm bớt quan lại, Tràng Khánh kiêm
nhiếp huyện Yên Bác, phủ Tràng Định kiêm nhiếp châu Thoát Lãng” [40, tr. 427].
Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XIX, tỉnh Lạng Sơn lãnh 2 phủ, 4 châu, 3 huyện, trong
đó có huyện Yên Bác.
Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời cũng có viết: “Tỉnh Lạng Sơn đặt
năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) với chức Lạng Bằng (Lạng Sơn, Cao Bằng) tuần phủ;
năm thứ 15 đổi ba châu Yên Bác, Văn Quan, Thất Tuyền làm huyện; năm thứ 17 đặt
thêm phủ Tràng Định. Tỉnh Lạng Sơn gồm hai phủ: phủ Tràng Khánh với châu Lộc
Bình do phủ kiêm lý, Ôn Châu và huyện Yên Bác; phủ Tràng Định với Văn Uyên,
châu Thoát Lãng, huyện Văn Quan, huyện Thất Khê (trước là Thất Tuyền) do phủ
kiêm lý” [1, tr. 219].
Thời thuộc Pháp, sau khi đánh chiếm đất nước ta, năm 1888, thực dân Pháp
xếp tỉnh Lạng Sơn vào quân khu 12. Tháng 8/1891, thực dân Pháp bỏ quân khu để

16



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



thành lập các đạo quan binh. Lạng Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan binh thứ
hai, gồm 2 phủ (phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định), 2 huyện (huyện Yên Bác,
huyện Văn Quan) và 4 châu (Châu Lộc Bình, Châu Ôn, Châu Thoát Lãng, Châu Văn
Uyên). Sau này, huyện Yên Bác tách sang tỉnh Bắc Giang.
Ngày 5/11/1889, thực dân Pháp lập ra tỉnh Lục Nam bao gồm các huyện Lục
Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn và Yên Bác (Lạng Sơn). Sau một thời gian hoạt động,
thực dân Pháp thấy đơn vị hành chính tỉnh mới này không phù hợp, vì vậy ngày
8/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định giải tán tỉnh Lục Nam. Sách Đồng
Khánh địa dư chí cũng chép về huyện Yên Bác trong khoảng thời gian này: Đầu đời
Thành Thái, năm 1890 tách về huyện Lục Nam mới thành lập. Nay thuộc huyện Sơn
Động tỉnh Bắc Giang [55, tr. 619].
Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc
Giang. Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời có viết: “Thời thuộc Pháp, năm 1895
tách phủ Lạng Giang lập thành tỉnh Bắc Giang, lỵ sở ở huyện Phất Lộc, đặt phân phủ
ở huyện Yên Thế; tách huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn về đặt làm châu Sơn Động;
huyện Hữu Lũng đổi làm châu Hữu Lũng; năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim
Anh, Đa Phúc vào tỉnh Vĩnh Yên” [1, tr. 217]. “Thời thuộc Pháp, huyện Yên Bác, sau
là huyện Sơn Động, đổi lệ vào tỉnh Bắc Giang mới đặt năm 1895” [1, tr. 219].
Ngày 13/2/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập huyện Sơn
Động gồm ba tổng cắt ra từ huyện Lục Ngạn: Tổng Biển Động (được nhập thêm xã
Phúc Thắng thuộc tổng An Châu, huyện Yên Bác); Tổng Niêm Sơn (được sáp nhập
thêm toàn bộ đất đai đồn điền Schnaider nằm ven bờ sông Lục Nam thuộc tổng Trù
Hựu) và Tổng Hả Hộ, huyện lỵ đặt tại Biển Động.
Ngày 11/5/1917, Quyền Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định sáp nhập huyện Yên
Bác vào huyện Sơn Động. Ngày 25/9/1919, huyện Sơn Động đổi thành châu Sơn
Động. Năm 1927, chính quyền thực dân Pháp tiến hành tổng điều tra dân số, châu

Sơn Động khi đó có 8 tổng, 53 xã, 15.342 nhân khẩu. Trong đó, một số xã thuộc
huyện Yên Bác trước đây được chia cắt vào 3 tổng: xã Phúc Thắng thuộc tổng Biển
Động; xã Hữu Sản, Lâm Ca, Lệ Viễn, Thái Bình, Vĩnh Khương thuộc tổng Đông
Đoàn; xã An Bố, An Châu thuộc tổng Tây Đoàn.
Đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Bắc Giang có 3 phủ (Lạng
Giang, Yên Thế, Lục Ngạn), 4 huyện (Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Sơn Động), 1

17


×