Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quy mô vốn đầu tư nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.78 KB, 19 trang )

QUY MƠ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM
ThS. Trương Như Hiếu
TS. Nguyễn Phúc Hải
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Bài viết dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp các năm và điều tra về sử dụng
công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp chế biến chế tạo để phân tích mối quan
hệ giữa quy mơ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016. Phân tích thống kê mơ tả chỉ ra rằng,
chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI của Việt Nam cần tập trung thu hút các dự án có
vốn đầu tư lớn, đặc biệt vào các ngành dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công nghệ cao,
đồng thời có biện pháp giảm bớt số lượng dự án FDI quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành
dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức hay ngành cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ thấp.
Từ khóa: doanh nghiệp FDI, quy mơ vốn góp nước ngồi
1. GIỚI THIỆU
Trong một số năm gần đây, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam
có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh sự sụt giảm tổng vốn đầu tư, số vốn trung bình của
một dự án cũng có xu hướng giảm. Có nhiều ý kiến cho rằng, đây là một hiện tượng
đáng lưu tâm vì khi quy mơ vốn đầu tư các dự án FDI nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu của
các nhà đầu tư nước ngoài thấp chưa phát huy được tiềm năng của nguồn vốn FDI. Mặc
khác, một luồng ý kiến lo ngại rằng các doanh nghiệp FDI nhỏ vào Việt Nam chỉ là các
vệ tinh, nhà cung cấp cho các dự án FDI lớn hơn, từ đó tạo ra hiệu ứng lấn át các nhà
cung cấp trong nước, cản trở các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị. Bên
cạnh đó, quy mơ vốn trên một dự án thấp tạo ra sự lo ngại về công nghệ được sử dụng
là lạc hậu. Tuy nhiên, có thực sự chất lượng vốn FDI có mối liên hệ thuận chiều với quy
mơ vốn góp nước ngồi? Liệu rằng Việt Nam có cần có chính sách ưu tiên dự án có vốn
lớn và hạn chế các dự án FDI nhỏ?
Dựa trên số liệu từ Điều tra doanh nghiệp các năm 2008, 2012 và 2016 kết hợp
với số liệu từ điều tra về sử dụng công nghệ trong sản xuất đối với doanh nghiệp ngành
công nghiệp chế biến chế tạo năm 2016 do Tổng cục Thống kê thực hiện, bài viết phân


tích sự thay đổi về quy mơ vốn góp của nước ngồi, cũng như hiệu quả hoạt động, cơng
nghệ và mối liên kết với doanh nghiệp trong nước của các doanh nghiệp FDI theo quy
mơ vốn góp trong giai đoạn 2008 - 2016; Từ đó đưa ra một số nhận định để trả lời hai
câu hỏi trên.
72


2. CƠ CẤU DOANH NGHIỆP FDI THEO QUY MÔ VỐN GĨP NƯỚC NGỒI
Bảng 1 cho thấy cơ cấu các doanh nghiệp FDI phân theo tổng vốn đầu tư tích lũy
của đối tác nước ngoài trong giai đoạn 2008 - 2016.
Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo quy mô vốn đầu tư nước ngồi
2008
Tổng số DN FDI

2012

2016

5229

7743

12598

(100)

(100)

(100)


634

1137

2296

(12,12)

(14,68)

(18,23)

1338

1910

3501

(25,59)

(24,67)

(27,79)

895

1066

1599


(17,12)

(13,77)

(12,69)

1591

2192

3094

(30,43)

(28,31)

(24,56)

771

1438

2108

(14,74)

(18,57)

(16,73)


Trong đó
Dưới 100 nghìn USD
Từ 100 đến dưới 500 nghìn USD
Từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu USD
Từ 1 đến dưới 5 triệu USD
Từ 5 triệu USD trở lên

Ghi chú: Vốn đầu tư nước ngồi là giá trị danh nghĩa của tổng vốn tích lũy mà
nhà đầu tư nước ngồi đã góp vào cơng ty tính đến ngày 31/12 trong năm điều tra. Giá
trị trong ngoặc là tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp FDI (%).
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp các năm 2008, 2012 và 2016
Có thể thấy rằng tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mơ vốn đầu tư nhỏ gia tăng, đặc
biệt các doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư tích lũy dưới 100 nghìn USD tăng với tốc độ
tương đối đều đặn từ 12,12% năm 2008 lên 14,68% năm 2012 và 18,23% năm 2016.
Đối với các doanh nghiệp có vốn từ 100 nghìn đến 500 nghìn USD, mặc dù có sự suy
giảm nhẹ về tỷ trọng trong năm 2012 so với năm 2008, tuy nhiên sau đó tỷ trọng của
nhóm doanh nghiệp này lại tăng nhanh và đạt 27,79%, và trở thành nhóm chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tổng số doanh nghiệp FDI năm 2016. Nhóm doanh nghiệp có vốn nước
ngồi từ 500 nghìn đến 1 triệu USD chiếm 17,12% năm 2008 giảm còn 12,69% năm
2016. Năm 2008, các doanh nghiệp có vốn nước ngồi từ 1 đến 5 triệu chiếm gần 1/3
tổng số doanh nghiệp FDI nhưng sau đó giảm cịn 24,56% năm 2016. Tỷ lệ các doanh
nghiệp quy mơ vốn góp lớn từ 5 triệu USD trở lên) tăng lên trong giai đoạn đầu nhưng
sau đó giảm xuống từ sau năm 2012 và chiếm 16,73% trong năm 2016.
73


