Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tác động từ khu vực FDI đến sự phát triển bền vững về lao động và việc làm ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.56 KB, 11 trang )

TÁC ĐỘNG TỪ KHU VỰC FDI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Văn Thắng
Trường Đại học Lâm nghiệp

Tóm tắt
Từ thực tiễn sinh động của quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn
quan tâm và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế,
xã hội, đến môi trường… Thực tế cho thấy, khu vực FDI bên cạnh những đóng góp tích
cực, cịn bộc lộ nhiều hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững, ngay cả trong vấn
đề lao động và việc làm. Thực trạng đó khơng chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển
bền vững của đất nước, mà còn tạo ra nhiều hệ lụy về mặt xã hội cần phải giải quyết.
Bài viết tập trung phân tích những tác động từ khu vực FDI đến sự phát triển bền vững
về lao động và việc làm ở nước ta hiện nay nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định
đường lối, chính sách đối với khu vực FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững của đất
nước nói chung và sự phát triển bền vững về lao động và việc làm của người lao động
Việt Nam nói riêng.
Từ khóa: Khu vực FDI, Phát triển bền vững, Lao động, Việc làm
FDI (Foreign Direct Investment) được hiểu là “Đầu tư trực tiếp nước ngồi”, là
hình thức đầu tư của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác, bằng cách thiết
lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm
quyền quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo nghĩa đó, đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở nước ta hiện nay được thể hiện dưới hình thức các doanh nghiệp kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi. Do vậy, trong bài viết này, chúng tơi sử dụng thuật ngữ
“Khu vực FDI” để nói về tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi ở Việt Nam.
Thực tiễn q trình đổi mới đất nước khơng thể phủ nhận vai trị và những đóng
góp quan trọng của khu vực FDI đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của
đất nước, đặc biệt là trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm. Tuy nhiên,
bên cạnh các kết quả được trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm, trong
thực tế khu vực FDI đã tác động như thế nào đến người lao động Việt Nam? Bài viết tập


trung nghiên cứu theo các hướng sau.

203


1. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
Một là: Khu vực FDI đã tham gia tích cực vào việc thu hút lao động và giải quyết
việc làm cho Việt Nam
Thực tế cho thấy, khu vực FDI có sự phù hợp với một bộ phận lực lượng sản xuất
không nhỏ (chúng tôi nhấn mạnh) ở nước ta hiện nay. Đáng tiếc là thời kỳ trước Đổi mới,
do những sai lầm nhất định trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, nên khu vực FDI nói
riêng và các hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nói chung đã khơng được thừa
nhận, thậm chí cịn là đối tượng phải nghiêm cấm, phải xóa bỏ, hoặc phải cải tạo… trong
cơng cuộc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi quá trình Đổi mới đất
nước được khởi xướng, chúng ta mới từng bước thừa nhận, cho phép và khuyến khích
khu vực FDI phát triển. Từ thực tiễn sinh động và những đóng góp của khu vực FDI và
các hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân thời gian qua; có thể khẳng định rằng, xét
đến cùng, quá trình đổi mới ở Việt Nam là quá trình thừa nhận và khuyến khích khu vực
FDI và các hình thức tổ chức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân phát triển, nhằm tạo ra sự
phù hợp với trình độ hiện có của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn thuận lợi để lực lượng
sản xuất xã hội phát triển.
Kể từ khi được khuyến khích phát triển, khu vực FDI ln thể hiện tính hấp dẫn,
khả năng thu hút, khai thác và sử dụng một bộ phận nhất định lực lượng lao động trong
xã hội. Kết quả từ cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê đã
khẳng định: “doanh nghiệp FDI thu hút nhiều nhất về lao động”52.
Không thể phủ nhận rằng, khu vực FDI cùng với các khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh đang là lực lượng chủ đạo làm giảm “gánh nặng” cho Nhà nước (chúng tôi nhấn
mạnh) trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động
nơng thơn bị mất ruộng đất do q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố tạo ra, cũng như góp
phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động thuộc các thành phần kinh tế khác sau

quá trình tinh giản biên chế hoặc giải thể…
Vấn đề giải quyết việc làm của khu vực FDI khơng chỉ có tác động tích cực về kinh
tế, mà cịn đưa lại những hiệu quả tích cực về xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhìn xa hơn,
với những đóng góp của khu vực FDI trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm,
có thể khẳng định khu vực FDI đang là một trong những động lực tạo ra những thay đổi
tích cực đến nguồn lực lao động đất nước. Để minh chứng cho nhận định này, trong Hình
1 chúng tôi sử dụng số liệu từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục Thống kê
Việt Nam công bố để đối sánh về tỷ trọng việc làm mới tạo ra của doanh nghiệp FDI trong
mối tương quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012.

51

Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội. tr. 23

204


Hình 1: Tỷ trọng về sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp và số lượng người lao
động của các doanh nghiệp FDI trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác
của năm 2017 so với năm 2012 (Đơn vị tính: %)

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra Kinh tế năm 2017
Hình 1 cho thấy, tính đến hết năm 2017, số lượng lao động làm việc trong các
doanh nghiệp nhà nước đã giảm 23,1% so với thời điểm 01/01/2012 (bình quân mỗi năm
giảm 5,1%). Trong khi đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tăng
tới 62,8% so với thời điểm 01/01/2012 (tăng bình quân 10,2%/năm và hiện cao hơn 2
lần so với doanh nghiệp nhà nước). Cịn số lượng người lao động trong các doanh nghiệp
ngồi nhà nước cũng tăng 27,9% (cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước nhưng thấp
hơn khá nhiều so với doanh nghiệp FDI).

Cũng theo kết quả từ cuộc Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng
cục Thống kê cơng bố, nếu như năm 1995 cả nước chỉ có khoảng 330 nghìn lao động
làm việc trong khu vực FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và đến
cuối năm 2017 tăng lên gần 4 triệu lao động (chiếm 26% tổng số lao động khu vực doanh
nghiệp). Mặc dù không tạo ra nhiều việc làm so với khu vực trong nước (chỉ chiếm
khoảng 5% tổng lao động đang làm việc), nhưng tốc độ tăng của lao động trong khu vực
FDI khá cao bình quân giai đoạn 2005 - 2017 tăng trưởng khoảng 7,6%/năm, cao gấp
gần 4 lần mức tăng trưởng lao động của toàn bộ nền kinh tế). Ngoài số lao động trực
tiếp đã thống kê ở trên, trong thực tế khu vực FDI còn gián tiếp tạo việc làm cho khoảng
5 - 6 triệu lao động Việt Nam53.
53

Xem: />205


Các số liệu trên cho thấy, khu vực FDI thu hút nhiều lao động nhất trong thời
gian qua. Điều đó khơng chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức
sống cho người lao động Việt Nam, mà cịn mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế
- xã hội của đất nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Hai là: Khu vực FDI có sức hút lớn đối với lao động chất lượng cao, là động lực
nâng cao trình độ, thay đổi ý thức, thói quen của người lao động Việt Nam
Thực tế cho thấy, khu vực FDI đang thể hiện sức hút lớn đối với một bộ phận lực
lượng lao động chất lượng cao, có trình độ và năng lực thực tiễn, tham gia làm việc và
đóng góp tri thức, kinh nghiệm, năng lực… cho sự phát triển của khu vực FDI. Bởi lẽ
đã xuất hiện hiện tượng một số cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước, hoặc trong các
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước “tự nguyện rời bỏ” khu vực nhà nước sang làm
việc cho khu vực FDI. Đáng chú ý, phần lớn trong số đó là những người có trình độ cao,
có kinh nghiệm thực tiễn, đã được đào tạo từ nguồn kinh phí khơng nhỏ của nhà nước.
Hiện tượng này đang được ví là một sự “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước sang
các khu vực FDI mà nhiều người quan ngại là một thực trạng báo động ở nước ta hiện

nay. Tuy nhiên, theo chúng tơi, thực trạng trên đang phản ánh tính hiệu quả và sức hút
của khu vực FDI so với các khu vực kinh tế khác, thực trạng đó có thể sẽ tạo ra một
cuộc “chạy đua về nhân lực” mà nhiều người gọi là các cuộc “săn đầu người” giữa các
khu vực kinh tế ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, chúng tơi cho rằng, đây là hiện tượng
đáng mừng hơn là đáng lo và là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nếu muốn lực
lượng lao động nước nhà phát triển theo hướng bền vững và hội nhập.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu trong lao động, nhiều doanh nghiệp trong khu
vực FDI đã tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trước khi làm việc. Trong quá trình
làm việc, nhiều người lao động tiếp tục được tham gia các lớp bổ túc, tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao tay nghề; thậm chí, có nhiều lao động tự nguyện đăng ký tham gia các lớp đào
tạo để nâng cao trình độ chun mơn, trình độ tổ chức quản lý sản xuất… nhằm đáp ứng
yêu cầu trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ của khu vực FDI. Số liệu điều tra của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tỷ lệ người lao động do khu vực FDI đào tạo
hoặc tham gia đào tạo trong năm 2017 đạt 57% tổng số lao động được đào tạo của cả nước
(trong đó tự đào tạo là 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo là 17%). Qua đó, có thể thấy
rằng, khu vực FDI đã góp phần hình thành và phát triển một bộ phận lao động có kỹ năng
nghề nghiệp và du nhập nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến54.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trong khu vực FDI đã từng bước chuyển giao
cơng nghệ, quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho người lao động Việt Nam. Nhiều
vị trí trước đây do chun gia nước ngồi đảm nhận, thì nay lao động Việt Nam đã đủ
khả năng làm chủ, góp phần tạo dựng một đội ngũ doanh nhân Việt Nam trưởng thành.
54

Xem: />
206


Khơng những thế, khu vực FDI cịn có tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu
lao động ở nước ta. Bởi lẽ, cùng với sự gia tăng tỷ trọng của khu vực FDI trong ngành
chế biến, chế tạo (với 58,4% tổng số vốn FDI được cấp phép đầu tư vào lĩnh vực này)

là xu hướng tăng lên về số lượng lao động làm việc trong các ngành này. Theo Cục Đầu
tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng
tăng tỷ trọng lao động khu vực FDI đã đóng góp khoảng 29,3% cho tăng trưởng năng
suất lao động chung của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2016.
Thực trạng đó, khơng chỉ làm cho các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, mà
còn từng bước nâng cao trình độ chun mơn, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất và đặc
biệt là nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và thay đổi thói quen của người lao động Việt Nam
đang làm việc trong khu vực FDI, trực tiếp tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động
nước nhà, là động lực khách quan (chúng tôi nhấn mạnh) buộc các khu vực kinh tế khác
phải thay đổi cách thức tổ chức quản lý sản xuất, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng,
sử dụng và đãi ngộ đối với người lao động. Góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự
phát triển bền vững về lực lượng lao động nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nói chung.
2. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
Một là: Thiếu tính ổn định trong việc thu hút lao động và giải quyết việc làm
Thực tế cho thấy, người lao động trong khu vực FDI thường ít được ký hợp đồng
lao động lâu dài với các chủ đầu tư nước ngoài. Số liệu Thống kê lao động việc làm năm
2016 cho thấy, chỉ có 58,8% số lao động làm cơng ăn lương có hợp đồng lao động, số
người làm việc theo thoả thuận miệng là 33,5% và số người đang làm việc nhưng khơng
có hợp đồng lao động là 7,8%55.
Đáng chú ý, trong số 58,8% lao động có hợp đồng lao động được thực thi trong
khu vực FDI thì số hợp đồng lao động không xác định thời hạn chỉ chiếm 33,4%; số hợp
đồng lao động từ 1 năm đến dưới 3 năm là 55%; số hợp đồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm
chiếm 8,7% và dưới 3 tháng chiếm 1,4%. Đặc biệt, theo phản ánh của người lao động, để
tránh nộp bảo hiểm xã hội, một số chủ sử dụng lao động đã chuyển từ ký kết hợp đồng
lao động sang ký kết hợp đồng dịch vụ, tư vấn, cộng tác viên… đối với một số cơng việc56.
Điều đó thể hiện sự không ổn định trong vấn đề lao động và việc làm trong khu vực FDI
ở nước ta hiện nay.
Không những thế, theo số liệu do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cơng bố
hàng năm cho thấy, hiện chỉ có 21% số doanh nghiệp FDI tham gia đóng bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế cho người lao động và trích nộp kinh phí cơng đồn với số lượng
55

Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Thống kê Lao động việc làm năm 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.38.

56

Xem: />
207


517.000 người. Đây là một tỷ lệ quá nhỏ so với số lao động đang làm việc trong khu
vực FDI ở nước ta hiện nay. Thực trạng này đã gây ra những thiệt thòi nhất định đối với
người lao động, tác động tiêu cực đến tâm lý, ý thức và thái độ lao động của một bộ
phận người lao động trong khu vực FDI ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều chun gia cho rằng, chính sách tiền lương trong khu vực
FDI đang có nhiều bất cập, khơng ít doanh nghiệp FDI chưa thực hiện tốt chính sách
tiền lương như chậm nâng mức lương tối thiểu, không nâng lương niên hạn cho cơng
nhân, thực hiện chính sách phạt trừ tiền lương người lao động, tăng ca nhiều, khơng
đóng hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội… Do đó, tồn tại một thực trạng là các đơn vị này
ln trong tình trạng thiếu hụt lao động, lao động đình cơng, bỏ việc..., làm ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp và an ninh trật tự trên địa bàn. Không những thế, có
thực trạng là hiện có nhiều doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ, phá sản rồi trốn về nước,
gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Tất cả những điều đó không chỉ làm cho Nhà nước mất
nguồn thu từ thuế, bảo hiểm… mà còn làm cho người lao động rơi vào tình cảnh thất
nghiệp, mất lương và các quyền lợi khơng được đảm bảo… ảnh hưởng tiêu cực đến tính
bền vững trong vấn đề lao động và việc làm ở nước ta hiện nay.
Hai là: Khu vực FDI chủ yếu sử dụng lao động trẻ, trình độ thấp
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc thu hút một số lượng nhất định nguồn lực lao
động có chất lượng cao, cịn lại phần lớn người lao động trong khu vực FDI ở Việt Nam

hiện nay là lao động trẻ, trình độ thấp. Số liệu từ cuộc điều tra lao động và việc làm do
Tổng cục Thống kê công bố năm 2017 cho thấy, tỷ lệ lao động trong khu vực FDI có độ
tuổi dưới 35 chiếm tới 72% tổng số lao động đang làm việc trong khu vực này (các khảo
sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho kết quả tương tự). Đáng chú ý
tính đến cuối năm 2017, vẫn còn khoảng 80% số người lao động trong khu vực FDI
khơng có bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ đào tạo nào, tỷ lệ này gần như không thay đổi từ
năm 2011 đến nay. Điều đó cho thấy, trong một thời gian dài, các nhà đầu tư nước ngoài
vẫn chủ yếu đầu tư vào Việt Nam với mục đích khai thác lợi thế lao động trẻ, giá rẻ của
nước ta để thực hiện các hoạt động gia công cho họ. Thực tế này đã góp phần làm chậm
quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, như lời của Thứ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ông Lê Quân từng trăn trở: “Một khi các doanh
nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trình độ thấp thì điều này khơng khuyến khích người
lao động quan tâm học tập nâng cao trình độ và các cơ sở giáo dục đào tạo không chịu
sức ép của thị trường để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo”57.
Xét đến cùng, việc sử dụng chủ yếu lao động trẻ ở một nước có dân số trẻ như
Việt Nam là bình thường. Song, điều đáng nói ở đây là “sự thay đổi” và “đào thải” một
cách thường xuyên đối với người lao động trong khu vực FDI, nhất là đối với người lao
57Xem:

/>
208


động trên 35 tuổi lại là một vấn đề cần phải quan tâm, vì nó có tác động tiêu cực đến
tính bền vững về lao động và việc làm ở nước ta hiện nay. Dù rằng, còn nhiều ý kiến
trái chiều về tình trạng sa thải người lao động trên 35 tuổi trong khu vực FDI. Tuy nhiên,
số liệu về tỷ lệ lao động trong khu vực FDI có độ tuổi dưới 35 chiếm tới 72% số lao
động đang làm việc trong khu vực này do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
Tổng cục Thống kê công bố năm 2017 đã khẳng định điều đó.
Quan tâm đến vấn đề này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận định:

tình hình “sa thải” người lao động trên 35 tuổi diễn ra tại các doanh nghiệp FDI đang
là vấn đề cần chú ý đặc biệt, nhiều lý do và cách thức đã được doanh nghiệp FDI đưa ra
để sa thải người lao động. Thậm chí, doanh nghiệp cịn tạo áp lực công việc để người
lao động không dễ hoàn thành, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đưa ra
lý do cụ thể. Cơ quan này đưa ra 3 lý do chủ yếu của tình trên là: Thứ nhất, một số ngành
nghề không phù hợp với lao động sau tuổi 35; Thứ hai, với chính sách lương hiện hành,
người có thâm niên cao doanh nghiệp sẽ phải trả lương cao và đương nhiên có mức đóng
bảo hiểm xã hội cao, điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp; Thứ ba, một số lao động
sau tuổi 35 không đáp ứng được yêu cầu công việc, trong khi nguồn lao động trẻ cịn
khá dồi dào”58.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng, dù khu vực FDI tạo thêm nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, song cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống, đồng
thời tạo thêm áp nhiều lực xã hội cho các địa phương có liên quan. Bởi lẽ, việc thu hút
lao động của các doanh nghiệp FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động có giá nhân
cơng rẻ, ít đào tạo… sau một thời gian làm việc, nếu không đáp ứng được yêu cầu của
doanh nghiệp hoặc vì nhiều lý do khác nhau họ sẽ bị sa thải, điều đó sẽ tiếp tục tạo ra
gánh nặng cho địa phương và nhà nước, nhất là việc giải quyết công ăn việc làm sau
này, cũng như việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp… Như vậy, nhìn ở khía cạnh này, có
thể thấy rằng, việc thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam
của khu vực FDI mới chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, về lâu dài, cần phải có những
định hướng chiến lược và giải pháp phù hợp để đảm bảo tính ổn định và bền vững đối
với vấn đề lao động và việc làm trong khu vực FDI.
3. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Xét đến cùng, mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận
đó, họ cũng tạo ra nhiều giá trị, đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam, trong
đó có những tác động tích cực đến người lao động nói riêng và sự phát triển của lực
lượng sản xuất nói chung. Bên cạnh đó, sự tồn tại của khu vực FDI cũng có tác động
tiêu cực đến sự phát triển bền vững của Việt Nam, nhất là sự phát triển bền vững về
58Xem: />

