Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chữa rôm sẩy bằng quả thanh long pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.13 KB, 4 trang )






Chữa rôm sẩy bằng quả thanh long


Dưới đây là một số công dụng rất tốt với sức khỏe của quả thanh long.


Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền nam
Việt Nam, những nơi có khí hậu nóng. Đây là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có
nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng.

Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo thuộc họ
xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ
phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai
không nhiều lắm, rất ngắn.

Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều,
dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến
hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần
thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào
mùa hè thu.

Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu,
nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như
viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt

Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón



Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm
thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh
long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những
người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,

Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người
béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long.
Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng:

Dùng quả tươi ăn hàng ngày.

Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối
loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.

Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào
vị trí tổn thương.

Chữa ho, viêm phế quản: Dùng 15 - 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 - 12g khô sắc
uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt lợn nạc
làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho.

Phòng chống bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C kéo dài) và một số chứng
chảy máu thông thường: Ăn mỗi ngày 600 - 700g quả thanh long (khoảng 2 quả
to).

×