Hình 1: Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo ngành
2008

dịch vụ thị trường ít hàm

lượng tri thức

dịch vụ nhiều hàm lượng tri
thức khác

2012

CN chế tạo cơng nghệ thấp
40
35
30
25
20
15
10
5
0

dịch vụ tài chính nhiều hàm
lượng tri thức

2016

CN chế tạo cơng nghệ trung
bình

CN chế tạo công nghệ cao

dịch vụ thị trường nhiều hàm
lượng tri thức

dịch vụ nhiều hàm lượng tri
thức cơng nghệ cao

Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp năm 2008, 2012 và 2016
Các ngành kinh tế được phân loại vào các nhóm ngành theo tiêu thức Phân loại
thống kê các hoạt động kinh tế trong cộng đồng châu Âu (NACE) (xem Phụ lục 1). Từ
Hình 1 có thể thấy cơ cấu ngành của các doanh nghiệp FDI đã sự chuyển dịch tích cực.
Tỷ trọng các ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo giảm, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ.
Mặc dù vậy, sự thay đổi này không đáng kể, các ngành kinh tế có cơng nghệ thấp và ít
hàm lượng tri thức vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Đối với ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo, có thể thấy xu hướng tích cực khi tỷ
trọng các doanh nghiệp có cơng nghệ thấp giảm mạnh, trong khi đó sự suy giảm tỷ lệ
doanh nghiệp chế tạo công nghệ cao trên tổng doanh nghiệp FDI giảm với mức độ nhỏ
hơn. Nếu chỉ tính trên tổng số lượng doanh nghiệp FDI ngành cơng nghiệp chế tạo thì xu
hướng tích cực này có thể thấy rõ ràng hơn. Năm 2008, có 1.856 doanh nghiệp FDI trong
ngành công nghệ thấp, chiếm gần 50% trong tổng số doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp
chế tạo, tỷ lệ này giảm còn 44,7% năm 2016. Ngược lại, năm 2008 có 906 doanh nghiệp
FDI trong cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ cao chiếm 24,3% trong tổng số doanh nghiệp
FDI ngành cơng nghiệp chế tạo, sau đó tăng lên 24,4% năm 2013 và 27,6% năm 2016
(xem thêm ở Phụ lục 2).
Đối với khu vực dịch vụ, số lượng doanh nghiệp dịch vụ thị trường chiếm đa số
và có mức tăng cao nhất, đặc biệt là nhóm dịch vụ ít hàm lượng tri thức. Tính trên tổng
số lượng doanh nghiệp FDI, các ngành dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công nghệ cao,

74


dịch vụ tài chính nhiều hàm lượng tri thức và dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức khác có
sự thay đổi khơng đáng kể. Nếu chỉ tính trên tổng doanh nghiệp FDI khu vực dịch vụ,
tỷ trọng các ngành này lại có xu hướng giảm (xem Phụ lục 2). Điều này cho thấy sự thay

đổi trong nội bộ khu vực dịch vụ đang theo hướng tiêu cực.
Bảng 2: Cơ cấu ngành nghề trong các nhóm doanh nghiệp FDI năm 2016 (%)
Quy mơ vốn góp nước ngồi
Phân loại ngành
cơng nghiệp theo NACE

Dưới 100 đến 500 nghìn từ 1 đến Từ 5
100 dưới 500 đến dưới dưới 5
triệu
nghìn
nghìn
1 triệu triệu USD USD
USD
USD
USD
trở lên

Nơng, lâm, thủy sản

0,17

0,57

1,13

1,26

1,19

Khai khống, điện, nước


0,13

0,26

0,63

0,71

1,09

Xây dựng

6,93

7,17

3,63

2,65

1,33

CN chế tạo cơng nghệ thấp

7,45

19,71

31,39


34,78

33,63

CN chế tạo cơng nghệ trung bình

5,23

13,25

21,14

21,88

16,79

CN chế tạo công nghệ cao

3,40

12,60

18,89

21,43

21,96

Dịch vụ thị trường nhiều hàm lượng

tri thức

27,35

9,80

5,00

2,17

1,33

Dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức
công nghệ cao

18,82

6,31

2,56

1,13

0,57

Dịch vụ tài chính nhiều hàm lượng
tri thức

0,26


0,11

0,13

0,19

4,36

Dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức khác

3,66

2,26

1,19

1,13

1,28

Dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức

26,61

27,96

14,32

12,67


16,46

100

100

100

100

100

Tổng (%)

