1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hơn bốn ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước đã viết
nên những trang sử hào hùng và hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết
dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời đã được kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó của dân tộc lên một
tầm cao mới trong thời đại mới.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc là một trong những nội dung cơ bản được Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh hết sức quan tâm thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ tình hình đặc điểm của một quốc gia
có nhiều dân tộc, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Đảng Cộng sản
Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải quyết vấn đề dân tộc trong
từng giai đoạn cách mạng, đã vận dụng sáng tạo và đề ra hàng loạt chính sách
cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước trên cơ sở ba ngun tắc cơ
bản: Đồn kết - Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng
bước trưởng thành trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp vừa có
những tác động đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù riêng của từng
quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy
cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng, coi đó như những đột phá
khẩu để chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đồn
kết tồn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công xây dựng, với
nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và an ninh quốc phịng.
Với vị trí là phên giậu phía Tây Bắc của Tổ quốc, nhân dân các dân tộc
Sơn La đã có nhiều đóng góp, hy sinh, gian khổ để chống giặc ngoại xâm, bảo
2
vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Chính quá trình đó đã xây đắp và phát
triển một cộng đồng gắn bó, đồn kết, chủ động và sáng tạo của nhân dân các
dân tộc Sơn La. Ngày nay cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Sơn La đã
đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời
sống của nhân dân được nâng cao hơn một bước, trong đó có đồng bào các
dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Sơn La vẫn còn là tỉnh miền núi, đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số hiện cịn gặp rất nhiều khó khăn so với mặt
bằng chung: thu nhập thấp, tình trạng thiếu đói, học sinh bỏ học, điều kiện
tiếp cận thông tin, hưởng thụ văn hóa cịn thấp; một số chính sách đối với
đồng bào cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; ở cấp xã, một số nơi
việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc. Vì vậy xã hội có tính bức xúc, mâu
thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân; một số sự việc chậm được phát hiện, đề
xuất giải quyết chưa kịp thời đã để lại những hậu quả đáng tiếc ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng những sai sót, yếu
kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm
khích dân tộc. Lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền với
nhiều thủ đoạn “Diễn biến hồ bình”, các thế lực thù địch tun truyền, kích
động lơi kéo quần chúng nhân dân, gây mất ổn định tình hình an ninh, chính
trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Với nhận thức đó, để góp phần gìn giữ và phát huy khối đại đồn kết
của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, khẳng định tính đúng đắn, khoa học về
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cả về mặt lý luận
và thực tiễn; đánh giá đúng thực trạng công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đáp
ứng yêu cầu thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Sơn
La lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng (2001 - 2010)” là cần thiết
và có ý nghĩa thiết thực, được nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành khoa
3
học Lịch sử Đảng, nhằm làm sáng tỏ những thành công, hạn chế, rút ra những
kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở Sơn La vừa qua để tiếp
tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong
những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và được tiếp cận dưới
các góc độ của các môn khoa học: Xã hội học, Dân tộc học, Sử học,
CNXHKH, Lịch sử đảng là một số cơng trình đáng chú ý sau:
- GS Phan Hữu Dật (Chủ biên), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp
bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia,
2001. Sách đã phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa các dân tộc trong thời
kỳ đổi mới; những giải pháp phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.
- TS. Lô Quốc Toản, Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số các tỉnh
miền núi phía bắc nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, 2011. Thực trạng
công tác phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc
nước ta; phương hướng và hệ giải pháp nguồn cán bộ dân tộc thiểu số các tỉnh
miền núi phía bắc.
- Lê Ngọc Thắng (Chủ biên), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính
sách dân tộc ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. Sách đã
nghiên cứu thực trạng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc
ở Việt Nam.
- PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn, Mấy vấn đề
lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999. Đây là một cuốn sách tham khảo, có nghiên cứu một
cách sâu sắc vai trò của ĐNCB người DTTS đối với việc xây dựng và phát
huy vai trò hệ thống chính trị các vùng DTTS ở nước ta hiện nay.
- Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001. Cuốn sách đề cập tới các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-
4
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc. Bên cạnh đó các tác giả cũng nêu ra các đặc điểm nổi bật
của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong sự nghiệp cách
mạng nước ta.
- Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), "Vấn đề dân
tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa". Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chính
sách dân tộc của Đảng ta, và những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch
dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm
từng vùng nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn, đồng thời kiến nghị những
giải pháp sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
* Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn
- Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam, Ủy ban
Dân tộc và miền núi, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996. Đề tài đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh.
- PGS.TS Khổng Diễn (Chủ nhiệm), đơn vị, Ủy ban Dân tộc (2010),
Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển các DTTS ở Việt Nam. Đề tài
đã đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng
trong giai đoạn đổi mới; đề xuất chiến lược phát triển các DTTS ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Văn Dũng (Chủ nhiệm), Trường Cán bộ Dân tộc (2010), Cơ sở
khoa học để hoạch định chính sách thương mại hai chiều (cung ứng vật tư, hàng
hóa và thu mua nơng sản hàng hóa) ở vùng đồng bào DTTS miền núi phía Bắc.
Đề tài đã đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế thương mại ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, đề xuất những giải pháp hoạch định chính sách thương mại
hai chiều (cung ứng vật tư, hàng hóa và thu mua nơng sản hàng hóa) ở vùng
đồng bào DTTS miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay.
5
- Trịnh Quang Cảnh, Luận án tiến sĩ (2002), "Trí thức người dân tộc
thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới". Luận án đã đề cập đến vấn đề
tạo nguồn cán bộ người DTTS, đi sâu phân tích thực trạng trí thức người
DTTS, đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn cán bộ DTTS và phát huy
vai trị trí thức người DTTS.
