Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.27 KB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----o0o-----

KHONESANIT VONGVISIT

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH XAYYABOULY, NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----o0o-----

KHONESANIT VONGVISIT

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH XAYYABOULY, NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM VĂN TUẤN

Hà Nội - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Học viên thực hiện

Khonesanit VONGVISIT


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Với tấm lịng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Phạm Văn Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương
pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn.
Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
Luận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của q thầy, cơ
giáo và tất cả bạn bè.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ
và động viên tơi hồn thành bản luận văn này.
Học viên thực hiện

Khonesanit VONGVISIT


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

BCH v
CDCCKT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
3. Mục tiêu nghiên cứu 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Kết cấu của luận văn 14
1.3.2.2. Điều kiện tự nhiên, vốn và cơng nghệ 43
1.3.2.3. Tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa 44
Trong 4 hình thức XKLĐ thì nơng thơn miền núi tỉnh Xayyabouly có 2 hình thức
XKLĐ chủ yếu: 77

2.3.3. Điều kiện tự nhiên, vốn và cơng nghệ 82
2.3.4. Tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa 83
Về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong tương lai, tác giả mong muốn có cơ
hội khắc phục được một số hạn chế của luận văn. Cụ thể, cần tìm cách phân tích phù hợp
để có thể đồng thời xem xét sâu hơn các yếu tố từ cả hai phía cung và cầu lao động tác
động đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly. Trong
điều kiện cho phép, có thể nghiên cứu sâu mức độ gia nhập của các doanh nghiệp theo
ngành ở khu vực nông thôn miền núi theo thời gian, lượng hóa được tốc độ đơ thị hóa
đối với việc làm, đo lường được sự mở rộng quy mô cung lao động nông thôn miền núi,
nghiên cứu nhiều hơn thông tin về lao động tự tạo việc làm,… Những thông tin cụ thể
hơn sẽ giúp cho tỉnh Xayyabouly có cơ sở tin cậy phục vụ hoạch định chính sách phát
triển nhân lực, kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly


nói chung. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
CDCCKT
CNH-HĐH
CS
CTMT
DN
GQVL
HĐND
HTX
KT-XH
LĐ&PLXH
LĐNT
MTQG
MTTQ
NNLN
NNNDNT
NSNN
NT
PT
TP
TW
UBND
XDNTM

Ban Chấp hành
Chuyển dịch cơ câu kinh tế
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chính sách
Chương trình mục tiêu
Doanh nghiệp
Giải quyết việc làm
Hội đồng nhân dân
Hợp Tác xã
Kinh tế xã hội
Lao động & Phúc lợi xã hội
Lao động nông thôn
Mục tiêu quốc gia
Mặt trận Tổ quốc
Nông nghiệp lâm nghiệp
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Ngân sách Nhà nước
Nông thôn
Phát triên
Thành phố
Trung Ương
Ủy ban nhân dân
Xây dựng nông thôn mới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tổng giá trị GDP trên địa bàn tỉnh Xayyabouly từ năm 2015-2019 .........Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Xayyabouly .Error: Reference source
not found
Bảng 2.3: Tình trạng việc làm của tỉnh Xayyabouly giai đoạn 2015 - 2019........... Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh Xayyabouly giai đoạn

2015 – 2019 .................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Số việc làm được tạo ra từ các hộ vay vốn giải quyết việc làm phân theo huyện
của tỉnh Xayyabouly .....................................Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Xayyabouly giai
đoạn 2015 - 2019 ..........................................Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Chất lượng lao động qua đào tạo tỉnh Xayyabouly giai đoạn 2015 - 2019
Error: Reference source not found
Bảng 2.8: Tình trạng việc làm của tỉnh Xayyabouly giai đoạn 2015 - 2019 ............Error:
Reference source not found
Bảng 2.9. Số việc làm được tạo ra từ các đề án học nghề phân theo huyện............. Error:
Reference source not found
Bảng 2.10: Quy mô lao động làm việc trong khu Công nghiệp tỉnh Xayyabouly giai
đoạn 2015 – 2019......................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.11: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Xayyabouly giai
đoạn 2015 – 2019 .....................................Error: Reference source not found
Bảng 2.12: Số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh
Xayyabouly giai đoạn 2015 – 2019 .............Error: Reference source not found
Bảng 2.13: Quy mô lao động làm việc trong ngành dịch vụ tỉnh Xayyabouly giai
đoạn 2015-2019....................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.14: Biến động dân số tỉnh Xayyabouly giai đoạn 2015 – 2019 ...Error: Reference


source not found
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành Nông lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp - Xây
dựng; Dịch vụ ............................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Lao động & Phúc lợi xã hội tỉnh Xayyabouly .Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng Lao động & Phúc lợi xã hội tỉnh Xayyabouly
Error: Reference source not found



