Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

(Luận án tiến sĩ) tái cơ cấu các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở đồng bằng sông hồng theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.52 KB, 153 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng Sơng Hồng (ĐBSH) có lịch sử hình thành và phát triển lâu
đời gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Đây cũng chính là
vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học cơng nghệ
của cả nước.
Nói đến ĐBSH khơng thể khơng nói đến các làng nghề thủ cơng mỹ nghệ
(trong luận án này viết tắt là LN) truyền thống có lịch sử hình thành và phát
triển hàng trăm năm, như: Gốm sứ ở Hà Nội và Hải Dương; Lụa tơ tằm, Sơn
Mài, mây tre giang đan ở Hà Nội, Gỗ mỹ nghệ ở Hà Nội và Bắc Ninh... Sản
phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) khu vực ĐBSH rất đa dạng, phong phú, được
tạo ra bởi bí quyết sản xuất tích lũy qua thế hệ các nghệ nhân được truyền từ
đời này sang đời khác. Các LN đang có vai trị ngày càng quan trọng và tích
cực trong q trình phát triển KTXH tại các địa phương, góp phần tăng tỷ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động
từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp với thu nhập cao
hơn.
Đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp ở các LN có vai trị đặc biệt quan trọng
trong phát triển KTXH khu vực nông thơn. Phát triển LN góp phần tích cực
vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nơng thơn.
Trong những năm qua, LN đã góp phần thực hiện tốt chủ trương "ly nông,
bất ly hương" giảm sức ép dân số cho khu vực thành thị; đa dạng các hình thức
tổ chức sản xuất; xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn; đưa nền kinh tế làng xã phát triển nhanh, bền vững....
12, Tr2.
Mặc dù những đóng góp của các LN là vơ cùng quan trọng, song có thể
khẳng định sự phát triển của các LN ở ĐBSH hiện vẫn mang tính tự phát,
manh mún và thiếu bền vững. Các LN vẫn tồn tại nhiều yếu kém cần khắc
phục như: Mẫu mã sản phẩm ít được đổi mới mà chủ yếu là mẫu cũ hoặc sao


chép các mẫu sẵn có trên thị trường. Nhiều LN vẫn làm thị trường theo cung

luan an


2

cách cũ là sản xuất và bán cái mình có chứ không sản xuất và bán cái thị
trường cần. Thiếu khả năng tự khai thác thị trường, đặc biệt là thị trường xuất
khẩu là một trong những điểm yếu lớn nhất của các LN hiện nay. Lao động LN
thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nên năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm chưa cao. Công nghệ, thiết bị sản xuất trong các LN chủ yếu là thô sơ,
lạc hậu. Nguồn vốn phục vụ cho phát triển LN chủ yếu là vốn tự có, chưa huy
động được vốn từ các ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Ơ nhiễm
mơi trường LN đang ở mức báo động, ý thức bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp và người dân trong các LN chưa cao…
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất
bắt nguồn từ cơ cấu của mỗi LN và mơ hình tổ chức, gọi chung là mơ hình LN
cịn nhiều bất cập, hạn chế…. Việc thay đổi các cơ cấu và mô hình này chủ
yếu là thụ động và riêng biệt mà chưa mang tính hệ thống, theo ý trí chủ quan
của chủ thể LN, do đó chưa khai thác được hết các tiềm năng, thế mạnh của
LN để phát triển bền vững.
Để LN phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH cần phải tái cơ
cấu LN như một lĩnh vực của nền kinh tế và tái cơ cấu ngay trong nội tại của
từng LN. Với quan niệm tái cơ cấu LN như vậy, thuật ngữ “tái cơ cấu” có thể
được tiếp cận từ 3 giác độ: vĩ mô, trung mô và vi mô. Dưới giác độ vĩ mô, tái
cơ cấu là việc thay đổi cơ cấu nghề TCMN trên phạm vi tổng thể nền kinh tế,
dưới giác độ trung mô là việc tái cơ cấu một LN cụ thể với các cơ cấu của
những yếu tố bên trong cấu thành LN và mối quan hệ giữa chúng. Dưới giác độ
vi mơ đó là việc tái cơ cấu bên trong một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của LN.