- “Q trình thực hiện đường lối dân tộc của Đảng ở các tỉnh miền núi
Tây Bắc thời kỳ 1976 - 1986”, Luận án của Phó Tiến sĩ Thào Xuân Sùng, bảo
vệ tại Viện Mác- Lênin năm 1995.
Còn rất nhiều bài trong các báo và các tạp chí khoa học đề cập đến
chính sách dân tộc, văn hóa các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên chưa có cơng
trình khoa học nào nghiên cứu sâu về lĩnh vực khoa học lịch sử Đảng và quá
trình Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc. Các cơng
trình nghiên cứu và một số tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài
luận văn được tiếp thu, kế thừa những kết quả đó trong quá trình nghiên cứu Đảng
bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng (2001 - 2010).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo thực hiện chính
sách dân tộc trong giai đoạn 2001 - 2010 để khẳng định quan điểm đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc; Q trình cụ thể hoá quan
điểm, đường lối của Đảng và lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trên địa
bàn của Đảng bộ tỉnh Sơn La từ năm 2001 - 2010; Thành tựu đạt được và một
số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ.
Nhiệm vụ
- Trình bày quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách dân tộc.
- Phân tích, đánh giá q trình Đảng bộ tỉnh Sơn La vận dụng đường lối
dân tộc của Đảng vào thực tiễn địa phương lãnh đạo thực hiện chính sách dân
tộc từ 2001 - 2010.
6
- Bước đầu đưa ra một số đánh giá và rút ra những kinh nghiệm từ thực
tiễn lãnh đạo của Đảng bộ nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của
Đảng trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời kỳ mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đề cập đến những quan điểm, chủ trương của Đảng về chính
sách dân tộc và sự quán triệt, vận dụng của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong q
trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương từ năm 2001 - 2010.
Đồng thời trình bày q trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc ở Sơn
La, kết quả và các vấn đề đặt ra.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc từ năm 2001 - 2010 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Tác giả luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước cũng như của Ban Chấp hành Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về
chính sách dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chủ yếu
là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lơgíc, bên cạnh đó là các
phương pháp khác như Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát, điền
dã thực tế nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Cái mới của luận văn
- Hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước về chính sách dân tộc.
- Trình bày có hệ thống và phân tích, đánh giá q trình Đảng bộ tỉnh
Sơn La lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 - 2010.
7
- Luận văn đưa ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế, đồng thời rút
ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Sơn La lãnh đạo thực hiện chính
sách dân tộc, góp phần phục vụ thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận:
- Luận văn khẳng định quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng về
chính sách dân tộc.
- Phân tích làm rõ sự vận dụng, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Sơn
La trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với tình hình địa phương.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn đánh giá kết quả, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm trong
lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ, góp phần vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phịng- an ninh, phát huy sức mạnh
khối đồn kết của nhân dân các dân tộc Sơn La.
- Luận văn cung cấp tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, công tác
tuyên truyền, công tác dân vận, công tác dân tộc trong thời kỳ mới.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Quan điểm của Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc gắn bó
chặt chẽ với nhau, khẳng định sự áp bức bóc lột của giai cấp này với giai cấp
khác là nguồn gốc áp bức của dân tộc này đối với dân tộc khác. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nêu lên luận điểm nổi tiếng: "Một dân tộc đi áp bức dân tộc
khác thì dân tộc ấy khơng thể có tự do" [41, tr.625]. C.Mác và Ph.Ăngghen đã
kêu gọi: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này
bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp
trong nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng
đồng thời mất theo" [41, tr.624].
Hai ông đã nêu ra khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đồn kết lại!".
Tư tưởng đồn kết giai cấp cơng nhân tồn thế giới, đấu tranh chống áp
bức bóc lột, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để từ đó xóa bỏ tình trạng
dân tộc này nơ dịch dân tộc khác là nguyên tắc lý luận, đồng thời cũng là nền
tảng của chính sách dân tộc mác xít của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh chống giai cấp tư sản. Quan điểm đó cũng chỉ rõ chiến lược, giải pháp
cơ bản tập hợp lực lượng giai cấp công nhân tất cả các dân tộc vùng lên đấu
tranh chống ách áp bức, nô dịch đang đè lên đầu họ.
Những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen nêu trên được coi là
cương lĩnh đầu tiên, là nguyên tắc lý luận, kim chỉ nam cho hành động của
các Đảng Cộng sản giải quyết vấn đề dân tộc.
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại mà V.I.Lênin sống và hoạt
động cách mạng, vấn đề bình đẳng và tự quyết dân tộc lại càng bức thiết hơn.
9
Trong những điều kiện ấy, Lênin đã phát triển những luận điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc, đề ra Cương lĩnh dân tộc với ba điểm cơ bản
nhất, có quan hệ mất thiết với nhau, đó là:
Các dân tộc hồn tồn bình đẳng:
Theo V.I.Lênin, bình đẳng dân tộc là quyền được đối xử như nhau của
mọi dân tộc khơng phân biệt nhiều người hay ít người, trình độ phát triển kinh
tế- xã hội cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo...
Theo V.I.Lênin: "Nguyên tắc bình đẳng hồn tồn gắn liền chặt chẽ với
việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số... bất cứ một thứ đặc quyền
nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi
của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ" [38, tr.179].
Quyền bình đẳng dân tộc, theo Lênin, bao gồm tất cả lĩnh vực của
đời sống xã hội. Bình đẳng dân tộc, trước hết là sự bình đẳng về kinh tế.
Lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, bởi vậy giải
quyết các mối quan hệ liên quan đến dân tộc, đều phải tính đến quan hệ
kinh tế, lợi ích kinh tế. Chỉ có trên cơ sở có sự bình đẳng về kinh tế, quyền
bình đẳng trên các lĩnh vực khác mới được thực hiện đầy đủ. Bình đẳng
chính trị cũng là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc. Đối với các dân tộc bị
áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị, chính là
điều kiện để có bình đẳng trên các phương diện khác của đời sống xã hội.
Lênin cũng cho rằng, bình đẳng về văn hóa khơng tách rời bình đẳng về
chính trị, kinh tế. Trong phạm vi quốc tế, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa
các dân tộc gắn với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa phát xít mới, đồng thời cũng đấu tranh chống
chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hịi. Có như vậy mới thực hiện được sự
bình đẳng thật sự giữa các dân tộc.
Các dân tộc có quyền tự quyết:
Theo Lênin, quyền tự quyết là quyền tự chủ của mỗi dân tộc đối với
vận mệnh của dân tộc mình.
10
Quyền tự quyết bao gồm: tự quyết định về chính trị - xã hội và con
đường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết cũng được thể hiện ở
quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập hay quyền tự nguyện liên hiệp lại
của các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng của nhân dân các dân tộc vì mục tiêu phát triển hịa bình, phồn vinh và
hữu nghị.
Đồn kết giai cấp công nhân các dân tộc:
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng quyền bình đẳng và quyền tự
quyết dân tộc khơng phải tự nhiên có được và đương nhiên thực hiện, ngược
lại, chúng là kết quả của cuộc đấu tranh chống mọi thế lực xâm lược, áp bức
dân tộc và gây nên sự đồng hóa cưỡng bức đối với nhiều dân tộc. Đồng thời,
bình đẳng và tự quyết dân tộc cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai
cấp công nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên tồn thế giới.
Chỉ có đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân mới thực hiện được
quyền bình đẳng và tự quyết đúng đắn, khắc phục được thái độ kỳ thị và thù
hằn dân tộc.
Những quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết các quan hệ dân tộc
được Lênin khái quát thành Cương lĩnh chung cho các Đảng mác xít, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn trên phạm vi toàn thế giới, trong từng quốc gia cũng
như từng dân tộc.
Thực tế, thời đại ngày nay không bác bỏ Cương lĩnh dân tộc của chủ
nghĩa Mác - Lênin, mà ngược lại còn cung cấp thêm sự kiện, con số để xác
nhận sự đúng đắn của Cương lĩnh đó và địi hỏi chi tiết hóa Cương lĩnh đó khi
vận dụng vào mỗi quốc gia, từng dân tộc cho phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của quốc gia dân tộc đó.
1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng cao đẹp nhất của tinh thần dân
tộc chân chính, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế cao cả của nhân dân
ta. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của
11
nhân dân Việt Nam và góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng của
Người về chính sách dân tộc được thể hiện rõ ở những điểm sau:
Thứ nhất: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, và con đường giải phóng
dân tộc Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước. Người
đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam và sớm ý thức được rằng, cách mạng thuộc địa, cách mạng giải
phóng dân tộc là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. "Cách mệnh An
Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới" [42, tr.301].
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm ý thức
được tính chất của thời đại mới, thời đại thắng lợi của cách mạng vô sản mở
đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Người so sánh
hình ảnh của chủ nghĩa đế quốc là con đỉa có hai cái vịi, một vịi hút máu
nhân dân lao động chính quốc, một vịi kia bám vào giai cấp vơ sản ở các
thuộc địa. Muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phải chặt cả hai vịi của nó; cách
mạng vơ sản ở các nước tư bản và cách mạng ở thuộc địa phải như hai cái
cánh của một con chim, phải thực hiện được sự liên minh chiến đấu giữa vô
sản ở "chính quốc" với vơ sản và nhân dân các thuộc địa; phải xóa bỏ áp bức
của thực dân ở thuộc địa, cách mạng thuộc địa không nhất thiết phải chờ đợi,
phải phụ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc" mà phải chủ động, "đem sức ta
mà giải phóng cho ta", cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước, từ
đó giúp cho cách mạng vơ sản ở "chính quốc" giành thắng lợi.
Với sự xác định con đường cách mạng đúng đắn, Hồ Chí Minh đã
thành lập chính đảng đó là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đường lối
cách mạng nước ta được xác định rõ: làm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do
giai cấp công nhân lãnh đạo, đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, thực hiện
độc lập dân tộc và người cày có ruộng, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa mà
mục đích cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
12
Thứ hai: Chính sách dân tộc phải thực hiện sự bình đẳng, giúp đỡ nhau
giữa các dân tộc để cùng nhau đoàn kết tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình cách mạng, sự bình đẳng giữa các dân tộc được thể
hiện bằng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm
giáo dục, thức tỉnh đồng bào các dân tộc về lòng yêu nước, tổ chức đấu tranh
giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương đất nước.
Theo Người, làm cách mạng là giành độc lập dân tộc. Nhưng nếu độc
lập dân tộc rồi dân cứ đói, rét, chỉ một số người được hạnh phúc, đồng bào
các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn cứ nghèo khổ, bệnh tật, thì độc
lập chẳng có ý nghĩa gì.
Do vậy các dân tộc miền núi, cũng như các dân tộc miền xuôi phải giúp
đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. "Đồng bào miền
núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xi. Và đồng bào miền xi phải
đồn kết giúp đỡ đồng bào miền núi" [46, tr.135].
Người yêu cầu Đảng và Chính phủ phải có chính sách, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội để phát triển toàn diện miền núi tiến kịp miền xuôi, để
đồng bào cả nước ai cũng có cơm ăn, ai cũng được học hành, ai cũng được
làm chủ đất nước.
