Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tieu luan chinh sach cong chính sách 135 ở việt nam từ năm 2006 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.38 KB, 28 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề lớn của xã hội,ở bất cứ nơi đâu và bất cứ quốc
gia nào cũng tồn tại vấn đề đói nghèo và trở thành vấn đề nóng bỏng của xã
hội.Dù đó là xã hội phát triển hay khơng phát triển, là nước giàu có hay khơng
giàu có thì vấn đề quan trọng đầu tiên là giảm tỉ lệ đói nghèo, đây là cơ sở đầu
tiên hướng tới sự phát triển bền vững. Ở Việt Nam xóa đó giảm nghèo đã được
đề ra từ khi thực hiện công cuộc đổi mới tồn diện của đất nước và trở thành
chương trình mục tiêu quốc gia.
Hiện nay, sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể và quan trọng
trên tất cả các lĩnh vực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và không
ngừng nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề đói
nghèo của một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa vẫn đang là vấn đề nan giải và nhức nhối của tồn xã hội, địi hỏi Đảng và
Nhà nước ta phải đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa việc thực hiện những chủ
trương, chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo, để thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Chính sách 135 ra đời đã đạt được những kết quả đáng kể, nhìn chung tỉ lệ
hộ nghèo giảm , đời sống của người dân được cải thiên rõ rệt, nhưng bên cạnh đó
vẫn tồn tại hiện tượng nghèo và tái nghèo diễn ra ở những vùng khó khăn, nghèo
nàn về điều kiện phát triển. Ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
thiểu số do vị trí địa lí,trình độ, tập qn khiến cuộc sống nơi đây vơ cùng khó
khăn. Chính sách 135 ra đời nhằm hướng đến đối tượng là đồng bào dân tộc
thiểu số, chính sách được thực hiện trong một quá trình, việc tìm hiểu các giai


2


đoạn thực hiên để tìm ra những mặt làm được và chưa làm được từ đó có kinh
nghiệm thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo.
Với tầm quan trọng của chính sách 135 đối với khơng chỉ là đối với các
mục tiêu về kinh tế mà nó cịn có các mục tiêu về kinh tế, mục tiêu chính trị.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài"Chính sách 135 ở Việt Nam từ năm 2006 đến
năm 2010" để làm bài tiểu luận kết thúc mơn học chính sách cơng của em.
2.Tình hình nghiên cứu.
Chính sách phát triển các vùng dân tộc khó khăn mà trọng tâm là xóa đói
giảm nghèo là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc
biệt trong những năm gần đây, có rất nhiều bài báo, cơng trình nghiên cứu liên
quan đến chính sách 135 về xóa đói giảm nghèo trên nhiều góc độ, phương diện
khác nhau, có thể kể đến các nhóm cơng trình sau:
Thứ nhất, nhóm các cơng trình nghiên cứu về chính sách cơng:
- Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học
Chính trị (1999): Tìm hiểu về khoa học chính sách cơng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
- Lê Vinh Danh (1999): Chính sách cơng ở Hoa Kỳ, Nxb Thống kê, Hà
Nộ- Nguyễn Đăng Thành (chủ nhiệm) (2002): Chính sách và những vấn đề cơ
bản chi phối việc hoạch định chính sách ở Việt Nam, Tổng quan đề tài cấp Bộ,
Hà Nội.
- Phạm Hữu Nghị (chủ biên) (2002): Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính sách, pháp luật, Nxb Cơng an Nhân dân, Hà Nội.
- Vũ Hồng Cơng (2004): Chu trình chính sách và quy trình hoạch định
chính sách quốc gia Việt Nam, Thơng tin chính trị học, số 1.


3

- Nguyễn Hữu Hải (2004): Hoạch định và phân tích chính sách cơng, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Đặng Ngọc Lợi (2009): Chính sách cơng ở Việt Nam: lý luận và thực
tiễn, Tạp chí kinh tế và dự báo.
Trong những cơng trình này, hầu hết các tác giả đều đưa ra và phân tích
những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của chính sách cơng ở Việt Nam
Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến xóa đói giảm
nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo:
- Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (1993): Xóa đói giảm nghèo.
- Tập thể tác giả (1996): Xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, Nxb
Lao động- Xã hội.
- Nguyễn Thị Hằng (1997): Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Việt Nga (2001): Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
trong những năm đầu thế kỉ XX, triển vọng và thách thức, Tạp chí Khoa học và
Xã hội, số 2.
- Lê Hữu Quế (2003): Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào
trong nhiệm vụ chống đói nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, Nông thôn mới, số 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Tập trung phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên địa
bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay, từ đó đề xuất các quan điểm, phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo .
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những điều kiện dẫn tới tình trạng đói nghèo


