Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp tài chính nhằm chuyển đổi mô hình tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ NGUYỄN QUỲNH DAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2008

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ NGUYỄN QUỲNH DAO

Chuyên ngành : Kinh tế – Tài Chính – Ngân hàng
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ DIỄM CHÂU

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2008

TIEU LUAN MOI download :



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON
VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........................................................................................4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ -CÔNG TY
CON Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................................................................4
1.1.1 Khái niệm về mô hình Công ty mẹ – Công ty con ................................4
1.1.2 Đặc điểm mô hình Công ty mẹ- Công ty con.........................................6
1.1.3 Những ưu và nhược điểm của mô hình Công ty mẹ – Công ty con .....7
1.1.3.1 Ưu điểm ........................................................................................7
1.1.3.2 Nhược điểm ..................................................................................8
1.2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........................................................8
1.2.1 Khái niệm .................................................................................................8
1.2.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế...............................................................9
1.2.3 Vai trò của tập đoàn kinh tế .................................................................12
1.2.4 Mô hình tập đoàn kinh tế ở một quốc gia châu ..............................15
1.2.4.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc ....................................15
1.2.4.2 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc .......................................15
1.2.4.3 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản ........................................18
1.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTNN ......................................19
1.3.1 Sự hình thành các TCTNN ở Việt Nam...............................................19
1.3.2 Những thành quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục ...........21

TIEU LUAN MOI download :


1.4

SO SÁNH MÔ HÌNH TCTNN VÀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY
CON ............................................................................................................................ 23


Kết luận chương 1.....................................................................................................25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCTXD SỐ 1 – SỰ
CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TCT SANG MÔ HÌNH CÔNG
TY MẸ – CÔNG TY CON ............................................................................. 26
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TCTXD SỐ 1......................................................26
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ................................................................................26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................28
2.1.3 Quan hệ trong quản lý của TCTXD số 1................................................29
2.1.3.1 Quan hệ giữa TCTXD số 1 với các CTTV hạch toán độc lập đã
cổ phần hóa ..............................................................................................29
2.1.3.2 Quan hệ giữa TCTXD số 1 với các CTTV hạch toán độc lập chưa
cổ phần hóa ..............................................................................................30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TCTXD SỐ 1 TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2007 .............................................................................32
2.2.1 Đặc điểm mô hình hoạt động của TCTXD số 1....................................32
2.2.2 Kết quả hoạt động SXKD của TCTXD số 1 trong giai đoạn từ 2003
đến 2007.............................................................................................................32
2.2.3 Đánh giá quá trình hoạt động của TCTXD số 1...................................35
2.2.3.1 Những thành quả đạt được ...........................................................35
2.2.3.2 Những hạn chế còn tồn taïi ...........................................................37

TIEU LUAN MOI download :


2.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TCTXD SỐ 1 SANG MÔ
HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON........................................................43
Kết luận chương 2.....................................................................................................46
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN

ĐỔI TCTXD SỐ 1 SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON .........47
3.1.

ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI TCTXD SỐ 1 SANG MÔ HÌNH CÔNG TY
MẸ- CÔNG TY CON .....................................................................................47
3.1.1. Cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi mô hình.........................................47
3.1.2 Quan điểm về việc chuyển đổi TCTXD số 1 sang mô hình Công ty
mẹ- Công ty con ................................................................................................47
3.1.3 Mục tiêu chuyển đổi mô hình................................................................48
3.1.4 Mô hình tổ chức hoạt động Công ty mẹ – Công ty con tại TCTXD số 1 ...49

3.2.

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN
ĐỔI ĐẠT HIỆU QUẢ ...................................................................................51
3.2.1 Hoàn tất công CPH ở các ĐVTV, thực hiện đa dạng hoá sở hữu ......51
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình Công ty mẹ – Công ty con tại
TCTXD số 1 ............................................................................................52
3.2.3.1 Sát nhập, hợp nhất, kết nạp thành viên mới ...............................52
3.2.3.2 Thành lập Công ty tài chính.........................................................53
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế tài chính ..................................................................54
3.2.4.1 Xây dựng quy chế tài chính ............................................................54
3.2.4.2 Xác định rõ quyền và trách niệm của đại diện chủ sở hữu ..........55
3.2.4.3 Tăng cường chức năng kiểm soaùt .................................................56

TIEU LUAN MOI download :


3.3.