Thứ ba: Chính sách dân tộc phải chú ý đến tính đặc thù dân tộc.
Các dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ cội nguồn lịch sử như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán; Gia
rai hay Êđê, Xê đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu
Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ
cùng nhau, no đói giúp nhau" [43, tr.217].
Tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào miền núi khác so với đồng
bào miền xuôi. Do điều kiện địa lý - văn hóa miền núi, nên Hồ Chí Minh địi
hỏi chính sách dân tộc phải có nội dung biện pháp và bước đi thích hợp.
"Miền núi đất rộng người thưa, tình hình vùng này khơng giống tình hình
13
vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương và chính sách phải thật sát thực tế của
mỗi nơi. Tuyệt đối chớ rập khn, chớ máy móc, chớ nóng vội" [45, tr.611].
Thứ tư: Chính sách dân tộc phải hướng vào sự phát triển tồn diện
miền núi.
Hồ Chí Minh ln quan tâm tới yêu cầu phát triển của đồng bào miền
núi, khả năng phát triển của miền núi. Theo Người đi lên chủ nghĩa xã hội
phải đi bằng hai chân, công nghiệp và nông nghiệp. Ở miền núi, tiềm năng,
thế mạnh là đất và rừng. Người đã chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể: đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; phát triển giao thông đến từng làng bản;
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; xây dựng đời sống văn
hóa - xã hội cho đồng bào các dân tộc, cải tạo dần những phong tục tập quán
lạc hậu... Tuy nhiên, Người cũng lưu ý phải làm một cách dần dần, khơng chủ
quan, nóng vội được.
Thứ năm: Chính sách dân tộc phải chú trọng công tác đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển và chăm sóc đội ngũ cán bộ, con em của đồng bào dân tộc.
Theo Người: Cán bộ là gốc của mọi công việc... công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người địi hỏi cơng tác cán bộ:
Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố
nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương,
nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự
quản lý lấy công việc ở địa phương, chứ không phải là bao biện làm
thay [45, tr.418].
Trong cán bộ người dân tộc thiểu số, Người đặc biệt quan tâm đến cán bộ
nữ. Người đánh giá cao vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số đối với cách
mạng. "Phụ nữ các dân tộc thiểu số khơng những vượt qua gian nguy mà cịn gạt
cả mê tín để bảo vệ cách mạng và cán bộ hoạt động cách mạng" [45, tr.87].
Chính vì vậy, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói
chung, cán bộ nữ dân tộc thiểu số nói riêng là đòi hỏi của thực tiễn miền núi
của cách mạng nước ta.
14
Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc
đã được thực tiễn mấy chục năm qua chứng minh là đúng đắn. Việc hiện thực
hóa những tư tưởng ấy đã đem lại những thành tựu to lớn trong công cuộc bảo
vệ và xây dựng vùng đồng bào các dân tộc cũng như trong cả nước.
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc là một hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà
nước để giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam là
một hệ thống các chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tộc người, trong đó có sự quan tâm
đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp.
Theo quan niệm cơ bản của Đảng ta chính sách dân tộc được hiểu là
những chính sách tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc nhằm
mục đích phát triển các lĩnh vực cơ bản của đời sống kinh tế- xã hội như: kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh ở các vùng dân tộc thiểu
số; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
* Chính sách dân tộc có cả những nội dung của chính sách miền núi:
Miền núi có địa hình phức tạp, xa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá. Điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội miền núi cịn gặp khó khăn. Đồng
bào các dân tộc thường sống ở miền núi vì vậy chính sách dân tộc có cả
những nội dung của chính sách miền núi, thực hiện chính sách miền núi có
nội dung quan trọng là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Đảng và Nhà
nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế- xã
hội, cơ sở vật chất phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc miền núi.
* Chính sách dân tộc có quan hệ với chính sách xã hội:
Chính sách xã hội là chính sách về con người, chăm lo, phát huy nguồn
lực con người. Chính sách xã hội liên quan đến mọi tầng lớp dân cư trong
15
việc giải quyết những vấn đề việc làm, phúc lợi xã hội, văn hóa, dân số, mơi
trường, xóa đói giảm nghèo... Chính sách xã hội bao quát đến mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội, song không đồng nhất với chính sách dân tộc.
* Quan hệ giữa chính sách dân tộc với chính sách dân vận:
Chính sách dân vận có đối tượng là các tầng lớp dân cư theo đặc điểm
lứa tuổi, giới tính, tơn giáo, nghề nghiệp, địa bàn cư trú và thơng qua các đồn
thể, các tổ chức chính trị - xã hội... để tập hợp và vận động quần chúng nhân
dân thực hiện quyền làm chủ và tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chính sách dân tộc cũng vận động các thành viên của các dân tộc thuộc các
đối tượng trên tham gia vào các tổ chức quần chúng của mình. Thực hiện
chính sách dân vận góp phần quan trọng để đồn kết dân tộc, thúc đẩy công
tác dân tộc phát triển.
Như vậy, chúng ta thấy rằng chính sách dân tộc có đối tượng tác động,
nội dung nhiệm vụ rất rộng lớn và có liên quan mật thiết tới các chính sách
khác. Bởi vậy, trong nhận thức không thể tách biệt, cô lập tuyệt đối thành một
chính sách riêng rẽ. Trong thực tế chính sách dân tộc có nội dung và nhiệm vụ
xen kẽ lẫn nhau trong hệ thống chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay. Chính sách dân tộc ln gắn bó hữu cơ với các chính sách kinh tế,
chính sách xã hội, chính sách dân vận, chính sách miền núi, chịu tác động của
chính sách chung, đồng thời ln tác động trở lại với các chính sách đó. Hàng
loạt các chính sách cụ thể như chính sách định canh, định cư, chính sách phát
triển kinh tế miền núi, chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống
tộc người…cũng đều phản ánh nội dung chính sách dân tộc và được đặt trong
mối tương quan với cả hệ thống chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta.
