Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU BỀN VỮNG GỐM SỨ
BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU BỀN VỮNG GỐM SỨ
BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành:
Mã số:

Thương mại
60.34.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là cơng trình nghiên cứu của
bản thân, được đút kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời
gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn tồn
trung thực
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thùy Dương

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu gốm sứ bền vững ....................... 1

1.1 Bàn về khái niệm phát triển bền vững............................................................ 1
1.1.1 Lịch sử hình thành khái niệm phát triển bền vững trên thế giới ............. 1
1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững ở Việt Nam ............................................ 2
1.1.3 Nội dung phát triển bền vững .................................................................. 4
1.1.4 Vai trò phát triển xuất khẩu bền vững ..................................................... 5
1.2 Thị trường gốm sứ trên thế giới và Việt Nam ................................................ 6
1.2.1 Tìm hiểu về sản xuất và tiêu thụ gốm sứ trên thế giới ............................ 6
1.2.2 Một số thị trường tiêu thụ gốm sứ lớn trên thế giới ................................ 6
1.2.3 Tình hình sản xuất gốm sứ của Việt Nam ............................................. 11
1.2.4 Tình hình xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam giai đoạn 2006-2010......... 12
1.2.5 Thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ Việt Nam ............................... 14
1.3 Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững gốm sứ của một số quốc gia
và địa phương ..................................................................................................... 17
1.3.1 Gốm sứ Giang Tây - Trung Quốc .......................................................... 17
1.3.2 Gốm sứ Ý ............................................................................................... 18
1.3.3 Gốm sứ Bát Tràng ................................................................................. 19
1.3.4 Gốm Vĩnh Long ..................................................................................... 20
1.3.5 Kinh nghiệm phát triển bền vững rút ra cho gốm sứ Bình Dương ........ 21
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 23
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu gốm sứ của tỉnh Bình
Dương..................................................................................................................... 24

TIEU LUAN MOI download :


2.1 Giới thiệu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương .................................................. 24
2.1.1 Giới thiệu Bình Dương .......................................................................... 24
2.1.2 Tiềm năng phát triển xuất khẩu gốm sứ Bình Dương ........................... 25
2.1.3 Lịch sử hình thành gốm sứ Bình Dương ............................................... 30
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gốm sứ Bình Dương giai đoạn vừa qua ..... 34

2.2.1 Thực trạng xuất khẩu gốm sứ Bình Dương giai đoạn 2006-2010 ......... 34
2.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gốm sứ Bình Dương theo chủng loại
mặt hàng.......................................................................................................... 38
2.2.3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương theo thị trường ... 39
2.2.4 Giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ điển hình của tỉnh Bình
Dương ............................................................................................................. 40
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bền vững gốm
sứ Bình Dương ................................................................................................... 41
Kết luận chương 2 .................................................................................................. 61
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ Bình
Dương trong giai đoạn hiện nay............................................................................. 62
3.1 Mục đích xây dựng giải pháp ....................................................................... 62
3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp ........................................................................... 62
3.3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ của tỉnh
Bình Dương trong giai đoạn hiện nay ................................................................ 63
3.3.1 Giải pháp về áp dụng công nghệ mới .................................................... 63
3.3.2 Giải pháp về mặt bằng, tăng cường liên kết cho doanh nghiệp............. 68
3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................. 71
3.3.4 Giải pháp về mẫu mã và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm .... 73
3.3.5 Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mở rộng thị
trường.............................................................................................................. 75
3.3.6 Giải pháp về phương thức kinh doanh .................................................. 81
3.3.7 Giải pháp về vốn .................................................................................... 82
3.4 Một số kiến nghị ........................................................................................... 84

TIEU LUAN MOI download :


Kết luận chương 3 .................................................................................................. 87
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 88

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFR

Tiền hàng và tiền cước

CIF

Tiền hàng, bảo hiểm và cước

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

EU

Liên minh Châu Âu

EXW

Giao tại xưởng

FOB

Giao lên tàu


ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hóa

L/C

Thư tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm
gốm sứ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 ............................................................. 12
Bảng 1.2 : Thị trường xuất khẩu chủ yếu hàng gốm sứ Việt Nam giai đoạn
2007-1010 ........................................................................................................... 15
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp sản lượng khoáng sản từ năm 1997-2007 ................. 27
Bảng 2.2: Các mỏ cao lanh còn hiệu lực khai thác ........................................... 28
Bảng 2.3: Tổng hợp trữ lượng, sản lượng khai thác đến năm 2010 .................. 29
Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Bình Dương giai đoạn 2006-2010 .................... 35