Trong phạm vi luận án này, tác giả tiếp cận vấn đề tái cơ cấu LN dưới giác độ
trung mô.1
Việc nghiên cứu để tìm câu trả lời cho câu hỏi thực chất cơ cấu của LN
đang tồn tại những khó khăn, bất cập, hạn chế gì; Mơ hình LN nào là tối ưu,
bền vững; Làm sao có được mơ hình LN đó đang trở nên cần thiết. Tất cả
những điều nói trên chính là khởi nguồn cho ý tưởng của tác giả về việc lựa
1

Cách tiếp cận này đã được đề cập trong luận án Tiến sỹ kinh tế “Phát triển Logistic ở Việt Nam hiện nay” của
NCS Đinh Lê Hải Hà – Viện Nghiên cứu Thương mại năm 2013 (trang 1)

luan an


3

chọn đề tài “Tái cơ cấu các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Đồng bằng Sông
Hồng theo hướng phát triển bền vững” nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài có thể hệ thống theo các
nhóm vấn đề (tái cơ cấu, làng nghề, và phát triển bền vững), cụ thể như sau:
a. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu
- Luận án tiến sỹ "Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của tập đoàn
Dệt may Việt Nam", năm 2011 của Ngô Thị Việt Nga Trường Đại học Kinh tế
quốc dân. Luận án đã đưa ra quan điểm về tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp trên
cơ sở hình thành các q trình kinh doanh, thơng qua phân tích thực tế mơ hình
cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam,
luận án đã đề xuất các điều kiện, giải pháp để tái cơ cấu tổ chức các doanh
nghiệp, qua đó hình thành mơ hình tổ chức mới cho các doanh nghiệp dệt may

trong điều kiện thực tế hiện nay.
- Luận án tiến sỹ "Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhà
nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam", năm 2010 của Đồn Hương Quỳnh
- Học viện Tài chính. Luận án đã làm sáng rõ những vấn đề lý luận và các nhân
tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn, tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu, sự cần thiết phải tái cơ cấu nguồn vốn và nguyên tắc
cơ bản để tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Luận án đã đánh
giá hiệu quả hoạt động và thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp
Nhà nước trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tái cơ cấu
nguồn vốn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà
nước.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Tái cơ cấu kinh tế Tây nguyên theo
hướng phát triển bền vững” năm 2014 của PGS.TS Bùi Quang Tuấn và Thạc
sỹ Trần Thanh Phương thuộc Viện Kinh tế - Viện hành lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế
vùng, đưa ra quan niệm riêng có về tái cơ cấu kinh tế vùng. Đề tài đã làm rõ

luan an


4

thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tây Nguyên theo hướng phát triển bền
vững trong thời gian vừa qua; Từ đó đề xuất các định hướng và các giải pháp
tái cơ cấu kinh tế Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững cho giai đoạn
2016-2025 và tầm nhìn 2050.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của vùng Đông Bắc Việt Nam", năm 2016 do Nguyễn Tiến Long, Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên làm chủ
nhiệm. Đề tài đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về cơ cấu và tái

cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; những nhân tố tác động tới tái cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu;  Xây dựng mẫu điều tra, tiến hành điều tra thu tập thông tin liên
quan đến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc Việt Nam;
Phân tích thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc
Việt Nam; Xây dựng hàm hồi quy và các phương pháp dự báo hiện đại để dự
báo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đơng bắc Việt Nam đến năm
2020; Đề xuất các nhóm giải pháp và các điều kiện cụ thể để áp dụng các giải
pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng Đông bắc
Việt Nam đến năm 2020; Khuyến nghị về mặt chính sách đối với Nhà nước và
các địa phương trong vùng Đông bắc Việt Nam để thực hiện thành công
phương án tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong điều kiện cụ thể đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Ngồi ra còn một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí của Việt Nam
như: Bài “Tái cấu trúc các làng nghề nhằm tạo đòn bẩy phát triển sản phẩm
làng nghề” đăng trên chuyên mục Kinh tế - báo điện tử Đảng cộng sản Việt
Nam, ngày 15/10/2011; Bài “Tái cơ cấu làng nghề để phát triển sản phẩm”
của Sỹ Tuyên đăng trên mục Văn hoá - Báo điện tử Tin Tức, ngày
16/10/2011; Bài “Tái cơ cấu các làng nghề Việt Nam: Hạn chế ô nhiễm,
đánh thức thế mạnh tự nhiên" đăng trên Báo Kinh tế môi trường, ngày
04/10/2012; Bài “Tái cơ cấu làng nghề - Giải pháp căn cơ giải quyết ô
nhiễm môi trường” của Văn Hảo đăng trên mục Xã hội - Báo điện tử Cần
Thơ ngày 03/11/2011; Bài “Tái cơ cấu làng nghề theo hướng bền vững, hiệu

luan an


5

quả” của tác giải Minh Phương đăng trên báo điện tử Đảng cợng sản ngày
09/12/2011.

b. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển làng nghề
- Luận án tiến sỹ kinh tế “Phát triển làng nghề truyền thống ở nơng thơn
Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, năm 2003 của Trần
Minh Yến, Viện Kinh tế học. Luận án đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý
luận về làng nghề truyền thống ở nông thôn theo quan điểm của khoa học
kinh tế chính trị Mác - Lê nin và đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt
nam. Luận án làm rõ vai trò của làng nghề truyền thống ở nơng thơn đối với
q trình CNH, HĐH đất nước, phân tích thực trạng và động thái phát triển
của các làng nghề truyền thống ở nông thôn từ đổi mới đến 2010, khái quát xu
hướng vận động của làng nghề truyền thống dưới tác động của CNH, HĐH,
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các làng nghề truyền thống thực
sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Luận án tiến sỹ “Làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong quá trình
Hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2016 của Vũ Ngọc Hoàng. Luận án đưa ra các
khai niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống trong hội nhập KTQT, xây
dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cơ bản về làng nghề truyền thống trong hội
nhập KTQT, phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010-2015, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề truyền
thống tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập KTQT.
- Luận án tiến sỹ “Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa
bàn thành phố Hà Nội”, năm 2013 của Trịnh Kim Liên. Luận án đã hoàn thiện
các vấn đề lý luận về phát triển làng nghề nói chung và làng nghề sản xuất
hàng xuất khẩu nói riêng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt
được, hạn chế của phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà
Nội, luận án đã đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển các làng nghề
sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở
một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ

luan an



6

thuật Việt Nam, do GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2005.
Đề tài đã tổng hợp, bổ sung cơ sở lý luận về phát triển làng nghề, trên cơ sở
đó đề tài đã đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở một số
tỉnh ĐBSH trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của các
làng nghề ở khu vực này trong thời gian tiếp theo.
c. Các cơng trình liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
- Luận án tiến sỹ “Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ
của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010”, năm 2007 của Trần Đoàn Kim,
trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa để góp phần hồn
thiện những vấn đề lý luận về chiến lược marketing có thể vận dụng đối với
các doanh nghiệp tại làng nghề TCMN trong điều kiện nền kinh tế thị trường
và hội nhập KTQT. Đề tài đã đánh giá việc hoạc định và thực thi chiến lược
marketing hàng TCMN làng nghề Việt Nam từ đó đề xuất các các chiến lược
marketing và một số cơ chế chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ công tác
marketing hàng TCMN tại các làng nghề Việt Nam.
- Luận án tiến sỹ “Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề thủ công
mỹ nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế”, năm 2010 của Nguyễn Hữu Thắng, trường Đại học
Ngoại thương Hà Nội. Luận án đã hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về làng
nghề, doanh nghiệp làng nghề góp phần đẩy mạnh xuất khẩu; Đồng thời đánh
giá thực trạng phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề ở Việt Nam và
thực trạng sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam từ đó đề xuất các chính
sách, giải pháp nhằm phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề để tăng
nhanh hàng TCMN xuất khẩu.
- Luận án tiến sỹ “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ Việt Nam”, năm 2012 của Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu
Thương mại - Bộ Công Thương. Luận án đưa ra các đề xuất về giải pháp,
chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam trong mối liên hệ với các tổ chức và doanh nghiệp

luan an


7

xuất khẩu hàng TCMN. Luận án đã tập trung đưa ra các giải pháp, kiến nghị
đối với Nhà nước, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng làm sao để phát triển
được thị trường xuất khẩu hàng TCMN.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải
pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến
năm 2010”, do TS. Trần Công Sách – Viện Nghiên cứu thương mại, bộ Công
Thương làm chủ nhiệm, năm 2003. Đề tài đã luận giải khá rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về vai trò của làng nghề truyền thống và vai trị của các chính
sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong quá
trình hội nhậpkinh tế quốc tế để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
và tác động của các chính sách và giải pháp của Nhà nước để tiêu thụ
sản phẩm làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ. Đánh giá đúng mức độ ảnh
hưởng của yếu tố công nghệ đến kết quả sản xuất kinh doanh. Đề xuất phương
hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới hồn thiện chính sách nhằm tiêu thụ sản
phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phát triển thị trường cho làng
nghề tiểu thủ công nghiệp vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay”, của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do GS. TS Trần Văn Chử làm chủ
nhiệm, Hà Nội, 2005. Đề tài đã làm rõ vai trị, vị trí của làng nghề tiểu thủ
công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường của làng

nghề tiểu thủ cơng nghiệp vùng ĐBSH; Từ đó đánh giá tiềm năng, xu hướng
phát triển và thực trạng của làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp, đồng thời chỉ ra
được những khó khăn, vướng mắc về thị trường của làng nghề tiểu thủ cơng
nghiệp vùng ĐBSH, căn cứ vào đó để xác định phương hướng phát triển và
đề xuất các giải pháp để mở rộng thị trường cho làng nghề tiểu thủ công
nghiệp vùng ĐBSH.

d. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững

luan an


8

- Luận án tiến sỹ "Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên", năm 2014 của Dương Thị Tình - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án đã hệ thống hóa và phát triển lý thuyết phát triển bền vững ứng dụng
vào lĩnh vực thương mại, hình thành khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh
giá phát triển thương mại bền vững. Thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, luận án đã xác
lập các giải pháp nhằm phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020.
- Luận án tiến sỹ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh
tế trọng điểm bắc bộ” năm 2010 của Bạch Thị Lan Anh, trường Đại học Kinh
tế quốc dân. Luận án đã luận giải được một số vấn đề lý luận cơ bản về phát
triển bền vững làng nghề truyền thống, làm rõ sự cần thiết phát triển bền vững
làng nghề truyền thống trong q trình phát triển kinh tế nơng thơn; Đồng thời
luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền
thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đề xuất quan điểm, định hướng và xây
dựng các chín giải pháp nhằm phát triển bền vững các làng nghề truyền thống

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Một số chính sách chủ yếu phát
triển bền vững làng nghề ở Việt Nam", năm 2010 của Viện Nghiên cứu Quản
lý kinh tế Trung ương, do Đinh Xuân Nghiêm làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã
tổng hợp, bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển bền vững làng nghề;
Nghiên cứu khái quát thực trạng làng nghề Việt Nam; Rà soát và đánh giá thực
trạng ban hành và thực hiện chính sách dưới góc độ phát triển bền vững ở Việt
Nam trong thời gian vừa qua; Từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện chính
sách thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề Việt Nam trong thời gian tiếp
theo.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề LN và sản phẩm TCMN đã được nhiều nước châu Á, châu Phi và
một số nước công nghiệp phát triển tập trung nghiên cứu từ lâu. Các công
trình nghiên cứu của các nước chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các chính sách

luan an


9

phát triển LN và tiêu thụ sản phẩm, cũng có những công trình nghiên cứu trực
tiếp đến sản phẩm TCMN, nhưng ít được công bố rộng rãi. Những vấn đề liên
quan đến mơ hình sản xuất, tái cơ cấu để đạt được hiệu quả kinh tế, hướng tới
phát triển bền vững cũng đã được nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình được
cơng bố. Tuy nhiên qua tìm hiểu những cơng trình mà tác giả biết, chưa thấy
có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tái cơ cấu LN theo hướng phát
triển bền vững. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến LN
đã được công bố rộng rãi:
- Report of One Village One Product of Professional Morihiko
Hiramatsu – Chair man of OVOP Association of Japan (Báo cáo phong trào

mỗi làng một sản phẩm của Giáo sư Morihiko Hiramatsu, Chủ tịch Hiệp hội
phòng trào Mỗi làng một sản phẩm Nhật Bản) tại Hội thảo quốc tế “Mỗi làng
một sản phẩm” lần thứ VII diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình
từ ngày 14-15/12/2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Hiệp hội mỗi làng một sản phẩm Oita và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản tổ chức.
Theo phong trào này, con người có thể phát triển địa phương, vùng của
mình bằng cách đẩy mạnh sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đây
là tinh thần của phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm", loại phát triển này
khơng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của toàn vùng, nhưng đạt được sự
phát triển vững chắc, ổn định và khơng bị lơi cuốn bởi làn sóng của kinh tế thị
trường. Phát triển vùng theo hướng ưu tiên kinh tế và đảm bảo thoả mãn về
tinh thần cho người dân. Phong trào đề ra các nguyên tắc phải tạo ra những
sản phẩm đặc trưng, không chỉ đưa ra thị trường địa phương mà có thể danh
tiếng cả thế giới. Sử dụng nguồn tài nguyên tại địa phương để làm ra các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra mơi trường văn hố và sản phẩm độc
đáo của địa phương
- “Policy and Practical Measures to Promote Occupational Villages in
Ethiopia” By Mr. Yared Awgichew, Agriculture Technology Transfer Expert,
Ethiopia international workshop on application of science & technology for

luan an


10

occupational villages development, August 2010; Organized by Centre for
Science & Technology of theNon-Aligned and Other Developing Countries
(NAM S&T Centre). (Chính sách và các Biện pháp Thực tế để Quảng bá các
Làng nghề ở Ethiopia. Tác giả Yared Awgichew chuyên gia chuyển giao

công nghệ nông nghiệp, Ethiopia. Tại hội thảo quốc tế về “Ứng dụng khoa
học và công nghệ vào phát triển các làng nghề”) Tổ chức bởi Trung tâm
Khoa học Công nghệ của các Quốc gia không liên kết và đang phát triển khác
(Trung tâm NAM S&T). Nội dung là báo cáo kinh nghiệm của chính phủ
Ethiopia trong việc chú trọng đến việc nâng cấp, hiện đại hóa tân trang cơ sở
hạ tầng giúp các làng nghề phát triển.
- One village one product - Rural development strategy in Asian: The case
of OTOP in Thailand, issued by Kaoru NATSUDA, Kunio IGUSA,
Ritsumeikan Asia Pacific University, Japan; Aree WIBOONPONGSE Chiang
Mai

University,

Thailand;