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi đưa ra
quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hướng tới sự phát triển bền
vững. Có việc làm khơng chỉ giúp bản thân người lao động có thu nhập, bên cạnh
đó cịn tạo điều kiện để phát triển đời sống văn hóa, nâng cao nhận thức trong mối
quan hệ xã hội.
Những năm gần đây, tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
(CHDCND Lào) đã ban hành các chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động
nơng thơn mang lại kết quả tích cực góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh Xayyabouly, đẩy
mạnh sản xuất, nâng cao đời sống người dân, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nơng thơn trên địa bàn tỉnh Xayyabouly
cịn cao. Năm 2019, tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn là 80%. Đại hội Đảng bộ
tỉnh Xayyabouly khóa X đã nhận định: "tỷ lệ người lao động thiếu việc làm cịn
cao so với mức bình qn chung của cả nước". Do đó, vấn đề tạo việc làm và ổn
định việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Xayyabouly là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những thách thức đặt ra cho
người lao động là yêu cầu về chất lượng, tay nghề của nguồn lực.
Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở
nơng thơn vẫn ln là vấn đề mang tính cấp bách. Việc nghiên cứu, hồn chỉnh, bổ
sung chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Xayyabouly là cấp thiết. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và sớm đưa
tỉnh Xayyabouly trở thành đô thị loại II đến năm 2030 học viên đã lựa chọn đề tài
“Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh
Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý cơng, nhằm góp phần tiếp tục thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Xayyabouly trong thời gian tới.


2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- Harry Toshima (2009), Essay in development Economics in honor of Harry
Toshima, nghiên cứu đặc điểm cơ bản của nền kinh tế châu Á với mục tiêu là thay
đổi nền kinh tế từ chỗ sử dụng không hết lao động tiến tới tận dụng hết lao động ở
mức độ cao qua 3 giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ông đưa ra lý thuyết tăng
trưởng của các nước kinh tế gió mùa. Theo ơng, mơ hình tăng trưởng của Lewis
khơng có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nơng nghiệp gió
mùa. Bởi vì nền nơng nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ
và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Trong mô hình này, sự phát triển được bắt
đầu bằng việc vẫn giữ lại lao động trong nông nghiệp và chỉ tạo thêm những hoạt
động mới...
El Harbia and Grolleaub (2012) khẳng định vấn đề tự tạo việc làm của người
lao động không chỉ gây ra hiệu ứng lây lan, ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều cá
nhân, mà còn tác động tác động đến ổn định quốc gia. Chính vì thế, các chính sách
tự tạo việc làm là cần thiết. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, mỗi người lao động có hồn
cảnh khác nhau khi tham gia vào thị trường lao động. Tự tạo việc làm đối với người
lao động có nhiều điểm khác biệt so với việc người lao động tham gia cung ứng sức
lao động trên thị trường.
Việc làm do người lao động tự tạo ra không chỉ phụ thuộc vào năng lực của
bản thân người lao động, về giới tính của người lao động, nhu cầu làm việc và hoàn
cảnh kinh tế - xã hội gia đình của họ (De Wit, 1993; Linda Yueh, 2009) mà còn phụ
thuộc vào cơ chế chính sách tạo việc làm mà nhà nước đem đến cho người lao động
(Kang C. & Dannet L., 2003), vào chất lượng từ hoạt động hướng nghiệp, đào tạo
mà họ là đối tượng thụ hưởng (Grange, 2005) cũng như từ nhu cầu sử dụng các sản

phẩm hàng hoá dịch vụ mà họ cung ứng trên thị trường (De Wit, 1993). Các chính
sách tự tạo việc làm cho người lao động sẽ không thành công nếu không giải quyết
cùng lúc 4 nội dung này. Điều này được thể hiện tương đối rõ nét khi tiến hành tổng
quan các cơng trình nghiên cứu sau:


3
DIFD (2001) tiếp cận góc độ các nguồn lực tạo ra sinh kế cũng chính là các
nguồn vốn để thực hiện quá trình tự tạo việc làm trong khung sinh kế bền vững.
Theo nghiên cứu này, xét một cách tương đối thì quá trình tự tạo việc làm cũng là
quá trình xây dựng sinh kế. Các hộ gia đình, cá nhân đều có phương thức kiếm
sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn
lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những
nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các tác động mang
tính thời vụ. Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình dựa trên những
nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này.
Khung sinh kế đưa đến một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng
như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến
lược sinh kế của con người. Các chính sách về sinh kế do đó quan tâm đến nhiều
khía cạnh nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập cho những đối tượng thụ hưởng của
chính sách.
Robert Charles G. Capistrano (2010) đã nghiên cứu kinh nghiệm về chính
sách và sự tham gia quản lý nghề cá của người dân tộc bản địa tại Canađa, Philippin
và chỉ ra rằng những biện pháp, chính sách nhằm hỗ trợ triển khai phát triển nghề cá
ở hai quốc gia này giúp cải thiện và thay đổi tích cực tình hình của người dân bản
địa thông qua việc đảm bảo sinh kế bền vững, quyền tiếp cận và quản lý tài nguyên
thiên nhiên ở khu vực họ sinh sống. Thơng qua phân tích, đánh giá tác động các
chính sách của chính quyền địa phương và quốc gia về việc tham gia quản lý của cư
dân bản địa, nghiên cứu nhấn mạnh sự thành công của thực thi chính sách phát triển
nghề cá với người dân tộc bản địa tại Canađa và Philippin bắt nguồn không chỉ từ

các hoạt động hướng dẫn kỹ thuật về ni trồng phát triển nghề cá, mà cịn cả
những hộ trợ về tài chính đối với các hộ gia đình tham gia ngành nghề này mà chính
quyền địa phương thực hiện.
Budhathoki (2014) khẳng định gắn việc bảo tồn hệ sinh thái với phát triển
bền vững và xóa đói giảm nghèo là cần thiết ở khu vực vùng cao Nepal. Để đảm
bảo việc bảo tồn hệ sinh thái đồi núi và các nguồn sinh học mang tính chất bền


4
vững, Nepal đã và đang thiết lập mạng lưới các hạng mục được bảo tồn theo Liên
minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), 50% diện tích được bảo tồn của Nepal
nằm ở dãy Himalaya. Mạng lưới khu vực được bảo tồn gồm Vườn Quốc gia Núi
Everest và hệ sinh thái đơng Himalaya – một trong những điểm nóng về đa dạng
sinh học tồn cầu. Vơ số mơ hình quản trị bảo tồn đã được thông qua nhằm bảo
đảm sự tham gia của người dân. Chính phủ Nepal để thực hiện mục tiêu của mình
đã tổ chức các chương trình phát triển nghề, tự tạo việc làm cho người dân sống ở
khu vực hệ sinh thái. Cơ chế chia sẻ lợi ích bảo tồn tương đối tinh vi đã được
giới thiệu tới người dân trong vùng. Nghiên cứu đã thảo luận và phân tích các
phương thức tiếp cận khác nhau được thực hiện tại các khu vực được bảo tồn ở
Himalaya, chỉ ra những thiếu sót và thế mạnh của chúng trong việc đạt các mục
tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các
hoạt động đào tạo nghề cho người dân gắn với bảo vệ hệ sinh thái ở khu vực này
còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân xuất phát cả từ phía người dân với nhận thức
thấp, nhu cầu làm những công việc vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại thu nhập
bền vững cho hộ gia đình chưa cao… lẫn từ phía các chương trình đào tạo nghề
chưa phù hợp với điều kiện của người dân trong vùng hay bản thân những hướng
dẫn, chương trình đào tạo cịn làm cho người dân thấy mơ hồ trong quá trình
thực hiện… đã chưa ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dân vùng cao
Nepal thời gian qua.
Kang C. & Dannet L. (2003) chỉ ra những chính sách của chính quyền trung

ương và việc triển khai chính sách của chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất
lớn đến nâng cao năng suất lao động, cơ hội việc làm từ đó nâng cao thu nhập cho
lao động làm việc ở khu vực nông thôn. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần
thiết của việc phát triển những ngành kinh tế phi nông nghiệp trong khu vực nông
thôn nhằm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Nói cách khác, việc
phát triển chuỗi giá trị liên quan đến sản xuất nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để
phát triển kinh tế nông thôn. Hoạt động của chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp
không chỉ hỗ trợ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng sản mà cịn tạo ra những