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC .....................................................57
3.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý .......................................................................57
3.3.2 Cổ phần hóa các công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế ..........................58
3.3.3 Tăng cường kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái ngành của các
tập đoàn nhà nước và việc thành lập ngân hàng các tập đoàn kinh tế
nhà nước .................................................................................................59
3.3.4 Đề ra các qui định kiểm soát các lónh vực hoạt động của CTTC trong
tập đoàn để hạn chế việc hoạt động sai chức năng ............................62
3.3.5 Xác định lại giá trị đích thực của tài sản nhà nước..............................62
3.3.6 Tập trung phát triển các tập đoàn kinh tế đã thành lập và tạm dừng
việc thành lập thêm các tập đoàn kinh tế mới ....................................63

Kết luận chương 3.....................................................................................................64
KẾT LUẬN .....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPH

Cổ phần hoá

CTTC

Côgn ty tài chính

CTTV


Công ty thành viên

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTV

Doanh nghiệp thành viên

ĐVTV

Đơn vị thành viên

HĐQT

Hội đồng quản trị

KQKD

Kết quả kinh doanh

NSNN

Ngân sách Nhà nước


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCT

Tổng Công ty

TCTNN

Tổng Công ty Nhà nước

TCTXD số 1

Tổng Công ty Xây Dựng số 1

TNHH

Trácn nhiệm hữu hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

XHCN

Xã hội chủ nghóa

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 giai đoạn
trước khi tổ chức quản lý theo mô hình CTM-CTC ...................................................28
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình hoạt động của TCTXD số 1 sau khi chuyển sang mô
hình Công ty mẹ- công ty con....................................................................................49

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của TCTXD số 1 năm 2003-2007...................33
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của TCTXD số 1 giai đoạn 2003-2007 ...............34
Bảng 2.3: Tình hình vốn kinh doanh TCTXD số 1 năm 2003-2007 .........................41
Bảng 2.4: Tỷ số thanh toán năm 2003 – 2007 ..........................................................42
Bảng 2.5: Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2003-2007 ....................................43
Bảng 2.6: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003-2007...............................43
Bảng 3.1 Vốn góp của TCTXD số 1 tại các công ty con thời điểm 31/12/2007 .......50

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nguyên nhân ra đời và phương thức thành lập tập đoàn kinh tế trên thế
giới
Phụ lục 2: Để hiểu đúng về tập đoàn kinh tế
Phụ lục 3: Tập đoàn kinh tế Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
Phụ lục 4: Các quyết định thành lập Tổng Công ty Xây dựng số 1

TIEU LUAN MOI download :



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức đối
với các nước đang phát triển. Việt Nam đang đẩy mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện
Đại Hóa, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Để nền
kinh tế Việt Nam có thể hội nhập một cách hiệu quả thì tất yếu phải có những
đầu tàu kinh tế mạnh – những tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Nhận thức được điều này, để tăng cường vị trí của DNNN trong việc đảm
bảo vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
hoạt động theo định hướng XHCN, Đảng và nhà nước đã chủ trương sắp xếp lại
các DNNN, các TCT ra đời với mục tiêu hình thành nên các tập đoàn kinh tế lớn
kinh doanh trong những lónh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, bên cạnh những kết quả đạt
được mô hình TCT hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc. Vấn đề
tiếp cận mô hình mới trong chuyển đổi các DNNN đặc biệt là các TCTNN theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con đang là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của Đảng & nhà nước ta trong việc hoàn thiện mô hình TCTNN tiến tới hình
thành các Tập đoàn kinh tế mạnh.
Ngày 09/12/2006 Bộ Xây Dựng đã ra quyết định số 386/QĐ-BXD về việc
chuyển TCTXD số 1 thành tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ –
Coâng ty con.

