Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CẢM NHẬN MÙA XUÂN NHO NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.55 KB, 7 trang )

Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài muôn thuở của
thơ ca. Từ xa xưa đến nay, trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam
đã có rất nhiều nhà thơ nổi danh trên thi đàn thơ ca dân tộc với những bài
thơ, tập thơ viết về vẻ đẹp thanh thoát mà dịu dàng của sắc xuân như Tố
Hữu với “Xuân hồng”, Nguyễn Bính trong “Mùa xuân xanh” hay Mùa xuân
chín” của Hàn Mặc Tử. Trong số đó, thật thiếu sót nếu khơng nhắc tới
Thanh Hải, trước lúc đi xa ông vẫn kịp dành tặng cho đời một “Mùa xuân
nho nhỏ”. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến, gắn bó với đất nước,
với cuộc đời và ước nguyện sống cao đẹp của riêng nhà thơ.
“Mùa xuân nho nhỏ” cuốn hút người đọc không chỉ ở nội dung tư
tưởng nhân văn, cao đẹp mà còn là ở hồn thơ nhẹ nhàng, sâu lắng cùng
cách bộc lộ dòng cảm xúc dâng trào, tha thiết trước vẻ đẹp của mùa xuân
thiên nhiên, đất trời và cũng là của đất nước, dân tộc. Tác phẩm còn ấn
tượng người đọc bởi nó là một sự hịa quyện tinh tế, tài tình giữa chất thơ,
chất nhạc và chất họa.
Tiếng lịng tha thiết, yêu mến, gắn bó với đất nước, với cuộc đời của
nhà thơ được bộc lộ một cách chân thực và rõ nét qua cảm nhận của tác
giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vào xuân. Khổ thơ đầu tiên của
bài thơ đã miêu tả được rõ nét bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên xứ
Huế vào thời gian ấy:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc”
Đọc hai câu thơ mà ta như thấy sự hòa quyện tài tình giữa chất nhạc
và chất thơ trong từng dịng chữ. Nhà thơ miêu tả khơng nhiều, chỉ chọn
lọc những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho nét đẹp của thiên nhiên xứ Huế
và miêu tả theo lối phác họa. Thế nhưng, tác giả đã dựng lên trước mắt
người đọc bức tranh với đầy đủ màu sắc, đường nét và âm thanh đặc
trưng nhất của đất trời sang xuân. Bức tranh xn ấy hiện lên với khơng
gian khống đạt cùng dịng sơng, mặt đất và bầu trời, nó cịn được điểm
tơ thêm bởi sự phối màu hài hịa: Dịng sơng xanh hiền hịa làm nền như
càng tơn thêm cái tím biếc, tươi tắn của bơng hoa, làm cho bơng hoa


xuân thêm phần dịu dàng, đẹp đẽ hơn và cũng mặn mà hơn. Đặc biệt,
động từ “mọc” nằm ở đầu câu thơ như nhấn mạnh sức sống, sức vươn
mình của bông hoa, làm cho cảnh vật xuân như đang vươn dậy tràn trề
sức sống. Sắc xanh tươi trẻ và sắc Huế mộng mơ như gợi lên bao nét
thanh bình, trong trẻo, tươi thắm của đất trời xứ Huế sang xuân, tỏa một
hương sắc mới mẻ mang nặng nghĩa tình xứ Huế. Như vậy, chỉ với vài nét
phác họa mà nhà thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh xuân
đẹp, tràn đầy sức sống và rạo rực niềm vui. Và vút lên trong khơng gian
trong trẻo, thanh bình ấy còn là âm thanh rộn rã, tươi vui của con chim
chiền chiện:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”


Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng chim hót vang trời như hơi thở,
như sức sống của mùa xuân. Nếu như hai câu thơ đầu tiên gợi lên cả một
không gian phóng khống, bay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng thì
đến hai câu thơ tiếp theo này, khơng gian ấy như càng trở nên đậm nét
Huế hơn nhờ cách dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc biệt xứ Huế. Chỉ với
hai từ “ơi” và “chi mà” thôi mà Thanh Hải đã thực sự bộc lộ được sự xúc
động mãnh liệt của mình trước cảnh vật mùa xuân. Những tiếng gọi ngọt
ngào mến thương ấy như diễn tả chút ngỡ ngàng, bỡ ngỡ rồi niềm sung
sướng đến tột cùng trước những âm thanh ríu rít như lời mời gọi của đàn
chim. Cả dịng sơng, mặt đất, bầu trời và bơng hoa như đều xao động bởi
những âm thanh thân thương mà rất đỗi gần gũi, mến thương ấy. Như
vậy, ngôn ngữ mà Thanh Hải sử dụng xuyên suốt cả khổ thơ trên là một
thứ ngơn ngữ bình dị, khơng cầu kì, chải chuốt, nhịp thơ thì tự nhiên lúc
dìu dặt, lúc lại tươi vui, rộn rã. Nhưng có lẽ, dịng cảm xúc dâng trào trong
ông mới thực sự được kết đọng lại ở câu thơ giàu sức tạo hình cuối khổ:
“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”
Sự xuất hiện của một hình ảnh đẹp đến vậy trong hai câu thơ trên
như đã làm hồn thiện, tơ đậm và khắc sâu vẻ đẹp của mùa xuân thiên
nhiên, đất trời. Thanh Hải đã tinh tế và khéo léo đưa vào trong hai câu thơ
hình ảnh “giọt long lanh”. Hình ảnh ấy có thể hiểu theo hai tầng nghĩa.
Ở tầng nghĩa thứ nhất, “giọt long lanh” có thể hiểu là giọt sương, giọt
mưa xuân còn lại đọng trên lá, long lanh dưới ánh sáng xuân. Cũng có thể
hiểu là những giọt âm thanh tiếng chim. Trong cảm nhận của riêng Thanh
Hải, tiếng chim vang vọng giữa trời như đặc sánh lại tạo thành từng “giọt
long lanh”. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ấy thực sự là một sự sáng
tạo độc đáo của nhà thơ. Nó đã biến cái có tính thính giác (tiếng chim)
thành cái có tính thị giác (ánh sáng xn) và thành cái có tính khứu giác
để nhà thơ “tôi đưa tay tôi hứng”. Chỉ một từ “hứng” ấy thôi mà ta
thấy cả sự trân trọng, nâng niu cùng niềm đồng cảm của tâm hồn thi
nhân trước thiên nhiên và cuộc đời. Hình ảnh “giọt mùa xuân”, giọt âm
thanh tiếng chim ấy như đã hòa cùng những giọt cảm xúc yêu thương
đang tuôn chảy khôn nguôi trong trái tim đang rạo rực của nhà thơ. Hình
ảnh thơ có cái phi lý, có cái “giả” nhưng lại hồn tồn có thể chấp nhận
được, bởi thơ ca vốn rộng lượng cho mọi sự sáng tạo. Và chính sự sáng tạo
ấy đã diễn tả được cảm xúc say sưa của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên đất trời xứ Huế vào xn. Có lẽ, cũng chính bởi vậy, khi đọc những
dịng thơ của Thanh Hải, ta tưởng như ơng đang dang rộng đơi tay, mở
rộng cả lịng mình đón nhận hương sắc của mùa xuân. Đằng sau bức
tranh xuân ấy, ta nhận ra tình u và sự gắn bó tha thiết của nhà thơ đối
với quê hương, đất nước.
Với tình yêu cuộc sống tha thiết cùng niềm lạc quan, yêu đời, nhà
thơ Thanh Hải đã khắc họa một cách tinh tế và khéo léo bức tranh thiên