Bảng 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương so với tổng
kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 ........................... 37
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Bình Dương theo thị trường .............. 39
Bảng 2.7: Máy móc thiết bị tại cơng ty .............................................................. 42
Bảng 2.8: Phương pháp nung sản phẩm ............................................................. 43
Bảng 2.9: Chất lượng sản phẩm ......................................................................... 44
Bảng 2.10: Việc cấp chứng chỉ ISO tại công ty ................................................. 45
Bảng 2.11: Sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại doanh nghiệp ......................... 46
Bảng 2.12: Nguồn nguyên liệu được thu mua từ đâu ........................................ 47
Bảng 2.13: Tình hình mặt bằng sản xuất............................................................ 49
Bảng 2.14: Trình độ cơng nhân .......................................................................... 50
Bảng 2.15: Trình độ nhân viên ........................................................................... 50
Bảng 2.16: Tổng số công nhân viên ................................................................... 51
Bảng 2.17: Chế độ phúc lợi tại doanh nghiệp .................................................... 52
Bảng 2.18: Nguồn nhân lực tại công ty .............................................................. 52
Bảng 2.19: Đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm .............................................. 53
Bảng 2.20: Kiểu dáng, hoa văn có được từ đâu ................................................. 54
Bảng 2.21: Giá bán sản phẩm............................................................................. 55

TIEU LUAN MOI download :


Bảng 2.22: Loại hình kinh doanh ....................................................................... 56
Bảng 2.23: Hình thức tham gia quảng bá cho sản phẩm .................................... 57
Bảng 2.24: Điều kiện thương mại xuất khẩu...................................................... 58
Bảng 2.25: Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ..................... 59

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững ................................................................... 5
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào EU ............................................ 7
Sơ đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào EU theo thị trường năm 2010 ..... 8
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Mỹ ............................................ 9
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Nhật Bản ................................ 10
Sơ đồ 2.1: Sản phẩm xuất khẩu tại doanh nghiệp .............................................. 38
Sơ đồ 3.1: Xử lý, tái sử dụng năng lượng .......................................................... 66
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH gốm sứ cao cấp Minh Long I .... 72

TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ có truyền thống lâu đời trong việc
sản xuất gốm sứ. Nghề làm gốm ở Bình Dương có vị trí quan trọng trong cuộc sống
cộng đồng cư dân Bình Dương sau hơn 200 năm hình thành và phát triển.
Việc xuất khẩu gốm sứ đã và đang đem lại cho Bình Dương một nguồn ngoại tệ
đáng kể, đồng thời góp phần phản ánh nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Sự
phát triển của ngành gốm sứ Bình Dương hiện nay cũng khơng nằm ngồi sự phát
triển của ngành gốm Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bình Dương đã xuất khẩu sang các
nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ…
Với những hoa văn họa tiết vừa mang đậm tính chất văn hóa phương Đơng, nói
chung và Việt nam, nói riêng vừa mang tính hiện đại, sản phẩm gốm sứ Bình Dương
đã giới thiệu với bạn bè trên thế giới nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, nói chung và
văn hố Đơng Nam Bộ, nói riêng. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta có
những chuyển biến tích cực, Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong lĩnh

vực thu hút đầu tư của nước ngồi và phát triển cơng nghiệp. Trong đó ngành gốm sứ
Bình Dương đã đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh.
Với chủ trương mở cửa và hội nhập hiện nay, thị trường xuất khẩu được xem là
mục tiêu phát triển của mọi ngành nghề kinh tế trong đó có ngành hàng gốm sứ.
Trong thời gian qua nhiều khách hàng nước ngồi đã tìm đến Bình Dương để tìm hiểu
và đặt mua những mặt hàng gốm sứ độc đáo của tỉnh. Tuy nhiên, gốm sứ Bình Dương
cũng gặp phải những thách thức của nền kinh tế mở đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên
thương trường quốc tế từ những nước có thế mạnh hơn chúng ta về mặt hàng này
như: Trung Quốc, Malaysia…
Trước những thách thức trên, ngoài những thành tựu đã có được, gốm sứ Bình
Dương vẫn tồn tại nhiều bất cập như: môi trường bị xâm hại, trình độ kỹ thuật cịn lạc
hậu, giá thành sản phẩm cịn khá cao, chất lượng sản phẩm khơng đồng đều, mẫu mã
còn nghèo nàn, thị trường xuất khẩu chưa mở rộng, kim ngạch xuất khẩu các năm qua
không ổn định... Bên cạnh đó nhu cầu của con người ngày càng tăng và xu hướng
trong sản xuất của các ngành nghề trên thế giới là phát triển bền vững, đáp ứng trên
cả ba phương diện đó là: kinh tế, xã hội, mơi trường. Do đó, các doanh nghiệp gốm sứ