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp năm 2016
Sự phân bổ vào các ngành ở các nhóm doanh nghiệp phân theo quy mơ vốn góp
nước ngồi có sự khác biệt rõ rệt. Các doanh nghiệp có vốn góp nhỏ chủ yếu tập trung
trong ngành dịch vụ, trong khi đó đa số các doanh nghiệp có vốn góp lớn hoạt động
trong các ngành chế biến chế tạo (Bảng 2). Năm 2016, 76,7% các doanh nghiệp FDI có
quy mơ vốn góp dưới 100 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, và chủ yếu là
các dịch vụ thị trường. Sự phân bố giữa dịch vụ và cơng nghiệp chế tạo khá đồng đều ở
nhóm doanh nghiệp có vốn góp từ 100 đến 500 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn doanh
nghiệp trong nhóm này hoạt động ở ngành chế biến chế tạo công nghệ thấp (19,71%) và
75


dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức (27,96%). Ở các doanh nghiệp có quy mơ vốn góp cao
hơn thì trên 70% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong các ngành cơng nghiệp chế tạo, trong
đó chiếm đa số vẫn là công nghiệp chế tạo công nghệ thấp. Ngành chế biến chế tạo công nghệ
cao thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn góp lớn, trong khi dịch vụ có nhiều hàm

lượng tri thức cơng nghệ cao chủ yếu thu hút các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ.
Từ sau năm 2012 đến 2016, có gần 6200 doanh nghiệp FDI thành lập mới. Trong
đó quy mơ vốn góp luỹ kế tính đến cuối năm 2016 dưới 500 nghìn USD chiếm 56,89%,
quy mô từ 1 đến dưới 5 triệu USD chiếm 17,75%. Về ngành nghề, các doanh nghiệp
này vẫn chủ yếu hoạt động trong ngành dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức (25,27%)
và công nghiệp chế tạo cơng nghệ thấp (19,07%). Trong khi đó, ngành cơng nghiệp chế
tạo công nghệ cao và dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công nghệ cao chỉ chiếm lần lượt
13,7 và 7,4% trong tổng số doanh nghiệp FDI thành lập mới sau năm 2012 (Phụ lục 3).
Hình 2: Phân bổ theo địa phương trong các nhóm DN
theo quy mơ vốn góp nước ngồi
(a)

(b)

(c)

Quy mơ vốn góp nhỏ

Quy mơ vốn góp trung bình

Quy mơ vốn góp lớn

Ghi chú: Các tỉnh khơng được thể hiện có tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong tỉnh thấp hơn
0,5% so với tổng số DN FDI trong nhóm. Quy mơ vốn góp nhỏ: dưới 500 triệu USD,
quy mơ vốn góp trung bình: từ 500 triệu đến dưới 5 triệu USD, quy mơ vốn góp lớn: từ
5 triệu USD trở lên.
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp năm 2016
76



Các doanh nghiệp với quy mơ vốn góp nhỏ có mức độ tập trung rất cao. Trên
44% số doanh nghiệp FDI có vốn góp dưới 500 nghìn USD hoạt động tại TP. Hồ Chí
Minh, và khoảng 22% hoạt động tại Hà Nội (Hình 2a). Các doanh nghiệp doanh nghiệp
có vốn góp cao hơn có phân bố phân tán hơn, nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh,
thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền
Bắc (Hình 2b - c).
Hình 3: Quy mơ vốn góp từ các đối tác chính năm 2016
Anh
Hoa Kì

Malaysia
Thái Lan

Trung Quốc
Hồng Kong
Nhật Bản
Đài Loan
Hàn Quốc
Singapore
0%

10%

20%

30%

40%

50%


60%

Dưới 100 nghìn USD

Từ 100 đến dưới 500 nghìn USD

Từ 1 đến dưới 5 triệu USD

Từ 5 triệu USD

70%

80%

90%

100%

Từ 500 đến dưới 1 triệu USD

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp năm 2016
Hình 3 cho thấy quy mơ vốn góp bình qn 1 doanh nghiệp với dịng vốn từ các
đối tác chính. Có thể thấy rằng, khơng có q nhiều sự khác biệt về quy mơ góp vốn
giữa các quốc gia. Quy mơ từ 100 nghìn đến 500 nghìn USD và từ 1 đến dưới 5 triệu
USD vẫn là phổ biến với đa số các đối tác. Trong đó, các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh và
Singapore và Hàn Quốc có xu hướng góp vốn với quy mơ nhỏ nhiều hơn so với các quốc
gia khác. Các nhà đầu tư từ Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông và Trung Quốc lại có xu
hướng góp vốn với quy mơ lớn và trung bình nhiều hơn. Sự khác biệt đáng chú ý vê
nguồn gốc vốn đó là tỷ lệ doanh nghiệp Đài Loan có vốn góp lớn hơn 1 triệu USD cao

hơn các quốc gia khác. 40% trong tổng số doanh nghiệp FDI từ Đài Loan hoạt động năm
2016 là có quy mô vốn lớn hơn 1 triệu USD và hoạt động trong ngành cơng nghiệp chế
tạo có cơng nghệ thấp và trung bình.
77


3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI PHÂN THEO
QUY MƠ VỐN GĨP NƯỚC NGỒI
Một điều dễ nhận thấy là quy mơ vốn lớn thì GTGT bình qn 1 doanh nghiệp
càng lớn (Hình 4a). Nhìn chung, GTGT bình quân doanh nghiệp của các nhóm theo quy
mơ vốn góp nước ngoài đều tăng trong giai đoạn 2008 - 2016. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp có quy mơ vốn góp trung bình có tốc độ tăng nhanh hơn. GTGT bình qn của
các doanh nghiệp có vốn góp từ trên 500 nghìn đến dưới 5 triệu USD tăng bình quân
trên 10%/năm trong giai đoạn 2008 - 2016. Trong khi đó các nhóm cịn lại chỉ tăng
khoảng từ 6 - 8%/năm.
Hình 4: GTGT bình quân doanh nghiệp và năng suất lao động
trong doanh nghiệp FDI

(a)

(b)
1.6

400
350
1.2

300
250


0.8

200
150

0.4

100
50

0

0.0
2008

2012

2016

GTGT bình quân 1 DN (tỷ đồng)

2008

2012

2016

Năng suất (tỷ đồng/người)

dưới 100 nghìn USD


dưới 100 nghìn USD

100 đến dưới 500 nghìn USD

100 đến dưới 500 nghìn USD

500 nghìn đến dưới 1 triệu USD

500 nghìn đến dưới 1 triệu USD

từ 1 đến dưới 5 triệu USD

từ 1 đến dưới 5 triệu USD

từ 5 triệu USD trở lên

từ 5 triệu USD trở lên

Nguồn: tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2012 và 2016
Xét năng suất lao động tính bằng GTGT tạo ra trên 1 đơn vị lao động, Hình 3.1b
không cho thấy mối liên hệ rõ rệt giữa quy mơ vốn góp và năng suất lao động trong giai
đoạn 2008 - 2016. Năng suất bình qn có xu hướng tăng đối với các doanh nghiệp có
vốn góp trung bình (từ 1000 nghìn đến dưới 5 triệu USD). Trong đó, nhóm có vốn góp
từ 500 nghìn đến 1 triệu USD có mức độ gia tăng năng suất cao hơn các nhóm khác, và
trở thành nhóm có năng suất cao thứ hai trong năm 2016. Ngược lại, năng suất của nhóm
78


doanh nghiệp có vốn góp dưới 100 nghìn USD và nhóm doanh nghiệp có vốn góp lớn

(trên 5 triệu USD) tăng trong giai đoạn 2008 - 2012 nhưng lại có xu hướng giảm trong
giai đoạn 2012 - 2016.
Để đánh giá chi tiết hơn về sự thay đổi năng suất lao động, các doanh nghiệp FDI
được phân chia thành bốn nhóm (góc phần tư): (i) mức ban đầu thấp, tăng trưởng thấp
(nhóm tụt hậu); (ii) mức ban đầu thấp, tăng trưởng cao (nhóm mới nổi); (iii) mức ban đầu
cao, tăng trưởng thấp (nhóm ổn định); và (iv) mức ban đầu cao, tăng trưởng cao (nhóm
xuất sắc), với mức năng suất năm 2008 và tốc độ tăng năng suất trung bình giai đoạn 2016
- 2008 được sử dụng để phân chia không gian XY thành bốn góc phần tư35. Từ điều tra
doanh nghiệp 2008 và điều tra doanh nghiệp 2016, mẫu quan sát còn lại 3082 doanh
nghiệp FDI hoạt động năm 2008 và 2016 có kết quả kinh doanh. Hình 5 cho thấy phân
phối các doanh nghiệp này.
Hình 5: Hiệu suất năng suất các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2008 - 2016

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2016
Trên 65% các doanh nghiệp hoạt động từ năm 2008 nằm trong nhóm “tụt hậu” và
chỉ 21% nằm trong nhóm mới nổi. Nhóm ổn định và xuất sắc chỉ chiếm lần lượt khoảng
11% và 1,2% số doanh nghiệp FDI được quan sát. Điểm đáng chú ý đó là trải qua gần 10
năm nhưng các doanh nghiệp FDI thường xu hướng ít gia tăng đột biến vốn góp. Trong
tổng 3.082 doanh nghiệp được xem xét, có tới 2.046 (chiếm 66,4%) số doanh nghiệp vẫn
nằm trong cùng nhóm quy mơ vốn góp. Chỉ 827 (chiếm 26,7%) chuyển lên nhóm có vốn
Áp dụng theo mơ hình phân tích được trình bày trong báo cáo “Năng suất và khả năng cạnh tranh của Việt Nam
- Phần 1: Ngành công nghiệp chế tạo” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương
trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện, tháng 4/2019.
35

79


góp cao hơn, và 209 (chiếm 6,7%) doanh nghiệp chuyển xuống nhóm vốn góp nước ngồi
thấp hơn.

Mặc dù đa số doanh nghiệp đều nằm trong nhóm “tụt hậu”, nhưng nếu so sánh tỷ
trọng nhóm quy mơ trong mẫu và tỷ lệ trong từng nhóm theo hiệu suất năng suất, chúng
ta có thể thấy rằng hiệu suất năng suất của nhóm quy mơ vốn góp lớn và nhỏ là tốt hơn
so với nhóm có quy mơ nhỏ và trung bình. Nhóm có quy mơ lớn chỉ chiếm 14,47 trong
tổng mẫu nhưng chiếm tới hơn 41% trong nhóm xuất sắc, trong khi đó tỷ trọng ở nhóm tụt
hậu chỉ là 12,74%. Nhóm quy mô nhỏ chiếm 32,12% trong tổng mẫu quan sát, chiếm
32,18% trong nhóm tụt hậu, và chiếm 33,28% trong nhóm mới nổi. Trong khi đó các doanh
nghiệp có vốn góp từ 500 nghìn USD đến dưới 5 triệu chiếm 53,41% trong tổng mẫu nhưng
chỉ chiếm 55,08% trong nhóm nghiệp tụt hậu, và chiếm 52,28% trong nhóm mới nổi.
Bảng 3: Hiệu suất năng suất theo quy mơ vốn góp nước ngồi
Nhóm
Quy mơ vốn góp nước ngồi 2008 Tụt hậu Mới nổi Ổn định Xuất sắc Tổng
Dưới 100 nghìn USD

8,28

7,75

10,87

Từ 100 đến dưới 500 nghìn USD

23,9

25,53

20,11

12,82 23,65


Từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu USD

18,79

18,24

13,04

12,82 17,91

Từ 1 đến dưới 5 triệu USD

36,29

34,04

34,78

25,64

Từ 5 triệu USD trở lên

12,74

14,44

21,2

100


100

100

7,69

8,47

35,5

41,03 14,47
100

100

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2016
Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn góp nhỏ hơn 100 nghìn USD có báo cáo có lãi qua
các năm duy trì ở mức thấp dưới 50%. Tuy nhiên tỷ suất sinh lời trên vốn (ROA) và tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức cao nhất trong các nhóm doanh nghiệp
FDI. Có thể thấy tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo lãi cao hơn nhưng tỷ suất sinh lời lại có xu
hướng thấp hơn ở các doanh nghiệp FDI có vốn góp cao hơn. Nhìn chung, đối với các
doanh nghiệp FDI, ROA thay đổi khơng đáng kể và cũng khơng có chiều hướng thay
đổi rõ rệt. Ngược lại, xu hướng thay đổi của ROE có thể thấy rõ ràng hơn. ROE của các
doanh nghiệp có vốn góp từ 100 nghìn USD đến dưới 5 triệu USD có xu hướng tăng lên
đáng kể trong giai đoạn 2008 - 2016, trong khi đó ROE ở nhóm doanh nghiệp có vốn
góp nhỏ hơn 100 nghìn USD và lớn hơn 5 triệu USD lại có xu hướng giảm. Mặc dù vậy,
nhóm các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ vẫn có tỷ lệ ROE cao hơn các doanh nghiệp
quy mô vốn lớn.
80



Bảng 4: Hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp FDI phân theo quy mơ vốn góp
Tỷ lệ DN có lãi (%)
2008 2012

ROA (%)

2016

2008

2012

2016

ROE (%)
2008

2012

2016

Dưới 100
nghìn USD

45,1

49,3

45,7 26,08 21,31 23,19


49,38 40,88

42,24

100 đến dưới
500 nghìn USD

47,2

52,6

51,2 16,41 14,73 16,99

34,23 32,63

36,22

500 nghìn đến
dưới 1 triệu
USD

49,9

54,7

57,7 12,20 12,12 13,21

24,52 26,14


27,55

Từ 1 đến dưới
5 triệu USD

48,0

58,0

58,6 10,51 10,55 11,63

20,97 23,46

24,57

Từ 5 triệu USD
trở lên

56,2

62,7

63,2 10,89

23,50 20,76

22,46

9,46 11,24


Ghi chú: chỉ số ROA, ROE được tính cho các doanh nghiệp có lãi
Nguồn: Tính tốn của các giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2012, 2016
4. MÁY MÓC SẢN XUẤT VÀ MỐI LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP
TRONG NƯỚC
Phân tích trong phần này dựa trên mẫu quan sát gồm có 1.398 doanh nghiệp FDI
ngành chế biến chế tạo từ điều số liệu điều tra doanh nghiệp và điều tra về năng suất
ngành công chế biến chế tạo 2016 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Cơ cấu theo quy
mô vốn góp và trình độ cơng nghệ được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5: Cơ cấu theo vốn góp và trình độ cơng nghệ
của các doanh nghiệp FDI ngành chế biến chế tạo năm 2016

Quy mơ vốn góp nước ngồi

Trình độ cơng nghệ
Cơng nghệ Cơng nghệ Cơng nghệ
Tổng
trung bình
thấp
cao

Dưới 100 nghìn USD
13
3
2
100 đến dưới 500 nghìn USD
114
51
47
500 nghìn đến dưới 1 triệu USD
93

66
58
Từ 1 đến dưới 5 triệu USD
304
169
128
Từ 5 triệu USD trở lên
164
85
101
Tổng
688
374
336
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp và điều tra
doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo năm 2016

18
212
217
601
350
1,398
năng suất

81


Từ Bảng 6 có thể thấy rằng, tỷ lệ tự động hóa sẽ cao hơn ở các doanh nghiệp
có vốn góp lớn hơn. Tỷ lệ tự động hóa với các doanh nghiệp có quy mơ vốn góp

dưới 1 triệu USD ở mức rất thấp. Đối với các ngành công nghệ cao, tỷ lệ tự động
hóa ở các doanh nghiệp FDI có vốn góp nước ngồi lớn hơn 1 triệu USD cao hơn
gấp hơn 2 lần so với các doanh nghiệp có mức quy mơ góp vốn thấp hơn. Trong khi
đó, đối với ngành cơng nghiệp có cơng nghệ trung bình, các doanh nghiệp có quy
mơ vốn góp trên 5 triệu USD có tỷ lệ tự động hóa cao hơn đáng kể so với doanh
nghiệp có quy mơ vốn góp nhỏ hơn.
Bảng 6: Máy móc sản xuất của các doanh nghiệp chế biến chế tạo năm 2016
Tỷ lệ tự động hóa (%)36
Trun
g bình