nhiên xứ Huế với những nét xuân đặc trưng nhất, vừa bao quát mà lại cụ

thể, vừa dịu dàng mà lại đằm thắm. Là một con người dã đi gần hết cuộc
đời, vậy mờ giờ đây, trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời,
trong lòng Thanh Hải vẫn bùng lên niềm rạo rực say mê. Điều ấy đã thể
hiện cái nhìn tươi trẻ của tác giả cũng như của những con người Việt Nam
về thiên nhiên, cuộc đời.
Trong niềm rạo rực của thiên nhiên đất trời vào xuân, Thanh Hải đã
có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế và đầy ý nghĩa về mùa xuân của đất
nước – một mùa xuân mang sinh lực mới ấm áp và tinh khôi:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Nhà thơ đã chọn hai hình ảnh “người cầm súng” và “người ra
đồng” để thể hiện cảm nhận, suy ngẫm của mình về mùa xn của q
hương đất nước là bởi vì, đó là những hình ảnh tiêu biểu, biểu trưng cho
những nhiệm vụ trọng yếu, quan trọng là bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Đó
là những nhiệm vụ chịu nhiều hy sinh, vất vả nhất nhưng cũng vinh quang
nhất. Có thể nói, qua những câu thơ này, tác giả muốn thể hiện một điều
rằng: Không chỉ một mặt đất, một bầu trời bát ngát xuân mà còn là cả
một đất nước bát ngát xuân, mùa xuân trên trận địa, trên cánh đồng. Đó
là những mùa xuân được làm nên bởi những con người bình dị mà vĩ đại.
Để thể hiện và diễn tả sâu sắc điều ấy, trong những dòng thơ của mình,
Thanh Hải đã tinh tế đặt từ “lộc” đi liền với cả hai hình ảnh“người cầm
súng” và “người ra đồng”. Với “người cầm súng”, lộc biếc mùa xuân như
“giắt đầy trên lưng”, theo họ ra chiến trường, che chở, bảo vệ cho họ để
tạo nên bao chiến công hiển hách, ghi vào những trang sử vàng của dân
tộc. Còn với “người ra đồng”, lộc lại “trải dài nương mạ”, theo từng bước
chân của họ. Trong cách nhìn ấy của Thanh Hải, mùa xn khơng chỉ theo
về mà cịn sinh thành, nảy nở theo từng bước chân con người. Và “người
cầm súng” và “người ra đồng” như gieo lộc xuân trên khắp mọi miền đất

nước, làm nên mùa xuân của cả dân tộc. Những cảm nhận tinh tế của
Thanh Hải như càng được thể hiện, bộc lộ rõ nét hơn qua hai câu thơ cuối
khổ:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xơn xao”
Trong khổ thơ này, nhà thơ cịn rất thành công trong việc sử dụng
điệp ngữ “tất cả”, điệp cấu trúc câu kết hợp với các từ láy “hối hả” và
“xơn xao”. Nó khơng chỉ nhấn mạnh sức xn phơi phới của đất nước mà
còn tạo cho khổ thơ nhịp điệu dồn dập, khẩn trương như nhịp điệu của
con người và của cả xã hội. Có lẽ, phải gắn bó với t và có những suy nghĩ,
cảm nhận sâu sắc lắm thì Thanh Hải mới có thể viết nên những vần thơ
hay và giàu ý nghĩa đến vậy.


Đắm mình vào sắc xuân của đất nước, Thanh Hải không khỏi tự hào
khi nghĩ về những trang sử hào hùng của dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Mở đầu khổ thơ thứ ba là hình ảnh nhân hóa tuyệt đẹp: “Đất nước”
như người mẹ hiền còn giang sơn, gấm vóc như bao máu và mồ hơi. Đất
nước ấy dù phải trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt nhưng vẫn vươn lên,
từng ngày hàn gắn lại vết thương chiến tranh để hướng tới một ngày mai
tươi sáng hơn. Quá khứ lịch sử oai hùng của dân tộc ấy như trở thành
điểm tựa, soi sáng và tiếp thêm sức mạnh để đất nước hơm nay “như vì
sao cứ đi lên phía trước” trong một sức sống mới mẻ khơng gì ngăn
cản được. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp này như đã toát lên niềm sung
sướng, tự hào của nhà thơ trước sức xuân của đất nước, vẻ đẹp của con
người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu và một niềm tin sắt son,