TIEU LUAN MOI download :


ii

ở Bình Dương, nói riêng và Việt Nam, nói chung, cũng khơng thể đi ra ngồi xu
hướng đó.
Với ý nghĩa nêu trên, tác giả mong muốn tìm hiểu, đóng góp và giới thiệu về
ngành nghề truyền thống này của tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp để ngành này
có thể phát triển bền vững. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu bền vững gốm sứ Bình Dương” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

y Nêu lên được những vấn đề lý luận về quan niệm phát triển bền vững ở Việt
Nam và trên thế giới, từ đó thấy được sự cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ một
cách bền vững cho Bình Dương.
y Tìm hiểu, đánh giá chung bức tranh tổng thể về gốm sứ trên thế giới và ở Việt
Nam để thấy được tầm quan trọng đẩy mạnh xuất khẩu bền vững ngành hàng truyền
thống này ra thị trường thế giới.
y Đưa ra những bài học kinh nghiệm về sản xuất, xuất khẩu gốm sứ cả trong và
ngoài nước để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong xuất khẩu bền vững gốm
sứ Bình Dương.
y Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu gốm sứ Bình Dương và các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bền vững ngành gốm sứ của tỉnh nhà.
y Đề xuất một số giải pháp cụ thể và thích hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu bền
vững gốm sứ tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
y Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gốm sứ
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
y Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương từ 20062010, khơng nghiên cứu chi tiết nội bộ từng công ty
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với những phương pháp cơ bản sau:
y Phương pháp thu thập, thống kê, so sánh số liệu thứ cấp các sở ban ngành và
phát phiếu khảo sát điều tra thực tế 87 doanh nghiệp sản xuất gốm sứ của tỉnh Bình
Dương để đưa ra bức tranh về thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu gốm sứ

TIEU LUAN MOI download :


iii

Bình Dương, đồng thời tổng hợp và phân tích các thơng tin có được để làm nền tảng
cho các giải pháp và kiến nghị để gốm sứ tỉnh Bình Dương xuất khẩu bền vững. Và

sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu sơ cấp mà tác giả điều tra thực tế tại các
doanh nghiệp gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
y Phương pháp chuyên gia: Bên cạnh điều tra bằng bảng câu hỏi, tác giả cũng đã
tham khảo ý kiến một số lãnh đạo doanh nghiệp gốm sứ đã từng tham gia xuất khẩu
gốm sứ qua nhiều năm, những người đã gắn bó lâu năm với ngành, qua đó việc đánh
giá thực trạng xuất khẩu gốm sứ của doanh nghiệp Bình Dương sẽ mang tính thực tế
và khách quan hơn.
5. Tính mới của đề tài
Suốt thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về xuất khẩu gốm sứ, điển
hình như sau:
y Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân làm chủ
nhiệm (2004): “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt nam”.
Trong đó, cơng trình đã phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu gốm sứ mỹ
nghệ Việt Nam, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đối với hoạt
động xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam.
y Luận án tiến sĩ của TS Vũ Minh Tâm (2006): “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh
của gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu”. Trọng tâm là đánh giá khả
năng cạnh tranh và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ
nghệ Việt Nam, từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh, đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam.
y Luận văn Thạc sĩ của Thạc sĩ Nguyễn Bá Thanh (2005): “Một số giải pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2015”.
Trong đó phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tỉnh Bình
Dương và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ.
y Luận văn Thạc sĩ của Thạc sĩ Phan Thị Kim Thủy (2006): “Xuất khẩu gốm mỹ
nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển”.
Theo đó, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào Nhật
Bản, xác định yếu tố tác động thuận lợi, bất lợi, cũng như điểm mạnh, điểm yếu ảnh


TIEU LUAN MOI download :


iv

hưởng tới xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào Nhật Bản và từ đó đưa ra các giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào Nhật Bản.
Ngồi ra, cịn nhiều đề tài nghiên cứu và bài báo khác viết về xuất khẩu gốm sứ
Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu sâu về xuất khẩu bền vững gốm sứ Bình Dương trong quá trình hội nhập
hiện nay. Cụ thể đề tài có những điểm mới như sau:
y Trình bày hệ thống các lý thuyết về phát triển bền vững của thế giới và của Việt
Nam, từ đó thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ Bình Dương theo
hướng bền vững.
y Nêu ra những bài học thành cơng trong và ngồi nước: Trung Quốc, Ý, làng
nghề Bát Tràng, kể cả kinh nghiệm thất bại để các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương
rút ra những bài học quý báu cho mình nhằm xuất khẩu gốm sứ bền vững.
y Phân tích, đánh giá tồn diện hoạt động sản xuất và xuất khẩu gốm sứ Bình
Dương và các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn 2006-2010.
y Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, mang tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu bền vững gốm sứ cho tỉnh Bình Dương.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển xuất khẩu gốm sứ bền vững
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu gốm sứ của tỉnh Bình
Dương
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ Bình
Dương.