Aree

CHEAMUANGPHAN,

Sombat

SHINGKHARAT Maejo University, Thailand; John THOBURN University of
East Anglia, UK (Mỗi làng một sản phẩm - Chiến lược phát triển nông thôn ở
Châu Á: Trường hợp mỗi làng một sản phẩm ở Thái Lan). Theo báo cáo này,
sau c̣c khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ của thủ tướng Thaksin
đã đề ra một quốc sách nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước đó là "Một làng,
một sản phẩm" (One Tambon, one Product). Theo chính sách này, dựa trên đặc
điểm và thế mạnh của mình, từng làng sẽ lựa chọn và phát triển một sản phẩm
đặc thù có chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm giành được các thị
trường ngách trên thị trường thế giới và được nhận biết thông qua chất lượng

cũng như tính dị biệt nhờ vào các đặc thù của từng làng quê Thái. Chính phủ
Thái lan hỗ trợ tập trung chủ yếu vào khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn
luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, tiêu chuẩn hoá sản phẩm, hoàn
tất đóng gói, tiếp thị và tổ chức kênh phân phối ở nước ngoài.
- An Artisan Heritage Crafts Village: Indigenous Sustainability of
Raghurajpur, issued by Rohit Kumar MBS School of Planning and
Architecture in International Conference On Recent Advances in “Civil

luan an


11

Engineering, Architecture and Environmental Engineering for Sustainable
Development (Làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống: Sự phát triển bền
vững ở Jaghurajpur). Theo đó, chính quyền Odisha khuyến khích các hộ gia
đình trong làng phát triển nghề TCMN, đồng thời biến ngơi nhà của mình trở
thành bảo tàng sống động thơng qua việc trưng bày các sản phẩm TCMN cũng
như các nghệ nhân trình diễn nghề ngay tại nhà cho du khách tham quan. Điều
này đã giúp cho cuộc sống của người dân trong làng ngày càng phát triển, nghề
TCMN truyền thống của làng cũng phát triển một cách bền vững.
- One Village One Product (OVOP) –Regional Sustainable Development
in Kenya, issued by Oscar O. Ohaya, George Misigah, Caroline Kinyanjui in
International Journal of Science and Research (Mỗi làng một sản phẩm - Phát
triển bền vững vùng ở Kenya, của Oscar O.Ohaya, Georger Misigah, Caroline
Kinyanjui đăng trên Tạp chí khoa học và nghiên cứu quốc tế tháng 01/2015).
Theo nghiên cứu này, mơ hình một làng một sản phẩm được xây dựng nhằm
hình thành một mạng lưới trong cộng đồng. Theo sau đó, thay đổi tầm nhìn
quan điểm kinh tế xã hội của cộng đồng, tập trung chủ yếu vào sản xuất một
sản phẩm có giá trị gia tăng có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường tồn cầu.

Mơ hình OVOP được xây dựng dựa trên ba cột trụ chính, nhằm đạt được sự
phát triển kinh tế và xã hội của một cộng đồng một cách bền vững. Bao gồm:
Tự tin và sáng tạo; Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương; Nguồn nhân lực
là trung tâm của sự phát triển.
2.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu trong và
ngồi nước, có thể khẳng định các cơng trình nghiên cứu trên đây đều có liên
quan và đóng góp nhất định ở các góc độ khác nhau đến những vấn đề thuộc đề
tài tác giả đang nghiên cứu,... Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đi vào
nghiên cứu trực tiếp vấn đề tái cơ cấu các LN theo hướng phát triển bền vững.
Vì vậy, một loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến tái cơ cấu LN
theo hướng phát triển bền vững cần phải được nghiên cứu và giải quyết.

luan an


12

Hơn thế nữa, vấn đề tái cơ cấu và phát triển bền vững LN đang là một
trong những quan tâm, ưu tiên hàng đầu của các địa phương trong quá trình
phát triển KTXH hiện nay. Vì vậy, có thể thấy rằng vấn đề tái cơ cấu LN theo
hướng phát triển bền vững là nội dung có tính mới cần được nghiên cứu một
cách đầy đủ và toàn diện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn, lựa chọn và hệ thống
thành cơ sở lý luận về tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững; Phân tích
thực trạng và đưa ra các giải pháp tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền
vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về tái cơ cấu và phát triển bền vững, từ đó
làm cơ sở để hình thành lập luận về tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền
vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng
phát triển bền vững giai đoạn 2011-2016; Xác định những vấn đề đặt ra cần
giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo
hướng phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo
hướng phát triển bền vững dưới giác độ trung mơ, đó là tái cơ cấu một LN cụ
thể với các cơ cấu của những yếu tố bên trong cấu thành LN và mối quan hệ
giữa chúng.