4

Tập trung phân tích thực trạng đói nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu
số.
Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm từng

bước xóa đói giảm nghèo ở khu vực xã đặc biệt khó khăn
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là các xã vùng đặc biệt khó
khăn, xã nghèo, hộ nghèo đói trên phạm vi cả nước
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình đói nghèo của cả
nước giai đoạn thực hiện chính sách 135 từ năm 2006 đến năm 2010
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về xóa
đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước để nghiên cứu.
Tiểu luận vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử và khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin và kết
hợp các phương pháp nghiên cứu như điều tra, khảo sát, phận tích thống kê,
so sánh, tổng hợp, khái quát…
6. Những đóng góp của tiểu luận.
Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng đói nghèo
miền núi , đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Tiểu luận cũng góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo của nước ta .
7. Kết cấu tiểu luận


5

Đề tài gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về thực hiện chính sách cơng và chính

sách 135 ở Việt Nam từ 2006 đến 2010.
Chương 2:Thực tiễn thực hiện chính sách135 ở Việt nam từ 2006 đến
2010

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách

135 ở Việt Nam từ 2006 đến 2010

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH
SÁCH CƠNG VÀ CHÍNH SÁCH 135 CỦA VIỆT NAM
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CƠNG.

1.1.1.Khái niệm, vị trí thực hiện chính sách cơng trong quy trình
chính sách.
1.1.1.1.Khái niệm về chính sách.
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã
hội,khái niệm chính sách được thể hiện với các cách hiểu khác nhau:


6

Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích
nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đề ra.
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại.
1.1.1.2.Khái niệm chính sách cơng.
Chính sách cơng là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị, tuy

nhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đề này
vẫn chưa thực sự thống nhất.
Ở nước ta, chính sách cơng thường được hiểu là chính sách, với nghĩa hẹp
là những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Một số
cơng trình đã cố gắng đưa ra quan niệm về chính sách: “Chính sách là những
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện
trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội
dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối,
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…”. Các nhà nghiên cứu có cách tiếp
cận cụ thể hơn: “Chính sách cơng là chương trình hành động hướng đích của
chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực cơng cộng…Đó là chương trình hoạt động
được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau một cách hữu cơ và nhằm
những mục đích tương đối cụ thể; chủ thể hoạch định chính sách cơng nắm
quyền lực nhà nước; chính sách cơng bao gồm những gì được thực sự thi hành
chứ không phải chỉ những là tuyên bố”.
Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa về chính sách cơng tập trung vào chính
sách quốc gia – những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạt được các


7

mục tiêu nhất định. Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phức tạp, mục
tiêu ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định. Các chính sách cũng
được đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyết định mang
tính tương đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược có ảnh hưởng
đến quốc kế dân sinh. Vì vậy, chính sách cần được hiểu một cách uyển chuyển.
Theo nghĩa rộng, chính sách công bao gồm những việc Nhà nước định là
hoặc khơng định làm. Điều đó có nghĩa là khơng phải mọi mục tiêu của chính
sách cơng đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu của chủ thể khơng
được hành động. Chính sách tác động đến các đối tượng của chính sách - là

những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách. Phạm vi điều tiết của
mỗi chính sách rộng hay hẹp tùy theo nội dung của từng chính sách. Có thể chia
thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp. Chính sách cơng được Nhà
nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia, gắn
với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực công của Nhà nước.
Khái qt lại, Chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền lực
Nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của
những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt
ra. Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để
quản lí xã hội.
1.1.1.3.Khái niệm thực hiện chính sách cơng.
Thực hiện chính sách cơng là giai đoạn chính trong quy trình chính sách ,
giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống.Các chính sách được hoạch định xuất
phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống , từ những nhu cầu của xã hội và của
nhân dân.Thực hiện chính sách là q trình giải quyết những nhu cầu đó, đem lại
những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phục vụ lợi ích của