TIEU LUAN MOI download :



2

Là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì TCTXD số 1 khi
hoàn thành việc chuyển đổi chắc chắn sẽ có những bước phát triển tích cực trong
công cuộc đổi mới DNNN nói chung và ngành xây dựng nói riêng.
Từ những nhận định trên, đề tài luận văn cao học ” Những giải pháp tài
chính nhằm chuyển đổi mô hình TCTNN sang mô hình Công ty mẹ- Công ty
con tại TCTXD số 1” được thực hiện với mong muốn góp phần vào việc làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình chuyển đổi TCTXD số 1 thành Công ty
mẹ – Công ty con, tiến tới trở thành một trong những tập đoàn kinh tế mạnh của
Việt Nam.
2. Mục đích và điểm mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu tập đoàn kinh tế, làm rõ cơ sở lý luận của mô hình
Công ty mẹ- Công ty con.
Từ việc phân tích thực trạng hoạt động của TCTXD số 1, phân tích việc
cần thiết phải chuyển đổi TCTXD số 1 sang mô hình Công ty mẹ- Công ty con
Kiến nghị một số giải pháp thực hiện việc chuyển đổi.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là TCTXD số 1
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
tập đoàn kinh tế và mô hình Công ty mẹ – Công ty con trên thế giới. Trên cơ sở
thực trạng hoạt động của TCTXD số 1 kiến nghị một số giải pháp chuyển đổi
TCTXD số 1 sang mô hình Công ty mẹ – Công ty con.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là những lý thuyết về Công ty mẹ – công ty con,
tập đoàn kinh tế, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta, Luật DNNN, Luật DN,

TIEU LUAN MOI download :



3

các văn bản pháp luật liên quan và những kinh nghiệm của một số quốc gia trên
thế giới.
Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp duy vật biện chứng.
Thông qua việc thu thập số liệu về tình hình hoạt động của TCTXD số 1 luận văn
phân tích TCTXD số 1 hiện nay trong mối quan hệ với các nhân tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của đơn vị. Việc chuyển đổi TCTXD số
1 sang mô hình Công ty mẹ-Công ty con được dưạ trên những kinh nghiệm của
một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở những thông tin, có phân tích, so sánh
và tổng hợp, luận văn đưa ra những nhận xét và kiến nghị.
5. Bố cục của luận văn
Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm:
CHƯƠNG 1

: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON
VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCTXD SỐ 1 – SỰ CẦN
THIẾT CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TCT SANG MÔ HÌNH
CÔNG TY MẸ –CON
CHƯƠNG 3

: NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN
TCTXD SỐ 1 SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –CÔNG TY
CON

TIEU LUAN MOI download :



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON
VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG
TY CON Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm về mô hình Công ty mẹ – Công ty con
Theo quan niệm của nhiều nước trên thế giới Công ty mẹ – công ty con là

một tổ hợp gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó doanh nghiệp
có tiềm lực mạnh nhất về vốn, công nghệ, thị trường đầu tư, nắm giữ cổ phần chi
phối của các công ty khác trở thành công ty mẹ; doanh nghiệp nhận vốn đầu tư và
bị doanh nghiệp khác chi phối trở thành công ty con. Việc chi phối, kiểm soát chủ
yếu là về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu.
Một công ty mẹ với nhiều công ty con hoạt động trên nhiều lónh vực khác
nhau, địa bàn khác nhau tạo nên thế mạnh chung gọi là “tạâp đoàn”. Công ty mẹ
với vai trò là người đầu tư vốn vào công ty con có quyền hạn trong việc định
hướng hoạt động của các công ty con theo nhiều cấp độ, tùy theo tỷ lệ vốn mà
công ty mẹ đầu tư vào công ty con.
Theo Điều 4 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 thì một công ty được xem là
công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
-

Sở hữu trên trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã

phát hành của Công ty đó.

-

Có quyền trực tiếp hoăïc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty đó. Quyền
định đoạt đối với Điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

TIEU LUAN MOI download :


5

chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và quyết
định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó”.
Các loại hình công ty mẹ:
Công ty mẹ tài chính: chỉ thuần túy đầu tư vốn vào các công ty con mà
không tổ chức hoạt động SXKD.
Công ty mẹ kinh doanh: Là công ty đầu đàn, mạnh về vốn, tài sản, tiềm
năng, nhân lực, tiên phong trong khai thác thị trường, đầu tư chỉ đạo hỗ trợ các
công ty con.
Công ty mẹ vừa đầu tư tài chính vào các công ty con, vừa thực hiện nhiệm
vụ SXKD.
Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu thiết kế: công ty mẹ thực hiện nghiên
cứu khoa học và đưa các nghiên cứu này vào ứng dụng SXKD ở các công ty con.
Nhìn chung, công ty mẹ ở các tập đoàn trên thế giới đa phần được tổ chức
dưới dạng công ty cổ phần, đa sở hữu.
Các loại hình công ty con:
Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty
mẹ nắm quyền sở hữu.

