Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 4 trang )
Thiên hoa phấn chữa đái tháo đường
Đây là cây mọc hoang trên đất rừng có nhiều tác dụng chữa bệnh: ho, sốt
đặc biệt tác dụng sinh tân, chỉ khát, chữa đái tháo đường hiệu quả.
Thiên hoa phấn là tên vị thuốc trong y học cổ truyền là của rễ cây qua lâu, còn gọi
là qua lâu căn, người dân gọi là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (miền Bắc),
dây bạc bát, bát bát châu (miền Nam), thau ca (người Tày).
Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được
ít ngày. Muốn rễ củ mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ. Rễ đào về,
cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc,
phơi hay sấy khô để bảo quản. Thành phần hóa học của rễ gồm tinh bột, chất nhầy,
chất Trichosanthin (loại protein kiềm) với hàm lượng hơn 1%, karasurin,
cucurbitacin, kirilowin
Thiên hoa phấn là tên vị thuốc trong y học cổ
truyền là của rễ cây qua lâu.
Dược liệu thiên hoa phấn có màu vàng hoặc nâu nhạt ở mặt ngoài, mặt cắt màu
trắng có điểm mạch gân màu vàng, vị nhạt sao hơi đắng, chua, không mùi, tính
hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau chữa sốt nóng, đái
tháo đường, miệng khô, khát nước, đoản hơi, hoàng đản, lở ngứa, sưng tấy, trĩ rò.
Ho do đờm nhiệt biểu hiện ho khạc đờm vàng đặc (cảm giác tức nặng ở ngực và
táo bón): Qua lâu với đởm nam tinh và hoàng cầm.
Đờm, thấp và huyết ứ trệ trong ngực (biểu hiện cảm giác khó thở và đau ngực, đau
ngực xuyên ra sau lưng): Qua lâu với thông bạch và bán hạ.
Đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị (biểu hiện cảm giác đầy
chướng ngực và thượng vị): Qua lâu với hoàng liên và bán hạ.