TIEU LUAN MOI download :


1

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu gốm sứ
bền vững
1.1 Bàn về khái niệm phát triển bền vững
Hiện nay, một vấn đề mà các nước đang quan tâm đó là khơng chỉ chú trọng phát
triển bằng mọi giá mà phải có những biện pháp để phát triển một cách bền vững, tức
là phát triển dựa trên ba tiêu chí: phát triển kinh tế, xã hội mà vẫn không làm nguy hại
đến môi trường. Quan điểm này không chỉ được sự quan tâm bởi các quốc gia phát
triển mà kể cả các nước có thu nhập thấp cũng đều có chủ trương phát triển bền vững.
Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó, do đó việc tìm hiểu về phát triển
bền vững là rất cần thiết trong thời đại ngày nay.
1.1.1 Lịch sử hình thành khái niệm phát triển bền vững trên thế giới
Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, nhu cầu về đời sống
và văn hóa lấy từ môi trường, từ hệ sinh thái ngày càng gia tăng. Để đáp ứng các nhu
cầu đó, địi hỏi phải có sự hoạt động phát triển kinh tế, các hoạt động này, một mặt
cải thiện chất lượng sống của con người, mặt khác các hoạt động này lại không thể
tránh được tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, hệ sinh thái bị phá hủy ở
khắp nơi trên thế giới.
Một thực tế đó là cùng với tốc độ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa các nước, từ
những năm 1972 thế giới đã đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng và ô nhiễm
môi trường nặng nề. Đối mặt với mâu thuẫn trên, nhiều nhà bảo vệ môi trường đã đưa
ra chủ trương “Đình chỉ phát triển” hay “Tăng trưởng bằng con số 0” vì họ cho rằng
càng phát triển thì hệ quả mang lại là mơi trường bị hủy hoại, tài nguyên thiên nhiên
cạn kiệt…Tuy nhiên những chủ trương đó chưa thực sự là tối ưu vì con người ln
muốn đi lên, trong đó người nghèo ln cố gắng lao động để thốt khỏi cảnh nghèo
đói, cuộc sống tốt đẹp hơn, người giàu không ngừng phấn đấu để duy trì và nâng cao

mức sống nhiều hơn nữa. Do đó, vấn đề là phát triển như thế nào để con người ở hiện
tại cũng như ở tương lai có cuộc sống ấm no, hạnh phúc về vật chất cũng như tinh
thần mà không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Những lo ngại này đã nhanh

TIEU LUAN MOI download :


2

chóng trở thành mối quan tâm chung của thế giới. Từ đó đã có rất nhiều cuộc họp bàn
của các quốc gia để tìm ra giải pháp cho sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo “Tương lai chung của
chúng ta” hay còn gọi là báo cáo Brundtland của Hội đồng Thế Giới về Môi trường
và Phát triển (WCED) ấn hành năm 1987 đã chính thức đưa ra quan điểm của Liên
hiệp quốc về phát triển bền vững. Theo báo cáo này thể hiện mối liên hệ giữa mục
tiêu về kinh tế với mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường sống của con người: “Sự
phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Về sau con người nhận ra rằng chúng ta không chỉ đối mặt với vấn đề mơi trường
mà cịn gặp phải những vấn đề trong xã hội. Theo đó Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
về Mơi trường và Phát triển họp ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 6/1992 với hơn
170 các nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới đã là một bước ngoặc cho quan
điểm về phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh đã thơng qua Chương trình nghị
sự 21 bao gồm 27 nguyên tắc về phát triển bền vững của thế giới, đã xác định bảo vệ
môi trường, tăng trưởng kinh tế và bình đẳng xã hội là ba yếu tố cơ bản tương tác chặt
chẽ với nhau của sự phát triển bền vững.
Tiếp theo đó, đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Phát triển bền
vững (WSSD) họp tại Johannesburg (Nam Phi) với sự tham gia của 196 quốc gia đã
đưa ra quan điểm việc phát triển bền vững là không chỉ chú ý vào vấn đề mơi trường
mà cịn nhấn mạnh đến yếu tố xã hội, yếu tố con người của các quốc gia trên thế giới