Công ty con là công ty TNHH có hai thành viên trở lên trong đó công ty
mẹ là bên góp vốn chi phối.
Công ty con là công ty cổ phần trong đó công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ cổ phần
chi phối. Đây là hình thức phổ biến của các công ty con trong mô hình Công ty
mẹ – Công ty con ở các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Vì những đặc điểm và lợi
thế của loại hình công ty cổ phần mà nó được phát triển rất sớm ở các nước phát
triển.

TIEU LUAN MOI download :


6

Công ty con là công ty liên doanh trong đó Công ty mẹ nắm phần hùn chi
phối.
1.1.2. Đặc điểm mô hình Công ty mẹ – Công ty con
Cơ sở kinh tế của cấu trúc Công ty mẹ – Công ty con đó là cấu trúc “sở
hữu” có nghóa là Công ty mẹ thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối của Công
ty con để khống chế, định hướng hoạt động của các công ty con. Xuất phát từ cơ
sở kinh tế này mà mô hình Công ty mẹ – Công ty con các đặc trưng sau:
Một là Công ty mẹ và Công ty con đều là doanh nghiệp độc lập, có tư cách
pháp nhân đầy đủ, có vốn và tài sản riêng, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.
Hai là mối quan hệ giữa Công ty mẹ – Công ty con không mang tính cấp
trên cấp dưới, mà là mối quan hệ về sở hữu vốn với doanh nghiệp có vốn đầu tư
của mình và được xác định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của công
ty. Ngoài mối quan hệ về sở hữu thì các mối quan hệ khác về kinh tế như mua–
bán, thuê - cho thuê đều là mối quan hệ giữa hai pháp nhân kinh tế.
Ba là quyền lãnh đạo của Công ty mẹ đối với Công ty con bắt nguồn từ
quyền sở hữu đại đa số cổ phần của Công ty con, vì vậy nó tạo được mối liên kết
bền vững trên cơ sở vốn và đầu tư. Công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát, chi

phối Công ty con tương ứng với tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần đầu tư ở Công ty con
và bằng hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của Công
ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, Ban lãnh đạo hoặc quyền tham
gia quản lý, điều hành.
Bốn là vị trí Công ty mẹ và Công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai
công ty với nhau và mang tính tương đối, nghóa là Công ty con này hôm nay là
Công ty con của Công ty mẹ song ngày mai có thể chỉ là Công ty liên kết hoặc
hoàn toàn độc lập với Công ty mẹ.

TIEU LUAN MOI download :


7

Năm là trách nhiệm của Công ty mẹ đối với Công ty con là trách nhiệm
hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của Công ty mẹ ở Công ty con.
Sáu là cấu trúc trong mô hình quan hệ này thường có nhiều cấp: Công ty
mẹ, Công ty con, Công ty cháu… Ở mỗi cấp đều có các đơn vị hạch toán độc lập
và phụ thuộc.
1.1.3. Những ưu và nhược điểm của mô hình Công ty mẹ – Công ty
con
1.1.3.1 Ưu điểm:
Sự gắn kết giữa Công ty mẹ – Công ty con chủ yếu bằng đầu tư tài chính,
góp vốn. Sự gắn kết này đã mang lại cho mô hình Công ty mẹ- Công ty con các
ưu điểm sau:
Không hạn chế dòng vốn đầu tư trong một khuôn khổ tổ chức –hành chính,
trong một lónh vực ngành nghề được quy định trước hay trên một địa bàn khép
kín.
Công ty mẹ có thể đầu tư vào nhiều Công ty con cũng như đầu tư vào
nhiều lónh vực kinh doanh khác nhau, do đó có thể phân tán rủi ro trong hoạt

động SXKD và đầu tư tài chính của Công ty mẹ .
Các Công ty con được đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong
quyết định phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong chiến lược phát triển
chung của công ty.
Cơ chế vốn góp rõ ràng, phân định được rõ trách nhiệm và quyền hạn của
Công ty mẹ căn cứ trên số vốn đầu tư vào các Công ty con.
Tính linh hoạt của đồng vốn đầu tư cao: Mục tiêu và động lực của dòng
vốn đầu tư chính là hiệu quả đầu tư. Do vậy khi hiệu quả đầu tư không đạt được
như mục tiêu đề ra thì Công ty mẹ có thể chủ động tái cấu trúc lại cơ cấu đầu tư

