Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tài liệu Cam kết WTO về chuyển phát và viễn thông potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.42 MB, 28 trang )

MC LC
CAM KẾT WTO VỀ DỊCHVỤ CHUYỂN PHÁT 03
Gia nhập WTO, VN cam kết mở cửa
những dịch vụ chuyển phát nào? 04
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp
dịch vụ chuyển phát nhanh tại VN
dưới những hình thức nào? 06
Tình hình mở cửa thị trường dịch vụ
chuyển phát cho nhà đầu tư nước ngoài
trước khi VN gia nhập WTO? 08
CAM KẾT WTO VỀ DỊCHVỤ VIỄN THÔNG 10
VN cam kết những dịch vụ
viễn thông nào khi gia nhập WTO? 11
Tình hình cạnh tranh trong thị trường
viễn thông trước khi VN gia nhập WTO? 14
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp
các dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng
tại VN dưới các hình thức nào? 16
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp
các dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng
tại VN dưới các hình thức nào? 17
Sau khi VN gia nhập WTO, việc đầu tư
dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
trong lĩnh vực viễn thông trước đây có thể
chuyển đổi thành DN không? 18
Các DN nước ngoài có được bán
dung lượng cáp quang biển cho các
DN VN không? 19
Các DN viễn thông nước ngoài không có
hiện diện thương mại có thể cung cấp


dịch vụ viễn thông vào VN không? 20
VN cam kết đảm bảo các quyền gì cho các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở VN? 22
VN có cam kết về đảm bảo kết nối không? 23
VN cam kết như thế nào về quy trình, thủ tục
cấp phép trong lĩnh vực viễn thông? 24
Cơ quan Nhà nước về viễn thông có phải độc lập
với các DN cung cấp dịch vụ viễn thông không? 26
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
3
CAM KT WTO V
DCH V CHUYN PHÁT
4
Cam kt WTO v Chuyn phát
Gia nhpWTO, VN cam kt
m ca nhng dch v
chuyn phát nào?

Theo phân loại của WTO, dịch vụ chuyển phát là một
phân ngành trong dịch vụ truyền thông.
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường
(cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia) dch v
chuyn phát nhanh đi vi tt c các loi văn bn,
tài liu (bao gồm cả dịch vụ có lai ghép-hybrid mail
services và thông tin quảng cáo trực tiếp-direct mail)
và các kin và các hàng hóa khác tr các trưng
hp sau:
 Các văn bản có giá cước dịch vụ thấp hơn 10 lần
giá cước của một bức thư tiêu chuẩn gửi trong
nước ở nấc khối lượng đầu tiên hoặc thấp hơn 9 Đô
la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế;
 Tổng khối lượng của các vật phẩm (cho 01 lần
chuyển phát) trên 2000 gam.
Các công ty chuyển phát nhanh và dịch vụ chuyển
phát nhanh nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng
với Bưu chính Việt Nam trong việc cung cấp các dịch
vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa.
Những dịch vụ không cam kết mở cửa sẽ chỉ dành
cho các doanh nghiệp bưu chính trong nước.
1
5
Theo nguyên tắc về cam kết dịch vụ trong WTO,
về cơ bản, quy chế áp dụng cho các loại dịch vụ
sẽ tuân thủ yêu cầu sau:
 Đi vi các dch v đã cam kt (được liệt kê
trong Biểu cam kết): Việt Nam buộc phải mở
cửa thị trường các dịch vụ đó cho nhà đầu tư
nước ngoài tối thiểu là như mức đã cam kết

(có thể mở cửa nhanh hơn, mạnh hơn mức
cam kết);
 Đi vi các dch v chưa cam kt (không
được liệt kê trong Biểu cam kết): Việt Nam có
quyền cho phép hoặc không cho phép nhà
đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch
vụ này tại Việt Nam theo mức độ, điều kiện mà
mình quy định.
Hp 1 – Quy ch áp dng cho dch v“chưa
cam kt”và dch v“đã cam kt”
khác nhau như th nào?
6
Cam kt WTO v Chuyn phát
Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể cung cấp dịch
vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam dưới
hình thức hiện diện sau:
 Doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam
cung cấp dịch vụ chuyển phát (có thể phải tuân thủ
điều kiện vốn nước ngoài không quá 51% kể từ
ngày 11/1/2007 cho đến ngày 11/1/2012);
 Danh nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp
dịch vụ chuyển phát kể từ ngày 11/1/2012.
Các nhà đu tư nưc ngoài
có th cung cp dch v
chuyn phát nhanh ti VN
dưi nhng hình thc nào?
2
7
Hp 2 - Pháp lut hin hành caVit Nam
quy đnh như th nào v đu tư nưc