8

nhân dân. Đó là chuỗi các hành động và biện pháp cụ thể để thi hành một quyết
định chính sách đã được thơng qua.
Về thực chất đó là q trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của chính
quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng,phương thức thành những hành
động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tun bố .Trong q trình thực hiện
chính sách, các nguồn lực về tài chính cơng nghệ, con người được đưa vào sử
dụng một cách có định hướng . Nói cách khác đây là quá trình kết hợp giữa yếu
tố con người với các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu
đề ra.
Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiên chính sách là

giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thơng qua hoạt
động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước , nhằm đạt tới mục tiêu
đề ra.
1.1.1.4.Vị trí của thực hiện chính sách cơng.
Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng không thay
đổi được đời sống hiện thực. Nó chỉ phát huy tác dụng thơng qua hoạt động của
các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quần chúng nhân dân.
Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu khơng đưa ra thực hiện , hoặc
thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng khơng có ý nghĩa thực thi. Đối với nhân
dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọng hơn ý định ban đầu của chính
sách .
Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà
cuộc sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trên
lĩnh vực theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra . Vì vậy thực hiện chính sách


9

có ý nghĩa quyết định tới việc thành cơng hay thất bại của một chính sách.Giai
đoạn này quan trọng vì:
Đã là q trình thực hiện thi nội dung chính sách dưới tác động của
nhiều yếu tố . Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong q trình
triển khai sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách . Các chính sách
cũng có thể bị biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầu thông qua
việc thừa hành của bộ máy hành pháp.
Thơng tin nhận được trong q trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh giá
lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi nó sau này.Sự vận động của
chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thể dẫn đến sự nhìn nhận lại
qua đánh giá và xây dựng lại chính sách.Trên thực tế thực hiện chính sách được
coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình chính sách gồm hoạch định, thực hiện,

đánh giá.
Tóm lại thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của gai
đoạn hoạc định chính sách , song khơng hồn tồn lệ thuộc vào kết quả của cơng
tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết định với tồn bộ
quy trình chính sách.
1.1.2.Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách cơng.
1.1.2.1.Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách cơng.
Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiện
quản lý của nhà nước , do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc về
các cơ quan nhà nước. Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm vi và
chức năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện.Để phát huy
tính hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyền thống nhất
các hoạt động của chính sách . Cơ quan này có vai trị, trách nhiệm chính trong


10

việc thực hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiện chính sách có
hiệu quả hơn hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quan khác.
Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúc đẩy
hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách.Để có thể hoàn thành
được nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải cóa đầy đủ các nguồn tài
chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách; phải có đủ thẩm
quyền kỹ thuật chun mơn để biến các mục tiêu thành các chương trình hành
động cụ thể; cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình.
Mối quan hệ phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính
sách:Phân cơng và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản lý
nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn bộ
hệ thống. Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp . Phân công là để giữa các
cơ quan không có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khi thực hiện chức

năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tập trung tạo nên sự liên
kết nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của cả hệ thống để đạt mục
tiêu chung.
Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách:Đối tượng chịu tác động
của chính sách bao gồm cac cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chính sách sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ. Chính sách nhà nước thường
có tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng các tầng lớp dân cư
trong xã hội theo các mức độ khác nhau. Các đối tượng có thể tán thành hoặc
khơng tán thành chính sách , cụ thể đối tượng của chính sách có thể phục
tùng,chấp nhận hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó.
1.1.2.2.Tun truyền giải thích chính sách.


11

Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức tư tưởng của
những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với việc chấp hành
chính sách.Trong nhận thức của mỗi một chủ thể đều khơng giống nhau vì vậy
nên đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khác nhau.Trong chính
sách thì việc tun truyền để mọi người cùng đi theo một con đường chung là
yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sách thắng lợi.Do đó các cơ
quan nhà nước phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận cho việc thực hiện chính sách
để mọi người hiểu và đồng tình ủng hộ .
Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấp
nhận nó với nhiệt tình cao. Phải hướng tới tuyên truyền vào các đối tượng thực
hiện, các bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyền cho các
đối tượng còn nghi ngờ và hiểu sai chính sách.Ngồi ra phải lơi kéo những người
có khả năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách. Đồng thời kết
hợp các hoạt động tuyên truyền , phổ biến chính sách với việc vận động các đối
tượng.

1.1.2.3.Triển khai thực hiện chính sách.
Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủ
quan về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, pháp
luật của nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng. Để thực hiện được
tốt chính sách thì chúng ta cần làm tốt các u cầu sau:
Có kế hoạch thực biện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách có hiệu
quả thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể ở tất cả
các nội dung cần triển khai . Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến và phân
công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hồn thành tốt nhiệm vụ dề ra trong
chính sách.