TIEU LUAN MOI download :


8

vốn của mình để phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh và mang lại hiệu
quả đầu tư cao nhất bằng cách mua hoặc bán cổ phần sở hữu tại các Công ty con.
Điều hòa vốn, khắc phục được tình trạng hạn chế vốn ở từng đơn vị riêng
lẻ. Các công ty trong tập đoàn có thể huy động vốn trong nội bộ tập đoàn dễ
dàng, nhanh chóng hơn và giảm chi phí sử dụng vốn so với huy động vốn trên thị
trường.
Với khả năng tài chính mạnh có thể góp phần đẩy mạnh các hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào SXKD của cả tập đoàn.
1.1.3.2 Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên thì mô hình Công ty mẹ – Công ty
con vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Khi Công ty mẹ tái bố trí lại cơ cấu đầu tư thì Công ty con có thể bị gạt bỏ
ra khỏi tập đoàn thông qua việc bán phần vốn góp của Công ty mẹ.
Có thể nảy sinh một số mâu thuẫn giữa các Công ty con và cả tập đoàn.
Một số hoạt động của của Công ty con sẽ có lợi cho công ty đó, nhưng lại bất lợi

cho cả tập đoàn.
Mô hình này thường dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh, nên có thể
gây tổn thất cho nền kinh tế. Vì thế chính phủ các quốc gia phải thực hiện tốt vai
trò quản lý của mình.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm
Qua nghiên cứu tham khảo thì có khá nhiều định nghóa khác nhau về tập

đoàn kinh tế thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện, trình độ phát triển
kinh tế, sự phân công chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp, cách
tiếp cận và mục tiêu quản lý ở mỗi nước, định nghóa tương đối hoàn chỉnh và

TIEU LUAN MOI download :


9

được đa số mọi người chấp nhận là: “Tập đoàn kinh tế tổ hợp lớn các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, hoạt
động trong cùng một ngành nghề hay nhiều ngành nghề khác nhau trên phạm vi
một hay nhiều nước trên thế giới”
Tập đoàn kinh tế thường do một Công ty mẹ lãnh đạo, chi phối về mặt tài
chính, chiến lược phát triển, công nghệ và thị trường. Mối liên kết giữa Công ty
mẹ và Công ty con dựa trên nền tảng đầu tư tài chính của Công ty mẹ vào các
Công ty con. Đây cũng chính là mối liên kết chính trong tập đoàn kinh tế. Thông
qua mối quan hệ sở hữu vốn mà Công ty mẹ có thể kiểm soát Công ty con thông
qua quyền biểu quyết do sở hữu một tỷ lệ khống chế cổ phần trong tổng số cổ
phần đang lưu hành của Công ty con.

Tập đoàn kinh tế ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 18 và ngày một phát triển
lớn mạnh, nắm giữ phần lớn nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia. Sự phát triển
hay lụi tàn của tập đoàn kinh tế, các chính sách, phương thức hoạt động của tập
đoàn kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến hệ thống kinh tế. Quá trình hình thành các
tập đoàn được diễn ra một cách tự nhiên theo sự tác động của quy luật cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh,
các doanh nghiệp buộc phải tìm cách liên kết, hợp tác, sát nhập, hợp nhất hay
mua lại để hình thành các doanh nghiệp lớn hơn nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh, đổi mới và phát triển công nghệ, mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế hiệu quả. Điều này đúng với quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển xã hội. Tùy
theo mức độ liên kết mà các tập đoàn có thể có tên gọi khác nhau như Cartel,
Syndicate, Trust, Zaibatsu, Chaebol…
1.2.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế

TIEU LUAN MOI download :