vững chắc của nhà thơ về tương lai, vận mệnh của dân tộc. Từ đó, ta thấy
được cả tâm hồn của một con người Việt Nam ln lạc quan, u đời, u
cuộc sống mình thiết tha.
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời và của đất
nước, nhà thơ đã hồ hởi bày tỏ ước nguyện tha thiết của lịng mình:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hịa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Trong khổ thơ trên, nhà thơ đã chọn những hình ảnh đẹp đẽ nhất của
thiên nhiên đã xuất hiện trong khổ thơ đầu như con chim, như cành hoa
để thể hiện ước nguyện của lịng mình. Vậy tại sao tác giả lại không chọn
làm một cánh chim đại bàng lớn lao mà lại chọn làm một chú chim bé
nhỏ? Tại sao ông không chọn làm một cả đóa hoa rực rỡ sắc hương mà
chọn làm một cành hoa nhỏ bé? Nếu đọc và suy ngẫm kĩ những câu thơ
trên thì ta sẽ thấy những vật tưởng chừng nhỏ bé, đơn sơ kia lại mang
một ý nghĩa lớn lao vô cùng. Chim dù đơn sơ, dù nhỏ bé, khiêm nhường,
mộc mạc nhưng lại có thể cất tiếng hót líu lo, giúp vui cho đời cịn hoa thì
tỏa sắc hương đâu đây, góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Mượn những
hình ảnh ấy là Thanh Hải muốn gửi gắm ước muốn được cống hiến cho
đời, mong muốn được góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự
phát triển của đất nước. Để diễn tả nỗi lòng ấy, nhà thơ còn khéo léo sử
dụng điệp ngữ “ta làm” nhằm tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ, giúp
cho việc bộc lộ cảm xúc của ông thêm phần tự nhiên. Khơng chỉ có vậy,
nhà thơ cịn ước được làm “một nốt trầm xao xuyến”, không véo von,
ồn ào để góp vào bản hịa ca mùa xn. Đó là một ước nguyện khiêm tốn,
muốn đóng góp cơng sức của mình một cách âm thầm và lặng lẽ. Và đến