12

Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong q trình thực
hiện chính sách thì chúng ta ln có những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách . Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trong việc thực hiện
chính sách ở các địa phương khác nhau.
Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực
hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng là phải động
viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thực hiện chính
sách.Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước
nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có kiên quan đến lĩnh vực
mà chính sách điều chỉnh.
Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cách mạng
thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp trong
thực tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chính sách: Giai
đoạn này là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sách này trong thực tế
với những điều kiện tại các địa điểm khác nhau.Đồng thời để đảm bảo chính
sách được thực hiện thì phải khơng ngừng đấu tranh chống mọi hành vi đi ngược

lại chính sách đã được coi là đúng.
Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách:để đạt được hiệu quả cao thì
chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ và hệ
thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung của tổ
chức.
Giải quyết mâu thuẫn trong quá trình thực hiện chính sách: các chính sách
được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhóm người nhất định trong xã hội
đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác trong xã hội. Do


13

vậy mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến các yếu tố đó để đảm bảo được sự ổn
định trong xã hội.
1.2.CHÍNH SÁCH 135 CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN ĐẾN NĂM 2010.

1.2.1.Khái quát về đồng bào dân tộc thiểu số.
Khái niệm dân tộc thiểu số là biểu thị sự tương quan giữa các nhóm dân
tộc trơng cùng một đất nước, được hiểu là nhóm những người có chung ngơn
ngữ, phong tục tập qn,và chiếm số lượng ít trong xã hội
1.2.2.Quan niệm về vùng đặc biệt khó khăn
Vùng đặc biệt khó khăn là nơi mà điều kiện cho phát triển nghèo nàn có
mức sống khó khăn, khơng được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam
1.2.3.Bối cảnh thực hiện chính sách.
Chính sách 135 trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 được thực hiện thêm
với sự kéo dài thời gian thực hiện chính sách. Vì trong thời điểm này vẫn có
1.946 xã và 3.149 thơn, bn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã
khu vực II thuộc 45 tỉnh thành trong cả nước. Do vậy nước ta vẫn cần phải thực

hiện tiếp chương trình này để chương trình này hoạt động có hiệu quả hơn nhằm
giúp thực hiện được mục tiêu đề ra.
Chính sách này được thực hiện khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển
kinh tế rất nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế phát
triển vững chắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Nhờ vậy mà đời sống
nhân dân ngày càng được tốt hơn.


14

Đất nước ta vẫn cịn nhiều vùng núi có điều kiện khó khăn rất nhiều, chính
vì vậy mà phải có các chính sách để có thể giúp được những nơi này phát triển
kinh tế và xã hội.
1.2.4.Nội dung cơ bản của chính sách 135 ở Việt Nam giai đoạn 20062010
Chính sách 135 ở Việt Nam từ 2006 đến 2010 ra đời nhằm hỗ trợ
việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đồng bộ trên phạm vi cả nước,
nhưng do,không phải bất cứ vùng nào cũng có những điều kiện giống nhau để
thực hiện chính sách, chính sách 135 ra phạm vi hướng đến đồng bào dân tộc
thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn, từ đó có những chính sách hỗ trợ đặc biệt để
vùng này có điều kiện phát triển kịp với sự phát triển ở những vùng có điều kiện
và từ đó tạo sự phát triển đồng đều
Chính sách do chính phủ ban hành, các cơ quan phối hợp thực hiện theo
chức năng và nhiệm vụ riêng. Chính sách hướng đến đối tượng là người dân
đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện chính sách 135
nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ
sản xuất của đồng bào các dân tộc; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã,
thơn bản đặc biệt khó khăn; đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ
quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; hỗ trợ các
dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao
nhận thức pháp luật.

1.2.5. Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách 135 giai đoạn
2006-2010 ở Việt Nam đối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
Không phải ngẫu nhiên chỉ sau một ngày tuyên bố với cả thế giới bản
tuyên ngôn độc lập khẳng định dân tộc ta giành được độc lập trở thành người chủ