luan an


13

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Các nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các tỉnh, thành phố thuộc
ĐBSH, nhưng trọng tâm là thành phố Hà Nội. Các tài liệu và phân tích, đánh giá
thực trạng từ năm 2011-2016. Đề xuất các giải pháp tái cơ cấu LN theo hướng
phát triển bền vững, áp dụng cho thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
a. Phương pháp luận

- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên
cứu cơ cấu LN trong mối quan hệ với các ngành, lĩnh vực khác ở ĐBSH.
Nghiên cứu mối tương quan giữa các cơ cấu các yếu tố bên trong LN.
b. Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thu thập
phân tích và tổng hợp các tài liệu phân tích thống kê, các tài liệu sẵn có tại
trung ương và tại các cơ quan địa phương để làm cơ sở phân tích thực trạng tái
cơ cấu các LN theo hướng phát triển bền vững trong thời gian qua. Số liệu
được phân tổ một cách tổng hợp và chi tiết qua các giai đoạn, đảm bảo sự so
sánh chuỗi và được biểu diễn, minh họa bằng các sơ đồ, bảng, biểu. Luận án sử
dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh dọc, so sánh
chéo giữa các nghề, địa bàn.
- Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn, lấy ý kiến của
các chuyên gia đến từ tổ chức JICA của Nhật Bản, Hội đồng Anh tại Việt Nam,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hiệp hội
Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, các
Hội, Hiệp hội chuyên ngành TCMN Hà Nội, về các vấn đề liên quan đến nội
dung thực trạng và đề xuất giải pháp tái cơ cấu các LN theo hướng phát triển
bền vững.
- Điều tra, khảo sát số liệu: Tác giả đã lựa chọn 200 doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất thuộc các LN ở ĐBSH để gửi phiếu điều tra, có 174 doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất gửi lại phiếu điều tra. Đây là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiêu

luan an


14

biểu, ở mức trung bình tiên tiến trở lên trong các LN, vì vậy số liệu điều tra
phản ảnh được những thực trạng mang tính điển hình của LN.

6. Những đóng góp mới của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Hệ thống lại các khái niệm, nội dung về tái cơ cấu và phát triển bền vững,
từ đó hình thành cơ sở lý luận để phân tích và đưa ra mơ hình tái cơ cấu theo
hướng phát triển bền vững phù hợp với LN nói chung và LN ở ĐBSH nói
riêng.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề xuất các giải pháp để tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng phát triển
bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, tài liệu tham khảo,
phụ lục, kết luận, luận án gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về tái cơ cấu làng nghề TCMN theo
hướng phát triển bền vững
Chương 2. Thực trạng tái cơ cấu và phát triển bền vững các làng nghề
TCMN ở ĐBSH giai đoạn 2011-2016
Chương 3. Phương hướng, giải pháp tái cơ cấu các làng nghề TCMN ở
ĐBSH theo hướng phát triển bền vững.

luan an


15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm và vai trò của làng nghề thủ công mỹ nghệ
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về làng nghề

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn kỷ yếu hội thảo quốc tế “Bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” tổ chức tháng 8/1996 tại
Hà Nội, thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn cịn trồng trọt theo lối tiểu nơng và
chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm
tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có
ơng trùm, ơng cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy trình
cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ
công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng
hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với
thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả
nước ngồi” 7, Tr39
Theo định nghĩa về LN tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018
của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn, thì “Làng nghề là một hoặc
nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân
cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn” 10, Tr1.
Theo UBND thành phố Hà Nội định nghĩa tại Quy định chính sách phát
triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số
31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014, thì “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm
dân cư cấp thôn, làng hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã,
phường, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một

luan an


16

hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân
và xuất khẩu” 46, Tr2.

Thực tế cho thấy, LN được hình thành bởi nhiều yếu tố trong đó có các
yếu tố chính như: Phạm vi địa lý, sản phẩm sản xuất, chủ thể sản xuất... Về
phạm vi địa lý, LN thường gắn với địa bàn một xã (Lụa Vạn Phúc, Gốm Bát
Tràng, Gốm Chu Đậu, Đồng Đại Bái...), hoặc gắn với địa bàn một thôn, làng
(Sơn mài Hạ Thái, Mây tre đan Phú Vinh, Khảm trai Chuôn Ngọ...); Về sản
phẩm sản xuất, mỗi LN thông thường chỉ sản xuất một chủng loại sản phẩm
(Ví dụ như làng gốm chuyên sản xuất đồ gốm, làng Lụa chuyên sản xuất đồ
lụa, làng nghề gỗ chuyên sản xuất đồ gỗ, ...). Về chủ thể sản xuất, hầu hết các
làng nghề tồn tại nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau bao gồm HTX,
DNTN, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Hộ kinh doanh cá thể, trong đó mơ
hình hộ kinh doanh gia đình là phổ biến.
Từ các phân tích trên, có thể định nghĩa về LN như sau “LN bao gồm các
doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể (gọi chung là cơ sở sản xuất) chuyên
sản xuất, kinh doanh một hoặc một số sản phẩm cùng ngành nghề TCMN trên
địa bàn một thôn hoặc một xã”.
b. Khái niệm về nghề TCMN
Nghề TCMN được coi là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chuyên sản
xuất, chế tác các loại sản phẩm chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, sử dụng
sức người là chính, với kinh nghiệm sáng tạo của các nghệ nhân, thợ chuyên
nghề. Các nghề TCMN thường cũng sử dụng công nghệ truyền thống bao gồm:
Tay nghề và kinh nghiệm của nghệ nhân, thợ chuyên nghiệp; công cụ cổ
truyền; Xử lý vật liệu tự nhiên, sẵn có tại chỗ 45, Tr10.
Hiện nay, việc phân loại nghề TCMN chưa có một quy định cụ thể của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền để áp dụng thống nhất trên toàn quốc, mỗi nơi,
mỗi tác giả có cách phân loại nghề TCMN khác nhau. Theo Bùi Văn Vượng
nghề thủ công được chia ra thành 34 nghề như: Nghề gốm, Nghề chạm khắc
đá, Nghề đúc đồng, Nghề rèn, Nghề dệt (vải, lụa), Nghề đóng thuyền, Nghề
kim hoàn, Nghề dệt chiếu, Nghề may mặc, Nghề thêu ren, Nghề chạm khắc gỗ,

luan an



17

Nghề làm nón, Nghề làm giày dép, Nghề dệt thảm, Nghề làm giấy gió, Nghề in
bản mộc, Nghề khảm trai, Nghề làm tranh dân gian, Nghề sơn, sơn mài, Nghề
Thuỷ tinh, Nghề ngọc (trai, đá quý), Nghề làm quạt giấy, Nghề làm trống,
Nghề làm đồ chơi, Nghề làm con rối, múa rối, Nghề làm ô, dù, lọng, Nghề mây
tre đan, Nghề làm đàn, sáo, nhị, Nghề làm trang phục sân khấu, Nghề mộc,
Nghề kiến trúc, Nghề tiện gỗ, Nghề làm lược, Nghề làm hương, nến 59, Tr1.
Theo cuốn Làng nghề, Phố nghề Thăng Long - Hà Nội của Vũ Quốc
Tuấn, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2010 thì nghề TCMN truyền thống được chia
thành 14 các nhóm nghề như sau: Nghề gốm; Nghề sơn, sơn mài, khảm trai;
Nghề kim hoàn; Nghề đúc đồng; Nghề dệt, may; Nghề thêu ren; Nghề mây tre,
đan; Nghề làm nón, mũ lá; Nghề chạm khắc đá, kim loại, gỗ, sừng, xương;
Nghề dát vàng bạc, quỳ; Nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ;
Nghề chụp ảnh, nặn tò he, hoa giấy, hoa khô, hoa gỗ, tranh đá, tranh gỗ, vẽ
tranh trên kính; Nghề giấy gió, giấy sắc; Nghề tranh dân gian 45, Tr12
Tuy nhiên, theo cách phân loại như trên có nhiều nghề hiện nay khơng
cịn tồn tại (Nghề làm giấy gió, nghề làm con rối…) hoặc có nhiều nghề có tính
chất tương đồng giống nhau (nghề mây tre đan với nghề làm nón mũ lá, hay
nghề nghề tiện gỗ với nghề mộc…) hoặc một số nghề đang dần bị mai một
(như: nghề làm ơ dù, lọng; Nghề làm đàn, sáo, nhị…), vì vậy nếu phân ra nhiều
loại nghề như vậy sẽ rất khó trong việc phân tích, đánh giá. Qua kinh nghiệm
nhiều năm trong lĩnh vực LN, theo tác giả nghề TCMN có thể căn cứ vào đặc
điểm, tính chất để phân ra thành các nghề sau đây:
- Nghề gốm sứ.
- Nghề sơn mài.
- Nghề mây tre giang đan.
- Nghề khảm trai, mộc dân dụng.

- Nghề thêu ren.
- Nhóm nghề khác.
c. Khái niệm cơ cấu và tái cơ cấu làng nghề thủ công mỹ nghệ

luan an


18

- Theo quan điểm của triết học thì cơ cấu dùng để biểu thị cấu trúc bên
trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được
biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác
nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là tổng thể các bộ phận của hệ thống
với quy mô, vị trí, các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp thành trong một thời
kỳ nhất định2.
Hoạt động của LN là quá trình tổ chức sản xuất, sử dụng các nguồn lực để
biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra phục vụ nhu cầu thị
trường. Quá trình tổ chức sản xuất, sử dụng các nguồn lực được thực hiện bởi
chính các cơ sở sản xuất trong LN. Do vậy cơ cấu LN phân tích dưới góc độ
kinh tế học trung mô là biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa
các yếu tố cấu thành LN, các yếu tố cấu thành LN chính và chủ yếu bao gồm:
Sản phẩm, Thị trường, Nguồn nhân lực, Cơng nghệ thiết bị, Vốn, hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh... Vì vậy, cơ cấu LN là tổng hợp các cơ cấu của các
yếu tố bên trong cấu thành LN.
- Hiện nay đang có một số khái niệm tái cơ cấu được sử dụng trong các
văn bản chính thống của Việt Nam như khái niệm về tái cơ cấu kinh tế trong đề
án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng
cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg ngày
19/2/2013, "Tái cơ cấu kinh tế là quá trình tiếp tục cải cách kinh tế nhằm đưa