trong đó có nội dung quan trọng là giảm nghèo đói nhưng vẫn bảo vệ được mơi
trường cho tất cả mọi người ở hiện tại và trong cả tương lai
Như vậy, theo quan niệm trước đây phát triển bền vững chỉ chú trọng đến việc bảo
vệ môi trường nhưng ngày nay phát triển bền vững không chỉ đảm bảo những điều
kiện mơi trường cho con người mà cịn phải phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cả hơm
nay và cho thế hệ mai sau.
1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện việc ủng hộ phát triển bền vững
theo tinh thần của thế giới bằng cách cử nhiều đồn cấp cao tham gia các Hội nghị nói

TIEU LUAN MOI download :


3

trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững và đã ban hành “Kế hoạch quốc gia về
Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000″ (Quyết định số 187-CT
ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
Quan điểm phát triển bền vững đã tiếp tục được khẳng định trong Chỉ thị số 36CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị “Về việc tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”. Cho thấy việc phát triển kinh
tế không thể tách rời việc bảo vệ môi trường.
Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường”. “Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường,
bảo đảm sự hài hịa giữa mơi trường nhân tạo với mơi trường tự nhiên, giữ gìn đa
dạng sinh học”.
Để thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu của phát triển bền vững, Chính phủ ta đã
ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” hay cịn gọi là

Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển
phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây
cản trở tới cuộc sống của các thế hệ tương lai, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế,
phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường với đảm bảo quốc phịng, an ninh và trật tự an
tồn xã hội. Trong đó, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát triển bền
vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ ngành và địa phương,
của các cơ quan, doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi
người dân. Đây là văn bản thể hiện đầy đủ nhất về sự phát triển bền vững và là cơ sở
để các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm đạt được phát triển bền vững cho
Đất nước.
Phát triển bền vững rõ ràng đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng
và định hướng chính sách phát triển của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều
văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện;
nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được

TIEU LUAN MOI download :


4

những kết quả bước đầu. Nhờ đó, nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi
vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Như vậy cho đến thời điểm này thì phát triển bền vững đã và đang còn là khái
niệm được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới đương đại và nội hàm phản ánh
của nó là rất rộng lớn, sâu sắc.
1.1.3 Nội dung phát triển bền vững
Như phần trên đã trình bày, theo quan điểm của các nước trên thế giới thì sự phát
triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội mà không làm
tổn hại đến mơi trường hay nó là vùng giao thoa giữa 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội, mơi

trường. Có thể mô tả khái quát nội dung này qua sơ đồ 1.1.
Để đạt được mục tiêu phát triển đòi hỏi mỗi quốc gia phải xác định được mục tiêu
cụ thể của từng nội dung nói trên.
Mục tiêu bền vững kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và an toàn, là lựa chọn tốc
độ tăng trưởng hợp lý, có khả năng duy trì một cách lâu dài, bền bỉ và có hiệu quả
trên cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất.
Mục tiêu bền vững xã hội là thực hiện từng bước tiến bộ xã hội và phát triển con
người, mà trong đó cụ thể là thực hiện tiến bộ nâng cao dân trí, sức khỏe nâng cao,
cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.
Mục tiêu bền vững về môi trường là khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có
hiệu quả nguồn tài nguyên.
Những nội dung trên là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo phát triển bền vững
trong điều kiện hiện đại. Nếu thiếu một trong các tiêu chí trên thì sự phát triển sẽ
đứng trước nguy cơ phát triển “mất bền vững”.
Các quan niệm về phát triển bền vững của thế giới và của Việt Nam đã được nêu
ra ở trên. Theo quan điểm của tác giả thì phát triển bền vững là việc phát triển sao cho
đáp ứng một cách hiệu quả trên cả ba phương diện: bảo vệ môi trường, phát triển kinh
tế và văn hóa xã hội ở hiện tại và cả trong tương lai.