CN
thấp

CN trung
bình

CN
cao

Dưới 100 nghìn USD

5,56

7,69

0

0


Từ 100 đến dưới 500 nghìn USD

12,74

15,79

5,88

12,77

Từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu
USD

12,90

10,75

16,67

12,07

Từ 1 đến dưới 5 triệu USD

19,47

17,43

18,93

25,00


Từ 5 triệu USD trở lên

28,00

22,56

36,47

29,70

Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp và điều tra năng suất doanh
nghiệp ngành chế biến chế tạo năm 2016
Đánh giá khả năng liên kết của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong
nước được thể hiện thông qua nguồn cung ứng đầu vào. Bảng 6 cho thấy doanh
nghiệp có quy mơ vốn góp nhỏ có mối liên kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp trong
nước. Mối liên kết này giảm dần theo chiều tăng của quy mô vốn góp. Đối với các
doanh nghiệp có vốn góp 5 triệu USD trở lên, tỷ lệ nguyên liệu thô và trung gia
cung cấp trong nước chỉ chiếm 42,52%, trong đó, số lượng nhà cung cấp dài hạn là
doanh nghiệp là doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 43,05%. Điều này cho thấy một
tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp FDI nhỏ ở Việt Nam là đơn vị cung ứng cho các
doanh nghiệp FDI lớn hơn (Bảng 7).
Tỷ lệ tự động hóa của một nhóm doanh nghiệp được tính bằng số lượng doanh nghiệp có ít nhất 1 máy sản xuất
quan trọng được điều khiển bằng máy tính chi cho tổng số doanh nghiệp trong nhóm.
36

82


Bảng 7: Nguồn cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp FDI năm 2016

Tỷ lệ nguyên liệu
mua trong nước (%)

Tỷ lệ đối tác cung ứng
dài hạn là DN Việt
Nam37

Dưới 100 nghìn USD

84,78

100

Từ 100 đến dưới 500 nghìn USD

64,16

60,56

Từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu USD

56,25

57,61

Từ 1 đến dưới 5 triệu USD

50,89

52,11


Từ 5 triệu USD trở lên

42,52

43,05

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp và điều tra năng suất doanh
nghiệp ngành chế biến chế tạo năm 2016
5. MỘT SỐ KẾT LUẬN
Số liệu thống kê cho thấy xu hướng nhỏ lẻ trong đầu tư FDI vào Việt Nam
đang ngày càng gia tăng. Sau năm 2012, tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mơ vốn góp
FDI nhỏ tăng nhanh trong khi các doanh nghiệp có vốn góp FDI lớn giảm. Điều đó
xuất phát từ cả các doanh nghiệp đang hoạt động và các dự án mới. Đa phần các
doanh nghiệp hoạt động trước 2012 khơng có sự gia tăng đáng kể về vốn góp nước
ngồi, trong khi các dự án mới chủ yếu có quy mơ vốn nhỏ và tập trung vào các
ngành dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức và các ngành công nghiệp chế tạo công
nghệ thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn FDI nhỏ dưới 1 triệu USD thường
có tỷ lệ tự động hóa rất thấp. Từ đó cho thấy những lo ngại về việc quy mô vốn nhỏ
đi kèm với công nghệ lạc hậu là có cơ sở.
Mặt khác, cơ cấu phân bổ quá tập trung vào các địa phương thuộc vùng kinh tế
trọng điểm miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, đặc biệt là trong và lân cận
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điều này tạo ra sự bất cân đối trong phát triển vùng, không
tạo được sự lan tỏa của doanh nghiệp FDI đến các địa phương ít lợi thế. Các doanh
nghiệp có quy mơ vốn FDI nhỏ có mức độ tập trung cao nhất. Vì vậy, nếu xu hướng
giảm quy mô các dự án FDI vẫn tiếp tục gia tăng, mức độ tập trung của FDI sẽ có thể
ngày càng cao. Điều đó đặt ra thách thức về phát triển kinh tế ở các địa phương, cũng
như gia tăng nhu cầu về hạ tầng kinh tế - xã hội ở và lân cận hai thành phố lớn.
Một điểm tích cực trong thu hút FDI trong giai đoạn 2008 - 2016 đó là sự thay đổi
trong cơ cấu ngành có chiều hướng tích cực với sự gia tăng của tỷ trọng các ngành công


Doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mà khơng phải là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
37

