Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.06 KB, 5 trang )
Bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi
Rau mồng tơi phòng và chữa bệnh táo bón, đái dắt, rôm sảy...
Từ xưa đến nay, rau mồng tơi được biết đến với các thuộc tính như ngọt nhẹ,
không độc và mát dịu. Dùng rau mồng tơi luộc hoặc nấu canh với thịt heo nạc băm
nhuyễn giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng. Trẻ em bị táo bón, phụ nữ sinh khó, mắt nóng
đỏ, dùng lá mồng tơi ép lấy nước uống hoặc đắp lên mắt. Trị rôm sảy bằng cách dùng
hạt mồng tơi phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn rồi thoa ngoài da chỗ bị rôm sảy...
Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng
ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón,
đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn
chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.
Một số bài thuốc chữa bệnh:
- Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh
ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
- Lấy 30 g rau mồng tơi, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm
gà chín, cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút bắc ra là ăn được. Đây là món
chữa chứng đại tiện xuất huyết kinh niên.
- Dùng khoảng 100 g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa
tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt.
- Mồng tơi 60 g sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng, uống khi nước còn
ấm có tác dụng chữa chứng ngực bồn chồn, đầy tức.
- Mồng tơi cả cây khoảng 100 g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu.
Ăn trong bữa cơm hằng ngày có tác dụng chữa khớp chân tay đau nhức do phong thấp.
Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Mồng
tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do
huyết nhiệt (chảy máu cam). Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng
sẽ mau lành. Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp
cầm máu, vết thương mau lành.
Cá chép chữa bệnh