Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.27 KB, 4 trang )
Bài thuốc chữa bệnh từ hoa đào
Theo y học cổ truyền, hoa đào có tính bình, vị đắng, đi vào 2 kinh can - vị, có công
năng hoạt huyết, lợi thủy, thông tiện, chữa trị chứng thủy thũng, đàm ẩm, tích trệ,
đại tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không thông Loài hoa này còn dùng để chữa
bệnh sởi, thủy đậu. Nhưng, lưu ý phụ nữ có thai không được dùng, vì thuốc gây
hưng phấn, kích thích tử cung. Hoa đào phơi âm can (phơi bóng râm), giã nát,
uống nóng với ít rượu có thể thông đại tiện, trừ được đàm ẩm và chức súc thủy (tồn
đọng nước) ở thận, bàng quang, chuyên trị bệnh cước khí (ngứa do thời tiết lạnh).
Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt
huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết.
Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau (dùng hoa khô), pha (với nước sôi) cho ra
nước, dùng nước này để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám
đen trên mặt, làm đẹp da.
Dùng hoa đào để rửa mặt, nhất là đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu
khỏi, có thể dùng hoa đào và muối ăn cùng lượng, giã nát trộn đều hòa với giấm
thoa lên mặt. Nếu trên mặt có nốt mụn ra nước vàng hoặc mủ đặc, có thể dùng bột
hoa đào hoặc trà hoa đào để uống.
Hạt đào gọi là đào nhân, có tính bình, vị ngọt đắng, hoạt huyết, thường dùng phối
hợp với hoa hồng để tăng cường lưu thông máu.
Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau hẹ, trầm hương (mỗi loại 30
gr), đào nhân 24 gr. Đem các vị trên ngâm trong 1 lít rượu, đậy kín, sau 1 tháng có
thể đem ra dùng được. Trong quá trình ngâm nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi