Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu TRANH DÂN GIAN HÀNG TRỐNG CỦA THANH AN HIỆU - HÀ NỘI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.5 KB, 7 trang )


TRANH DÂN GIAN HÀNG TRỐNG CỦA THANH AN HIỆU - HÀ NỘI

Tranh Công Cử (Thanh An hiệu - Hà Nội) - Tranh dân gian Hàng Trống

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), đế quốc Pháp đẩy mạnh chính
sách khai thác thuộc địa. Để hỗ trợ về mặt chính trị, kinh tế… Chính quyền Đông
Dương thuộc Pháp thực hiện nhiều chủ trương cải cách xã hội mang bộ mặt "dân
chủ" giả hiệu để mị dân với mục đích cung cấp cho giai cấp sĩ phu, trí thức và dân
An Nam những quan điểm đề cao vai trò của nước Pháp về các phương diện chính
trị, văn hoá, khoa học, kinh tế và chủ yếu là tri ân Mẫu quốc Đại Pháp để nô dịch
nhân dân ta.
Với tư cách công dân của một dân tộc đã từng kiên cường đuổi giặc Hán - Đường
ở phương Bắc, đã trải qua bốn ngàn năm xây dựng nền văn hiến Đại Việt các thế
hệ nghệ sĩ Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật đã thể hiện
lòng yêu nước, ý chí phục hưng độc lập dân tộc, bao hàm cả ý chí phục hưng văn
hoá - nghệ thuật dân tộc. Đến thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, các nghệ sĩ cũng bộc
lộ ý chí bất khuất không chịu làm nô lệ cho đế quốc trên nhiều phương diện và
mức độ khác nhau.



Tranh Hiệu Dụ (Thanh An hiệu - Hà Nội).
Các nghệ nhân vẽ tranh dân gian ở Hà Nội gắn bó với không gian văn hoá - nghệ
thuật, chính trị, xã hội của thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 cũng đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đáng lưu ý:
Ngoài những loại tranh thờ cúng thần linh, tranh chúc tụng, tranh chơi phục vụ dân
chúng trong các dịp đón Tết Nguyên Đán, mừng Xuân mới hàng năm, các cụ nghệ
nhân còn sáng tác nhiều loại tranh có đề tài sinh hoạt xã hội ca ngợi thuần phong
mỹ tục của dân tộc như: Tiết Trung thu, Rước Rồng, Rước Lân, Trẻ chơi rồng rắn,


Bịt mắt bắt dê, Khai trường nhập học và các đề tài sinh hoạt xã hội trong thời kỳ
Hà Nội thuộc Pháp như: Chợ quê, Duyệt binh, Hội Tây bên bờ hồ Hoàn Kiếm…
Các loại tranh mang chủ đề thế sự rất được quần chúng ưa thích. Bên cạnh đó đã
có những tác phẩm được sáng tác với dụng ý đả kích sâu cay, trực diện vào ý đồ nô
dịch về phương diện chính trị, củng cố bộ máy thống trị của thực dân Pháp.
Trong thể loại tranh thế sự này, chúng tôi xin giới thiệu một bộ tranh gồm 2 bức
của hiệu tranh Thanh An ở phố Hàng Đẫy (nay là phố Nguyễn Thái Học, gần ngã
năm Cửa Nam, Hàng Bông, Điện Biên Phủ, Hàng Bông Thợ Nhuộm bây giờ). Bộ
tranh gồm có: Tranh Công Cử và tranh Hiểu Dụ được sản xuất trước năm 1945. Bộ
tranh được ông Phạm Đức Sĩ ở Hà Nội mới sưu tầm trong thời gian gần đây.
Có thể gọi tranh Hiểu Dụ là tranh Quan phụ mẫu (quan Ta), tranh Công Cử là tranh
quan Chánh sứ (quan Tây).
Quan phụ mẫu có vợ đẹp con khôn, ngự trên sập gụ, phía sau có đôi câu đối: “Phú
quý tự nhiên hương”, “Vinh hoa” quan Ta có hàng ngũ giúp việc: Hội đồng tộc
biểu, thư ký, thủ quỹ, chánh phó hội, tất cả bộ máy hành chính này đều nằm dưới
lá cờ bảo hộ của Pháp Quốc. Các quan phụ mẫu này hiểu dụ (bảo cho mà biết) dân
đen rằng: đến cửa quan phải có mâm lễ gồm bạc hoa xoè (tròn) và chè Ninh Thái
đầy đặn vẽ phía dưới tranh.!!!
Quan Chánh sứ chủ trì việc "bầu cử các chức việc" (Công cử). Các chức việc thông
sự, lục sự, thừa phái mỗi người cầm trên tay một lá phiếu bầu, có người làm chứng
(bảo chứng) và chánh phó tổng ngồi bên hòm phiếu. Tất cả đều tự nguyện làm việc
(vi nguyện) như ý nghĩa đôi câu đối: "Thiên địa thanh", "Giang sơn thanh" (trời đất
thanh bạch, đất nước thanh bạch) dưới lá cờ bảo hộ của Pháp Quốc.
Quan Ta thì dùng trà tầu, quan Tây thì dùng rượu vang Bordeaux (vin Bordeaux).
Dân đen thì rít thuốc lào, khoanh tay, bó gối ngồi nhìn ???.
(Các chữ nghiêng tà phiên âm các chữ Hán viết trong tranh).
Liệu các quan Tây, quan Ta có vì trời đất giang sơn thanh bạch mà vi nguyện" ?
Hay vì "mâm bạc hoa xoè, bình chè Ninh Thái đầy đặn, vợ đẹp con khôn, sập gụ tủ
chè là những thứ, phú quý, vinh hoa tự nhiên được hưởng dưới lá cờ bảo hộ của
mẫu quốc Đại Pháp mà vi nguyện ???.

Tất cả các trò công cử, hiểu dụ của các quan Tây, quan Ta chỉ là trò lừa bịp, mị dân
nhằm bóc lột, đàn áp dân đen mà thôi! ý nghĩa đả kích sâu sắc hàm chứa trong bộ
tranh là vậy.
Ngày nay chúng ta là bề con bậc cháu rất trân trọng nhãn quan chính trị sâu sắc và
ngòi bút sắc sảo của các bậc nghệ nhân xưa được thể hiện trong bộ tranh này.

×