15

đất nước, ngày 3-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra ba nhiệm vụ hàng đầu
của nhà nước ta phải làm là : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.Người đặt việc
giải quyết giặc đói lên hàng đầu vì khi đất nước dù giành được độc lập mà không
giải quyết được vấn đề cơm ăn, áo mặc, học hành cho người dân thì cũng khơng
giải quyết được vấn đề gì.
1.2.5.1.Tầm quan trọng đối với vấn đề xóa nghèo.
Nghèo đói là một vấn đề rất khó được giải quyết qua những chính sách
nhất thời, nó phải được thực hiện một cách đồng bộ qua nhiều năm, nhiều
chương trình dài hạn với rất nhiều các chính sách hiệu quả với nội dung thiết
thực và giải quyết đúng vấn đề đang cịn tồn tại của người dân.
Thực hiện chính sách này giúp cho các huyện vùng sâu vùng xa, miền núi
có thể có được điều kiện để có thể thốt ra khỏi tình trạng đói nghèo. Đồng thời
giúp cho người dân tại các xã này thốt khỏi tình trạng đói nghèo vì chính sách
này giúp cho người dân có thể có được các hỗ trợ từ Nhà nước. Do vậy họ có
điều kiện để có thể lao động tạo ra nguồn thu nhập và có thể thốt nghèo.
Chính sách này cũng giúp cho các cơ sở hạ tầng tại những nơi này có thể
được xây dựng tốt hơn, người dân đi lại thuận tiện và sự phát triển kinh tế có thể
sẽ có được hiệu quả.
1.2.5.2.Đối với vấn đề xã hội.
Nhà nước luôn quan tâm tới những người dân, những dân tộc sống tại các
vùng cịn khó khăn của nước ta, điều đó được thể hiện qua những ưu đãi đối với
các vùng này.Chính sách 135 được thực hiện sẽ giúp cho người dân có cuộc sống

tốt hơn, nghười dân có thể có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội
được đảm bảo.


16

Chính sách này được thực hiện giúp cho Nhà nước ta luôn bảo vệ đúng
chủ quyền lãnh thổ của quốc gia do những vùng thực hiện chính sách này phần
lớn là những vùng giáp biên giới , có địa hình khó khăn và lại rất nhạy cảm.
Nhà nước có sự quan tâm đúng mức tới các vùng khác nhau trong cả
nước, giúp cho sự phát triển đồng đều và cân bằng, từ đó có thể tạo ra sự ổn định
xã hội và tạo điều kiện cho sự phát triển.
1.2.5.3.Đối với kinh tế.
Chính sách này đã giúp xây dựng các cơ sở hạ tầng cơng cộng, do vây nó
vơ hình chung đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của vùng. Nó đã giúp
cho người dân trong các địa bàn này có được sự thuận tiện trong đi lại và trong
chao đổi hàng hóa từ đó có thể phát triển kinh tế.
Chỉ có thể phát triển kinh tế thì các xã nghèo mới có thể thốt nghèo bền
vững được.Do vậy chính sách này hướng tới việc giúp phát triển kinh tế nông
nghiệp, lâm nghiệp để giúp cho người dân có thể có được sự no đủ .
CHƯƠNG 2 : THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 135 Ở VIỆT NAM TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010.
2.1.KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU LIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT
NƯỚC VIỆT NAM.

Địa hình Việt Nam 3\4 diện tích là đồi núi, cịn lại là đồng bằng, đối với
một đất nước, có nhiều đồi núi là cơ sở cho việc phát triển lâm sản, chế biến gỗ
và là mơi trường cư trú của nhiều lồi động, thực vật q hiếm, là điều kiện có
nhiều địa điểm du lịch tự nhiên thu hút khách du lịch, cơ sở cho việc phát triển
kinh tế du lịch. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế mà địa hình đồi núi đem lại thì

chính địa hình cũng tạo ra những khó khăn nhất định, khó khăn cho giao thơng,


17

vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền, khơng có sự giao lưu, thông thương
làm cho nền kinh tế thu hẹp, khơng có động lực phát triển vì khơng có khả năng
cạnh tranh
Đi lại khó khăn, đặc biệt vùng núi khó có điều kiện phát triển, khơng thu
hút được đầu tư những điều này làm cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó
khăn, là mơi trường cho đói nghèo hồnh hành, cũng vì thế tỷ lệ hộ nghèo ở
vùng núi ln cao, đó là ngun nhân của việc Việt Nam là nước có tỷ lệ nghèo
đói cao.
Khái quát điều kiện kinh tế xã hội: nền kinh tế của Việt Nam xuất phát
điểm thấp do gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam
chủ yếu là nông nghiệp, tuy công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu
đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng kinhh tế chưa cao, tiềm năng phát triển kinh tế
sâu rộng còn hạn chế, nền kinh tế còn chậm phát triển thì tất yếu cuộc sống của
người dân cũng cịn nhiều khó khăn,
Về dân cư, Việt nam là một quốc gia đông dân, lực lượng lao động ở Việt
Nam dồi dào, cơ cấu dân số trẻ, tuy nhiên chất lượng lao cịn thấp, chỉ có 25%
số lao động được đào tạo, còn lại chưa qua đào tạo, nguồn lao động thấp về trình
độ là một yếu tố làm cho kinh tế chuyển dịch chậm
Hơn nữa, dân cư phân bố không đồng đều, vì thế chất lượng cuộc sống
cũng như trình độ của các vùng là khác nhau, tạo sự phát triển không đồng đều, ở
những vùng đồng bằng, kinh tế phát triển và trình đọ dân trí cao, ngược lại với
sự phát triển đó thì ở vùng núi, vùng sâu vùng xa sự phát triển chậm, trình độ
dân trí cịn hạn chế
2.2.CƠNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 135 Ở VIỆT NAM TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010.