TIEU LUAN MOI download :


5

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững

1.1.4 Vai trị phát triển xuất khẩu bền vững
Tìm hiểu về xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật1. Hoạt động này dựa trên cơ

sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây
có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt
động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
Phát triển xuất khẩu bền vững: đó là việc đẩy mạnh xuất khẩu đáp ứng một
cách hiệu quả trên cả ba phương diện: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và văn
hóa xã hội ở hiện tại và cả trong tương lai.
Vai trò phát triển xuất khẩu bền vững: Trong nhiều thập kỷ qua tình hình giao
thương giữa các nước trên thế giới không ngừng tăng lên, chứng tỏ sự tăng lên không
ngừng về kim ngạch xuất khẩu của các nước, nhưng nổi lo là ở chỗ con người đã vì
nguồn lợi trước mắt mà khai thác quá mức nguồn tài nguyên, dẫn đến nguồn tài
nguyên dần đi đến kiệt quệ, nhất là trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện đại hóa phát
1

Điều 28 Luật thương mại số 36/2005/QH11

TIEU LUAN MOI download :


6

triển như vũ bão hiện nay. Do đó, việc tìm ra cách thức để phát triển xuất khẩu bền
vững là vấn đề cấp bách của Việt Nam nói riêng và của cả thế giới nói chung. Phát
triển xuất khẩu bền vững là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển; có tác động tích cực tới việc giải quyết cơng ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân; là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại nhưng xuất khẩu đó phải dựa trên nền tảng là đảm bảo sự tăng trưởng kinh

tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
1.2 Thị trường gốm sứ trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tìm hiểu về sản xuất và tiêu thụ gốm sứ trên thế giới
Sản xuất gốm sứ đã hình thành từ rất lâu trên thế giới, thậm chí nó đã có nguồn
gốc lâu đời từ những nước công nghiệp phát triển. Nhưng càng về sau, phần lớn họ
chuyển sang sản xuất sản phẩm có kỹ thuật cao, giá trị thương mại cao hơn… Và
những nước có nguồn tài ngun dồi dào, chi phí nhân cơng rẻ như Trung Quốc, Việt
Nam, Thái Lan…, đã tận dụng được lợi thế này để tạo ra những sản phẩm gốm sứ đáp
ứng nhu cầu của nhiều nước có ngành công nghiệp phát triển như: EU, Mỹ, Nhật,
Úc,… Trên thị trường gốm sứ, Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu trên thế
giới. Yếu tố giúp cho gốm sứ Trung Quốc chi phối các kênh phân phối tại các nước
đang phát triển, chiếm lĩnh thị trường lớn như vậy là nhờ vào giá rẻ. Tuy nhiên, ngày
nay các nước phát triển không chỉ chú trọng đến vấn đề giá cả mà còn về yếu tố bền
vững, đáp ứng những yếu tố về trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu đặc điểm sản xuất và
tiêu thụ gốm sứ nhằm có thêm cơ sở để xây dựng các giải pháp đẩy mạnh phát triển
xuất khẩu bền vững cho các doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
1.2.2 Một số thị trường tiêu thụ gốm sứ lớn trên thế giới
Trong kinh doanh gốm sứ, một số thị trường có sức tiêu thụ lớn trên thế giới đó là
EU, Mỹ, Nhật Bản.

TIEU LUAN MOI download :


7

Thị trường EU: Liên minh Châu Âu với trên 500 triệu người ở 27 quốc gia là
một thị trường rất lớn với nhiều nước khác nhau. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai
trên thế giới của Việt Nam (kim ngạch thương mại hai chiều 2010 đạt 17,73 tỉ USD).

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm gốm sứ ở đây là những sản phẩm có tuổi thọ cao, đơn
giản khơng có chi tiết rườm rà, trong các tiêu chí trên thì tiêu chí về mẫu mã vẫn là
quan trọng hơn cả. Những chậu, lọ có màu sắc được ưa chuộng đó là màu trắng, nâu,
xám, đen, da cam tối, đỏ đen, họa tiết hoa, với các đường nét trang trí làm bằng bạch
kim hoặc có họa tiết ơ vng màu đen, sản phẩm có bề ngồi trơng như gỗ. Sản phẩm
được tiêu thụ mạnh ở đây còn bao gồm sản phẩm mơ tả về con người, tượng Phật, con
vật, bình và chậu có màu sáng như màu đá bạc hay màu nâu. Ngoài ra, xu hướng tiêu
dùng những sản phẩm mới lạ, độc đáo chứ không là những sản phẩm mang tính đại
trà, họ ưa chuộng đồ trang trí nội thất, trang trí mang nét riêng của những nền văn hóa
khác nhau, đây là cơ hội cho sản phẩm của các nước Châu Á nói chung, Việt Nam nói
riêng có thể giới thiệu nền văn hóa của nước mình ra thế giới và tăng nguồn thu cho
ngân sách quốc gia. Dưới đây là biểu đồ thể hiện kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào
EU qua các năm:
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào EU
Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào EU
6000000000

Kim ngạch (USD)