Chính sách dân tộc còn xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể, mục tiêu
cần thực hiện trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử cụ thể, mục tiêu cụ thể. Khi
bàn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước chúng ta cần nhận thấy rằng
đó là một chính sách mang tính đa ngành và tổng hợp nội dung của các chính
sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên lãnh thổ cộng đồng dân tộc
16
Việt nam. Nhận thức đầy đủ, tồn diện về chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước thông qua các văn kiện của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn
bản của chính phủ, các cơ quan ban ngành chức năng… mới thấy được nội dung
xuyên suốt bao trùm cũng như các nhiệm vụ cụ thể của chính sách dân tộc. Nhận
thức và quán triệt theo tinh thần đó càng thấy rõ hơn ý nghĩa chiến lược của vấn
đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt
Nam. Từ nhận thức một cách tồn diện và hệ thống về chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta sẽ góp phần khắc phục, xóa bỏ sự nhận thức lệch lạc, mơ
hồ, chung chung, trừu tượng về mảng chính sách rất quan trọng này trong hệ
thống các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm tình hình Sơn La
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Sơn La được thành lập ngày 10/10/1895, là một tỉnh miền núi nằm ở
phía Tây Bắc của Tổ quốc trong khoảng 20,31 đến 22,02 độ vĩ bắc và 103,4
đến 105,02 độ kinh đơng. Phía Bắc có đường ranh giới giáp hai tỉnh Yên Bái
và Lai Châu với 252 km, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hố với đường ranh giới
dài 42 km và hai tỉnh Hủa Phăn, Lng Pha Băng nước Cộng hồ dân chủ
nhân dân Lào với đường biên giới dài 250 km. Phía Đơng giáp hai tỉnh Phú
Thọ và Hồ Bình với ranh giới 135 km và phía Tây giáp tỉnh Điện Biên với
ranh giới dài 85 km. Diện tích tự nhiên 14.174 km2, là một trong những tỉnh
có diện tích rộng lớn, chiếm 4,2% diện tích của cả nước. Có 10 huyện và một
thành phố trực thuộc tỉnh gồm: Thành phố Sơn La, Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc
Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu,
Sốp Cộp. Các đơn vị hành chính cấp cơ sở có 206 xã, phường, thị trấn.
* Địa hình
Sơn La có địa hình tự nhiên khá phức tạp thể hiện rõ nhất là độ dốc lớn
và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến quá
17
trình phát triển kinh tế, xã hội. Tồn tỉnh có gần 90 diện tích có độ dốc tự
nhiên từ 25 độ và chỉ có hơn 10% diện tích tự nhiên có độc dốc dưới 250 mét.
Đây là lý do làm cho Sơn La phần lớn là đồi, núi (chiếm 50% diện tích) cịn
diện tích đất đai canh tác nhỏ hẹp với hệ thống các ruộng bậc thang rất khó
khăn trong phát triển nơng nghiệp. Ngồi hai cao ngun Mộc Châu và Nà
Sản có thế mạnh trong phát triển kinh tế nơng lâm nghiệp, cịn lại trên 80 vạn
ha đất đai chưa được khai thác cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
* Khí hậu, thuỷ văn
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa chung như các tỉnh Bắc bộ, khí hậu Sơn
La có nét riêng thể hiện rõ mùa mưa và mùa khô tương đối rõ rệt, nhiệt độ
trung bình hàng năm là 21,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 270C,
trung bình thấp nhất là 16 0C. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động trong
khoảng 1.200 - 1600 mm, độ ẩm khơng khí trung bình là 81%. Địa hình Sơn
La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mực nước biển, bị chia cắt và tạo
thành ba vùng sinh thái: vùng trục quốc lộ 6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng
cao biên giới. Riêng hai cao nguyên Mộc Châu (cao 1.050m so với mức nước
biển) và Nà Sản (800m so với mực ước biển) đã tạo nên nét đặc trưng cho địa
hình Sơn La thuận lợi cho phát triển nhiều loại nông sản, các loại cây công
nghiệp và chăn ni có giá trị.
* Tài ngun thiên nhiên
Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang
được sử dụng 784.304 ha (năm 2004) chiếm 55,8% đất tự nhiên của tỉnh, so
với cả nước tỉ lệ này là 97%. Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nơng nghiệp hạn
chế, đặc biệt ruộng nước bình qn đầu người chỉ có 0,017 ha/người (cả nước
là 0,05 ha/người). Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35
suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu và
sông Mã
dài 90
km với 17 phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hồ Bình và 1.400 ha mặt nước ao
hồ. Mật độ sông suối 1,8 km/km2 nhưng phân bố không đều. Quỹ đất có mặt
nước để ni trồng thuỷ sản của Sơn La 1.670 ha, đã đưa vào sử dụng 1.476
18
ha, chưa kể hồ thuỷ điện Hồ Bình. Nếu cơng trình thuỷ điện Sơn La hồn
thành, sẽ có thêm 13.700 ha mặt nước hồ. Khi đó tồn tỉnh sẽ có khoảng
25.000 ha ao, hồ và sông Đà là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng
và khai thác thuỷ sản.