18

2.2.1 Cơ quan thực hiện chính sách 135 ở Việt Nam từ 2006 đến 2010
Tổ chức thực hiện chính sách 135 ở Việt Nam được thực hiện bởi nhiều
cơ quan cùng phối hợp thực hiện trong đó Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường
trực chương trình có nhiệm vụ giúp ban chỉ đạo của Chính phủ thực hiện
chương trình và chủ trì, phối hợp với các bộ , ngành, các địa phương quản lý
chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở
các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính,
kinh tế và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện
nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
Nghiên cứu, đề xuất các hình thức ghi cơng, biểu dương,khen thưởng các tập
thể cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chương trình
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình cho giai đoạn 20062010, chủ trì, phối hợp các bộ, ngành đề xuất chính sách hỗ trợ trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với bộ Tài chính bố trí nguồn ngân
sách trung ương cho các dự án của chương trình và tổng hợp các phương án
phân bổ vốn của chương trình theo thẩm quyền.
Bộ tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân
sách từ trung ương cho chương trình. Cùng với đó là sự tham gia của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nơng thơn, Bộ giao thơng vận tải, để chính sách thực hiện
cần có sự nỗ lực của chính các hộ nghèo ở khu vực thuộc đối tượng của chính
sách 135 hướng tới.
2.2.2 Cơng tác tun truyền giải thích chính sách 135 ở Việt Nam từ
2006 đến 2010



19

Tuyên truyền, giải thích chính sách là đưa chính sách vào cuộc sống một
cách rộng rãi, thông qua các phương tiện truyền thơng khác nhau mà đưa chính
sách đến với người dân, giải thích ý nghĩa của chính sách cũng như quan điểm
của Đảng và Nhà nước, nhân dân có thể tiếp nhận thơng tin, nội dung chính
sách bởi nhiều kênh thơng tin khác nhau, có thể qua truyền hình, qua báo chí,
qua những kênh thơng tin chính thống. Một chính sách đưa ra để thực hiện tốt,
có hiệu lực trong cuộc sống thì cơng tác tun truyền có một ý nghĩa rất quan
trọng, bởi việc tuyên truyền , giải thích chính sách giúp cho người dân hiểu ,
trên cơ sở hiểu sẽ đồng tình ,ủng hộ trong việc thực hiện.
2.2.3 Công tác huy động và sử dụng các nguồn lực cho việc thực hiện
chính sách 135 ở Việt Nam từ 2006 đến 2010
Thứ nhất là ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương để thực
hiện mục tiêu và được bố trí trong dự tốn ngân sách nhà nước hàng năm của
địa phương. Huy động đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước.
Ủy ban dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan và các địa phương
xác định cụ thể danh sách các xã, thơn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của
chương trình Thủ tướng chính phủ quyết định, phối hợp các Bộ, ngành hướng
dẫn các địa phương hàng năm rà soát để hồn thành mục tiêu. Chủ trì, phân bổ
vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương thực hiện các dự án .Bộ Tài
chính phối hơp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn ngân sách trung ương
cho các dự án của chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của
chương trình theo thẩm quyền.


