Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Điều tra sự phân bố của hoa lan Việt Nam và kết quả lưu giữ, đánh giá một số giống lan quý tại Gia Lâm - Hà Nội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.77 KB, 7 trang )

ĐIỀU TRA SỰ PHÂN BỐ CỦA HOA LAN VIỆT NAM
VÀ KẾT QUẢ LƯU GIỮ, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LAN QUÝ
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI
Chu Thị Ngọc Mỹ, Đặng Văn Đông, Trần Duy Quý
Summary
Investigating Vietnamese orchid distribution valuable orchids variety adaptableness
conserved at Gia Lam - Ha oi
On the base of Vietnamese ecological condition, We devided: in to 6 mains regions: the north-west;
the north-east and north center; north of central part; the central provinces; South of Truong Son
mountains; south of central part and the south. There is specitic orchid species in each region.
Some orchid were investigated on adaptability at Gia Lam - Ha Noi showed that they are widely
adapted to thí area exapt some that strongly reacted to ecological condition in Ha Noi such as:
Cymbidium lowianum Relb. f. (Hoang Hac); Cymbidium flỏibundium Lindl (Bac Lan); Aerides
falcata Lindln (Giang Xuan)
Keywords: Vietnamese ecological condition, north-west, north-east, north center, north of central
part, south of central part, central provinces, orchid species.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa lan vẫn được biết đến như một
loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa
vương giả. Hoa lan có vẻ đẹp thanh cao
và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Cùng với sự
phát triển của ngành trồng lan trong thời
gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm
đẹp hơn hình ảnh của Việt Nam trong con
mắt của du khách đến với đất nước xứ sở
nhiệt đới này mà còn mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên, đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân làm cho
những loài lan bản địa quý hiếm đã bị
khai thác cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt
chủng. Chính vì vậy cần thiết phải điều


tra sự phân bố để biết loài đặc trưng cho
từng vùng sinh thái và đánh giá khả năng
thích ứng của một số dòng, giống lan quý
nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát triển thông
qua việc khai thác hợp lý.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. ội dung nghiên cứu
1. Điều tra sự phân bố và phân vùng
sinh thái của lan rừng Việt Nam.
2. Lưu giữ và đánh giá một số giống lan
quý tại Gia Lâm - Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
(1) Điều tra phân bố và phân vùng sinh
thái của lan rừng Việt Nam.
- Lựa chọn điểm điều tra: Là những
điểm trung tâm, chợ chuyên bán buôn, bán
lẻ lan rừng (thường mới được khai thác từ
rừng về) trong nước như: Hà Đông - Hà
Nội; Bắc Hà - Lào Cai; Bắc Kạn
- Thu thập thông tin bằng cách lập
phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp.
(2) Lưu giữ, đánh giá một số giống lan
quý tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Thu thập giống: Các loài lan rừng
Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng và những
giống có giá trị kinh tế cao.
- Lưu giữ theo phương pháp Ex-situ.
Các cây giống được thu thập đem về bảo
quản tại vườn tập đoàn của Viện Nghiên cứu

Rau quả, bảo tồn trong nhà lưới. Các chủng
loại cây được sắp xếp theo yêu cầu ngoại
cảnh của từng loại cây (cây ưa sáng đưa lên
tầng trên, cây ưa bóng để tầng dưới).
- Đánh giá tính thích ứng bằng phương
pháp: Mô tả đặc điểm thân, lá; đo đếm thân,
rễ, lá, hoa
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
A. Vùng phân bố của các loài lan Việt am
Dựa trên kết quả điều tra về thành
phần, số lượng loài và căn cứ vào điều
kiện tự nhiên của Việt Nam, sự phân bố
của các loài lan được chia thành 6 vùng
chính như sau:
- Tây Bắc bộ - ký hiệu là vùng 1.
- Đông Bắc bộ và Trung tâm Bắc bộ -
vùng 2.
- Bắc Trung bộ (gồm các tỉnh Sơn La,
Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) - vùng 3.
- Các tỉnh Trung bộ (từ Hà Tĩnh tới đèo
Hải Vân) - vùng 4.
- Nam Trường Sơn - vùng 5.
- Nam Trung bộ và Nam bộ - vùng 6.