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73%
tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều
kiện xây dựng hệ thống rừng phịng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hố
có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Các khu
rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái
trong tương lai. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha
(Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp ( Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000
ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37% (năm
2003). Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m 3 gỗ và 554,9 triệu cây tre,
nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m 3 gỗ và
221 nghìn cây tre, nứa. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là một thế mạnh cho
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khống sản, trong đó có những mỏ quý
như niken, đồng, bột tan, manhêrit, than và những khoáng sản quý khác như
vàng, thuỷ ngân, sắt có thể khai thác, phát triển cơng nghiệp khai khoáng
trong tương lai gần. Đặc biệt với nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn,
chất lượng tốt cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây
dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không
nung, đá ốp lát.
1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế- văn hoá- xã hội
* Kinh tế
Sơn La là 1 tỉnh nghèo, điều kiện phát triển kinh tế không thuận lợi.
Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp nhưng trong những năm vừa qua, nền kinh
tế của tỉnh đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Tổng GDP của tỉnh mỗi năm đều
tăng khoảng 17%. Nền kinh tế dần thốt khỏi tình trạng thuần nơng của
19
những năm đầu sau đổi mới. Các ngành nông – lâm - ngư nghiệp dần giảm tỉ
trọng. Trong khi đó, tỉ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
có chiều hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản xét về mặt GDP
thì Sơn La vẫn cịn là một tỉnh nghèo.
Ngồi tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn
nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La cịn có nhiều lợi thế để
phát triển nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê,
chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy
mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 - 20 vạn tấn ngô, đậu tương nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông- lâm nghiệp, hàng hố như
trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến
nông- lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia
súc…tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Về ngành dịch vụ, Sơn La cũng ngày càng chú trọng phát triển ngành
giao thông vận tải và bưu chính viễn thơng. Trước đây, mạng lưới giao thơng
của tỉnh cịn nhiều yếu kém nhưng đến nay, các đường giao thông đã được mở
rộng và phát triển, nâng cấp nhằm phục vụ mạng lưới giao thông của tỉnh
được xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá đến các tỉnh lân cận.
Về thương mại, du lịch cũng ngày càng phát triển. Sơn La là tỉnh có
nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và văn hoá dân tộc - lịch sử. Đây là một ngành có nhiều triển vọng của kinh tế Sơn La.
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nơng nghiệp, đa dạng hố nông nghiệp,
phát triển ngành nghề ở cả nông thôn và đơ thị đã góp phần thúc đẩy nền kinh
tế của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của tỉnh là cần quan tâm ưu tiên phát
triển hạ tầng cơ sở trong đó quan trọng nhất là giao thơng vận tải.
* Dân số, dân tộc và văn hoá các dân tộc
Dân số trung bình tồn Tỉnh Sơn La năm 2005 có 992.700 người, mật
độ bình qn 70 người/km2, trong đó nam là 499.800 người (chiếm 50,18%),
20
nữ 492,900 người (chiếm 49,82%). Dân số khu vực thành thị chiếm 12%; dân
số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số dân toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự
nhiên năm 2005 là 1,69%. Tốc độ tăng dân số bình qn giai đoạn 2000 2005 ở mức 1,85%.
Tính đến năm 2007 là khoảng 1.024.320 người, mật độ dân số là 72
người/km2. Theo cuộc điều tra dân số ngày 01/4/2009, tỉnh Sơn La có dân số
là 1.083.700 người, mật độ trung bình 76 người/1 km2 [20, tr.3]. Tính đến
01/4/2010 là 1.076.055 người, mật độ trung bình khoảng 100 người/1 km2,
với 12 dân tộc anh em cùng chung sống:
Dân tộc Thái chiếm chiếm gần 54,76%, dân tộc Kinh 17,42%, dân tộc
Mông 12,23%, dân tộc Mường 8,15%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Xinh Mun
chiếm 1,80%, dân tộc Khơ mú 1,13%, dân tộc Kháng chiếm 0,74%, dân tộc
La Ha chiếm 0,55%, dân tộc Lào chiếm 0,33%; dân tộc Tày chiếm 0,09%,
dân tộc Hoa chiếm 0,02%. Ngồi ra cịn có một số dân tộc khác ở Việt Nam
sinh sống xen kẽ với các dân tộc ở Sơn La với thành phần rất ít (chỉ chiếm
0,23%). Bốn dân tộc có thành phần đơng đảo nhất là dân tộc Thái, dân tộc
Kinh, dân tộc Mông, dân tộc Mường.
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông nhất, sinh sống ở hầu hết các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Theo các nhà nghiên cứu, tổ tiên của
người Tày- Thái thuộc tiểu chủng Mônggôlôid phương Nam. Theo Quắm Tố
Mường, sau khi chiếm lĩnh vùng Tây Bắc, các lãnh chúa Thái đã dần thần
phục triều đình phong kiến Trung ương (Lý, Trần) và được phép thiết lập các
lãnh địa phân phong thế tập cho các quý tộc cát cứ. Mỗi lãnh địa có một cơ sở
kinh tế, xã hội tương đối độc lập, mặc dù về danh nghĩa là phụ thuộc và chịu
sự chi phối của triều đình Trung ương.
Do địa bàn sinh sống của người Thái ở vùng thung lũng, chân núi và
cao nguyên. Họ đã sáng tạo ra nền văn minh độc đáo là văn minh lúa nước
vùng thung lũng chân núi với hệ thống thuỷ lợi, mương, tập đồn cây trồng
vật ni phong phú, phương pháp canh tác thích ứng với điều kiện tự nhiên
21
nơi đồng bào sinh sống. Nương rẫy cũng đóng vai trò đáng kể trong đời sống
kinh tế của đồng bào.