20


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo dõi, chỉ đạo các địa
phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; qui hoạch và
xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chủ trì, phối hợp với ủy ban dân tộc
hướng dẫn địa phương thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất xà chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình đọ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn các xã thuộc diện thực hiện chương trình.
Các bộ, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ mục tiêu
của chương trình tổ chức, xây dựng và chỉ đạo phối hợp thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để hồn thành mục tiêu mà chính sách đề
ra. Ban chỉ đạo của Chính phủ phối hợp với các cơ quan trung ương của các
đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc vận động hưởng ứng tham gia chương trình
nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương có nhiệm
vụ tun truyền rộng rãi để tồn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra,
giám sát thực hiện chương trình để chính sách đưa ra đạt hiệu quả và có tác
động tích cực đối với xã hội, đặc biệt là tác động tới cuộc sống của người dân,
nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt
khó khăn.
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH 135 Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 2.2.1

Những 2.3.1.Thành tựu đạt được
Với đường lối đúng dắn của Đảng, chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo
quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương, các cấp địa phương,
cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, kết quả của
việc thực hiện chính sách đã làm thay đổi hẳn diện mạo, bộ mặt nông thôn


21


vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, chương trình đã góp phần xóa đói giảm
nghèo cho các xã, thơn , bản đặc biệt khó khăn. Có thể nói đây là chương trình
hợp lịng dân nhất, được đồng bào các dân tộc và cấp ủy, chính quyền các địa
phương ủng hộ, các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Là chương trình cơng khai,
minh bạch, người dân được tham gia xây dựng kế hoạch từ cơ sở lên, đánh giá
có hiệu quả về kinh tế xã hơi cao nhất, ít thất thốt nhất.
Chương trình đã góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn miền
núi, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, hộ nghèo giảm nhanh,
đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Ngân sách trung ương đã đầu tư
gần 15.000 tỷ đồng, trong đó các tổ chức quốc tế hỗ trợ 350 triệu đơla. Từ
nguồn vốn trên, chương trình đã xây dựng được gần 13.000 cơng trình hạ tầng
thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 2,2 triệu
hộ , đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho trên 460.000 cán bộ xã, thôn, bản
và người nơng dân, hỗ trợ kinh phí cho gần 930.000 lượt học sinh con hộ
nghèo…giảm tỷ lệ nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn xuống cịn 28,8%
năm 2010. thu nhập bình quân đầu người trên 4,2 triệu đồng/ người/năm.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đã góp phần giúp
đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi khắc phục khó khăn, vươn lên xóa đói
giảm nghèo. Thơng qua các chương trình dự án, đời sống vật chất tinh thần của
đồng bào dân tộc được nâng cao từng bước, tỷ lệ giảm nghèo nhanh. Sự nghiệp
giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa vùng đồng bào dân tộc, miền núi từng bước
được cải thiện. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thay đổi rõ rệt.


22

Trước đây, đa phần thôn bản của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng
sâu, vùng xa quanh năm phải sống dưới ánh đèn leo lét, thì nay nhờ có chương
trình, dự án đầu tư của chính phủ qua chương trình 135 nhiều chương trình , dự

án đầu tư khác, điện, đường, trường, trạm, chợ, thông tin đã cơ bản đến tận hầu
hết các thôn, bản. Vùng sâu, vùng xa cũng được cấp phát dầu, đèn, muối và
thuốc chữa bệnh. Hầu hết các xã đã có trường học cao tầng ở cả 3 cấp học :
trung học cơ sở, tiểu học và bậc học mầm non. Lớp học đã có điện thắp sáng,
đầy đủ các phương tiện, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học. Trụ sở làm việc
của các xã đã khang trang, nhiều xã có nhiều nhà cao tầng, có nhà văn hóa
cộng đồng, có bưu điện văn hóa. Hệ thống trạm xá xã, thơn bản y tế cộng đồng
góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân, đẩy lùi các dịch bệnh, đời sống
văn hóa của bà con được chăm lo cải thiện và nâng cao, phát huy được vai trò
làm chủ của người dân, nâng cao năng lực của cộng đồng,năng lực của đội ngũ
cán bộ chính quyền cơ sở, góp phần củng cố hồn thiện hệ thống chính trị cơ
sở, giữ vững an ninh quốc gia, quốc phịng và trật tự an tồn xã hội, tăng cường
đoàn kết giữa các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước
và Chính phủ
Đường giao thơng hầu hết được đầu tư xây dựng, cơ bản, đường qua
sơng suối đã có cầu cứng, cầu treo hoặc xây đập tràn phục vụ giao thông thuận
tiện trong đi lại. Thơng tin được phủ sóng, các trạm truyền hình được lắp đặt
tiếp sóng phục vụ bà con. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng năm
chính phủ đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để tập huấn nâng cao nhận thức của bà
con, Có các chính sách hỗ trợ để khơi phục nghề truyền thống như : Dệt thổ
cẩm, đan lát,và dạy một số nghề mới…
2.2.2 Những hạn chế


