Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bài thuốc dân gian trị táo bón pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.73 KB, 5 trang )





Bài thuốc dân gian trị táo bón



Theo Đông y, nguyên nhân gây táo bón thường do cơ địa (bẩm tố âm hư, huyết
nhiệt) hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm; táo bón ở phụ nữ sau đẻ, người già do
cơ nhục bị yếu gây khí trệ; do kiết lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa gây táo bón;
do làm việc phải ngồi lâu một chỗ như các nhân viên văn phòng… Sau đây là một
số bài thuốc trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Tang thầm (quả dâu chín) là vị thuốc trị táo bón ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ
bị mất máu
- Táo bón do cơ địa âm hư huyết nhiệt hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây giảm
tân dịch: Người bệnh có biểu hiện táo bón lâu ngày, họng miệng khô, lưỡi đỏ ít
rêu, người gầy khô, hay khát nước, buồn bực cáu giận, mạch tế. Phép chữa là
lương huyết, dưỡng âm nhuận táo. Dùng một trong các bài:
Bài 1: lá dâu 100g, vừng đen 100g, sa sâm 200g, mạch môn 100g, mật ong vừa đủ.
Tất cả tán bột làm hoàn ngày uống 10 - 20g.
Bài 2: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, vừng đen 20g,
mật ong vừa đủ. Tất là tán bột làm thành viên ngày uống 10 - 20g.
Bài 3: vừng đen 100g, bạch thược 50g, hậu phác 40g, hạnh nhân 50g, đại hoàng
40g, chỉ thực 40g. Tất cả tán bột, trộn mật làm viên ngày uống 10 - 20g.
Bài 4: Ngũ nhân hoàn: đào nhân 100g, tùng tử nhân 100g, úc lý nhân 100g, hạnh
nhân 100g, bá tử nhân 100g. Tán bột làm viên, ngày uống 10g.
- Táo bón ở người bị thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu: Người bệnh có biểu
hiện của chứng thiếu máu như da xanh, niêm mạc mắt, môi nhợt, ngủ ít, chóng
mặt, hoa mắt, lưỡi nhạt, mạch hư, tế đới sác vô lực kèm theo táo bón kéo dài. Phép
chữa là bổ huyết nhuận táo. Dùng một trong các bài thuốc sau:


Bài 1: hà thủ ô đỏ 100g, long nhãn 100g, kỷ tử 100g, tang thầm 100g, vừng đen
200g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 10 - 20g.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch
thược 12g, bá tử nhân 8g, đại táo 8g, vừng đen 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Táo bón do khí hư: Thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ do trương lực cơ
giảm. Người bệnh có biểu hiện táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu ăn kém, ợ hơi, cơ
nhão. Phép chữa là ích khí nhuận tràng. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: bạch truật 12g, đẳng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen
12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bổ trung ích khí thang gia giảm): hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đẳng sâm
12g, đương quy 8g, trần bì 6g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, nhục thung dung 8g, bá
tử nhân 8g, vừng đen 8g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Người già dương khí kém: có triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn
kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối đau mỏi, mạch trầm tế thì dùng phép ôn thông
nhuận tràng. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: bố chính sâm 10g, hoài sơn 10g, kỷ tử 10g, nhục quế 2g, ý dĩ 12g, chút chít
12g, hoàng tinh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bài cổ phương Nhục thung dung hoàn: nhục thung dung 16g, vừng đen 16g,
trầm hương 6g. Tất cả tán bột làm hoàn với mật ong ngày uống 10 - 20g.
Để đề phòng táo bón hoặc giảm dần bệnh táo bón nên ăn nhiều rau như mồng tơi,
rau khoai lang, rau muống, rau dền, rau đay; hoa quả như cam, quýt, bưởi (nên ăn
cả múi để có chất xơ), đu đủ chín, chuối chín, dưa chuột, mướp đắng. Uống đủ
nước (khoảng 2 lít/ngày); không nên uống rượu, bia; không ăn chất cay, nóng như
ớt, hành, hồ tiêu. Hằng ngày không nên ngồi lâu một chỗ, nên thể dục nhẹ nhàng
tùy theo sức của từng người. Mỗi ngày nên đi bộ tối thiểu 30 phút.

×