1. Vùng Tây Bắc bộ (vùng 1)
Là vùng phong phú với nhiều loài lan
và có những loài lan độc đáo của Việt Nam.
Vùng này có khu lan nổi tiếng từ lâu đời là
Sapa ở Lào Cai. Sinh thái chủ yếu là núi đá

và đây cũng là khu vực cao nhất của Việt
Nam với độ cao từ 800 m cho tới 3143 m ở
đỉnh Fansipăng. Do có độ cao tương đối lớn
nên khí hậu ở đây khá mát mẻ vào mùa hè
và rất rét vào mùa đông. Những loài lan ở
vùng này có xuất xứ núi cao do vậy khó
chăm sóc và nuôi trồng ở vùng thấp, bởi vì
mùa hè tương đối nóng Nm nhưng mùa
đông thì nhiệt độ không đủ thấp để cây lan
phân hoá mầm hoa. Vùng này có một số
loài đặc hữu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Một số loài lan đặc trưng của vùng Tây Bắc bộ
STT

Tên Việt Nam Tên khoa học Đặc điểm
1 Lan giả kiến cò Amitostigma keiskeoides (Gagnep.)

Điạ lan, cao 15 cm lá rộng 2 cm, dài khoảng 7 cm.
2 Lan kiếm lô hội Cymbidium aloifolium Sw Địa lan, thân củ nhỏ, lá cứng dầy, kích thước 80 x 5 cm.
Hoa nở vào mùa xuân- hạ.
3 Hoàng thảo cột vàng

Dendrobium chlorostylum Gagnep.

Phong lan, cao 30 cm.
4 Hoàng thảo Trần
Tuấn
Dendrobium trantuanii Peter & Dang Phong lan, thân cao 20 cm có 4-12 đốt và 3-8 lá,
dài 6-10 cm; Hoa mọc từ đốt ở trên ngọn, có 1-3
hoa to 4-5 cm; nở vào mùa xuân.

5 Vân đa Vanda liouvillei Finet Phong lan, thân mập, dò hoa thẳng, dài tới 40-50 cm,
có tới 15 hoa to 4 cm.

2. Vùng Đông Bắc bộ và Trung tâm
Bắc bộ (vùng 2)
Phần lớn diện tích trong vùng có độ cao
dưới 1800 m. Sinh cảnh chủ yếu là các dãy
núi đá vôi với số lượng các loài lan khá đa
dạng và độc đáo. Một số núi đất trong vùng
như Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử cũng là nơi
sinh sống của nhiều loài lan. Đây là vùng
cho nhiều loài lan thích hợp nuôi trồng ở
Hà Nội. Một số loài chính ở vùng này được
trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Một số loài lan đặc trưng của vùng Đông Bắc bộ và Trung tâm Bắc bộ
STT

Tên Việt Nam Tên khoa học Đặc điểm
1 Lan lọng đẹp Bulbophyllum pectinatum
1 lá, dài 6-8 cm. Hoa đơn độc mọc ở củ mới, nở v
ào
mùa hè.
2 Đại Mặc
Cymbidium sinense (Jacks
in Andr.) Willd.
Tiểu kiếm lá nhỏ (40-50)cm x (1-2) cm. Ng
ồng hoa cao
50-80 cm, có 5-25 hoa to 5 cm, rất thơm; nở v
ào mùa
thu, đông.

3
Hoàng thảo hồng
câu
Dendrobium aduncum
Wall.ex Lindl.
Phong lan, thân rũ có 4-6 lá. Thân nhỏ dài từ 40-60 cm.
Hoa màu hồng, tím nhạt; to 3,5 cm. Nở vào mùa xuân.
4
Thạch hộc Tam
Đảo
Flickingeria ritaeana
(King&Pantling)
Phong lan củ một lá dài 5 cm, rộng 1 cm.
5 Hài Đốm
Paphiopedilum concolor
(Lindl.) Fitz
Địa lan nhỏ, kích thước lá 18 x 5 cm. Hoa cao 5-
7 cm,
có 1-3 chiếc, to 7 cm; nở vào tháng 5-6.

3. Vùng Bắc Trung bộ (gồm các tỉnh
Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, ghệ An)
(vùng 3)
Đây là vùng có độ cao thấp, thường
dưới 800 m, đôi khi lên tới 1500 m. Sinh
thái bao gồm cả núi đá và núi đất. Vùng
này tuy có ít loài lan độc đáo nhưng lại là
nơi có nhiều loài thích hợp cho nuôi
trồng. Một số loài phổ biến được trình bày
ở bảng 3.

Bảng 3. Một số loài lan đặc trưng của vùng Bắc Trung bộ
STT

Tên Việt Nam Tên khoa học Đặc điểm
1 Lan lọng cánh én
Bulbophyllum hirundinis
(Gagnep.)
Lá một chiếc, dài 4x1 cm
2
Hoàng thảo duyên
dáng
Dendrobium amabile (Lour.)
O’ Brien

Phong lan, lá xanh quanh năm, cao 70-90 cm. Chùm
hoa buông thõng, dài 25-35 cm. Hoa to 3-4 cm; nở
vào cuối xuân.
3 Hoàng thảo sợi
gẫy
Dendrobium lomatochilum
Seidenf.
Phong lan, cao 20-60 cm, lá hình ống dài 3 cm. Hoa
đơn.
4
Hoàng thảo vàng
xoăn
Dendrobium ochraceum de
Wild.
Phong lan, thân dài 50-70 cm, kích thước lá 8 x 3 cm.
Hoa có 2 chiếc to, mọc ở các đốt.

5 Phượng Vĩ Bắc Renanthera coccinea Lour.

Phong lan, thân cao 3-5 m, kích thước lá 20 x 4 cm. Chùm
hoa dài 60-90 cm, hoa to 6 cm; nở vào mùa xuân.

4. Vùng các tỉnh Trung bộ (Từ Hà
Tĩnh tới đèo Hải Vân) (vùng 4)
Vùng này độ cao thấp dưới 1800 m, gồm
cả núi đá và núi đất. Khí hậu ở vùng này khá
nóng, mưa vào mùa thu đông. Vùng này
không có nhiều loài lan, nhưng các loài lan ở
đây dễ nuôi trồng. Một số loài lan đặc trưng
của vùng này được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Một số loài lan đặc trưng của các tỉnh Trung bộ
STT

Tên Việt Nam Tên khoa học Đặc điểm
1
Thanh Đạm tuyết
ngọc
Coelogyne moorena Rolfe

Lá 2 chiếc, dài 25 cm. Dò hoa thẳng đứng, cao 30-
35 cm, mọc từ đáy củ mới, với 3-8 hoa to 10 cm; nở
vào mùa xuân hay mùa hè; có hương thơm.
2
Hoàng thảo Bạch
hoàng
Dendrobium christyanum Rchb.
f. Lindl.

Phong lan, thân có lông đen, lá xanh th
ẫm. Hoa to
5 cm, 1-2 chiếc mọc ở gần ngọn, nở vào cuối m
ùa
xuân. Có hương thơm
3 Hoàng thảo Hoả
hoàng
Dendrobium bellatulum Rolfe. Phong lan, thân ngắn, mập, có 2-4 lá. Hoa to 3-
4
cm, mọc ở gần ngọn, có từ 3-5 chiếc, nở vào mùa
xuân, lâu tàn và có hương thơm
4
Hoàng thảo Đơn
Dendrobium unicum Seidenf.
Phong lan, cây nhỏ, cao 20 cm, lá 2-3 chiếc mọc
cam

ở ngọn, kích th
ư
ớc 6 x 2 cm. Hoa mọc từng ch
ùm
2-4 chiếc ở các đốt, to 5 cm; có hoặc không c
òn
lá. Hơi thơm và nở vào mùa xuân-hè.

