Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.85 KB, 10 trang )

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
TRONG SỰ CẠNH TRANH VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN

Đoàn Mạnh Cương(*)
VIETNAMESE SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN THE
COMPETITION WITH COUNTRIES IN THE ASIAN REGION
Abstract
Improving the competitiveness of Vietnam tourism is a matter of urgency, especially in
conditions of competition between destinations in the ASEAN region more and more fierce. Travel the
globe in general are confronted with enormous challenges due to the impact of the global economic
recession, terrorism, natural disasters and epidemics in the world. Because it requires a lot of time
researching, hoping to analyze, evaluate, give the whole picture, on the basis that the proposed
opinion, and give some recommendations on uniform policies for sustainable development Vietnam
tourism in competition with the ASEAN countries.
*
Đặt vấn đề
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển
kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong thương mại tồn cầu, được coi là ngành
xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI, du lịch
trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi tồn cầu. Với vai trị ngày càng tăng của
ngành Du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du lịch, coi du
lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự thịnh vượng về kinh tế, đời sống của
người dân được cải thiện nên nhu cầu du lịch ngày càng tăng, khả năng thanh toàn và thời gian nhàn
rỗi cũng tăng nên nhu cầu du lịch nhanh chóng chuyển hố thành cầu du lịch.
Hội nhập và hợp tác du lịch của Việt Nam trong ASEAN để hướng tới tầm nhìn ASEAN 2020
về đối tác phát triển năng động, được thông qua ngày 14/6/1997, theo định hướng phát triển đến năm
2020 cho toàn ASEAN là tạo ra Khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có tính cạnh tranh
cao sẽ dẫn tới các luồng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do; phát triển kinh tế cân bằng, giảm nghèo và
những cách biệt về kinh tế - xã hội và tăng cường sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội. Việt Nam
đã ký kết, thừa nhận và phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Hiệp định Du lịch ASEAN (ATA), hợp
tác tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại tới ASEAN và trong ASEAN. Việt Nam tăng cường hội nhập


và hợp tác quốc tế về du lịch giữa với tất cả các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) để nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh; giảm cơ bản các hạn chế đối với thương mại
dịch vụ du lịch và lữ hành giữa các nước thành viên ASEAN; tăng cường phát triển và xúc tiến quảng
bá ASEAN như một điểm du lịch chung với những tiêu chuẩn, cơ sở vật chất và các điểm tham quan
đạt tiêu chuẩn thế giới; tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển nguồn nhân lực và củng cố hợp tác
để phát triển, nâng cao và mở rộng cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch trong ASEAN; tạo điều kiện thuận
lợi cho khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào phát triển du lịch, đi lại trong
ASEAN và đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch.
Hội nhập và hợp tác quốc tế của Du lịch Việt Nam trong ASEAN là phấn đấu hướng tới mục
tiêu của Tuyên bố Cebu về thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã được phê chuẩn tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12, nhất trí thúc đẩy thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 theo
tinh thần Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố của Hiệp ước ASEAN II về hình thành 3 trụ cột là
Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN.
(*)

ThS., Vụ Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.


Trong hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam với tất cả các nước thành viên của Hiệp hội
các Quốc gia ASEAN, thước đo quan trọng của hiệu quả hội nhập và hợp tác quốc tế là việc thực hiện
Quyết định của Hiệp ước Bali II được phê chuẩn tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 tổ chức
năm 2003 tại Ba-li (Cộng hoà In-đơ-nê-xi-a), phấn đấu hồn tất các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về
tiêu chuẩn dịch vụ nghề chủ yếu; thừa nhận việc ưu tiên hình thành một khu vực kinh tế chung
ASEAN và tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với khu vực tư nhân; và thừa
nhận lẫn nhau trong ASEAN về lao động du lịch.
Thông qua Hội thảo này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần ý kiến nhằm phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN, đưa Việt Nam trở thành
điểm đến du lịch quốc tế hấp dẫn và có vị thế trong khu vực và trên thế giới, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
1. Khái quát về hiệp hội các quốc gia ASEAN và du lịch ASEAN

1.1. Khái quát về Hiệp hội các Quốc gia ASEAN
ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, với tên gọi đầy đủ là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á (Association of South-East Asian Nations - Viết tắt là ASEAN). Hiệp hội các Quốc gia ASEAN
được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng Cốc, Thủ đô Vương quốc Thái Lan với 5 thành viên sáng lập
là Cộng hồ In-đơ-nê-xi-a, Liên bang Ma-lay-xi-a, Cộng hồ Phi-lip-pines, Cộng hồ Xing-ga-po và
Vương quốc Thái Lan. Ngày 07/01/1984, Vương quốc Bru-nây Đa-ru-xa-lam được kết nạp là thành
viên viên thứ 6; ngày 28/7/1995, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ
7; ngày 23/7/1997, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Liên bang Mi-an-ma được kết nạp là thành
viên thứ 8 và thứ 9; và ngày 30/4/1999, Vương quốc Cam-pu-chia được kết nạp là thành viên thứ 10.
Trụ sở của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN đặt tại thủ đơ Gia-cac-ta nước Cộng hồ In-đơ-nê-xi-a.
Ngơn ngữ được sử dụng trong Hiệp hội các Quốc gia ASEAN là tiếng Anh.
Đến nay, Hiệp hội các Quốc gia ASEAN gồm 10 nước thành viên là Vương quốc Cam-pu-chia,
Vương quốc Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Cộng hồ In-đơ-nê-xi-a, Cộng hồ Dân chủ nhân dân Lào, Liên
bang Ma-lay-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi-lip-pines, Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Xing-ga-po. Hiệp hội các Quốc gia ASEAN có diện tích 4,46
triệu km2, với dân số khoảng 575 triệu người. Năm 2010, tổng GDP của toàn Hiệp hội các Quốc gia
ASEAN khoảng 1,8 nghìn tỷ USD, đứng thứ chín trong nền kinh tế tồn cầu; tổng kim ngạch xuất
khẩu 750 tỷ USD.
Mức độ phát triển kinh tế giữa các nước của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN khơng đồng đều.
Liên bang Mi-an-ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong Hiệp hội
các Quốc gia ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200 đơla Mỹ. Cộng hồ In-đơ-nê-xi-a là nước đứng đầu về
diện tích và dân số trong Hiệp hội các Quốc gia ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu
người chỉ vào khoảng trên 600 đơla Mỹ. Trong khi đó, Cộng hồ Xing-ga-po là quốc gia nhỏ nhất về
diện tích và Vương quốc Bru-nây Đa-ru-xa-lam là quốc gia nhỏ nhất về về dân số lại có thu nhập theo
đầu người cao nhất trong Hiệp hội các Quốc gia ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm.
1.2. Khái quát du lịch ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia ASEAN rất coi trọng phát triển du lịch, tranh thủ tận dụng cơ hội do sự
di chuyển dòng khách du lịch từ các khu vực khác sang khu vực Đơng Á-Thái Bình Dương và nguồn
lực phát triển du lịch của mình. Đặc biệt, vị trí địa lý thuận lợi, sự phong phú về tài nguyên du lịch tự
nhiên, tính đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn đầy bản sắc để đẩy mạnh phát triển du lịch. Hầu

hết các nước thành viên của ASEAN đều tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, coi du lịch là ngành
kinh tế quan trọng, xếp vào hàng thứ 2 hoặc thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù, ở trong cùng
một khu vực địa lý, song các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia ASEAN rất khác nhau về chủng
tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho toàn Hiệp hội. Thống nhất trong sự
đa dạng đã tạo nên sức hấp dẫn du lịch rất lớn của ASEAN, thường được gọi là điểm đến ASEAN.
Hiệp hội các Quốc gia ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực
khác trên thế giới và được coi là tổ chức liên kết khu vực thành công nhất của các nước đang phát
triển. Đây là môi trường và động lực rất lớn thúc đẩy “con thuyền du lịch ASEAN” nổi lên và tăng tốc


trong quá trình phát triển. Ở các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN đang diễn ra q
trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hố. Nhờ chính sách kinh tế “hướng
ngoại”, hoạt động ngoại thương của ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20
năm qua, đạt trên 160 tỷ USD vào đầu những năm 1990 và hiện nay đã đạt tới 750 tỷ USD.
Hiệp hội các Quốc gia ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế
giới. Thường thì ở đâu hấp dẫn đầu tư, thì ở đó hoạt động du lịch cũng trở nên sôi động, trước tiên là
phục vụ những nhà đầu tư đến để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các yếu tố vị trí địa lý, nguồn lực về tài
nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn, điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực và các chủ trương
phát triển du lịch của mỗi nước thành viên ASEAN, sự liên kết hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt là trong du lịch, đã tạo ra lợi thế phát triển du lịch của mỗi nước thành viên và toàn Hiệp hội.
Mặc dù các nước thành viên ASEAN có nhiều nỗ lực đẩy mạnh phát triển du lịch, nhưng vẫn còn
một số yếu tố quan trọng cản trở du lịch ASEAN phát triển. Nhìn chung, một số hạn chế trên thị trường
du lịch của ASEAN bộc lộ ngày một rõ qua tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm
1997-1998 và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 kéo dài cho đến hiện nay.
Chính phủ các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN đã có những tác động trực tiếp đến
thị trường du lịch, trong đó phải kể đến các sáng kiến kích thích, tháo gỡ rào cản để tạo thuận lợi cho du
khách, tăng sự đi lại giữa các nước trong ASEAN.
Du lịch là một ngành hết sức nhạy cảm trước các biến động khơng thuận, tính nhạy cảm này sẽ
tăng lên ở những nơi du lịch đang phát triển mạnh, cho nên du lịch ASEAN đã phải chịu ảnh hưởng rất
lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Năm 1997, do chịu tác động của cơn bão khủng

hoảng tài chính tiền tệ, là năm tồi tệ nhất của du lịch tồn khu vực Châu Á - Thái Bình dương nói
chung và Du lịch ASEAN nói riêng. Du lịch tồn khu vực trong năm 1997 chỉ tăng trưởng 1,1% về
lượng khách và 2,2% về thu nhập, trong khi hai chỉ tiêu tương ứng này của năm 1996 là 9,6% và
10,1%. Năm 1998, tốc độ tăng trưởng về lượng khách và thu nhập của thị trường du lịch ASEAN cũng
khơng có nhiều biểu hiện sáng sủa. Trong lĩnh vực du lịch, Hiệp hội các Quốc gia ASEAN đang được
coi là một trong những khu vực năng động nhất thế giới. Dưới góc độ khách quốc tế đến, tốc độ tăng
trưởng du lịch bình quân hàng năm của các nước thành viên ASEAN trong giai đoạn 2000-2010 đạt
6,8%, cao hơn mức tăng trưởng 6,3% của Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và gấp đơi mức tăng
trưởng cùng giai đoạn của du lịch tồn thế giới. Năm 2007 đạt 12,2%, cao gấp gần hai lần so với tốc
độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới. Năm 2010, các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc
gia ASEAN đã đón được 69,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm 7,4% thị phần khách du lịch
quốc tế đến trên thế giới, tăng 12,1% so với năm 2009 và gấp gần 2 lần (1,93 lần) so với năm 2000.
Lượng khách du lịch quốc tế đến của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN liên tục tăng trưởng trong
5 năm vừa qua. Năm 2006, về lượng khách quốc tế đến, du lịch ASEAN tăng trưởng 9,4% so với năm
2005; năm 2007 tăng 12,2% so với năm 2006; năm 2008 tăng 3,7% so với năm 2007; đặc biệt là trong
khi du lịch toàn thế giới năm 2009 do bị tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầu suy giảm, tăng
trưởng âm về lượng khách, thì du lịch ASEAN luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương về lượng khách
(+0,5%) so với năm 2008; năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số (12,7%) so với năm 2009. Liên
bang Ma-lay-xi-a và Vương quốc Thái Lan là 2 nước thành viên ASEAN trong giai đoạn vừa qua, đã
có những năm được xếp vào 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Năm 2010, Liên bang Ma-lay-xi-a đón
được 24,6 triệu lượt khách quốc tế, Vương quốc Thái Lan đón được 15,842 triệu, Cộng hồ Xing-gapo đón được 9,161 triệu, Cộng hồ In-đơ-nê-xi-a đón được 7,003 triệu, Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đón được 5,050 triệu, Cộng hồ Phi-lip-pines đón được 3,52 triệu lượt khách quốc tế. Malay-xi-a, Xing-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pines và Cam-pu-chia đã trở thành
những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch nội khối và các khu vực còn lại của toàn thế giới.
Đặc điểm nổi bật của du lịch các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN là du lịch
nội khối ASEAN thường chiến 45-47% tổng lượng khách quốc tế đến toàn khu vực ASEAN. Các thị
trường gửi khách chính đến khu vực ASEAN gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New
Zealand, 25 nước thuộc Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pa-ki-xtan. Lượng khách đến ASEAN
từ các thị trường này chiếm khoảng 35-41% và có xu hướng giảm nhẹ. Khách từ các thị trường còn lại
của thế giới đến khu vực ASEAN chiếm khoảng 13-18%, đang có xu hướng tăng nhẹ.



Trong năm 2010, bình quân mỗi tháng Liên bang Ma-lay-sia đón được trên 2 triệu lượt khách
quốc tế; Vương quốc Thái Lan đón được 1,32 triệu; Cộng hồ Xing-ga-po đón được 763 nghìn lượt
khách quốc tế; Cộng hồ In-đơ-nê-xi-a đón được 584 nghìn; Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đón
được 421 nghìn; Cộng hồ Phi-lip-pines đón được 293 nghìn; Vương quốc Cam-pu-chia đón được 200
nghìn; Cộng hồ Dân chủ nhân dân Lào đón được trên 100 nghìn; Liên bang Mi-an-ma đón trên 63
nghìn; Vương quốc Bru-nây Đa-ru-xa-lam đón đón được 13,1 nghìn lượt khách quốc tế.
Luồng khách vào du lịch ngày một tăng đã mang lại nguồn lợi đáng kể cho các nước thành viên
của Hiệp hội các Quốc gia ASEAN. Tổng thu nhập từ du lịch quốc tế trong năm 2010 của các nước
thành viên ASEAN là 68 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng thu nhập thế giới từ du lịch quốc tế đến. Năm
2005, do tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là của đại dịch SARS (bùng phát từ năm 2003) và dịch
cúm gia cầm tiếp đó, thu nhập du lịch của các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia ASEAN không
tăng. Nhưng hai năm tiếp theo, thu nhập du lịch từ hoạt động đón khách quốc tế của các nước thành
viên Hiệp hội các Quốc gia ASEAN tăng liên tục 2 con số (năm 2006 tăng 16% so với năm 2005, năm
2007 tăng 13% so với năm 2006). Tiếp đó, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu nhập du lịch từ hoạt
động đón khách quốc tế của các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia ASEAN trong 2 năm 2008 và
2009 giảm (năm 2008 giảm 0,8% so với năm 2007; năm 2009 giảm 7,4% so với năm 2008). Năm
2010, thu nhập từ du lịch quốc tế của các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia ASEAN tăng trưởng
trở lại với tốc độ cao 2 con số (tăng 14,4%). Các nhà nghiên cứu kinh tế du lịch cho rằng thị trường du
lịch ASEAN vẫn sáng sủa và thường là sớm hồi phục so với các thị trường khác trên thế giới sau
những khủng hoảng, những khúc quanh của quá trình phát triển. (Xem phụ lục 1,2,3,4)
2. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực ASEAN
2.1. Đối thủ cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Có thể xác định, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế là các nước
ASEAN và Đông Bắc Á. Đối thủ cạnh tranh kề sát nhất là ba nước láng giềng: Trung Quốc, Cam-puchia và Lào. Trung Quốc là điểm đến hàng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và là đối thủ cạnh
tranh lớn của bất kỳ quốc gia nào, nên không là ngoại lệ đối với Du lịch Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh
gay gắt nhất đối với Việt Nam là Ma-lay-xi-a, Thái Lan, Xing-ga-po và In-đô-nê-xi-a. Phi-lip-pines và
Mi-an-ma cũng được xem là đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong khu vực này. Tuy nhiên, so sánh Việt
Nam với đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực ASEAN chính là Ma-lay-xi-a, Thái Lan, Xing-ga-po,
In-đơ-nê-xi-a và Cam-pu-chia.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh từ các đối
thủ cạnh tranh chính trong việc thu hút khách quốc tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng
năm của Việt Nam khá cao (ngoại trừ năm 2008) nhưng về con số tuyệt đối, vẫn còn khoảng cách xa so
với Ma-lay-xi-a, Thái Lan và Xing-ga-po.
Theo số liệu thống kê những năm gần đây, Việt Nam đã tăng từ 5% thị phần năm 2000 lên 7%
thị phần năm 2008, đứng thứ năm khu vực. Ma-lay-xi-a luôn đứng đầu khu vực ASEAN về thu hút
khách quốc tế với thị phần năm 2008 là 36%, tăng 10% so với năm 2000, gấp hơn 5 lần Việt Nam.
Thái Lan đứng thứ hai với thị phần là 24%, giữ nguyên thị phần năm 2000 và gấp 3,5 lần Việt Nam.
Xing-ga-po đứng thứ ba với thị phần là 13%, giảm 7% thị phần so với năm 2000 và gấp gần hai lần
Việt Nam. In-đô-nê-xi-a đứng thứ tư với thị phần năm 2008 là 10%, gấp rưỡi thị phần của Việt Nam.
Đây là bốn đối thủ cạnh tranh quyết liệt nhất của Du lịch Việt Nam. Mặc dù xu hướng khả quan nhưng
Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với cạnh tranh quyết liệt của bốn điểm đến hàng đầu khu vực nêu
trên.
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam vượt Phi-lip-pines về thu hút khách quốc tế và chiếm vị trí
thứ 5/10 nước ASEAN. Tuy nhiên, Phi-lip-pines vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm, luôn cạnh tranh
thứ hạng với Việt Nam. Trong bốn nước còn lại, Cam-pu-chia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế khá
nhanh, vượt Bru-nây và Lào để đứng vị trí thứ 7/10 nước ASEAN. Năm 2000, Cam-pu-chia mới chiếm
1% thị phần khách quốc tế đến khu vực, đến năm 2008 đã chiếm 3% thị phần, đạt 2,13 triệu lượt khách
quốc tế. Trong những năm gần đây, chính phủ Cam-pu-chia đã tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát
triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể nói, Cam-pu-chia đang trở thành đối thủ cạnh


tranh khá mạnh của Du lịch Việt Nam. Mi-an-ma có tiềm năng du lịch lớn, tuy nhiên, du lịch của đất
nước này chưa phát triển mạnh. Trong thời gian tới, với những thay đổi chính sách phát triển du lịch,
Mi-an-ma cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Du lịch Việt Nam. (Xem phụ lục 5)
2.2. So sánh du lịch Việt Nam với đối thủ cạnh tranh
Tháng 9/2009, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh
(NLCT) du lịch tồn cầu (gồm 133 nước), trong đó có Việt Nam, một số nước ASEAN và Trung Quốc.
Tại bảng xếp hạng này, NLCT du lịch của Việt Nam năm 2009 tăng bảy bậc so với năm 2008, thể hiện
những nỗ lực của ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Tuy nhiên, xét trong khu

vực, Việt Nam chỉ đứng trên Cam-pu-chia, trong đó chỉ số nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực lại
xếp thấp nhất, kém hơn cả Cam-pu-chia. Chỉ số luật pháp về du lịch của nước ta cũng gần kém nhất khu
vực, chỉ hơn In-đô-nê-xi-a và Cam-pu-chia. Chỉ số môi trường kinh doanh và kết cấu hạ tầng của nước ta
cũng kém rất xa Trung Quốc, Xing-ga-po, Ma-lay-xi-a, Thái Lan, kém In-đô-nê-xi-a và chỉ hơn Cam-puchia và Phi-lip-pines. Trong khi đó, Xing-ga-po đứng đầu khu vực, xếp thứ 9/133 nước, tăng bảy bậc so
với năm 2008. Tiếp đến là Ma-lay-xi-a, xếp thứ 32, giữ nguyên hạng và Thái Lan xếp thứ 39/133 nước,
tăng 3 bậc. Phillippines và In-đơ-nê-xi-a đều có chỉ số thấp và tụt hạng so với năm 2008. Cam-pu-chia
kém nhất về chỉ số này, xếp thứ 108/133 nước, nhưng cũng tăng bốn bậc so với 2008. (Xem phụ lục 6)
2.3. Đánh giá theo mơ hình TOWS
Từ kết quả phân tích các yếu tố cấu thành và tác động tới NLCT của Du lịch Việt Nam, dựa
trên kết quả phân tích các chỉ số NLCT của Du lịch Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực theo
kết quả xếp hạng của WEF và đánh giá NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam, có thể đánh giá NLCT
điểm đến của Du lịch Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh chính theo mơ hình TOWS như sau:

Thách thức

Cơ hội

- Cạnh tranh gay gắt giữa các nước phát triển du - Tồn cầu hố kinh tế, du lịch được coi
lịch. Đối thủ cạnh tranh có chiến lược cạnh tranh và là ngành lớn nhất thế giới
marketing điểm đến ngày càng hồn thiện
- Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu
- Khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, khủng bố, vực tăng trưởng du lịch mạnh.
xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh, thiên tai, - Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của
dịch bệnh
chu kỳ phát triển du lịch, trong khi một
- Khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy, nhiều đối thủ số đối thủ cạnh tranh như Thái Lan,
cạnh tranh có chiến lược phục hồi nhanh.
Ma-lay-xi-a và Xing-ga-po đang ở giai
đoạn bão hoà.
- Thay đổi tỷ giá hối đoái và giá vàng.

- Giá dầu cao và giá vé máy bay tăng cao.

- Mơi trường chính trị ổn định.

- Năng lực của ngành hàng không (đường bay, giá - Chính sách đầu tư nước ngồi cởi mở
cả, loại máy bay, số chỗ)
- Hợp tác, liên kết quảng bá du lịch chung
- Du lịch phát triển nhanh, thiếu kiểm sốt tác động cho cả khu vực
xấu đến mơi trường, đe doạ hệ sinh thái, làm xuống - Phát triển của hàng không giá rẻ
cấp nguồn lực quan trọng của đất nước.
Điểm yếu

Điểm mạnh

- Nguồn lực thừa hưởng:vệ sinh tại điểm đến kém

- Nguồn lực thừa hưởng:

- Nguồn lực sáng tạo: thiếu phương tiện giải trí,
cơng viên chủ đề, ít phương tiện vận chuyển và
khách sạn cao cấp, nhà hàng, điểm mua sắm, điểm
dừng chân, khu vệ sinh, phương tiện, dịch vụ đổi
tiền, thông tin, chỉ dẫn khách, sản phẩm du lịch,

> Thế mạnh thiên nhiên: phong cảnh,di
sản thiên nhiên thế giới, các bãi biển và
nhiều đảo đẹp, nhiều sông, hồ, thác
nước, hang động đẹp, nhiều rừng quốc
gia và khu bảo tồn thiên nhiên có giá



khai thác di sản thiếu đồng nhất.

trị.

- Nguồn lực hỗ trợ: số lượng sân bay ít, hệ thống
giao thơng đường bộ, đường sắt, cảng biển du lịch,
hệ thống điện, nước, cấp thị thực tại cửa khẩu, cơ
sở/phương tiện y tế chăm sóc sức khoẻ cho khách.
An tồn cho khách (tai nạn giao thông, chất lượng
thực phẩm, ăn cắp, cướp giật, bán hàng rong, taxi).

> Thế mạnh văn hóa: 7 di sản văn hố
thế giới, nhiều di tích lịch sử văn hố có
giá trị, các bản làng, sự đa dạng văn
hố, giàu bản sắc của 54 dân tộc, đa
dạng ẩm thực, nghệ thuật truyền thống,
sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Quản lý điểm đến: Thiếu đường bay trực tiếp tới
thị trường trọng điểm, chính sách du lịch xã hội,
thái độ nhân viên xuất nhập cảnh và hải quan,
marketing điểm đến (chiến lược, ngân sách, thương
hiệu điểm đến), hoạch định và thực thi chính sách,
quy hoạch du lịch, quy hoạch du lịch tại khu vực di
sản và các điểm du lịch, tầm nhìn của cơ quan du
lịch quốc gia, mơi trường kinh doanh du lịch, khả
năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp thấp,
rào cản về thủ tục hành chính (xuất nhập khẩu, hải
quan), nguồn nhân lực, chất lượng môi trường tự

nhiên, nhận thức về du lịch, cơ cấu tổ chức ngành
Du lịch, khả năng hội nhập quốc tế của doanh
nghiệp

- Nguồn lực sáng tạo: Nhiều thành phố
hấp dẫn (Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt,
TP.HCM...). Nhiều khách sạn, resort
cao cấp đạt chuẩn quốc tế và chất lượng
phục vụ tốt.

- Điều kiện cầu: sự phù hợp của sản phẩm điểm đến
và sở thích du lịch.

- Nguồn lực hỗ trợ: dịch vụ viễn thông,
hiếu khách của dân địa phương
- Quản lý điểm đến: NLCT giá du lịch,
đầu tư nước ngoài vào du lịch, tham dự
Hội chợ du lịch quốc tế
- Điều kiện cầu: hình ảnh tổng thể về
điểm đến.
- Điểm đến mới.

Nhìn vào mơ hình trên thấy rõ thách thức và cơ hội, điểm yếu và điểm mạnh của Du lịch Việt
Nam, thấy rõ thuận lợi, khó khăn chủ quan cũng như khách quan của Du lịch Việt Nam để nâng cao
NLCT điểm đến thời gian tới.
2.4. Đánh giá chung
Từ kết quả phân tích nguồn lực của Du lịch Việt Nam và các yếu tố tác động tới NLCT của Du lịch
Việt Nam dựa trên kết quả xếp hạng của WEF và theo mô hình TOWS có thể đánh giá chung NLCT của
Du lịch Việt Nam như sau: So với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực, NLCT của Du lịch Việt
Nam xét về hầu hết các chỉ số đều thấp hơn so với Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Xing-ga-po và Trung Quốc,

trong đó có những chỉ số cịn xa mới đuổi kịp được các nước này như kết cấu hạ tầng, hệ thống chính
sách, luật pháp về du lịch. So với In-đơ-nê-xi-a và Philippines, nhiều chỉ số NLCT của Du lịch Việt Nam
vẫn thấp hơn các nước này như kết cấu hạ tầng đường không, kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên du lịch, sức
thu hút du lịch, nguồn nhân lực du lịch, nguồn lực văn hóa. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều chỉ số NLCT
cao hơn In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pines như kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thơng, kết cấu hạ tầng mặt
đất, an toàn và an ninh. NLCT của Du lịch Việt Nam về cơ bản chỉ hơn Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma.
Tuy nhiên, Cam-pu-chia có thể vượt Việt Nam về NLCT đến trong thời gian tới vì Chính phủ nước này
đặc biệt quan tâm phát triển du lịch, coi đây là hướng chiến lược trong phát triển kinh tế của quốc gia
này. Vì vậy, địi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải sớm có chiến lược và biện pháp đồng bộ nâng cao
NLCT đối với từng đối thủ cạnh tranh để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực.
3. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước
trong khu vực ASEAN
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 của Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, trong đó xác định phải chủ động, tích cực
và có trách nhiệm cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Kết hợp
chặt chẽ ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh
tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh. Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế,


góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển nhanh, bền vững. Những chủ trương này
mang tính tổng thể, dài hạn cho cả giai đoạn phát triển đến năm 2020, trong đó bao hàm cả những quyết
sách để tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua được các thách thức của việc gia nhập WTO và hội nhập
toàn diện trong ASEAN. Tuy vậy, khi đã trở thành thành viên WTO, của ASEAN và thực thi các cam
kết với các tổ chức này, Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều vấn đề mới, trực tiếp và tác động tức thì
đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước, trong đó có lĩnh vực du lịch, mặc dù
lĩnh vực du lịch là một trong những lĩnh vực đã đi trước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Du lịch Việt Nam cần dựa vào đường lối và các quan điểm, định hướng cụ thể nêu trên, đề ra
những chủ trương chính sách mới để đáp ứng yêu cầu thực thi hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch
trong ASEAN, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại

hố đất nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Để đạt
được mục tiêu đề ra trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch trong ASEAN, chúng tôi
khuyến nghị Du lịch Việt Nam cần áp dụng 12 nhóm giải pháp chủ yếu là:
1) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về thách thức và cơ hội, điểm yếu và điểm mạnh khi hội nhập
và hợp tác quốc tế sâu, toàn diện trong lĩnh vực du lịch và quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp
của Việt Nam trong hội nhập quốc tế với khu vực và thế giới.
2) Khẩn trương rà sốt, sửa đổi, bổ sung để hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến du lịch
và hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch phù hợp với các nguyên tắc và quy định của ASEAN.
3) Nhanh chóng hình thành đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực du
lịch. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại trong mọi hoạt động của nền kinh tế,
trong đó có hoạt động du lịch, là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô ở trong nước và tạo động lực và vị thế cho hội nhập
quốc tế.
4) Điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch bình
đẳng có hiệu quả. Việc điều chỉnh hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm, tạo môi trường cho
kinh tế du lịch vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiệu quả, đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế và bắt nhịp được với các khuynh hướng
phát triển mới của khu vực và thế giới.
5) Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động du lịch. Hoàn thiện cơ chế phân cấp,
bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch và những định hướng phát triển, tăng cường giám sát, kiểm
tra, thanh tra hoạt đọng du lịch; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao
năng lực của từng cấp, từng ngành. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
hoạt động du lịch. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về
du lịch và liên quan đến du lịch có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính
chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, khách du lịch.
6) Nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành, bại của nền
kinh tế du lịch sau khi gia nhập WTO và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong ASEAN. Đây là điều
kiện hàng đầu để tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua những thách thức trong hội nhập quốc tế
sâu và toàn diện trong ASEAN và thực hiện cam kết với WTO. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với
Việt Nam sau khi gia nhập WTO và hội nhập quốc tế du lịch sâu và toàn diện trong ASEAN là sự yếu

kém về năng lực cạnh tranh du lịch xét trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Do đó,
nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung trọng tâm trong Chương trình hành động hội nhập quốc tế về
du lịch trong ASEAN.
7) Tập trung sức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch. Đây là giải pháp mang tính cơ
cấu nền kinh tế du lịch của Việt Nam, thực hiện trên diện rộng tồn quốc rất khó khăn khi thực hiện
các cam kết mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong và ngoài ASEAN. Cần tập
trung sức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch theo hai hướng chủ yếu sau: (1) Chú trọng tỷ
trọng các phân ngành lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển, tham quan cho phù hợp với từng
vùng Du lịch; (2) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Du lịch với các loại hình du lịch nơng


thơn, du lịch cộng đồng, trong đó chú ý các loại hình lưu trú phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng,
lưu trú tại nhà dân, các nghề hướng dẫn, thuyết minh du lịch tại các điểm tham quan du lịch…
8) Kiện toàn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ chế phối hợp liên ngành phục
vụ hội nhập quốc tế về du lịch với ASEAN. Tăng cường hoạt động du lịch trong các cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong hội nhập quốc tế về du lịch của Việt
Nam trong ASEAN.
9) Giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong chủ động tích cực hội nhập
quốc tế về du lịch trong ASEAN.
10) Giải quyết tốt các vấn đề về môi trường bảo đảm phát triển bền vững trong quá trình hội
nhập quốc tế du lịch trong ASEAN.
11) Giữ vững quốc phịng, an ninh quốc gia trong q trình hội nhập quốc tế về du lịch sâu và
toàn diện trong ASEAN và với thế giới. Xây dựng vững mạnh và tồn diện nền quốc phịng tồn dân
và an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ trong mọi
tình huống.
12) Hồn thiện các thiết chế dân chủ, để bảo đảm quyền làm chủ của người dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước trong tiến trình hội nhập và hợp tác
quốc tế du lịch.
Kết luận
Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính

liên ngành liên vùng và xã hội hố cao, với vai trò mũi nhọn của nền kinh tế. Hội nhập quốc tế và phát
triển Du lịch là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của ngành Du lịch trong quá trình phát triển.
Nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh tồn cầu hóa và Việt Nam đã là thành viên
của WTO; đặc biệt là các nước thành viên ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương
ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp
tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò
trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức
mới.
Các nước thành công trong phát triển du lịch đều là những nước thắng lợi trong cạnh tranh.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, quốc gia nào không chú trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh sẽ không thu hút được nhiều khách du lịch và thất bại trong cạnh tranh. Ngược lại, quốc gia nào có
chiến lược cạnh tranh tồn diện, biết đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế cạnh tranh của
nước đó sẽ được khẳng định, hiệu quả thu hút khách du lịch sẽ ngày càng cao. Với ảnh hưởng ngày càng
tăng của cạnh tranh, các nước quan tâm phát triển du lịch buộc phải nỗ lực tìm mọi cách tạo sản phẩm
khác biệt để thu hút khách du lịch. Do vậy, các quốc gia đều nỗ lực xây dựng thương hiệu riêng và sử
dụng các phương tiện marketing hiện đại để thu hút khách du lịch. Nói cách khác, cạnh tranh giữa các
nước du lịch phát triển làm gia tăng nỗ lực sử dụng các biện pháp tạo lợi thế cạnh tranh.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong điều kiện
cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực ASEAN ngày càng gay gắt. Du lịch tồn cầu nói chung
đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn do tác động của cuộc suy thối kinh tế tồn
cầu, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trên thế giới. Do đó cần có nhiều thời gian nghiên cứu, với hy vọng
phân tích, đánh giá, đưa ra bức tranh toàn cảnh, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và đưa ra một số
khuyến nghị về chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững Du lịch Việt Nam trong sự cạnh tranh
với các nước ASEAN./.
Tài liệu tham khảo
1. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh tồn cầu, Nxb Thơng tấn, Hà Nội.


2. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Hải Châu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ
Thương mại, Hà Nội.
4. Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2003),
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
5. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
6. Tổng cục Du lịch và Cơ quan Hợp tác phát triển Tây Ban Nha (2008), Kế hoạch Marketing Du lịch
Việt Nam 2008-2015, Tổng cục Du lịch, Hà Nội.
7. Tổng cục Du lịch (2010), Đề án Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, tầm
nhìn đến 2030, dự thảo.
8. Tổng cục Du lịch (2009), Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch thời gian qua và
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm 2010.
9. Tổng cục Du lịch và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án xây dựng Năng lực cho
phát triển du lịch ở Việt Nam, Fundesco và VNAT, Hà Nội.
10. Tổng cục Du lịch (2010), Hội thảo nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam, Kỷ yếu
Hội thảo, Hà Nội.
11. Tổng cục Du lịch (2010), Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001-2010, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.
12. Tổng cục Du lịch (2001), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Viện
Nghiên cứu phát triển Du lịch, Hà Nội.
13. UN World Tourism Organization (2008), UNWTO World Tourism Barometer, Volume 6, No.3,
October 2008.
14. UN World Tourism Organization (2009), UNWTO World Tourism Barometer, Volume 6, No.3,
October 2009.
15. UN World Tourism Organization (2010), UNWTO World Tourism Barometer, Interim Update,
April 2010.
16. UN World Tourism Organization (2007), Tourism Hightlights 2007 Edition.
17. UN World Tourism Organization (2008), Tourism Hightlights 2008 Edition.
18. UN World Tourism Organization (2009), Tourism Hightlights 2009 Edition.

19. Vengesayi S. (2003), A Conceptual Model of Tourism Destination Competitiveness and
Attractiveness, Monash University.
20. World Economic Forum (2007), Global Competitiveness Report 2007-2008.
21. World Economic Forum (2008), Global Competitiveness Report 2008-2009.
22. World Economic Forum (2009), Global Competitiveness Report 2009-2010.
23. World Economic Forum (2007), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2007.
24. World Economic Forum (2008), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2008.
25. World Economic Forum (2009), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2009.
TÓM TẮT


Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong điều kiện
cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực ASEAN ngày càng gay gắt. Du lịch tồn cầu nói chung
đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn do tác động của cuộc suy thối kinh tế
tồn cầu, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trên thế giới. Do đó cần có nhiều thời gian nghiên cứu, với hy
vọng phân tích, đánh giá, đưa ra bức tranh tồn cảnh, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và đưa ra một
số khuyến nghị về chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong sự cạnh tranh
với các nước ASEAN.



×