Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.81 KB, 5 trang )
Những bài thuốc dân gian trị
thủy đậu ở trẻ
Mặc dù là căn bệnh lành, thế nhưng thủy đậu vẫn có khả năng gây
biến chứng dẫn tới viêm não. Nếu rơi vào trường hợp xấu, trẻ có thể bị di
chứng về thần kinh lâu dài, thậm chí là tử vong.
Thủy đậu, hay còn gọi là thủy hoa, là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em và
đôi khi cũng gặp cả ở người lớn. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 hàng
năm là giai đoạn phát triển mạnh của căn bệnh này, đặc biệt là vào tháng 3.
Mặc dù là căn bệnh lành, thế nhưng thủy đậu vẫn có khả năng gây biến
chứng dẫn tới viêm não. Trẻ suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém là những đối
tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn cả. Nếu rơi vào trường hợp xấu, bệnh
nhân sẽ bị di chứng về thần kinh lâu dài, thậm chí là tử vong.
Trước khi tìm cách chữa, các bậc phụ huynh nên chú ý phòng cho con cái
không bị nhiễm bệnh. Cách tốt nhất vẫn là tiêm vaccine. Với trẻ trên 12 tuổi chưa
được tiêm trước đó có thể đến các cơ sở ý tể dịch vụ để nhận mũi tiêm phòng.
Ngoài ra, trẻ cần được ăn uống đầy đủ, nâng cao sức để kháng của cơ thể, vệ sinh
sạch sẽ, đặc biệt tránh không cho trẻ đến những nơi quá ẩm, nhiều gió.
Để chữa trị thủy đậu, cần xác định trẻ mắc bệnh đến mức độ nào. Y học dân
tộc chia ra hai mức độ thủy đậu ở trẻ là nhẹ và nặng.
Với mức độ nhẹ, biểu hiện thường thấy là sốt nhẹ hoặc không sốt, các rải
nốt có màu hồng nhạt, ít ho, ngứa nhiều. Phép chữa với mức độ này được gọi là sơ
phong thanh nhiệt. Dưới đây là một vài bài thuốc thường dùng.
Bài 1:bạch vi 9g, thuyền thoái 3g, đạm đậu xị 5g, kim ngân hoa 6g, địa đinh
thảo 6g, tang diệp 5g, bạc hà 1g, sơn chi vỏ 2g, liên kiều 6g, sắc uống ngày một