23

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được qua q trình thực hiện
chính sách 135 từ 2006 đến 2010, kết quả lớn đạt được khơng thể phủ nhận,
chính sách 135 đã làm thay đổi nhất định đời sống của người dân theo hướng
tích cực, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, là đòn bẩy để người dân

đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã của vùng đặc biệt khó khăn thốt
nghèo, chủ động sản xuất thì vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Do
nhận được những ưu đãi đặc biệt của Đảng và Nhà nước, người dân thường có
tính dựa dẫm, ỷ lại vào Nhà nước ngày một nặng thêm trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân. Số hộ nghèo nằm trong chương trình dự án khơng giảm mà có xu
thế ngày càng gia tăng. Điều đáng quan tâm hơn là rừng có nguy cơ bị khai
thác, tàn phá một cách nặng nề.
Hiện nay, khơng ít huyện nếu khơng nói là tất cả cán bộ chủ yếu lo chạy
chương trình dự án, ít quan tâm đến việc tập trung chỉ đạo sản xuất ở cơ sở. Cơ
chế xin cho đang tồn tại phổ biến ở các huyện, làm cho nguồn vốn phân bổ từ
trung ương không được sử dụng hiệu quả, làm lãng phí nguồn vốn. Cơ chế xin
cho trở thành một vấn nạn. Cơ chế ấy làm cho bà con dựa dẫm, ỷ lại vào Nhà
nước. Có thơn bản, nhiều gia đình bỏ vườn hoang trọc để được họ nghèo.
Nhiều hộ cận nghèo khơng muốn thốt nghèo bởi nếu như khơng được hộ
nghèo, con cái đi học phải đóng học phí,đi viện phải đóng viện phí, các chính
sách trợ giá, trợ cước và nhiều chính sách đầu tư khơng cịn.
Chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và toàn cầu. Phát triển và sản xuất trong cơ chế hội nhập,địi hỏi sự cơng khai,
minh bạch, rõ ràng. Thế giới đang kêu gọi chống sự bảo hộ mậu dịch, hạn chế
và cấm sự trợ giá, trợ cước, sản phẩm làm ra phải tính đúng, tính đủ cả đầu ra
và đầu vào.


24

Bên cạnh đó khó khăn nổi bật là kinh phí phát triển kết cấu hạ tầng các
xã đặc biệt khó khăn còn quá thấp so với nhu cầu. Nhiều địa phương không đủ
điều kiệnđầu tư thực hiện mục tiêu đã xác định, hoặc đầu tư cấp độ, chất lượng
quá thấp, đẽ bị sạt trượt, hư hỏng khi gặp thiên tai. Công tác quản lý, bảo
dưỡng sau đầu tư chưa đồng bộ. Huy động nguồn lực cộng đồng và phát huy

vai trò quản lý, giám sát của đối tượng thụ hưởng cho phát triển kết cấu hạ tầng
cơ sở còn nhiều hạn chế, nhiều xã chưa có đường cho xe cơ giới xuống
bản.Đáng chú ý là, ngoài những vùng dân cư sống rải rác, vẫn còn hàng chục
bản di dân tái định cư để xây dựng các cơng trình cơng nhưng vẫn chưa được
sử dụng. Tình trạng học sinh bán trú ăn ở trong các lều lán tạm bợ, dột nát,
không đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho phát triển thể chất. Việc lựa chọn cơng
trình đầu tư một số nơi chưa bám sát nhu cầu thực tế ở địa bàn


25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 135 Ở VIỆT NAM TỪ 2006 ĐẾN 2010
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, cần xác định
mức ngân sách cho nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo,làm căn cứ để đề ra các mục
tiêu, ban hành chính sách khả thi, khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực để thực
hiện chính sách đã được ban hành, các nhiệm vụ đã được phê duyệt. Kết hợp
ngy từ khâu thiết kế để hình thành một gói thống nhất các hợp phần xóa đói
giảm nghèo. Tập trung nguồn lực cho các địa bàn nghèo, khó khăn nhất.
Coi trọng hỗ trợ theo kết quả thực hiện các hoạt động giảm nghèo, thay
cho hỗ trợ các yếu tố đầu vào. Từng bước bổ sung các tiêu chí đa chiều để xác
định đối tượng hỗ trợ giảm nghèo, và đảm bảo, nguồn vốn phân bổ từ ngân


×