10

Mặc dù nhận thức, quan niệm và loại hình tập đoàn kinh tế là đa dạng và
có sự khác nhau nhưng vẫn có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của tập đoàn
kinh tế như sau:
Quy mô lớn về vốn và lao động: Tập đoàn kinh tế vừa có sự tích tụ của
bản thân từng doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp. Tập
đoàn kinh tế vừa nâng cao được trình độ xã hội hóa sản xuất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, vừa có năng lực cạnh tranh mạnh hơn doanh nghiệp
riêng lẻ. Điều này thể hiện rất rõ trước hết ở quy mô vốn của tập đoàn. Ví dụ
năm 1999, vốn cổ phần của tập đoàn General Electric (Mỹ) là 259 tỷ USD, đến
cuối tháng 3-2002 là 372,1 tỷ USD; vốn của tập đoàn Citigroup là 256,6 tỷ USD

tại tháng 2 năm 2002; tập đoàn Toyota motor là 86 tỷ USD vào năm 1998; tập
đoàn General Motors là 448 tỷ USD vào 31/3/2003. Lực lượng lao động trong các
tập đoàn lớn cả về số lượng và mạnh cả về chất lượng, lực lượng lao động ở đây
được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt. Theo kết quả điều tra năm 2002 do
tạp chí Forbes thực hiện thì trong số 25 tập đoàn hàng đầu của Mỹ, tập đoàn
Freddie Mac có số lao động ít nhất là 3.400 người, tập đoàn có nhiều lao động
nhất là Wal-Mart Stores là 1.313.500 người. Tiếp đến là tập đoàn International
Business Machines là 318.000 người, General Electric là 311.000 người,
Citigroup là 253.000 ngàn người. Như vậy có thể nói, quy mô vốn và lao động
của tập đoàn nói chung là rất lớn, mức độ tích tụ và tập trung rất cao.
Phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu: Phạm vi hoạt động của tập đoàn
rất rộng, không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở nhiều nước hoặc toàn cầu. Các tập
đoàn đã mở rộng quy mô bằng việc thành lập các chi nhánh hoạt động ở các quốc
gia, tăng cường hợp tác, liên kết, phân công lao động quốc tế. Thông qua đó các
tập đoàn kinh tế khai thác triệt để lợi thế so sánh ở từng khu vực để tăng khả

TIEU LUAN MOI download :


11

năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch của
mỗi quốc gia để thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện chiến lược
cạnh tranh chiếm lónh và khai thác thị trường quốc tế. Do vậy các tập đoàn lớn có
hàng trăm công ty con hoạt động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động đa ngành: Các tập đoàn hầu như đều hoạt động kinh doanh đa
ngành, đa lónh vực. Ban đầu các tập đoàn có thể hoạt động trong một hoặc một số
ngành nghề, trong quá trình phát triển thì chiến lược phát triển và hướng đầu tư
luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh
quốc tế, nhưng mỗi ngành nghề đều có định hướng chủ đạo, lónh vực đầu tư mũi

nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn. Bên cạnh các lónh vực kinh
doanh cổ điển như sản xuất, thương mại, các tập đoàn còn mở rộng ra các lónh
vực hoạt động khác như tài chính, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học, tuyển dụng và
đào tạo nhân sự… Hoạt động đa ngành đã góp phần phân tán rủi ro của các tập
đoàn, bảo đảm cho hoạt động của các tập đoàn được an toàn và hiệu quả hơn trên
thương trường kinh doanh quốc tế. Ví dụ như tập đoàn Petronas của Malaysia
ngoài các hoạt động liên quan đến dầu khí còn hoạt động kinh doanh bất động
sản, siêu thị, vui chơi giải trí và cả đào tạo nguồn nhân lực.
Về mặt tổ chức: Tập đoàn không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một hình
thức liên kết của nhiều công ty có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay
nhiều ngành nghề khác nhau trong một hoặc nhiều nước nhằm tiến hành kinh
doanh dưới sự điều hành của một công ty đầu não – gọi là Công ty mẹ. Tập đoàn
kinh tế vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết nhằm tăng cường
tích tụ và tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
Đa số các tập đoàn được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.
Công ty mẹ sở hữu số lượng lớn vốn cổ phần trong các Công ty con. Nó chi phoái

TIEU LUAN MOI download :