ngoài trong lĩnh vc chuyn phát?
Các vấn đề về đầu tư nước ngoài trong dịch vụ
chuyển phát được quy định tại Ngh đnh
128/2007/NĐ-CP ngày 2/8/2007 của Chính phủ.
Đây là văn bản được ban hành sau khi Việt Nam
gia nhập WTO và đã đưa toàn bộ các cam kết của
Việt Nam về dịch vụ chuyển phát vào nội dung
các quy định.
Cụ thể, theo Nghị định này:
 Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư
Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực chuyển phát nhanh phải đảm bảo điều
kiện tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
không quá 51% trong tổng vốn Điều lệ;
 Chỉ được thành lập doanh nghiệp chuyển
phát nhanh 100% vốn nước ngoài sau ngày
11/1/2012.
8
Cam kt WTO v Chuyn phát
Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa cho
các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch
vụ chuyển phát nhanh (hoạt động dưới hình thức
liên doanh).
Các công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới
như Federal Express (FedEx), DHL, TNT, UPS… đều đã
có mặt tại và cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt
Nam thông qua liên doanh với các đối tác Việt Nam.
Tình hình m ca th trưng
dch v chuyn phát cho
nhà đu tư nưc ngoài trưc

khi VN gia nhp WTO?
3
9
Theo nguyên tắc không hồi tố, các điều kiện
hạn chế trong cam kết gia nhập WTO của Việt
nam sẽ không áp dụng cho các công ty chuyển
phát nhanh đã được cấp phép trước khi Việt Nam
gia nhập WTO (các công ty này sẽ tiếp tục được
hoạt động theo đúng các điều kiện ghi trong
giấy phép, kể cả trong trường hợp các điều kiện
này ưu đãi hơn các cam kết gia nhập WTO của
Việt Nam).
Tuy nhiên, nếu các công ty này muốn mở rộng
phạm vi kinh doanh, thay đổi giấy phép đã
được cấp thì việc thay đổi sẽ phải tuân thủ các
cam kết của Việt Nam và các văn bản pháp luật
hiện hành.
Hp 3 - Các công ty chuyn phát nhanh đã
đưc cp phép trưc 11/1/2007 có
phi tuân th các cam kt gia nhp
WTO caVit Nam không?
10
Cam kt WTO vVin thông
CAM KT WTO V
DCH V VIN THÔNG
11
Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ viễn thông sau
đây cho nhà đầu tư nước ngoài (với mức độ mở cửa
khác nhau tuỳ vào việc nhà cung cấp có cơ sở hạ
tầng mạng hay không)

VN cam kt nhng
dch v vin thông nào
khi gia nhp WTO?
4
12
Cam kt WTO vVin thơng
Bng 1 - Các loi dch v vin thơng mà Vit Nam
cam kt m ca th trưng
Các dòch vụ
viễn thông cơ ba n
Các dòch vụ
giátrò gia tăng
(a) dòch vụ thoại
(CPC 7521)
(h) Thư điện tử
(CPC 7523 **)
(b) Dòch vụ truyền số liệu
chuyển mạch gói
(CPC 7523**)
(i) Thư thoại
(CPC 7523 **)
(c) Dòch vụ truyền số liệu
chuyển mạch kênh
(CPC 7523**)
(j) Thông tin trực tuyến và truy
cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu
(CPC 7523**)
(d) Dòch vụ Telex
(CPC 7523**)
(k) Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