tới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế" 42. Khái niệm tái cơ cấu nông nghiệp trong đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg
ngày 13/6/2013, "Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển nơng nghiệp
gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng
tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu
quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho tồn ngành, là q trình
2

Theo thư viện học liệu mở Việt Nam tại địa chỉ />
luan an


19

phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các
nơng sản có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và
đảm bảo tính bền vững" 5 .
Theo Nguyễn Đình Cung – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương
“Tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực trên phạm vi quốc gia,
nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nói riêng và của
tồn bộ nền kinh tế nói chung” 57, Tr1
LN đang bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập. Việc duy trì và phát
triển các LN đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng một điều ai
cũng nhìn thấy sự yếu kém và nhiều khó khăn của các LN như: thiếu vốn; mặt
bằng cho sản xuất chật hẹp; môi trường bị ô nhiễm; thị trường chưa được mở
rộng; trình độ quản lý chậm được nâng cao, mẫu mã sản phẩm ít được đổi mới,
cơng nghệ thiết bị lạc hậu, lao động trình độ tay nghề khơng cao… Vì vậy, cải

thiện và tái cơ cấu từng LN, tổ chức lại mơ hình quản lý SXKD nhằm khai
thác tốt các lợi thế cạnh tranh, đồng thời duy trì giá trị truyền thống, cốt lõi của
các LN, chúng ta mới đảm bảo phát triển LN một cách bền vững.
Từ các phân tích và khái niệm trên, tác giả định nghĩa “Tái cơ cấu làng
nghề là quá trình tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu các yếu tố bên trong của làng
nghề, lựa chọn mơ hình SXKD hợp lý theo ngun tắc khai thác tối đa lợi thế
so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có nhằm sản xuất ra những sản
phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người lao động;
hiệu quả SXKD, khả năng cạnh tranh”.
d. Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm PTBV đã xuất hiện lần đầu tiên năm 1987, trong báo cáo
"Tương lai của chúng ta" của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển
(WCED) của Liên Hợp Quốc, "Phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự
phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại
cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau" 9, Tr2.

luan an


20

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio
de Janiero (Braxin) năm 1992 đã đưa ra Chương trình nghị sự 21 về các giải
pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI và Hội nghị Thượng
đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesbury (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002
đã xác định: “PTBV là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hoà giữa ba mặt: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã
hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xố đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục tình trạng ơ
nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường; phịng chống cháy và phá

hoại rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)”9,
Tr2.
1.1.2. Vai trị của làng nghề thủ cơng mỹ nghệ
Sản phẩm của các LN được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của
KTXH với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Ngày nay, khi công nghệ tin
học và công nghệ cao khác dẫu được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhưng đối với nghề TCMN bí kíp, bí truyền và bàn tay tài hoa, sự sáng
tạo của các nghệ nhân là yếu tố quan trọng nhất. Nghề TCMN truyền thống và
giá trị của nhiều nghề TCMN vẫn còn mãi với thời gian.
- Góp phần tạo giá trị gia tăng tồn xã hội, mở rộng xuất khẩu:
Nói đến phát triển LN người ta hiểu đó là việc mở rộng quy mơ, nâng cao
chất lượng và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là việc đa dạng hóa sản phẩm, thị
trường tiêu thụ nhất là xuất khẩu. Mặt hàng TCMN mang đậm nét điều kiện tự
nhiên đất nước, tập quán, mầu sắc văn hóa dân tộc và nghệ thuật cổ truyền. Với
sự tác động của bàn tay khéo léo và cơng nghệ đã hình thành nên nhiều chủng
loại hàng TCMN khác nhau về kiểu dáng, mầu sắc, tạo ra nhiều công dụng
khác nhau. Sự khác biệt về kiểu dáng, chủng loại đáp ứng nhu cầu đa dạng của
thị trường. Chủng loại càng nhiều, càng nhiều nét độc đáo của ngành TCMN
nghệ thì thị trường tiêu thụ càng nhiều, càng rộng, đáp ứng được càng nhiều thị
trường và nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Hiện nay sản phẩm TCMN
của các LN đã xuất khẩu sang trên 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới;

luan an



×