209


lao động và việc làm, thể hiện ở một số tác động chủ yếu mà chúng tôi đã chỉ ra và
phân tích ở trên.
Thực trạng đó đã đặt ra u cầu cần tiếp tục phải có các giải pháp và chính sách
phù hợp để khai thác và phát huy những tác động tích cực, đồng thời khắc phục những tác
động tiêu cực từ khu vực FDI đến sự phát triển bền vững về lao động và việc làm ở nước ta
hiện nay, để khu vực FDI tiếp tục phát huy giá trị, tạo ra những động lực mới trong việc thu
hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này, liên quan đến
vấn đề lao động, việc làm và từ những tác động của khu vực FDI đến vấn đề lao động và
việc làm, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp như sau:
Đối với Đảng:
Cần xác định rõ vị trí, vai trị của khu vực FDI trong nền kinh tế quốc dân: Một
khi chúng ta đã thừa nhận, cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp FDI phát triển và
xuất phát từ những đóng góp tích cực từ khu vực FDI trong hơn 30 năm qua, chúng ta cần
xác định rõ vị trí, vai trị của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Chúng tôi đề xuất điều này bởi lẽ, hiện nay chưa có sự xác định rõ ràng, cụ thể về vị trí, vai
trị của khu vực FDI ở nước ta. Cụ thể là, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2013) chỉ khẳng định: “Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh
tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển” (tr.7). Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng thì xác định rõ hơn: “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh
tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (tr.25). Như vậy, chúng ta mới chỉ
khuyến khích khu vực FDI phát triển, mà chưa có sự xác định rõ ràng về vị trí, vai trị của
khu vực FDI trong nền kinh tế đất nước.
Do vậy, để các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa
cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc

làm. Chúng tôi đề nghị, đã đến lúc cần phải xác định thêm một động lực nữa của nền
kinh tế - đó là khu vực FDI. Thậm chí, có thể coi khu vực FDI cùng với khu vực kinh tế
tư nhân là những động lực quan trọng của nền kinh tế. Dù rằng, có nhiều ý kiến cho
rằng khu vực FDI thuộc khu vực kinh tế tư nhân hoặc đồng nhất khu vực FDI với khu
vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trong các thống kê của chúng ta vẫn tách riêng khu vực
FDI và trên thực tế vẫn có sự phân biệt, đối xử giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế tư
nhân. Vậy nên, việc xác định thêm một động lực nữa của nền kinh tế là khu vực FDI và
coi khu vực FDI cùng với khu vực kinh tế tư nhân là những động lực quan trọng (chúng
tôi nhấn mạnh) của nền kinh tế là sự thể hiện rõ việc xác định vị trí, vai trị của khu vực
FDI trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

210


Việc xác định rõ vị trí, vai trị của khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam hiện
nay, không chỉ là cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách cụ
thể và sát thực hơn đối với khu vực FDI, mà còn tạo tâm lý tích cực đối với các nhà đầu
tư nước ngồi khi đầu tư vào Việt Nam, có thể góp phần làm giảm đi những tác động
tiêu cực từ khu vực FDI đến sự phát triển bền vững nói chung và sự bền vững về lao
động, việc làm của Việt Nam nói riêng.
Đối với Nhà nước:
Có cơ chế hợp lý để hỗ trợ, khuyến khích khu vực FDI hoạt động hiệu quả, đóng
góp tích cực vào việc giải quyết việc làm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao
động. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm đối với các
doanh nghiệp FDI hoạt động không hiệu quả, chây ỳ, trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ
đối với người lao động nhất là việc trang bị an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, tiền
lương tối thiểu vùng, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khu
vực FDI. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát việc sử dụng lao động và
chi trả các chế độ xã hội đối với lao động của khu vực FDI, vừa đảm bảo sự công bằng