5
cơ hội việc làm cho những lao động đang làm theo mùa vụ trong nông nghiệp,
những lao động chuyển đổi nghề … nhưng vẫn duy trì được lực lượng lao động
trong khu vực nơng thơn, khơng để xảy ra tình trạng thiếu vắng lao động chủ lực ở
khu vực này do phải di cư tìm việc làm nơi đơ thị.
Mai Ngọc Anh (2013), Đỗ Minh Tuấn (2018) xác định lao động nông thôn
bào gồm lao động làm việc cho khu vực chính thức và khu vực phi chính thức,
được phân bổ cho các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Sự
phân bổ này chỉ mang tính chất tương đối và thường xuyên chuyển dịch theo sự
biến động của nền kinh tế. Trong q trình đơ thị hóa một bộ phận lao động
chuyển dịch sang các ngành kinh tế quốc dân khác và khi kinh tế suy giảm dòng
chảy lại đổi chiều.
Lê Xuân Bá (2008), Phát triển việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thơn - thành thị, tác giả đã phân tích phát triển việc làm gắn với việc
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị ở cấp độ địa phương. Nghiên cứu
đưa ra những kết luận: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm không phải lúc
nào cũng cùng chung một tốc độ; thách thức về việc làm nói chung và chuyển đổi
cơ cấu lao động nơng thơn - thành thị nói riêng thường có thể thấy rõ hơn ở cấp
tỉnh, nơi gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội địa phương. Từ đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị chính sách:

Thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp; phát triển hạ tầng; phát triển doanh
nghiệp trên cơ sở phát triển sản xuất và tự tạo việc làm...
Hồ Thị Diệu Ánh (2014) đã nghiên cứu q trình tự tạo việc làm đối với lao
động nơng thơn trong q trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng giảm tỷ trọng
lao động nông nghiệp, gia tăng số lượng và tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi
nơng nghiệp. Luận án đã xây dựng mơ hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn cũng như xem xét các yếu tố cá nhân
người lao động, các yếu tố chính sách của địa phương… có ảnh hưởng như thế nào
đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nơng thơn trong q trình dịch chuyển
kinh tế xã hội trên địa bàn. Luận án khẳng định đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính


6
sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các
tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông
nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ngân hàng thế giới (2013) cho thấy, điều kiện cần để phát triển sinh kế là
tiếp cận các nguồn vốn sinh kế (gồm vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính,
vốn xã hội và vốn tài nguyên). Tại khu vực Tây Nguyên, người dân tộc thiểu số có
những lợi thế so sánh về nguồn lực đất đai, nguồn lực về vốn tài nguyên. Thêm vào
đó, do đặc điểm văn hố phụ nữ ở khu vực này có tính cần cù, chịu khó học hỏi và
tham gia vào các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn. Chính vì
thế việc triển khai các dự án hỗ trợ đào tạo phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát
triển các ngành nghề truyền thống... gắn với điều kiện kinh tế xã hội cho phụ nữ dân
tộc thiểu số đã góp phần giúp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số mà nữ giới làm
chủ hộ ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng
Nam trên địa bàn Tây Ngun có những chuyển biến tích cực về kinh tế. Triệu Văn
Hùng (2013) trong nghiên cứu của mình cũng nhấn mạnh kết quả thực hiện chính
sách tự tạo việc làm thông qua các hỗ trợ về nguồn lực xã hội, nguồn lực tài
chính… để cải thiện sinh kế đối với đồng bào vùng cao và dân tộc ít người tất yếu

phải dựa trên nguyên tắc phát huy tiềm năng tại chỗ về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội gắn với đặc điểm người lao động trong vùng.
Mai Ngọc Anh (2013) nhận định chuyển đổi nghề, thay đổi loại hình cơng
việc là xu hướng tất yếu đối với nhiều nông dân trong giai đoạn tới bởi những đòi
hỏi từ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, khu vực nơng thơn nói
riêng. Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ của lao động nơng dân nhìn chung cịn
thấp, lao động nơng dân có khả năng chuyển đổi nghề, đặc biệt là số nông dân sau
khi khơng cịn đất để tiếp tục làm nơng nghiệp có khả năng được tuyển dụng vào
làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp không cao, bởi đối tượng này khi tham
gia tuyển dụng thường chưa đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của các đơn vị
tuyển dụng lao động đề ra. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng trong giai đoạn tới,