12

các Công ty con về phương diện tài chính, công nghệ và trên cơ sở đó chi phối về
chiến lược phát triển. Sở hữu vốn của tập đoàn thuộc về dạng sở hữu hỗn hợp,
trong đó Công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối. Công ty mẹ thường là
công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở tại, có
thể có vốn góp của chính phủ. Công ty con được tổ chức dưới dạng công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khả năng kiểm soát của Công ty mẹ căn cứ
trên tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các công ty này.
Công ty mẹ thành lập hoặc tham gia góp vốn hay mua cổ phần của các

công ty thành viên. Các công ty thành viên lại đi đầu tư vào các công ty khác.
Phần lớn các Công ty con, Công ty cháu mang họ của Công ty mẹ, chẳng hạn như
tập đoàn Citigroup có các công ty con có cùng họ “Citi” như CitiCards,
CitiFinancial, CitiMortgage, CitiInsurance…
Quản lý điều hành: Công ty mẹ thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ
phần vốn góp của mình để tham gia vào HĐQT của Công ty con nhằm thực hiện
việc điều hòa, huy động vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến
lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự… cho tập
đoàn. Các chiến lược của tập đoàn được soạn thảo từ cơ quan đầu não của Công
ty mẹ và thực hiện thống nhất cho các Công ty con. Nhờ việc thực hiện chiến
lược tổng quát như vậy mà tập đoàn vừa tạo được sức mạnh thống nhất tập trung
lại vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các Công ty con trong việc lựa chọn
chiến lược phát triển cho riêng mình và tự chủ trong hoạt động SXKD.
1.2.3. Vai trò của tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với các nước mới công
nghiệp hóa, là giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công
ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác. Trong những điều kiện cụ thể với

TIEU LUAN MOI download :


13

sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và định hướng chiến lược đúng đắn, các tập đoàn
kinh tế ở các nước công nghiệp mới còn có thể vươn ra và không ngừng mở rộng
trên khắp thế giới.
Tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động
và vốn trong xã hội vào quá trình SXKD tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu
sản xuất hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn.
Việc hình thành tập đoàn kinh tế cho phép phát huy lợi thế của kinh tế quy mô

lớn, khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và
dịch vụ chung của cả tập đoàn. Hình thành tập đoàn kinh tế là một đòi hỏi thực tế
và khách quan nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá
biệt. Trong tập đoàn kinh tế, nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên
và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả nhất, đáp
ứng nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty thành viên và của cả tập đoàn. Việc
đầu tư vốn như vậy sẽ giúp cho các công ty liên kết chặt chẽ với nhau, thống nhất
phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh
tế và khả năng cạnh tranh giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty
và của cả tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế có tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển
khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD của các công ty thành viên.
Các tập đoàn kinh tế là lực lượng chủ yếu và đi đầu trong thực hiện cuộc Cách
mạng khoa học công nghệ, bởi vì ngoài đầu tư của nhà nước, các tập đoàn kinh tế
là người đầu tư lớn nhất cho các công trình nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, nó
kiểm soát tới 80% những phát minh sáng chế của thế giới tư bản chủ nghóa.
Những công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ tiết kiệm năng

TIEU LUAN MOI download :


14

lượng, vật liệu mới, thuốc chữa bệnh… đều có sự tham gia của các tập đoàn kinh
tế trên thế giới.
Sự hợp tác về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong tập đoàn
kinh tế còn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa ra nhanh những kết
quả của nghiên cứu vào thực tiễn trên quy mô rộng lớn hơn, nâng cao hiệu quả
hoạt động nghiên cứu ứng dụng và thu hồi vốn nhanh. Điều này đặc biệt quan
trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ như

hiện nay, hạn chế tác dụng tiêu cực của hao mòn vô hình.
Sự phối hợp và thống nhất của các công ty thành viên trong việc thực hiện
chiến lược công nghệ chung thông qua sự chỉ đạo thống nhất có ý nghóa trong
việc chuyển giao công nghệ với chi phí thấp, giảm lãng phí về vốn, tập trung
được nguồn lực vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho các công
ty thành viên và cả tập đoàn.
Tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp, trao đổi thông
tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ giữa các công ty thành viên. Những thông tin cần thiết và kinh
nghiệm chuyển giao được phổ biến rộng rãi trong tập đoàn kinh tế, nhờ đó tránh
được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra do thiếu những hiểu biết cơ bản trong
chuyển giao công nghệ nước ngoài.
Ngoài ra việc hình thành tập đoàn còn có ý nghóa tăng cường hiệu quả
quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô, kết hợp các ưu thế chuyên môn hóa, giúp
doanh nghiệp riêng lẻ giành được thế cạnh tranh của cả tập đoàn kinh tế như
trong liên kết đàm phán đối ngoại, kinh doanh ngoại thương, vay vốn…
Với số lượng hàng trăm nghìn chi nhánh cắm sâu vào nền kinh tế thế giới,
các tập đoàn kinh tế đã tạo ra một hệ thống mạng lưới bao trùm trong lónh vực