giữa các khu vực kinh tế vừa giữ được mối quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư nước
ngoài. Đặc biệt, cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm bảo việc quản lý
có hiệu quả việc sử dụng và đảm bảo các chế độ đối với lao động làm việc trong khu
vực FDI nói riêng và trong tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Hồn thiện chính sách về lao động đối với khu vực FDI: Thực tế cho thấy, các
chính sách hỗ trợ đối với khu vực FDI đã được các ngành, các cấp nghiên cứu ban hành
nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích khu vực phát triển. Nhưng vấn đề quan
trọng là cần phải nhanh chóng hồn thiện (chúng tơi nhấn mạnh) các chính sách hỗ trợ
phát triển phù hợp đối với khu vực FDI. Đặc biệt là chính sách về đào tạo nghề đối với
người lao động một cách thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, cần nghiên cứu ban hành các
quy định về thời gian sử dụng lao động tối thiểu đối với người lao động Việt Nam trong
khu vực FDI, để khắc phục tình trạng sa thải lao động trên 35 tuổi như hiện nay.
Đối với người lao động:
Mặc dù khu vực FDI đang có tác động tích cực trong việc nâng cao trình độ và
chất lượng lao động ở nước ta hiện nay, song nhìn chung trình độ người lao động trong
khu vực FDI vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và chưa đáp ứng được
đòi hỏi nâng cao năng suất lao động của các nhà đầu tư nước ngồi. Do vậy, để đáp ứng
u cầu cơng việc trong khu vực FDI, đòi hỏi những người lao động phải nghiêm túc
nhận thức về sự yếu kém về trình độ, hạn chế về tư duy và thói quen lao động…, để
khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, nhanh chóng thay đổi tư duy, thói
quen…, đáp ứng những đòi hỏi và yêu cầu về người lao động trong thời kỳ đổi mới và
211


hội nhập quốc tế. Cần xác định, việc học tập nâng cao trình độ và rèn luyện ý thức lao
động là việc làm suốt đời đối với mỗi người lao động ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, một
khi người lao động đã có một trình độ chun mơn nhất định, ý thức kỷ luật cao trong
lao động…, đáp ứng được các yêu cầu từ phía chủ sử dụng lao động thì việc thay đổi
hay sa thải sẽ khó xảy ra, thậm chí nếu chủ sử dụng lao động muốn cố tình sa thải thì
với trình độ chun mơn nhất định, ý thức kỷ luật cao trong lao động…, người lao động

hồn tồn có thể làm việc cho các chủ sử dụng lao động khác hoặc các doanh nghiệp các
trong mọi thành phần kinh tế. Chúng tôi cho rằng, đây là giải pháp căn cơ nhất giúp
người lao động tự bảo vệ mình, tự tạo ra sự phát triển bền vững về lao động và việc làm
cho chính mình trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Cùng với đó, từ thực tiễn q trình lao động trong khu vực FDI, với vai trò là
người làm thuê, mỗi lao động trong khu vực FDI cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện
các quy định của Nhà nước trong doanh nghiệp đối với bản thân, phát hiện những thiếu
sót, sai phạm, chậm trễ trong việc thực hiện các quyền lợi đối với lao động làm thuê
(nếu có), để kiến nghị với chủ doanh nghiệp và cùng chủ doanh nghiệp giải quyết thông
qua các tổ chức công đồn tại đơn vị, địa phương. Nếu khơng giải quyết được, cần tiếp
tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhà nước để được xem xét, giúp đỡ. Làm được
như vậy, sẽ góp phần đáng kể khắc phục sự mâu thuẫn giữa người lao động và người sử
dụng lao động, hạn chế được các cuộc đình cơng địi quyền lợi đang diễn ra trong khu
vực FDI như hiện nay.
Thiết nghĩ, các kiến nghị mang tính giải pháp trên, sẽ góp phần làm cho các doanh
nghiệp FDI ngày càng phát huy được vai trị tích cực trong việc giải quyết việc làm và
sử dụng lao động xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước theo hướng
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.

212

Phạm Việt Dũng (2011), Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hiện
nay, .

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2013), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb CTQG, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011): Niên giám thống kê 2010, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Thống kê Lao động việc làm năm 2016,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.


Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018): Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
7. />8. />9. />10. />11. />6.

213



×