7
thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động không tiếp tục làm nông nghiệp ở
khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng.
Nguyễn Văn Thắng (2013) đã chỉ ra việc chuyển đổi nghề của thanh niên
vùng thu hồi đất ở Hà Nội phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức cũng như trình độ của
đối tượng thanh niên; các hoạt động triển khai chính sách trên địa bàn cịn nhiều bất
cập, ảnh hưởng của nó đến q trình chuyển đổi nghề của thanh niên chưa thật sự rõ
ràng. Nghiên cứu này do đó gợi ý những nghiên cứu sâu hơn về các phương thức
triển khai hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách.
Nguyễn Thị Lan Hương (2010) đã phân tích thực trạng điều kiện kinh tế xã
hội khi tham gia vào thị trường lao động của các nhóm yếu thế ở Việt Nam, chỉ ra
những rào cản về mặt nguồn lực và các chính sách cần được điều chỉnh bổ sung để
hỗ trợ các nhóm yếu thế chủ động tham gia vào thị trường lao động từ đó nâng cao
thu nhập. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia như
Australia, Đức, Trung Quốc … để đưa ra những khuyến nghị giải pháp chính sách
về cung ứng các dịch vụ hỗ trợ về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm… nhằm giúp
người lao động yếu thế có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn.

Mai Ngọc Cường (2013) đã khái quát tình trạng việc làm, thu nhập và đời
sống của người dân nơng thơn dưới ảnh hưởng của q trình di cư nơng thơn thành
thị. Nghiên cứu đã phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di cư tìm
việc làm nơi đơ thị; nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực
của tình trạng di cư nơng thơn - thành thị đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam. Những khuyến nghị về chính sách giải quyết việc làm cho lao động di cư, lao
động ở lại nông thôn cũng đã được đề cập tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức ý tưởng
gợi ý cho hoạch định chính sách.
Phan Văn Hùng (2015) đã hệ thống hóa các nghiên cứu về chính sách dân
tộc với việc liệt kê và phân tích 60 cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Trong
phần hệ thống hóa các nghiên cứu về chính sách dân tộc, đề tài đã chia thành nhóm
các vấn đề đó là: (i) Hệ thống các nghiên cứu về đời sống đồng bào các dân tộc
thiểu số với các nghiên cứu của nhiều tác giả như Phạm Quang Hoan (2015), Phan
Văn Hùng (2015) …; (ii) Hệ thống các nghiên cứu về chính sách giảm nghèo vùng


8
dân tộc thiểu số với các cơng trình tiêu biểu của nhiều tác giả như Bùi Minh Đạo
(2003), Lò Giàng Páo (2009) …
Bol Baulch và Vũ Hoàng Đạt (2012) phân tích vai trị của đặc điểm (đặc
điểm nhân khẩu hộ gia đình, trình độ học vấn, sở hữu đất, đặc điểm xã hội …) và
hiệu quả thu nhập của các đặc điểm (do ảnh hưởng của các yếu tố không quan sát
được qua điều tra mức sống, ví dụ như chất lượng đất, chất lượng giáo dục, các rào
cản văn hóa, định kiến và kỳ thị với đồng bào dân tộc thiểu số…) đến sự khác biệt
về thu nhập/chi tiêu giữa nhóm dân tộc đa số và các nhóm dân tộc thiểu số, dựa
trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS 2010) (cập nhật một nghiên
cứu tương tự trước đó dựa trên số liệu VHLSS 2006). Nghiên cứu cho thấy chính
thu nhập từ việc làm là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt về đời sống của các
nhóm dân tộc. Tuy nhiên việc làm của lao động vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là
người dân tộc thiểu số còn chưa tạo ra thu nhập cao, số lao động có hợp đồng lao

động cịn ít…
Trịnh Quang Cảnh (2013) chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế để
thu hút đầu tư từ bên ngoài, khu vực miền núi đã ban hành rất nhiều chính sách
nhằm thu hút các nhà đầu tư. Theo đó các nhà đầu tư được ưu ái khi thực hiện đầu
tư mà ít phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ mơi trường. Chính điều này làm cho mơi
trường tự nhiên của khu vực vùng cao cũng dần bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức
khoẻ người dân. Nghiên cứu cũng khẳng định mặc dù các doanh nghiệp đầu tư vào
các tỉnh vùng cao được hưởng nhiều ưu đãi, những doanh nghiệp này cũng có
những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại những khu vực họ
thực hiện đầu tư. Thêm vào đó nhìn một cách tổng quát, sự tác động tích cực của
những doanh nghiệp này đối với khu vực đầu tư chưa tương xứng với những ưu đãi
mà họ được hưởng, khi mà nhiều tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số làm việc cho
các doanh nghiệp khơng cao nếu khơng muốn nói là rất ít bởi chỉ 3% lao động
người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề.
Ngân hàng Thế giới (2012) đưa ra một cách nhìn mới về cuộc sống của
người nghèo gồm cả nam, nữ và trẻ em, đồng thời đi sâu tìm hiểu những hạn chế