TIEU LUAN MOI download :


15

lưu thông, không một mắc, một khâu nào của quá trình lưu thông hàng hóa, tiền
tệ thế giới lại không có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nó.
1.2.4. Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số quốc gia Châu
1.2.4.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc
Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đẩy mạnh quá trình tư
nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ; đồng thời tập trung các

nguồn lực và cả các chính sách ưu đãi nhằm phát triển các TCT thành những tập
đoàn đủ mạnh để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là trong các
lónh vực kinh tế chủ đạo như công nghiệp luyện kim, đóng tàu, điện tử, viễn
thông, phần mềm, dược phẩm,... Quá trình này bắt đầu bằng việc sát nhập các
doanh nghiệp nhà nước thành những TCT lớn. Cho đến khi đạt đến một quy mô
nhất định nào đó, TCT sẽ phân quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thành
viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Tiếp theo là giai đoạn đa dạng
hoá sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa các doanh nghiệp thành
viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm dần tỷ lệ cổ phần của nhà nước. Và
cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyển giao công
nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó,
Trung Quốc đã thực hiện việc tách bạch việc quản lý của nhà nước với tư cách
chủ sở hữu tài sản và việc quản lý nhà nước thuần tuý bằng cách thành lập Ủy
ban Quản lý tài sản nhà nước. Việc quản lý con người, tài sản, công việc của
DNNN lớn đều đưa hết vào Ủy ban này.
1.2.4.2 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản có nhiều chuyển
biến, nổi bật là sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn gọi là các Zaibatsu.

TIEU LUAN MOI download :


16

Đặc điểm chính của các Zaibatsu: Các công ty trong ngành công nghiệp
khác nhau gắn bó với nhau vì cùng nguồn gốc và cùng chung một quyền sở hữu,
cùng được một ngân hàng cung cấp tiền và thường buôn bán giao dịch với nhau.
Mỗi Zaibatsu có một ngân hàng hoạt động với chức năng cung cấp tiền.
Tiền gửi của công chúng được đưa tới các công ty thành viên khác của nhóm
bằng những khoản vay hoặc bảo hiểm cho việc phát hành cổ phần và giấy nợ.

Khả năng dễ dàng huy động vốn đã cho phép các Zaibatsu dẫn đầu trong công
cuộc phát triển công nghiệp nặng nhiều vốn như cơ khí và hoá chất giữa hai cuộc
đại chiến thế giới.
Ở trung tâm của mỗi Zaibatsu có một công ty mẹ do gia đình sáng lập ra
kiểm soát. Công ty này sở hữu phần lớn công ty trong số khoảng chục công ty con
cốt lõi, kể cả ngân hàng, công ty thương mại, công ty bảo hiểm. Mỗi công ty con
cốt lõi đó lại sở hữu thêm phần trăm cổ phần của nhiều công ty khác, khiến cho
Zaibatsu với tính cách một nhóm, kiểm soát 40-100% vốn của mỗi thành viên
chủ yếu. Do đó Zaibatsu là tổ hợp rộng lớn các công ty có liên quan với nhau
nằm trong những ngành nghề khác nhau như tiền tệ, bảo hiểm, công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ...
Quy mô và mức độ chi phối nền kinh tế: Phần lớn nền kinh tế công
nghiệp Nhật Bản lúc bấy giờ bị chi phối bởi bốn Zaibatsu lớn là Mitsubishi,
Yasuda, Iwasaki, Mitsui và một số Zaibatsu nhỏ. Vào năm 1941 thì bốn Zaibatsu
này có thể kiểm soát 39% đầu tư toàn quốc vào ngành công nghiệp nặng.
Cơ chế điều hành: Các Zaibatsu có mức độ phối hợp quản lý rất lớn ở
trung tâm, với các quan chức của công ty mẹ nắm giữ các chức vụ chủ tịch và
giám đốc của các công ty con nồng cốt. Các công ty thành viên kinh doanh với

TIEU LUAN MOI download :


×