Văn minh nông nghiệp lúa nước vùng chân núi tạo ra bản sắc văn hoá
độc đáo: ăn cơm nếp, ở nhà sàn, trang phục độc đáo với chiếc áo cóm bó sát
người đính hàng cúc bướm trắng bằng bạc, váy dài chấm gót, đầu đội khăn
piêu tạo nên nét duyên dáng người phụ nữ Thái.
Chữ viết Thái ra đời sớm, việc ghi chép lịch sử, lai lịch các dòng họ,
sáng tác văn học có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần. Có các loại hình văn
hố, văn nghệ dân gian phong phú như truyện thơ, ca dao, tục ngữ, nhiều lễ
hội độc đáo.
Dân Tộc Mơng là một dân tộc ít người thuộc nhóm ngơn ngữ H’Mơng
– Dao - Pà Thẻn, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, cách đây khoảng
3.000 năm (cuối thế kỷ III trước Công nguyên). Theo các nhà nghiên cứu Dân
tộc học của Việt Nam thì, người Mông di cư vào Việt Nam cách đây 300 năm.
Hiện nay ở Sơn La có 4 nhóm dân tộc H’Mơng sinh sống: nhóm H’Mơng Hoa
(Mơng Lềnh); nhóm H’Mơng Trắng (Mơng Đơ); nhóm H’Mơng Đỏ (Mơng
Si); nhóm H’Mơng Đen (Mơng Đu). Dân tộc H’Mông cư trú ở các triền núi
cao, từ 200- 1.200m so với mặt biển, tập quán canh tác lâu đời trên đất dốc,
đa số là phát nương rẫy trồng lúa, ngô dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên là
chính, sản phẩm thu được chủ yếu là tự cung, tự cấp tại chỗ, phần lớn đồng
bào có tập quán du canh nên kéo theo du cư với lý do là không thể cải tạo đất
thâm canh tăng vụ (do đất dốc). Trong những năm gần đây, một số đồng bào
H’Mông ở một vài nơi đã biết thay đổi tập quán sản xuất như: tích cực cải tạo
đất, thâm canh, tăng vụ, đắp bờ ngăn chặn lũ quét giữ hoa màu, hạn chế tối đa
việc phá rừng làm nương nhưng hiệu quả kinh tế thu được còn thấp, chỉ tạm
thời phục vụ cho nhu cầu thiết yếu tại chỗ.
Dân tộc Mường, còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao
tá,có cùng nguồn gốc với
người Việt.
Người Mường sống định canh định cư ở
miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc
22
làm ăn. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác
lâm thổ sản. Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát,
ươm tơ. Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội xuống
đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch),
lễ cơm mới... Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú: thể
loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Cồng là nhạc cụ đặc sắc
của người Mường, ngồi ra cịn nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường có đặc
trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục. Người mường
theo đạo phật, nhưng mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì. Nơng
nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Ngồi
ruộng nước, người Mường cịn làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, săn bắn,
đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ cơng nghiệp.
Dân tộc Dao: gồm các nhóm Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao tiền,
Dao đỏ… tiếng nói thuộc hệ ngơn ngữ Mơng- Dao. Người Dao khơng có chữ
viết riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hố gọi là chữ Nơm- Dao. Địa
bàn cư trú của người Dao ở cả 3 vùng: Vùng cao, vùng giữa và vùng thấp.
Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước, trồng hoa
màu. Các nghề thủ công phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy… chăn
nuôi gia sức, gia cầm. Nhà của người Dao có ba loại khác nhau là nhà sàn,
nhà nửa sàn, nửa đất, nhà đất. Người Dao có tín ngưỡng về thần linh ma quỷ,
một số tục thờ cúng phức tạp, tốn kém, cưới xin còn nhiều lễ nghi phức tạp.
Người Dao có nền văn hố và lịch sử lâu đời, tri thức dân gian phong phú, đặc
biệt là y học cổ truyền.
Dân tộc Khơ Mú: Có tên gọi khác là Xá Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu
Thềnh… tiếng Khơ Mú thuộc hệ ngôn ngữ Môn- Khơ Me. Là cư dân sinh
sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy. Ngồi hình thái du canh du cư là chủ
yếu, bộ phận định cư thường canh tác theo chu trình vịng trịn khép kín. Cây
trồng ngồi lúa, ngơ cịn có các loại bầu bí, cây có củ. Nghề đan lát phát triển
như: đan cót, ghế mây, thúng, nia… vì điều kiện du canh, du cư nên bản làng
23
thường nhỏ bé, rải rác. Người Khơ Mú mặc giống người Thái, nhưng có điều
khác là cách trang trí những hàng tiền bạc và bỏ ốc ở phía thân áo của phụ nữ.
Dân tộc Kháng: Tên gọi khác là Mơ Kháng, Háng, Xá…Tiếng Kháng
thuộc ngôn ngữ Môn- Khơ Me, cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La, Điện Biên,
một số ít ở Lai Châu. Người Kháng sống bằng nghề làm nương rẫy, một số
nơi làm ruộng nước, chăn nuôi lợn, gà, trâu bị, có nghề đan lát ghế, rổ rá, nia,
gùi… và đóng thuyền độc mộc kiểu đi én được các dân tộc láng giềng ưa
thích. Trang phục gần giống với người Thái, phụ nữ thường ăn trầu, nhuộm
răng đen. Người Kháng thường ở nhà sản, các nhạc cụ thường dùng là trống,
chiêng, nhị. Vào những ngày lễ hội, ngày vui họ thường đánh trống, chiêng
nhảy múa hát như người Thái.