83


nghiệp chế tạo công nghệ cao và dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công nghệ cao. Tuy
nhiên sự thay đổi này diễn ra chậm. Mặc khác, các dự án có vốn đầu tư FDI lớn thường
tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Mặc dù tỷ lệ dự án vào ngành có
cơng nghệ thấp ln cao nhất, nhưng không quá chênh lệch so với tỷ lệ đầu tư vào ngành
cơng nghệ cao. Trái lại, có ít các dự án quy mơ trung bình và lớn, mà chủ yếu là các dự
án quy mô nhỏ đầu tư vào ngành dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công nghệ cao. Đây là
một điểm cần phải lưu ý bởi vì ngồi các ngành chế tạo cơng nghệ cao như sản xuất đồ
điện tử, máy tính, thiết bị điện thì các ngành dịch vụ công nghệ cao như viễn thông, lập
trình máy tính, hoạt động dịch vụ thơng tin và hoạt động nghiên cứu phát triển cũng rất
quan trọng trong thời đại công nghiệp 4.0.
Về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI, có thể thấy rằng, mặc dù tỷ
lệ các doanh nghiệp có lãi thường cao hơn đối với nhóm có quy mơ vốn FDI lớn hơn,
nhưng trong các doanh nghiệp FDI có lãi thì doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ lại duy trì
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn. Điều
này có thể là một trong những nguyên nhân gia tăng các dự án FDI nhỏ vào Việt Nam và
cũng như tỷ lệ thấp các doanh nghiệp tăng vốn góp. Bên cạnh đó, bài viết không nhận
thấy bằng chứng thống kê rõ ràng về mối quan hệ giữa nguồn gốc vốn và quy mô dự án.
Trong giai đoạn 2008 - 2016, có tới 65% các doanh nghiệp FDI nằm trong nhóm
có mức năng suất lao động thấp và tốc độ tăng năng suất thấp. Số liệu thống kê cho thấy
các doanh nghiệp FDI có quy mơ vốn lớn thường có năng suất cao hơn. Tuy nhiên năng
suất có xu hướng hội tụ khi mà nhóm có vốn góp trung bình có năng suất tăng thì năng
suất bình qn của nhóm có quy mơ vốn góp lớn lại có sự suy giảm từ sau năm 2012.

Các doanh nghiệp FDI quy mơ vốn góp nhỏ có sự liên kết chặt chẽ hơn với doanh
nghiệp trong nước. Mối liên kết này giảm dần theo quy mô vốn FDI, trong đó các doanh
nghiệp FDI lớn có tỷ lệ lớn các nhà cung ứng là các doanh nghiệp FDI khác. Như vậy,
có thể thấy bộ phận khơng nhỏ doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ là vệ tinh cho các doanh
nghiệp FDI lớn khác. Điều này có thể là trở ngại đối với các doanh nghiệp trong nước
muốn tham gia vào chuỗi giá trị của các sản phẩm của doanh nghiệp FDI lớn.
Từ những kết luận trên có thể thấy rằng, xu hướng các dự án FDI nhỏ đầu tư vào
Việt Nam tạo ra những nguy cơ đến phát triển khu vực doanh nghiệp FDI cũng như
trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy,
trong chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI, cần phải có những biện pháp nhằm hạn
chế các dự án có quy mơ nhỏ, đặc biệt và các dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành
dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức và cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ thấp. Bên
cạnh đó, các dự án với quy mô lớn vào các ngành dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công
nghệ cao cần được trú trọng khuyến khích.

84


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019. Nhà
xuất bản Thống kê.
2. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình phát triển
Liên hợp quốc (2019). Năng suất và khả năng cạnh tranh của Việt Nam - Phần
1: Ngành công nghiệp chế tạo. Hà Nội tháng 4 năm 2019.
3. Viện Năng suất Việt Nam (2018). Báo cáo năng suất Việt Nam năm 2017.

85


Phụ lục 1: Phân loại cơng nghiệp NACE

Nhóm ngành
(NACE)
Nơng lâm, thủy sản

Tên ngành theo VSIC 2007
Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
Khai thác, ni trồng thủy sản

Khai khống, điện,
nước

Khai thác than cứng và than non
Khai thác quặng kim loại
Khai khoáng khác
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hịa khơng khí
Khai thác, xử lý và cung cấp nước
Thoát nước và xử lý nước thải
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

Xây dựng

Xây dựng nhà các loại
Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng
Hoạt động xây dựng chun dụng

Cơng nghiệp chế tạo Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu
công nghệ cao

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
Sản xuất thiết bị điện
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân loại
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc
Sản xuất phương tiện vận tải khác
Công nghiệp chế tạo Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
công nghệ trung
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
bình
Sản xuất sản phẩm từ khống phi kim loại khác
Sản xuất kim loại
Sản xuất sản phẩm từ chế biến kim loại sẵn (trừ máy móc,
thiết bị)
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị
Công nghiệp chế tạo Sản xuất chế biến thực phẩm
công nghệ thấp
Sản xuất đồ uống
86


Nhóm ngành
(NACE)

Tên ngành theo VSIC 2007
Sản xuất sản phẩm thuốc lá
Dệt
Sản xuất trang phục
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường,

tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
In, sao chép bản ghi các loại
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

Dịch vụ thị trường
nhiều hàm lượng tri
thức

Vận tải hàng khơng
Hoạt động pháp luật, kế tốn và kiểm tốn
Hoạt động của trụ sở văn phịng; hoạt động tư vấn quản lý
Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật
Quảng cáo và nghiên cứu thị trường
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác
Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm
Hoạt động điều tra bảo đảm an tồn