(CPC 7523**)
(e) Dòch vụ Telegraph
(CPC 7523**)
(l) dòch vụ facsimile gia
tăng , bao gồm lưu trữ và
chuyển, lưu trữ và khôi phục
(CPC 7523**)
(f) Dòch vụ Facsimile
(CPC 7521** + 7529**)
(g) Dòch vụ thuê kênh riêng
(CPC 7522** + 7523**)
(CPC 843**)
- Dòch vụ hội nghò truyền hình
(CPC 75292)
- Dòch vụ Truy nhập Internet
IAS (dòch vụ cung cấp truy nhập
Internet cho khách hàng đầu cuối)
- Dòch vụ truyền dẫn tín hiệu
- Các dòch vụ thông tin vô tuyến,
bao gồm:
+ Dòch vụ thoại di động (gồm di
động mặt đất và vệ tinh)
+ Dòch vụ số liệu di động (gồm
di động mặt đất và vệ tinh)
+ Dòch vụ nhắn tin
+ Dòch vụ PCS
+ Dòch vụ trung kế vô tuyến
- Dòch vụ kết nối Internet (IXP)
13
Hp 4 -Th nào là nhà cung cp dch v

không có h tng mng, nhà cung
cp dch v có h tng mng?
Trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam,
nhà cung cp dch v không có h tng
mng được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ
không sở hữu dung lượng truyền dẫn và phải
thuê dung lượng từ nhà khai thác, sở hữu
dung lượng đó (bao gồm cả dung lượng cáp
quang biển). Một nhà cung cấp không có hạ
tầng mạng được phép sở hữu các trang thiết
bị viễn thông trong phạm vi trụ sở hoạt động
của mình và tại các điểm cung cấp dịch vụ
công cộng được cho phép (POP).
Nhà cung cp có h tng mạng là nhà cung
cấp sở hữu dung lượng truyền dẫn và băng
tần.
14
Cam kt WTO vVin thông
Cho tới thời điểm 11/1/2007, thị trường viễn thông
Việt Nam đã là một thị trường tương đi cnh tranh
trong hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ.
Các thành phần kinh tế khác nhau đã tham gia thị
trường dịch vụ viễn thông, đã có nhiều doanh
nghiệp 100% vốn tư nhân hoặc tư nhân nắm quyền
kiểm soát trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ không có
hạ tầng mạng.
Dịch vụ viễn thông đã thu hút được hơn 2 tỷ USD
đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, tính cạnh tranh của thị trường này còn
nhiu đim hn ch:

 Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép tham gia vào
thị trường này thông qua hình thức Hợp đồng hợp
tác kinh doanh (BCC);
 Ch doanh nghip mà vn Nhà nước chiếm đa số
mi có quyn s hu dch v h tng mng.
Tình hình cnh tranh trong
th trưng vin thông trưc
khi VN gia nhp WTO?
5
15
 6 nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động (3
nhà khai thác GSM và 3 nhà khai thác CDMA);
 4 nhà khai thác dịch vụ điện thoại cố định
(VNPT, SPT, EVN Telecom, Viettel);
 Nhiều công ty cung cấp dịch vụ Internet và các
dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
Hp 5 - Có bao nhiêu nhà cung cp dch v
vin thông Vit Nam trưc
11/1/2007?
16
Cam kt WTO vVin thông
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường
dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cho các nhà đầu
tư nước ngoài như sau:
Đi vi các dch v vin thông cơ bn (dịch vụ
thoại, truyền số liệu, thuê kênh riêng,….), nhà đầu tư
nước ngoài chỉ được phép đầu tư để cung cấp dịch
vụ ở Việt Nam dưới các hình thức:
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh; hoặc
 Doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam (là

nhà khai thác dịch vụ Việt Nam đã được cấp phép
trong lĩnh vực đó) với điều kiện vốn góp tối đa của
phía nước ngoài không quá 49% vốn pháp định
của liên doanh.
Đi vi các dch v vin thông gia tăng giá tr (thư
điện tử, fax, chuyển đổi giao thức,….), các nhà đầu tư
nước ngoài chỉ được phép đầu tư để cung cấp dịch
vụ ở Việt Nam dưới các hình thức:
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh; hoặc
 Doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam (là
nhà khai thác dịch vụ Việt Nam đã được cấp phép
trong lĩnh vực đó) với điều kiện tỷ lệ vốn góp nước
ngoài trong liên doanh không quá 50%.
Các nhà đu tư nưc ngoài có
th cung cp các dch v vin
thông có h tng mng ti
VN dưi các hình thc nào?
6
17
GianhậpWTO,ViệtNam cam kết mở cửa thị trường dịch
vụviễn thông khôngcó hạ tầng mạngcho các nhà đầu
tưnước ngoài đầutư vàotheo các hìnhthức sau:
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
 Liên doanh với nhà khai thác Việt Nam với điều
kiện đối tácViệt Nam phải là nhà cung cấp đã được
cấp phép trong lĩnh vực dịch vụ tương ứng, và tỷ lệ
vốn góp tối đa của phía nước ngoài là 51% vốn
pháp định của liên doanh (kể từ 11/1/2010, bên
nước ngoài được phép tự do lựa chọn đối tác khi
thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn

góp lên mức 65% vốn pháp định của liên doanh).
Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo VPN mà một số
đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, được cung cấp
trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, bên nước
ngoài được tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay
sau khi gia nhập và được phép tham gia vốn tối đa ở
mức 70% vốn pháp định của liên doanh.
Các nhà đu tư nưc ngoài
có th cung cp các dch
v vin thông không có h
tng mng tiVN dưi các
hình thc nào?
7
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cho phép các
bên của các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
trong lĩnh vực viễn thông trước đây được ký mới
thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức
doanh nghiệp với những điều kiện không kém
thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.
Việt Nam cam kết trong các liên doanh viễn thông
thì bên nào nắm 51% vốn điều lệ của liên doanh sẽ
nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.
Sau khiVN gia nhpWTO,
vic đu tư dưi hình thc
Hp đng hp tác kinh
doanh trong lĩnh vc vin
thông trưc đây có th
chuyn đi thành DN không?
18
Cam kt WTO vVin thông

8
19
Theo cam kết, các doanh nghiệp nước ngoài được
kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng hai
chiều) của các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam là
thành viên, với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán
dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng (như
VNPT, VIETTEL, VP Telecom) được cấp phép tại Việt
Nam.
Kể từ ngày 11/1/2008, các doanh nghiệp nước ngoài
được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà
cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ kết
nối Internet IXP quốc tế được cấp phép (như FPT,
VNPT, VIETTEL, VP Telecom).
DN nưc ngoài có đưc
bán dung lưng cáp
quang bin cho các doanh
nghip VN không?
9
20
Cam kt WTO vVin thông
Việc các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài không
có hiện diện thương mại tại Việt Nam (không có đối
tác BCC, không thành lập liên doanh, không có chi
nhánh ) cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế
cho các khách hàng tại Việt Nam gọi là phương thức
cung cấp dịch vụ qua biên giới (phương thức 1).
Về phương thức này đối với dịch vụ viễn thông, Việt
Nam cam kết như sau:

 Đi vi dch v hu tuyn và di đng mt đt:
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài
phải thông qua thoả thuận thương mại với pháp
nhân được thành lập tại Việt Nam và được cấp phép
cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại Việt Nam để
tiếp cận khách hàng tại Việt Nam;
 Đi vi dch v v tinh, kể từ ngày 11/1/2007
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được chỉ được
cung cấp dịch vụ cho một nhóm hạn chế khách
hàng (ví dụ khách hàng kinh doanh ngoài biển,
các cơ quan chính phủ, các cơ quan ngoại giao
của nước ngoài ); từ 11/1/2010, các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông ở nước ngoài sẽ được mở rộng
loại đối tượng khách hàng tại Việt Nam (thêm
nhóm khách hàng là các công ty đa quốc gia).
DN vin thông nưc ngoài
không có hin din
thương mi có th cung cp
dch v vin thông vàoVN
không?
10
21
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cho phép
các công ty đa quốc gia được sử dụng dịch vụ vệ
tinh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không
có hiện diện thương mại ở Việt Nam từ ngày
11/1/2010.
Công ty đa quốc gia trong cam kết được hiểu là
công ty đáp ứng đủ các điều kiện sau:
 Có hiện diện thương mại ở Việt Nam;