5. Vùng am Trường Sơn (vùng 5)
Vùng này núi cao thường trên 800 m,
chủ yếu là núi đất. Tây Nguyên có Đà Lạt
nổi tiếng từ lâu với nhiều loài phong lan.
Vùng Bắc Tây Nguyên (Kom Tum, Gia

Lai) cũng có nhiều loài lan lạ. Mặc dù là
những loài lan mọc ở vùng tương đối cao,
nhưng ở vùng nóng, nên các loài ở đây
vẫn có khả năng thích nghi tốt khi trồng ở
vùng thấp. Một số loài lan đặc trưng của
vùng Nam Trường Sơn được trình bày ở
bảng 5.
Bảng 5. Một số loài lan đặc trưng của vùng am Trường Sơn
STT

Tên Việt Nam Tên khoa học Đặc điểm
1 Giáng hương quế

Aerides falcata Lindl. Cây đơn, thân cao trên 0,5 m; chùm hoa dài 30-50 cm,
hoa to 4 cm, có hương thơm, nở vào mùa hè.
2 Miệng kín hai thuỳ

Cleisostoma duplicilobum

Cao khoảng 20-35 cm, kích thước lá 15 x 2,5 cm.
Chùm hoa dài 20-30 cm.
3 Hoàng thảo hồng
câu
Dendrobium aduncum
Wall.ex Lindl.
Phong lan, thân rũ, có 4-6 lá. Thân nhỏ, dài từ 40-60 cm.
Hoa mầu hồng hay tím nhạt, to 3,5 cm, mọc từ đốt thân
đã rụng lá. Hoa nở vào mùa xuân, lâu tàn và có mùi thơm.

4 Thạch hộc Việt

Nam
Flickingeria vietnamensis
Seidenf.
Phong lan, mọc từng bụi, cao 12 cm. Thân có 3 đốt, cao
3-4 cm; một lá dài 8 cm, rộng 1 cm. Hoa có 1-2 chiếc.
5 Hài hồng Paph. delenatii Guill. Địa lan nhỏ, kích thước lá 15 cm x 3-4 cm. Dò hoa cao
15-20 cm; hoa to 8 cm; nở từ tháng 1-5.
6 Ngọc Điểm Hải Âu

Rhynchostylis coelestis
Rchab. f.
Phong lan nhỏ, cao 20-30 cm, lá dài 15 cm. Chùm hoa
thẳng đứng, hoa to 2 cm, nở vào mùa hè và mùa thu.

6. Vùng am Trung bộ và am bộ
(vùng 6)
Đây là vùng thấp, thường dưới 800 m,
với khí hậu nóng, nhiều nơi khô. Sinh thái
chủ yếu là núi đất, rải rác có núi đá. Vùng này
không có nhiều loài lan, nhưng có những loài
độc đáo và dễ nuôi trồng. Một số loài đặc
trưng của vùng được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Một số loài lan đặc trưng của vùng am Trung bộ và am bộ
STT

Tên Việt Nam Tên khoa học Đặc điểm
1 Hoả hoàng

Ascocentrum miniatum
(Lindl.) Schltr.

Đơn thân, ngắn; lá nhỏ. Chùm hoa mọc thẳng đ
ứng gồm
nhiều hoa nhỏ xếp khít với nhau, có màu vàng cam
2 Nhất điểm hồng Dendrobium draconis
Rachb. f.
Phong lan, cao 40 cm có 7-9 đốt với vỏ bọc dày, lông đen.
Hoa màu trắng, to 6-7 cm, thơm như mùi cam, chanh và
lâu tàn, mọc từ đốt gần ngọn; nở vào mùa xuân.
3 Tiểu Hồ điệp Doritis pulcherrima Lindl.

Phong lan hay địa lan, lá xanh, mặt dưới m
àu tía, kích
thước (10-20) x (3-5) cm. Dò hoa cao 40-60 cm, có 10-15
hoa nở cùng một lúc. Hoa to 2-5 cm thường có màu tím.
4 Ngọc Điểm Đai
Trâu
Rhynchostylis gigantea
(Lindl.) Ridl.
Phong lan, thân cao 40 cm, lá dầy và dài 30 cm rộng 5-
7
cm. Chùm hoa dài 20-30 cm; hoa to 2,5 cm; nở v
ào mùa
xuân; rất thơm.