Dịch vụ nhiều hàm
lượng tri thức cơng
nghệ cao

Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi
âm và xuất bản âm nhạc
Hoạt động phát thanh, truyền hình
Viễn thơng
Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác
liên quan đến máy vi tính
Hoạt động dịch vụ thông tin

Nghiên cứu khoa học và phát triển

Dịch vụ tài chính

Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

nhiều hàm lượng
tri thức

Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm xã
hội bắt buộc)
Hoạt động tài chính khác

Dịch vụ nhiều hàm

Hoạt động xuất bản

87


Nhóm ngành
(NACE)
lượng tri thức khác

Tên ngành theo VSIC 2007
Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và
các dịch vụ hỗ trợ
Giáo dục và đào tạo
Hoạt động y tế
Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí
Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động
văn hoá khác
Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc
Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí
Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác
Hoạt động thú y

Dịch vụ thị trường

Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

ít hàm lượng tri thức

Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
Bán lẻ (trừ ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác)
Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống
Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải
Bưu chính và chuyển phát
Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ ăn uống
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Cho th máy móc, thiết bị (khơng kèm người điều khiển);
cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho th tài sản vơ
hình phi tài chính
Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, cơng trình và cảnh quan
Hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phịng và các hoạt động hỗ
trợ kinh doanh khác
Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình
Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác


Nguồn: Trích dẫn từ Báo cáo Năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam. Phần 1: Công nghiệp chế biến chế tạo

88


Phụ lục 2: Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp FDI phân theo nhóm ngành
2008
Tồn bộ doanh nghiệp FDI

5229

2012
7743

2016
12598

Trong đó:
Nơng, lâm, thủy sản

89

94

106

Khai khống, điện, nước


37

55

67

141

316

578

3724

4756

7048

1856

2260

3148

Xây dựng
Cơng nghiệp chế tạo
Trong đó:
Cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ thấp

(49,84) (47,52) (44,67)

Cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ trung bình

962

1286

1953

(25,83) (27,03) (27,71)
Cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ cao

906

1210

1947

(24,33) (25,45) (27,62)
Dịch vụ

1238

2522

4799

288

610


1146

Trong đó:
Dịch vụ thị trường nhiều hàm lượng tri thức

(23,26) (24,19) (23,88)
Dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức công nghệ cao

216

386

741

(17,45) (15,31) (15,44)
Dịch vụ tài chính nhiều hàm lượng tri thức
Dịch vụ nhiều hàm lượng tri thức khác
Dịch vụ thị trường ít hàm lượng tri thức

61

92

110

(4,93)

(3,65)

(2,29)


110

171

244

(8,89)

(6,78)

(5,08)

563

1263

2558

(45,47) (50,07) (53,31)
Ghi chú: trong dấu () là tỷ lệ % trong tổng số doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp
chế tạo, và tỷ lệ % trong tổng số doanh nghiệp FDI ngành dịch vụ trong năm.
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2012, 2016

89


Phụ lục 3: Cơ cấu các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sau năm 2012
Dưới
100

nghìn
USD
Số lượng doanh nghiệp
%

Từ 100
Từ 500
Từ 1
Từ 5
đến dưới nghìn đến
đến
triệu
500 nghìn dưới 1
dưới 5 USD trở
USD
triệu
triệu
lên
USD
USD

Tổng

1576

2089

676

1086


691

6118

(25,76)

(34,15)

(11,05)

(17,75)

(11,29)

(100)

3

13

5

11

9

40

(0,19)


(0,62)

(0,59)

(1,01)

(1,30)

(0,65)

3

5

5

7

12

32

(0,19)

(0,24)

(0,74)

(0,64)


(1,74)

(0,52)

111

168

30

35

19

363

(7,04)

(8,04)

(4,44)

(3,22)

(2,75)

(5,93)

110


336

179

325

217

1167

(6,98)

(16,08)

(26,48)

(29,93)

(31,40)

(19,07)

84

259

136

224


109

812

(5,33)

(12,40)

(20,12)

(20,63)

(15,77)

(13,27)

58

262

143

237

139

839

(3,68)


(12,54)

(21,15)

(21,82)

(20,12)

(13,71)

406

205

37

34

20

702

(25,76)

(9,81)

(5,47)

(3,13)


(2,89)

(11,47)

290

126

15

13

8

452

(18,40)

(6,03)

(2,22)

(1,20)

(1,16)

(7,39)

4


3

0

3

26

36

(0,25)

(0,14)

0,00

(0,28)

(3,76)

(0,59)

52

42

9

17


9

129

(3,30)

(2,01)

(1,33)

(1,57)

(1,30)

(2,11)

455

670

118

180

123

1546

(28,87)


(32,07)

(17,46)

(16,57)

(17,80)

(25,27)

1576

2089

676

1085

691

6118

(100)

(100)

(100)

(100)


(100)

(100)

Trong đó:
Nơng, lâm, thủy sản
Khai khống, điện, nước
Xây dựng
CN chế tạo cơng nghệ thấp
CN chế tạo cơng nghệ trung bình
CN chế tạo công nghệ cao
DV thị trường nhiều hàm
lượng tri thức
DV nhiều hàm lượng tri thức
cơng nghệ cao
DV tài chính nhiều hàm lượng
tri thức
DV nhiều hàm lượng tri thức khác
DV thị trường ít hàm lượng tri thức
Tổng

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2012, 2016
90



×