Dân tộc Xinh Mun: Có tên gọi khác là Puộc, Xá, Pựa, tiếng nói thuộc
ngơn ngữ Mơn- Khơ Me. Cho đến nay, chưa có đầy đủ tư liệu để nghiên cứu
về nguồn gốc và lịch sử của người Xinh Mun cũng như các dân tộc nói ngơn
ngữ Mơn- Khơ Me ở Tây Bắc. Nhưng ở một mức độ cho phép, giới khoa học
nói chung đều khẳng định rằng họ là các tộc người có nguồn gốc ở Tây Bắc
Việt Nam và Bắc Đông Dương. Cũng như người Kháng, người Mảng, người
Xinh Mun có nguồn gốc bản địa, họ là một trong những tộc người thuộc lớp
cư dân có mặt sớm nhất ở vùng này. Người Xinh Mun chủ yếu sống bằng
nghề làm nương, trồng ngô, lúa, chăn nuôi chủ yếu là lợn, gà, trâu, dê… nghề
đan lát khá phát triển. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen,
uống rượu cần. Làng bản đông đúc, ở nhà sàn, con cái theo họ cha.
Dân tộc La Ha: còn được gọi với một số tên khác nhau như La Ha, Klá,
Phlạo, Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà,
Pụa. Tiếng La Ha thuộc
nhóm ngơn ngữ Kadai
của hệ ngơn ngữ Tai - Kadai. Người La Ha
sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh, do đó việc hái lượm đóng
vai trị quan trọng hơn so với săn bắn và đánh cá. Người La Ha ở nhà sàn, có
hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà, một cửa vào chỗ để tiếp
khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình. Người La Ha
24
không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải
mặc. Do đó, trang phục của người La Ha giống trang phục của người Thái
đen.
Dân tộc Lào: còn gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi, nói ngơn ngữ
thuộc nhóm ngơn ngữ Tày- Thái, cư trú tập trung chủ yếu ở huyện Sông Mã.
Người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và
làm thủy lợi. Nghề phụ của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá
phát triển. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân
gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội...
Người Lào sống định cư, có bản đơng tới cả trăm nhà. Nóc nhà có mái cao,
uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa. Phong cách trang phục gần
giống người Thái, ít cá tính tộc người.
* Lịch sử
Là một tỉnh miền núi, biên giới có vị trí chiến lược rất quan trọng, là
phên dậu phía Tây của Tổ quốc, nhân dân các dân tộc Sơn La đã có một q
trình lâu dài đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, cần cù trong lao động sản
xuất để tồn tại và phát triển; đấu tranh chống thế lực áp bức cường quyền, các
kẻ thù xâm lược trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Từ thời Hùng Vương dựng nước: Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. Sau đó
đến thời Lý, vùng đất này thuộc đạo Lâm Tây. Qua một thời gian, có tên gọi
là đạo Đà Giang. Đến năm 1397, dưới triều Trần, Sơn La nằm trong chấn
Thiên Hưng. Đây là thời kì đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn,
phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như: Mường Muổi, Mường Cây,
Mường Tấc, Mường Sang, Mường Vạt. Đến thời Nguyễn, các châu mường
này thuộc phủ Gia Hưng.
Thời Kì Pháp thuộc: tháng 4/1884, quân Pháp chia làm hai mũi đánh
chiếm Hưng Hoá. Đến tháng 6/1885, Hưng Hoá được đặt trong đại hạt của
Quân khu miền Tây do lữ đoàn 1 đảm trách. Ngày 24/5/1886, Tổng trú sứ
Trung- Bắc Kì ra nghị định chuyển châu Sơn La thành đơn vị hành chính
25
tương đương cấp tỉnh do viên công sứ Pháp điều hành. Ngày 20/3/1888, để
các hoạt động quân sự độc lập hơn và không lệ thuộc vào viên công sứ dân
sự, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân
sự và cử thiếu tá Đờ Satôrôsê, chỉ huy trưởng quân sự Sơn La- thượng lưu
sơng Đà, làm phó Cơng sứ.
Theo sự điều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4/1890, Sơn La
thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên
cùng các Tiểu quân khu Lai Châu, Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân
khu Sơn La. Đồng thời, để giới quân sự có nhiều quyền lực đàn áp các cuộc
nổi dậy, ngày 20/8/1891, chính quyền thực dân ban hành tiếp nghị định quy
định địa bàn của đạo quan binh Sơn La. Ngày 27/2/1892, tồn quyền Đơng
Dương ra nghị định chia đạo quan binh Sơn La thành Tiểu qn khu Vạn Bú.
Ngày 23/8/1904, Tồn quyền Đơng Sương ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú
thành tỉnh Sơn La, bao gồm các châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn,
Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh
Nhai và phủ Luân Châu.
Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay: Sau cách mạng tháng 8 năm 1945
và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La thuộc chiến khu II,
Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, khu XIV và khu Tây Bắc. Trong đó, từ năm
1948 đến tháng 5/1952, Thủ tướng chính phủ ra nghị định tách hai tỉnh như
cũ. Sau chiến dịch Tây Bắc thắng lợi (tháng 10/1952), khu Uỷ Tây Bắc quyết
định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu. Đến tháng 2/1954, Thuận Châu
lại thuộc Sơn La. Đầu năm 1953, khu Uỷ Tây Bắc quyết định thành lập huyện
Sông Mã, bao gồm vùng Mường Hung (huyện Mai Sơn), Mường Lầm (huyện
Thuận Châu), Sốp Cộp (huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu). Từ tháng 5/1955
đến tháng 10/1962, các châu (huyện) của Sơn La trực thuộc khu tự trị Thái
Mèo, khơng có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La được thành lập.
Nghị quyết Quốc hội khố II, kì họp thứ V, ngày 27/10/1962 đổi tên
Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, lập lại các tỉnh thuộc khu Tây