Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.39 KB, 5 trang )
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ TRONG VĂN HÓA
MỸ THUẬT DÂN TỘC
Sự kiện các cổ vật được thu vớt từ những con tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm,
Hội An, Quảng Nam (1997-2000) được các nhà chuyên môn đánh giá có số lượng
gốm cổ xuất khẩu khổng lồ với trên 240.000 cổ vật. Con số đồ gốm là: chén, bát,
đĩa, bình, lọ, âu tiếp tục tăng lên những năm sau đó khi được sự cho phép của Bộ
VHTT và UBND tỉnh, sở VHTT tỉnh phối hợp với công ty TNHH trục vớt, cứu hộ
Đoàn ánh Dương tiếp tục tiến hành “khai quật vét” với 15.934 cổ vật cũng là đồ
gốm tráng men (nhiều màu) và đất nung.
Tôi thật ngạc nhiên bởi khó bắt gặp được hình ảnh con chuột được người xưa vẽ
trên gốm; còn bức tranh cổ, khắc gỗ in màu trên giấy Dó như “Đám cưới chuột”
của làng tranh Đông Hồ thì ai cũng biết.
Cũng nhắc lại rằng đa số các cổ vật được tìm thấy tại con tàu cổ đắm tại vùng biển
Cù Lao Chàm đều có xuất xứ nguồn gốc từ trung tâm sản xuất hàng gốm Chu Đậu
(Mỹ Xá, Hải Dương) thời Lê sơ, là loại gốm sản xuất theo đơn đặt hàng với số
lượng lớn nhưng mang đậm nét hình ảnh quê hương, đất nước Đại Việt với các
kiểu dáng như: Bình, ấm, đồ đựng hình con gà, con chó, con nai, con cóc, con cua,
con chim két với các hoa văn mô tả các con thú như: hổ, voi, trâu, ngựa, dê, gà,
chim (đa số là Chích Chòe), mèo Các con thú này xuất hiện ít nhất từ 4-5 tiêu
bản trở lên nhưng với con chuột thì quá ít. Với tiêu bản là chiếc đĩa có đường kính
32,7cm (được xếp loại lớn) vẽ hình một con chuột nhiều râu nằm ẩn mình trong
bụi cỏ, phía trên là đám mây cách điệu quả cầu lửa, vành đĩa là dải hoa văn hoa lá
nối tiếp nhau, các vòng tròn đồng tâm bao quanh lòng đĩa còn khá nguyên vẹn.