9
cũng như cơ hội hiện thời của họ để thoát nghèo. Thứ nhất, báo cáo đề xuất sửa đổi
hệ thống theo dõi nghèo của Việt Nam-thông qua sử dụng dữ liệu tốt hơn, sử dụng
các chỉ số tổng về phúc lợi cập nhật và sử dụng chuẩn nghèo mới nhằm đảm bảo
những dữ liệu và chỉ số đó phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội mới hiện nay
của Việt Nam. Thứ hai, báo cáo xem xét lại những thực tế được cho là hiển nhiên về
tình trạng thiếu thốn và nghèo ở Việt Nam và xây dựng một bức tranh nghèo cập
nhật trên cơ sở sử dụng VHLSS năm 2010 và những nghiên cứu thực địa định tính
mới. Thứ ba, báo cáo phân tích những thách thức chính trong công tác giảm nghèo
trong thập kỷ tiếp theo, gồm những hình thái giàu nghèo theo vùng đang thay đổi, tỉ
lệ nghèo cao, tình trạng nghèo dai dẳng của các nhóm DTTS và mức độ bất bình
đẳng ngày càng tăng trong hưởng thành quả phát triển và tiếp cận cơ hội. Báo cáo

đưa ra bức tranh khá toàn cảnh về nghèo đói ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa đề cập
đến các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói cũng như các giải pháp thoát nghèo, các
giải pháp về thể chế cũng như chính sách.

2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tác giả Bun Thi Khưa Mi Xay, “Phát triển thị trường nông thôn ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Luận án làm rõ phân tích khái niệm thị trường, chức
năng cơ bản của thị trường; đặc điểm và vai trò của thị trường nông thôn đối với
sự phát triển nông nghiệp nông thôn và đời sống kinh tế - xã hội của cả nước nói
chung; phân tích sự tác động của các nhân tố hình thành và phát triển của thị
trường nơng thơn. Từ đó rút ra q trình phát triển kinh tế - xã hội có tính phổ biến
trong sự hình thành, phát triển của thị trường nơng thơn; phân tích thực trạng thị
trường nông thôn ở CHDCND Lào trong những năm qua, chỉ rõ mặt ưu, mặt
nhược và những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết. Xuất phát từ tình hình cụ thể
của thị trường nơng thơn, luận án nêu lên phương hướng và kiến nghị những giải
pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển thị trường nông thôn trong những năm tới ở
CHDCND Lào.
Tác giả Xỉ Tha Lườn Khăm Phu Vơng, “Vai trị của chính sách xã hội đối với
việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay”. Trên cơ sở phân tích khái quát


10
một số khía cạnh lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người; đồng
thời làm rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con
người, luận án đã phân tích rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra của chính sách xã
hội của Lào trong việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay. Từ đó, nêu ra
phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chính sách xã hội để phát
huy hiệu quả nhân tố con người ở Lào trong những năm tiếp theo.
Tác giả Khăm Phả Phim Ma Sỏn, “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà
nước về kinh tế ở Tỉnh BoLyKhămSay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Tác giả

đã góp phần làm rõ khái niệm về cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế, xây
dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ cơng chức quản lý nhà nước về kinh tế; tuyển
dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh
tế. Từ đó, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng đội ngũ công
chức quản lý nhà nước về kinh tế, đánh giá thực trạng của đội ngũ công chức quản
lý nhà nước về kinh tế, đề xuất phương hướng và giải pháp về xây dựng đội ngũ
công chức quản lý nhà nước về kinh tế.
Tác giả Nguyễn Đình Cử, “Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá:
Phát triển tài nguyên con người nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ở
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích thực
trạng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực nhằm chỉ ra vì sao cần phát
triển nguồn tài nguyên con người lại được lựa chọn là một trong những khâu đột
phá ở nước CHDCND Lào. Qua đó, tác giả đưa ra một số kết luận về nguyên nhân
dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và cuối cùng đề xuất một số giải pháp
góp phần thực hiện khâu đột phá nói trên.
Tác giả A Nơ Thây Chuon La Ma Ny, “Quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh
Khăm Muộn”. Tác giả nêu một số chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý lao
động nước ngoài, đồng thời tác giả đã nêu được thực trạng công tác quản lý lao
động nước ngoài trong thời gian qua, chỉ rõ về mặt tích cực và tiêu cực trong cơng
tác quản lý lao động nước ngồi, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh Khăm Muộn trong
thời gian tới.


