Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Các thủ thuật tài chính được thực hiện như thế nào? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.08 KB, 2 trang )

Các thủ thuật tài chính được
thực hiện như thế nào?
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường địa ốc, thủ thuật CDO (Collaterized Debt
Obligation) - dịch tạm là trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế chấp cho vay mua nhà
(mortgage) và CMO (Collaterized Mortgage Obligation hay Security) - trái phiếu
hay CK thế chấp bằng nợ cho vay mua nhà được khai thác một cách triệt để.
Cách làm khá đơn giản. Thí dụ ngân hàng A cho nhiều người vay mua địa ốc với
tổng số tiền là 100 tỉ USD. Để có số tiền này, ngân hàng phải thu hút tiền gửi ít
nhất 100 tỉ USD. Đây là cách làm rất thông thường.
Ngân hàng thu hút tiền gửi ngắn hoặc trung hạn và cho vay dài hạn. Ngân hàng có
thể chịu rủi ro nếu như người gửi tiền rút ra mà ngân hàng không có để trả. Do đó
để giảm rủi ro, họ cần đa dạng hoá người vay và đa dạng hoá vùng hoạt động của
người vay.
Tất nhiên nếu cho vay nhiều người, không chỉ để mua nhà mà để tài trợ nhiều hoạt
động kinh tế khác nhau, thì độ rủi ro giảm. Khách hàng có người gặp khó khăn,
nhưng hầu hết là không.
Một vài hoạt động kinh tế có thể có rủi ro cao, nhưng hầu hết các hoạt động kinh tế
khác thì không. Người Mỹ luôn luôn tìm tòi cách làm mới để sinh lợi. Một cách
làm khác, được coi là khám phá thần kỳ, là ngân hàng có thể tập hợp nhiều giấy nợ
đó lại thành một gói, thí dụ ở đây là 100 tỉ USD, rồi dùng chúng làm thế chấp, chia
ra nhiều giấy nợ nhỏ tức là CK (cổ phiếu cũng là một loại CK) đem bán đại trà cho
người đầu tư nhỏ.
Làm như vậy ngân hàng thu lại 100 tỉ USD và biến người mua CK thành người
cho vay. Ngân hàng ăn phí nhiều chặng. Ngân hàng đẩy toàn bộ rủi ro sang cho
người đầu tư CK. Người ta mua CK vì lãi suất cao hơn, có thể dễ dàng bán ra và
tin là nó có độ rủi ro thấp. Các CK này thường có thời gian được tổ chức phát hành
mua lại từ 5 đến 30 năm, ngân hàng hoặc Cty dịch vụ tài chính nào đó sẽ làm việc
thu tiền trả nợ của người vay gồm cả khoản vay gốc và lãi đem chia đều cho các
CK. Tất nhiên họ tính phí.
Cách làm này được coi là một sáng kiến diệu kỳ của Michael Milken - một trùm tài
chính, trở nên giàu sụ vì chuyện này, nhưng rồi sau đó bị bắt tù về tội vì gian lận


trong buôn bán trái phiếu. Ông ta mua những trái phiếu Cty dưới chuẩn, được
mệnh danh là rác (junk bonds), đóng thành gói, dùng làm thế chấp, tạo ra các CK
mới. Ngân hàng thương mại (cho vay tiền) chỉ mới bắt tay vào hoạt động này vài
năm gần đây, còn chủ yếu việc làm này là của Cty tài chính thường được gọi là
ngân hàng đầu tư (chỉ làm chuyện đóng gói, buôn bán CK). Ngân hàng thương mại
nhảy vào vùng cấm trước đây vì luật Mỹ thay đổi cho phép đa dạng hoá hoạt động
tài chính. Vì thế mà thị trường tài chính thế giới trở nên bấp bênh, dễ khủng hoảng
hơn trước. Hàng loạt ngân hàng lớn Mỹ đang lỗ to vì theo chân sáng kiến của
M.Milken.

×