5000000000
4000000000

4,688,121,812

5,089,926,355
3,787,040,642
Năm

3,695,300,741


3000000000

Kim ngạch

2000000000
1000000000
0

2006

2007

2008

2009

Năm

Nguồn:

TIEU LUAN MOI download :


8

Qua biểu đồ trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào EU là rất lớn, trung
bình mỗi năm là 4 tỷ USD. Nhập khẩu mặt hàng này tăng dần qua các năm từ năm
2006 đến năm 2008 ở mức 3,69 tỷ USD lên đến 5,1 tỷ USD, nhưng đến năm 2009
tiêu thụ gốm sứ tại EU giảm xuống cịn 3,79 tỷ USD, đây cũng là tình hình chung của
thế giới do chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên người tiêu dùng có

khuynh hướng thắt chặt chi tiêu nhưng với kim ngạch vẫn đạt được như trên thì đây
vẫn là một trong những thị trường lớn của các nhà kinh doanh gốm sứ.
Hiện nay, Trung Quốc giữ vai trò thống trị nhiều thị trường gốm sứ trên toàn thế
giới. Qua sơ đồ bên dưới, ta thấy Trung Quốc đã chi phối các kênh phân phối tại các
nước thuộc khối EU và gây khó khăn cho các nhà sản xuất ở các nước khác, là thị
trường dẫn đầu về xuất khẩu gốm sứ vào EU với thị phần hết sức ấn tượng, chiếm đến
82%. Đối với Việt Nam tuy luôn tự hào gốm sứ là một trong những sản phẩm chủ
lực, là ngành truyền thống của dân tộc ta với kim ngạch xuất khẩu đóng vai trị quan
trọng nhưng thị phần gốm sứ Việt Nam tại EU vẫn chỉ là con số nhỏ bé, chiếm chỉ
2,4%. Điều đó cho ta thấy rằng, chúng ta cần phải đưa ra giải pháp hữu hiệu mang
tính bền vững để đẩy mạnh gốm sứ phát triển nhiều hơn nữa, tăng thị phần tại đây
trong những năm sắp tới. Xem sơ đồ 1.2 dưới đây.
Sơ đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào EU theo thị trường năm 2010
Thái Lan 0.29%
Ấn Độ 0.53%

Việt Nam 2.4%
Indonesia 0.07%
Khác 14.6%

Malaysia 0.11%

Trung Quốc 82%

Nguồn: www.epp.eurostat.ec.europa.eu

TIEU LUAN MOI download :


9


Thị trường Mỹ: Với dân số hiện nay là trên 300 triệu người, Mỹ trở thành một
trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, luôn được xem là có sức hấp dẫn
rất lớn đối với các quốc gia xuất khẩu hàng gốm sứ trên thế giới: bởi sự đa dạng về
chủng loại hàng hoá, giá cả và dân số lớn. Người Mỹ rất ưa chuộng các loại hàng thủ
công mỹ nghệ. Nhưng do giá nhân công tại nước này cao nên hầu hết các hàng hoá
tiêu dùng là hàng nhập khẩu. Những năm gần đây, tuy kim ngạch nhập khẩu hàng
gốm sứ vào Mỹ có giảm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao, năm 2009 kim ngạch nhập
khẩu cũng đã đạt 3,56 tỷ USD, nguyên nhân chính cũng là do cuộc khủng hoảng kinh
tế nên người dân Mỹ có phần giảm chi tiêu và mặt hàng có nhu cầu lớn tại thị trường
này là: dụng cụ gia đình, trang trí trong nhà, ngồi vườn, đó khơng phải là mặt hàng
thiết yếu. Nhưng sau cuộc khủng hoảng, nhu cầu tại đây sẽ tăng lên và sẽ là thị trường
hấp dẫn mà nhiều nước không thể bỏ qua được. Dưới đây là biểu đồ thể hiện kim
ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Mỹ các năm vừa qua

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Mỹ
Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Mỹ
7000000000

6,326,327,842

Kim ngạch (USD)

6000000000

Năm

5,934,192,609

Kim ngạch


5,301,592,622

5000000000
3,560,956,921

4000000000
3000000000
2000000000
1000000000
0

2006

2007

2008

2009

Năm

Nguồn: www.data.un.org
Nhật Bản: là nước công nghiệp với nguồn tài nguyên rất khan hiếm, một trong
những nước nhập khẩu hàng đầu trên thế giới, lượng hàng nhập từ các nước khác
chiếm trên 50%, có những mặt hàng phải nhập 90-100% từ nước ngoài. Ở Nhật Bản
có bốn mùa trong năm rõ rệt và yêu cầu sản phẩm cũng thay đổi nhanh chóng sao cho