B. Lưu giữ và đánh giá một số giống lan
quý tại Gia Lâm - Hà ội
1. Kết quả thu thập
Các mẫu sau khi thu thập về được loại
bỏ lá già, lá bệnh, rễ thối sau đó được
xử lý bằng thuốc Daconil pha loãng để

chống bệnh nấm gây thối rễ và thối thân,
lá sau này. Tiến hành phân loại sơ bộ
phong lan, địa lan để sử dụng giá thể thích
hợp cho từng loại. Các mẫu phong lan
dùng giá thể là thân gỗ cũ mục, gốc táo,
gốc nhãn, vải, thân dương xỉ già hoặc than
củi, xơ dừa Địa lan như lan gấm, lan
sứa, lan hài thì đem trồng vào chậu với
giá thể là dớn, dương xỉ, than bùn hoặc vỏ
thông ủ với phân dê đã hoai Tất cả các
mẫu đều được trồng trong nhà lưới có
lưới đen che nắng. Cây được giữ Nm bằng
cách tưới phun sương và tưới bằng vòi
hoa sen. Bảng 7 trình bày một số mẫu
giống lan hiện đang được lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu Rau quả.
Bảng 7. Một số mẫu giống lan được lưu giữ tại Viện ghiên cứu Rau quả
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Số giống
Số lượng (dò,
chậu)
1 Lan Bắp Ngô Acampe 1 10
2 Giáng hương Aerides 6 81
3 Hoàng Yến Ascocentrum 1 15
4 Lan Lọng Bulbophyllum 3 30
5 Lan đuôi chồn Cleisomeria 1 16
6 Lan miệng kín Cleisostoma 2 20
7 Thanh Đạm Coelogyne 3 28
8 Lan Kiếm Cymbidium 3 200
9 Hoàng Thảo Dendrobium 15 330
10 Thạch hộc Fllickingeria 2 15

11 Cẩm báo Hygrochilus 1 5
12 Lan Hài Paphiopedilum 3 70
13 Hồ Điệp Phalaenóposis 3 35
14 Phượng Vĩ Renanthera 1 20
15 Ngọc điểm Rhynchostylis 2 135
16 Lan trứng bướm Schoenorchis 1 10
17 Vân đa Vanda 2 15
Tổng 50 1.035

2. Đánh giá tính thích ứng của các
mẫu giống lan
Khả năng thích ứng của các mẫu giống
lan được thể hiện qua các chỉ tiêu về sinh
trưởng, phát triển và chất lượng hoa. Số liệu
bảng 8 và bảng 9 cho thấy khả năng thích
ứng của các mẫu giống lan nuôi trồng tại
Gia Lâm - Hà Nội rất khác nhau.
Bảng 8. Tình hình sinh trưởng, phát triển của một số mẫu giống lan rừng
tại Viện ghiên cứu Rau quả
TT Tên
Thời gian
ra rễ mới
(ngày)
Số rễ mới
(sau 3
tháng)
Số chồi
mới (sau 3
tháng)
Chiều cao

chồi (sau 3
tháng)
Số lá mới
(sau 3
tháng)
Màu sắc lá
(sau 3
tháng)
1 Quế lan hương 20 8,5 - - 1,1 Xanh đậm
2 Giáng hương hồng

25 7,6 - - 1,0 Xanh
3 Hoả hoàng 22 6,9 - - 1,0 Xanh vàng
4 Phi điệp 15 20,7 5,1 16,2 8,4 Xanh
5 Nhất điểm hồng 17 18,5 4,1 7,6 3,7 Xanh nhạt
6 U lồi 14 20,5 4,5 14,8 7,8 Xanh
7 Long nhãn 18 25,3 3,9 18,6 8,5 Xanh nhạt
8 Đai trâu 26 6,7 - - 1,2 Xanh đậm
9 Đuôi cáo 24 5,8 - - 1,0 Xanh đậm
10 Đại mạc 30 5,5 2,2 27,8 4,5 Xanh
Bảng 9. Một số chỉ tiêu về chất lượng hoa của một số mẫu giống lan được lưu giữ
tại Viện ghiên cứu Rau quả
STT Tên
Thời gian ra
hoa
Số lượng
hoa/cành
Độ bền
hoa (ngày)