11
Tác giả Bua Hộng Khăm Hạ, “Một số trọng tâm phát triển tay nghề của lao
động ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Tác giả đã nêu một số lý luận về phát
triển tay nghề, nêu rõ thực trạng về phát triển tay nghề của lao động trong thời gian
qua, nêu được những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển tay nghề, trên cơ sở
đó đã đề xuất một số định hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển

tay nghề cho lao động ở CHDCND Lào.
Tác giả Sư Lao Sô Tu Ky, “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở
Thủ đơ Viêng Chăn”. Tác giả đã góp phần làm rõ khái niệm nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế -xã hội; xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng
đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Luận giải rõ vai trò của nguồn
nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thấy được sự cần thiết khách quan
của nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Đánh giá
thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn từ năm 2006
đến năm 2013. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
Tác giả Dengyang Kong Chi, "Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện
nay". Tác giả đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát huy nguồn lực thanh niên
trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát
huy nguồn lực thanh niên trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào, luận án chỉ
ra được một số mâu thuẫn trong việc phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình
CNH, HĐH ở CHDCND Lào. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả
thi nhằm phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND
Lào đến năm 2025.

3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động
nông thôn trên địa bàn tỉnh Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.


12
 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ việc làm đối
với lao động nông thôn.

- Đánh giá được thực trạng hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thơn tại
tỉnh Xayyabouly từ đó đưa ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại,
hạn chế của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn
tỉnh Xayyabouly.
- Trên cơ sở định hướng của Đảng và chính quyền tỉnh Xayyabouly về hỗ trợ
việc làm đối với lao động nông thôn đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hồn
thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Xayyabouly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Xayyabouly
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá chính sách hỗ trợ việc làm
đối với lao động nông thôn.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Chính sách tư vấn về học nghề, việc làm
+ Chính sách đào tạo nghề
+ Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động
+ Chính sách tín dụng
- Phạm vi về khơng gian: Tại tỉnh Xayyabouly
- Phạm vi về thời gian: dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ 2018 đến
2020; dữ liệu sơ cấp thu thập trong năm 2021; Các đề xuất cho giai đoạn 2021-2025
và tầm nhìn đến năm 2030.


13

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Khung lý thuyết
Các nhân tố ảnh
hưởng đến Chính
sách hỗ trợ việc làm
đối với lao động

Thực hiện
Nội dung chính sách hỗ trợ việc làm đối
với lao động nông thôn miền núi

nông thôn miền núi
- Từ môi trường bên - Căn cứ ban hành chính sách
- Mục tiêu chính sách
ngồi Uỷ ban nhân
- Chủ thể và đối tượng của chính sách
dân tỉnh
- Mục tiêu của chính sách
- Từ mơi trường bên - Ngun tắc của chính sách
- Các phân hệ của chính sách:
trong của Uỷ ban
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhân dân tỉnh
+ Chính sách tư vấn về học nghề, việc làm

Mục tiêu của
chính sách hỗ
trợ việc làm
đối với lao
động nơng
thơn miền núi

tỉnh
Xayyabouly

+ Chính sách đào tạo nghề
+ Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động
+ Chính sách tín dụng

5.2. Quy trình nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Rà soát tài liệu, hình thành khung nghiên cứu về chính sách hỗ trợ
việc làm đối với lao động nông thôn miền núi.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp, thông qua điều tra, báo cáo, đánh giá của
UBND tỉnh Xayyabouly đối với chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông
thôn miền núi từ năm 2018-2020
Bước 3. Thu thập dữ liệu sơ cấp đối tượng là lao động nông thôn, đối tượng
là cán bộ công chức liên quan đến lao động việc làm nông thôn trên địa bàn tỉnh
trongnăm 2021.
Bước 4: Xử lý dữ liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ
việc làm đối với lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly theo mục tiêu, chỉ ra