đây, cách xưng hơ của nhân vật trữ tình đã có sự thay đổi nhưng khơng hề

gượng gạo và giả dối. Lúc xưng “tôi” là cảm xúc của riêng cá nhân nhà
thơ, cịn lúc xưng “ta” là nhà thơ khơng chỉ nói lên cảm xúc, nỗi lịng của
riêng mình mà cịn nói hộ tiếng lịng của tất cả mọi người. Đó cũng chính
là tâm sự, là phương châm sống của ông hay cũng là của tất cả những
con người chân chính khác. Phương châm sống ấy của nhà thơ thể hiện
nhận thức sâu sắc về một nguyên tắc sống đúng đắn giữa cái cá thể với
cả cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung, giữa cái nhỏ với cái lớn. Nhận
thức này đã để lại trong tâm khảm mỗi người đọc những ấn tượng sâu
đậm khó có thể phai mờ.
Trong niềm xúc động mãnh liệt, nhà thơ mong được làm một “mùa
xuân nho nhỏ” góp phần vào mùa xuân của đất nước:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”
Đến đây, nhà thơ không xưng “tôi” hay “ta” nữa bởi cái việc “lặng lẽ
dâng cho đời” “một mùa xuân nho nhỏ” kia khơng chỉ cịn là của riêng
nhà thơ, mà cịn là của tất cả mọi người, của chính chúng ta. Tiếng lòng
của nhà thơ dường như đã hòa chung vào tiếng lòng của mọi người. “Mùa
xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay, có sức lơi cuốn mạnh mẽ bởi nó đã thể
hiện được ý nghĩ, ước nguyện khơng chỉ là của riêng nhà thơ mà còn là
ước nguyện của nhiều người với quê hương đất nước mình: Mong muốn
được làm một mùa xuân nhỏ, sống cống hiến, sống đẹp, sống với tất cả
sức trẻ, sức nhiệt huyết của mình như những mùa xuân, lặng lẽ, âm thầm
dâng cho đất nước để làm nên sức xuân bất diệt, vĩnh cửu của dân tộc.
Trong khổ thơ này, mùa xuân như đã được chuyển thành mùa xn lí
tưởng của tiếng lịng cao cả. Nhan để của bài thơ có ý nghĩa sâu sắc là
như vậy.
Ước nguyện sống cống hiến cao đẹp ấy của nhà thơ một lần nữa
được nhấn mạnh thêm ở hai câu thơ đặc sắc cuối đoạn:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Những hình ảnh hốn dụ trong hai câu thơ trên vừa giản dị, vừa ý
nghĩa đã làm nổi bật lên một chân lí khó phai mờ: Tuổi trẻ nhiệt tình, hăng
say cống hiến, hi sinh (“tuổi hai mươi”), nhưng khi về tuổi già (“khi tóc
bạc”), mỗi chúng ta cũng cần âm thầm đóng góp cơng sức, luôn tự nhận
thức được trách nhiệm của bản thân mình về tương lai, vận mệnh của dân
tộc. Điều ấy đã trở thành lẽ sống cao đẹp của nhà thơ và cũng là của cả
thời đại, của cả một thế hệ chúng ta. Những lẽ sống, khát vọng sống của
con người đang nằm trên gường bệnh, đang cận kề cái chết ấy lại như
càng gây một sự xúc động mạnh mẽ, một ấn tượng sâu đậm khó phai mờ
trong lịng mỗi bạn đọc. Bên cạnh đó, nhà thơ đã thật tinh tế khi sử dụng
điệp ngữ “dù là” ở cả hai câu thơ cuối khổ, điệp ngữ ấy như lời hứa sẽ
mãi mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê


hương, đất nước. Lời thơ trong hai câu thơ trên tuy nhỏ nhẹ, tuy chân
thành nhưng lại mang sức khái qt lớn, có ý nghĩa triết lí sâu xa đến
nhường nào!
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Có lẽ, ý thơ của Thanh Hải cũng hàm chứ quan niệm nhân sinh quan
như vậy.
Bài thơ khép lại trong những âm điệu mênh mang của hai làn điệu
đặc trưng xứ Huế. Đó là những lời ca ngợi quê hương, đất nước, thể hiện
niềm tin yêu của nhà thơ vào những giá trị truyền thống vững bền của
dân tộc:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai – Nam bình

Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
“Nam ai” và “Nam bình” là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy
trăm năm nay. “Phách tiền” là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời
ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ “Mùa xuân - ta xin hát”
diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu
buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình u
thương. Đó là “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” đối với non nước và
xứ Huế quê mẹ thân thương. Câu thơ của người con đất Huế quả là “dịu
ngọt” như vậy!
Người xưa thường nói: “Thi trung hữu nhạc”, “thi trung hữu họa”,
“thi trung hữu tình”. Có lẽ, những câu nói ấy rất đúng với bài thơ “Mùa
xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Đó cũng chính là điểm nhấn, tạo
nên sức hút riêng có và ấn tượng sâu đậm khó phai mờ trong lòng mỗi
bạn đọc yêu thơ.
“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay, có sức cuốn hút, lay động người đọc bởi nhà
thơ Thanh Hải đã hịa mình vào mùa xuân của đất trời, mùa xuân của dân tộc, từ đó mà bộc
lộ những dịng cảm xúc dâng trào cùng những ước nguyện sống cống hiến cao đẹp bằng tâm
hồn trong sáng, lạc quan của tuổi trẻ. Chính vì vậy, bài thơ là một trong những thành cơng
của thơ ca hiện đại Việt Nam viết về mùa xuân.


(1980)



×