Màu sắc
hoa
Mùi hương

Đánh giá
chung
1 Quế lan hương Tháng 7,8 Rất nhiều 40 Trắng Rất thơm Tốt
2 Giáng hương hồng

Tháng 6,7 Rất nhiều 32 Tím hồng Thơm TB
3 Hoả hoàng Tháng 3,4 Rất nhiều 25 Vàng cam Không mùi TB
4 Phi điệp Tháng 2,3 18 15 Tím đậm Thơm nhẹ Rất tốt
5 Nhất điểm hồng Tháng 2 7 12 Trắng Ít thơm Tốt
6 U lồi Tháng 2,3 16 22 Tím Thơm nhẹ TB
7 Long nhãn Tháng 3,4 15 18 Vàng Thơm nhẹ Tốt
8 Đai trâu Tháng 1,2 Rất nhiều 54 Trắng tím Thơm ngát

Rất tốt
9 Đuôi cáo Tháng 7,8 Rất nhiều 33 Tím đậm Thơm nhẹ TB
10 Đại mạc Tháng 2,3 20 32 Nâu Thơm Tốt

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
Qua số liệu bảng 8 và bảng 9 cho thấy một số mẫu giống lan rừng khá thích hợp với
điều kiện nuôi trồng tại Gia Lâm - Hà Nội như Đai trâu, Quế lan hương, Đuôi cáo, Long
nhãn, Phi điệp Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá bước đầu có một số mẫu giống lan có
khả năng sinh trưởng, phát triển kém như: Giáng hương nhiều hoa, Hỏa hoàng, Hoàng
thảo, U lồi, v.v
IV. KẾT LUẬN VÀ Đ N GHN
1. Kết luận

-  Vit N am có 6 vùng hoa lan chính, khác nhau v tính a dng, c áo ca lan rng
và sinh thái t nhiên ca các loài lan này là: Tây Bc b; ông Bc b và Trung tâm Bc b;
Bc Trung b; Các tnh Trung b; Tây N guyên; N am Trung b và N am b.
- ã thu thp ưc 1.035 chu (dò) gm 50 ging thuc 17 chi phong lan, a lan ca
Vit N am.
- N hiu loi hoa lan có ngun gc t các vùng sinh thái khác nhau ca Vit N am có kh
năng thích ng tt vi iu kin khí hu, nuôi trng ti Gia Lâm - Hà N i như: ai trâu, Phi
ip, Qu lan hương; riêng mt s loi có ngun gc t vùng Tây Bc b (có  cao so vi
mc nưc bin ln) cây sinh trưng chm và khó ra hoa (uôi cáo).
2. Đề nghị
Tip tc nghiên cu vi quy mô ln hơn  tìm và phát hin mt s dòng, ging lan
quý, him  Vit N am có nguy cơ tuyt chng, nhm mc ích lưu gi, bo tn và phc
hi chúng.
TÀI LIU THAM KHO
1. Dương Đức Huyến, 2007. Thực vật chí Việt Nam - quyển 9, NXB. Khoa học và Kỹ
thuật.
2. guyễn Công ghiệp, 2005. Trồng hoa lan. NXB. Hồ Chí Minh.
3. guyễn Quang Thạch, guyễn Lý Anh, 2005. Lan Hồ Điệp, kỹ thuật chọn tạo nhân
giống và nuôi trồng. NXB. Nông nghiệp.
4. Phạm Hoàng Hộ, 1974. Cây cỏ Việt Nam, NXB. Sài Gòn.
5. Trần Hợp, 1998. Phong lan Việt Nam, NXB. Nông nghiệp.
6. Trần Duy Quý, Dương Xuân Trinh và cs., 2005. Sổ tay người Hà Nội chơi lan,
NXB. Nông nghiệp.
7.
8.
gười phản biện: guyễn Văn Vấn

×