 Đã hoạt động như một công ty đa quốc gia trên
5 năm;
 Được niêm yết trên thị trường chứng khoán của
ít nhất một nước thành viên WTO; và
 Được cấp phép sử dụng trạm mặt đất-vệ tinh ở
ít nhất một nước thành viên WTO.
Hp 6 - Các công ty đa quc gia đưc s dng
dch v v tinh ca nưc ngoài phi
đáp ng điu kin gì?
22
Cam kt WTO vVin thông
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ Phụ
lục về dịch vụ viễn thông của GATS.
Thực hiện cam kết này, Việt Nam phải đảm bảo các
quyền sau cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
ở Việt Nam:
 Truy nhập và sử dụng dịch vụ và hệ thống viễn
thông công cộng để truyền dẫn thông tin trong
nước và qua biên giới (bao gồm liên lạc trong phạm
vi công ty và các giao dịch qua biên giới giữa các
bộ phận của công ty đặt ở các nước khác (mạng
riêng các công ty, tập đoàn đa quốc gia);
 Muahoặcthuêvàgắnthiếtbịđầucuốihoặccácthiết
bị khác để kết nối với hệ thống cung cấp dịch vụ;
 Kết nối mạng dùng riêng với hệ thống và dịch vụ
viễn thông công cộng hoặc với kênh riêng của các
nhà cung cấp dịch vụ khác;
 Sử dụng các giao thức lựa chọn đang được khai
thác trong việc cung cấp dịch vụ, ngoài những giao
thức được coi là cần thiết để đảm bảo tính khả

dụng của hệ thống và dịch vụ viễn thông cho mục
đích công cộng nói chung.
VN cam kt đm bo các
quyn gì cho các nhà cung
cp dch v vin thông  VN?
11
23
Việt Nam cam kết ban hành các quy định về kết nối,
bao gồm:
 Các điều kiện để Đảm bảo Kết nối;
 Các thủ tục về Đàm phán kết nối;
 Thoả thuận Kết nối mẫu;
 Thủ tục giải quyết Tranh chấp kết nối.
VN có cam kt v đm bo
kt ni không?
Hp 7 - Ph lc GATS
v dch v vin thông là gì?
12
Phụ lục này là một văn bản đi kèm theo GATS -
Hiệp định về thương mại dịch vụ của WTO.
Phụ lục này quy định các quyền và nghĩa vụ
chung của các bên liên quan đến việc cung
cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông và các
Chính phủ liên quan có trách nhiệm đảm bảo
việc thực thi các quyền và nghĩa vụ này.
24
Cam kt WTO vVin thông
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết đảm bảo với các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài nộp đơn
xin cấp phép trong lĩnh vực viễn thông rằng:

 Thủ tục và điều kiện cấp phép không giữ vai trò
như một rào cản độc lập đối với tiếp cận thị trường
(không cản trở quá mức cần thiết);
 Công khai các thủ tục và điều kiện cấp phép trước
khi chúng có hiệu lực;
 Cơ quan cấp phép xem xét và quyết định việc cấp
phép trong thời hạn quy định trong thủ tục chính
thức;
 Mọi phí, lệ phí liên quan đến việc xem xét hồ sơ cấp
phép không tạo ra một rào cản độc lập đối với tiếp
cận thị trường;
VN cam kt như th nào
v quy trình, th tc
cp phép trong lĩnh vc
vin thông?
13
25
 Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ xin phép Cơ
quan cấp phép thông báo cho bên xin phép tình
trạng của hồ sơ và liệu hồ sơ đã đầy đủ chưa (hồ
sơ được xem là đầy đủ khi đã có mọi thông tin mà
các văn bản hướng dẫn yêu cầu). Nếu yêu cầu bổ
sung thông tin, Cơ quan cấp phép phải thông báo
cho bên xin phép không chậm trễ thái quá và nêu
rõ thông tin bổ sung được yêu cầu để hoàn chỉnh
hồ sơ. Bên xin phép phải có cơ hội khắc phục
những thiếu sót trong hồ sơ;
 Theo yêu cầu của bên xin phép bị từ chối, Cơ quan
cấp phép đã từ chối cấp phép phải trả lời bằng văn
bản lý do đã từ chối;

 Nếu hồ sơ đã bị từ chối, bên xin phép có thể nộp
hồ sơ mới để xử lý những vấn đề trước đó;
 Nếu cần có sự phê duyệt, một khi hồ sơ đã được
phê duyệt, bên xin phép phải được thông báo
bằng văn bản không có sự chậm trễ thái quá;
 Nếu có yêu cầu kiểm tra để cấp phép chứng chỉ
hành nghề, việc kiểm tra phải được lập kế hoạch
với khoảng thời gian hợp lý.

×