14
điểm đạt được và điểm hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đã nêu.
Bước 5: Đưa ra các giải phát hồn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với
lao động nông thôn miền núi tỉnh Xayyabouly, từ đó rút ra các khuyến nghị để thực
hiện các giải pháp giải pháp đối với chính quyền các cấp.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung của đề

tài được kết cấu thành 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ việc làm đối
với lao động nông thôn
Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh Xayyabouly
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách hỗ trợ việc
làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Xayyabouly


15

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH
TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƠNG THƠN
1.1. Hỗ trợ việc làm và sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động
nông thôn
1.1.1. Khái niệm việc làm, tạo việc làm, phân loại việc làm lao động
nông thôn
Việc làm: Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và
xã hội loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm trong thế giới xung
quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình. Khi xã hội phát triển,
những hoạt động lao động sản xuất nói chung ấy, được phân chia thành những ngành
nghề cụ thể khác nhau và người lao động được làm việc trong những lĩnh vực phù
hợp với khả năng của mình. Mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm
cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội.
Việc làm trước hết là biểu hiện của hoạt động lao động sản xuất ở mỗi người
lao động. Nếu lao động là hoạt động của xã hội nói chung, phản ánh bản chất của
con người nói chung thì việc làm là hoạt động lao động cụ thể của mỗi người lao
động tham gia vào quá trình lao động xã hội chung đó.
Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ giữa người lao

động với giới tự nhiên. Bởi vì để làm việc người lao động cũng phải sử dụng sức
thần kinh cơ bắp của mình cùng với cơng cụ lao động, tác động một cách có ý thức,
có mục đích lên đối tượng lao động, biến những vật thể tự nhiên thành của cải phục
vụ nhu cầu con người. Chính vì vậy, việc làm cũng chịu tác động bởi những qui luật
và điều kiện tự nhiên.
Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ giữa người lao
động với giới tự nhiên. Bởi vì để làm việc người lao động cũng phải sử dụng sức
thần kinh cơ bắp của mình cùng với cơng cụ lao động, tác động một cách có ý thức,
có mục đích lên đối tượng lao động, biến những vật thể tự nhiên thành của cải phục


16
vụ nhu cầu con người. Chính vì vậy, việc làm cũng chịu tác động bởi những qui luật
và điều kiện tự nhiên.
Mặt khác, khi nói đến việc làm là nói đến những yếu tố người lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Người lao động với kỹ năng chun mơn của
mình, kết hợp với tư liệu sản xuất, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định của cơ
cấu kinh tế xã hội, chính là việc làm của anh ta. Người lao động có việc làm là
người giữ một vị trí trong cơ cấu chung đó. Vì vậy, việc làm cũng chịu tác động của
các qui luật kinh tế, xã hội.
Như vậy, việc làm cũng như lao động của con người nói chung thể hiện mối
quan hệ giữa người lao động với giới tự nhiên, giữa những người lao động với nhau
và với xã hội. Khái niệm việc làm và khái niệm lao động có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động diễn ra. Lao
động là phạm trù vĩnh viễn của xã hội loài người, thì việc làm khơng phải như vậy.
Xét trên tổng thể có những nơi, những lúc có hiện tượng người lao động khơng có
việc làm trong khi hoạt động lao động sản xuất của con người không bao giờ ngừng
lại. Việc làm nói lên mối quan hệ của con người với chỗ làm việc cụ thể, là những
giới hạn xã hội cần thiết mà trong đó một q trình lao động cụ thể được diễn ra.
Nói đến việc làm là nói đến cơng việc của người lao động với những ngành nghề,

công việc cụ thể; là những hoạt động cụ thể của người lao động, đáp ứng nhu cầu xã
hội, nhu cầu cá nhân của người lao động.
Tóm lại, có thể nói lao động là cái chung và việc làm là cái riêng. Việc làm là
phạm trù tổng hợp, liên kết các q trình kinh tế xã hội. Trên khía cạnh xã hội, việc
làm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong những giới hạn nhất
định, trong đó q trình lao động được diễn ra, là cơ sở để các mối quan hệ xã hội
tồn tại trong mối liên hệ đan xen, liên kết với nhau phát triển theo hướng lành mạnh.
Trên khía cạnh kinh tế việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư
liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong lao động sản xuất.
Vấn đề việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp. Đó là cơng việc của
mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội. Có việc làm, không những người lao


×