TIEU LUAN MOI download :



10

phù hợp với các mùa trong năm, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này
phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó và cần hiểu rõ ba yếu tố: đối tượng của doanh
nghiệp là ai để cung cấp hàng hóa phù hợp; chất lượng, mẫu mã phải đảm bảo; sản
phẩm muốn thâm nhập vào Nhật phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường của họ. Thị
phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Á đang tăng dần tại đây và Việt
Nam vẫn còn cơ hội rất lớn cho ngành gốm sứ nếu chúng ta đáp ứng những nhu cầu
thị trường này đặt ra. Gốm sứ nhập khẩu vào Nhật Bản biến động trong những năm
vừa qua nhưng đây vẫn là một thị trường tiềm năng. Ở năm 2006, nhập khẩu là 1,03
tỷ USD, giảm xuống còn 961 triệu USD vào năm 2007. Bước sang năm 2008 kim
ngạch tăng lên đạt 1,13 tỷ USD và lại giảm còn 993 triệu USD vào năm 2009. Kim
ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Nhật được thể hiện theo biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Nhật Bản
Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ vào Nhật Bản

Kim ngạch (USD)

1200000000
1000000000

1,139,985,459
1,037,537,274

993,038,999

961,452,277

800000000

Năm

600000000

Kim ngạch

400000000
200000000
0

2006

2007

2008

2009

Năm

Nguồn: www.data.un.org
Tóm lại, nhu cầu về mặt hàng gốm sứ trên thế giới là rất lớn, trên đây là ba thị
trường nhập hàng gốm sứ tiêu biểu, đây cũng là ba thị trường mục tiêu của Việt Nam,
nói chung và của Bình Dương, nói riêng cần hướng đến. Muốn thâm nhập vào các thị
trường này, việc hiểu rõ về xu hướng tiêu dùng là điều khơng thể khơng làm để có thể
gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

TIEU LUAN MOI download :



11

1.2.3 Tình hình sản xuất gốm sứ của Việt Nam
Đến nay, gốm sứ đóng một vai trị khơng thể thiếu trong đời sống văn hoá và tiêu
dùng của người Việt Nam. Dù ở thành thị hay nông thôn, trong những vật dụng gia
đình thể nào cũng có một vài thứ làm từ gốm sứ, khơng sang trọng để trang trí thì
cũng là đồ dùng hữu ích. Từ bình cắm hoa chạm trổ cầu kỳ của nhà giàu đến cái chum
vại đựng nước của nhà nghèo thường để ngồi sân, chí ít cũng là một cái ấm đất để
nấu chè xanh. Tất cả những sản phẩm đó đều ra đời từ nhiều lị gốm truyền thống có
mặt rải rác khắp các miền Bắc – Trung – Nam. Nếu có khác nhau thì chỉ là ở đặc
điểm chủng loại, mẫu mã bên ngoài và sự tồn tại của sản phẩm theo thời gian.
Trong những năm gần đây, gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng và chất lượng. Hiện có khoảng 1.000 nhà sản xuất khắp ở Bắc, Trung,
Nam, chủ yếu là do tư nhân tự quản lý. Khoảng 50 công ty lớn đáp ứng được tiêu
chuẩn của Châu Âu.
Các trung tâm sản xuất chủ yếu của cả nước như Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng
(Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh)... ở miền Bắc; Thanh Hà (Quảng Nam), Bàu
Trúc (Ninh Thuận)… ở miền Trung; Bình Dương, Biên Hoà (Đồng Nai), Vĩnh
Long... ở miền Nam
Các sản phẩm gốm sứ ngày càng phong phú về phong cách, chủng loại, mẫu mã
với các hình thức trang trí đa dạng như các loại chậu hoa, lọ hoa, bát, đĩa, ấm trà,
tượng…, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 250 triệu sản phẩm, riêng phía Nam sản xuất
khoảng 175 triệu sản phẩm. Với đội ngũ hùng hậu và sự năng động, nắm bắt nhu cầu
của thị trường, các nhà sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc gốm sứ Việt Nam
vượt qua biên giới về không gian để chiếm lĩnh hàng loạt các thị trường khó tính. Sản
xuất và xuất khẩu gốm sứ đạt những tăng trưởng đáng kể với kim ngạch xuất khẩu
liên tục tăng và được người tiêu dùng ở Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, các nước
cộng đồng Châu Âu, Mỹ, Úc,…đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá
thành của sản phẩm.


TIEU LUAN MOI download :


×