Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Đời sống văn hoá vùng tái định cư của thành phố đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 122 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Nẵng hiện được biết đến là một thành phố phát triển năng
động, nổi bật với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, chỉ số
năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư và tốc độ đơ thị hố nhanh trên phạm vi
rộng lớn.
Trải qua 15 năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương một khoảng thời gian không dài, Đà Nẵng đã trở thành một đơ thị có diện
mạo khang trang, hiện đại, kết cấu hạ tầng đô thị khá đồng bộ. Để có được sự
phát triển, mở rộng đơ thị này, hơn 90 nghìn hộ dân (chiếm gần 1/3 dân số của
thành phố) đã phải di dời, tái định cư (TĐC) để đáp ứng yêu cầu quy hoạch,
mở rộng đô thị.
Mặc dù được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác
giải tỏa, TĐC trong cả nước, nhưng trên thực tế, việc giải tỏa, mở rộng đô thị
ở Đà Nẵng đã không thể tránh khỏi những hệ lụy về kinh tế, văn hóa, xã hội
đối với cộng đồng dân cư tham gia tái định cư, nhất là đối với nơng dân. Để
bảo đảm cho q trình đơ thị hố diễn ra thơng suốt và bền vững, hiện nay
Đảng bộ và chính quyền thành phố đang dồn nỗ lực vào nhiệm vụ phát triển
kinh tế, ổn định đời sống cho người dân tồn thành phố nói chung và người
dân vùng TĐC nói riêng. Song hành với nhiệm vụ này, nhiệm vụ phát triển
văn hố, xây dựng và hình thành nếp sống văn minh đô thị cho người dân
cũng đang được đặt ra. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn với những vấn
đề rộng lớn và rất phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Đã có những hội thảo về những vấn đề khác nhau được tổ chức để bàn
giải pháp ổn định và phát triển đời sống cho người dân vùng TĐC của Đà
Nẵng như: Hội thảo “Đơ thị hóa - thách thức đối với xây dựng gia đình văn
hóa” do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp. Đà Nẵng tổ chức năm 2009,


2
gần đây có Hội thảo “Chăm lo sinh kế cho người dân vùng TĐC - nhìn từ góc


độ cộng đồng” do Uỷ ban MTTQVN thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viện
nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tổ chức... Tuy nhiên, những
hội thảo này mới chỉ đánh giá những khía cạnh riêng lẻ và chủ yếu là về đời
sống kinh tế - xã hội, do đó thiếu đi tính hệ thống, khơng có được sự bao quát,
tổng thể và thật sự đầy đủ về các mặt đời sống vùng TĐC của Đà Nẵng.
Vì vậy, việc nắm bắt những thông tin thực tế, đưa ra những đánh giá có
tính hệ thống và tương đối tồn diện về ĐSVH cũng như các giải pháp, kiến
nghị nhằm tham mưu cho các Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chức
năng của Thành phố trong việc đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp
nhằm xây dựng và phát triển ĐSVH của người dân vùng TĐC của thành phố
Đà Nẵng theo yêu cầu thực tế hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết, vừa có
tính lý luận, vừa có tính thực tiễn cao. Với mong muốn kết hợp những kiến
thức được trang bị trong quá trình học tập với việc nghiên cứu, giải quyết các
vấn đề thực tiễn của địa phương nơi công tác, chúng tôi chọn vấn đề Đời
sống văn hoá vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng hiện nay làm đề tài
nghiên cứu tốt nghiệp chương trình Cao học văn hố của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đời sống văn hoá là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Trực tiếp bàn về vấn đề xây dựng đời sống văn hố ở cơ sở có
các cơng trình sau:
- GS,TS. Hồng Vinh trong cơng trình “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay”, xuất bản năm 1999, đã nhấn mạnh vai
trò của việc xây dựng đời sống văn hố cơ sở tốt chính là bước đi ban đầu
nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đưa văn hoá
thâm nhập vào đời sống hàng ngày của nhân dân.
- PGS,TS. Nguyễn Văn Nhật với cơng trình “Xây dựng và phát triển
đời sống văn hố của giai cấp công nhân Việt Nam - một số vấn đề lí luận và


3

thực tiễn”, xuất bản năm 2010, đã nghiên cứu thực trạng đời sống văn hố của
giai cấp cơng nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay
đồng thời đề xuất hệ quan điểm và các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
đời sống văn hoá của giai cấp công nhân trong những thập niên tiếp theo.
Nhiều luận văn Thạc sĩ cũng nghiên cứu về đời sống văn hoá ở các địa
phương, tộc người trong cả nước như:
- Luận văn Thạc sĩ văn hoá học Đời sống văn hoá ở khu dân cư trên
địa bàn thành phố Tun Quang hiện nay của tác giả Nơng Thị Bích Huệ,
khoá 2008-2011.
- Luận văn Thạc sĩ văn hoá học Đời sống văn hoá dân tộc Dao ở bản
Bang huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Hải
Hà, khoá 2007-2010.
- Luận văn Thạc sĩ văn hoá học Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong thời kỳ CNH-HĐH của tác giả Trương
Bá Trạng, khoá 2001-2004.
Ở địa bàn thành phố Đà Nẵng, có:
- Luận văn Thạc sĩ văn hố học Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở
quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng hiện nay của tác giả Tôn Thất Hiệp Trai, khoá
2004-2007. Nội dung đề tài xoay quanh vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ
sở ở quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng theo nội dung Phong trào Tồn dân đồn
kết xây dựng đời sống văn hố do Chính phủ phát động, cùng với Chương
trình “Thành phố 5 khơng” và “3 có” của UBND Tp. Đà Nẵng. Mục tiêu
chính của đề tài là nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những hạn chế trong
việc thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố,
Chương trình “Thành phố 5 khơng” và Chương trình “Thành phố 3 có” tại
quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng”.
- Luận văn Thạc sĩ văn hoá học Sự biến đổi văn hố đơ thị ở Tp. Đà
Nẵng của tác giả Nguyễn Thị Triều, khoá 2005-2008. Ở đề tài này, tác giả tập



4
trung nghiên cứu những giá trị văn hoá đặc thù của Đà Nẵng, làm rõ sự biến
đổi ở một số lĩnh vực văn hố đơ thị hiện nay dưới tác động của sự phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố, từ đó đề xuất giải pháp để hướng sự biến đổi
đó theo chiều hướng tiến bộ, nhằm giữ gì và phát huy những giá trị văn hố
tốt đẹp của Đà Nẵng.
- Hai cơng trình khác đã nghiên cứu về Tp. Đà Nẵng như: “Đà Nẵng
xây dựng và phát triển đời sống văn hoá” (2004), tập hợp những bài viết xoay
quanh vấn đề xây dựng và phát triển văn hoá Đà Nẵng, đời sống văn hoá cơ
sở trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm chỉ đạo phát triển văn hoá của
Đảng; Đề án Xây dựng nếp sống văn minh đơ thị thuộc Chương trình “Thành
phố 3 có” là những cơng trình có nhiều đóng góp to lớn trong việc làm rõ vai
trị, vị trí xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Tp. Đà Nẵng hiện nay.
Tuy nhiên, những cơng trình đã nêu trên thực sự là những gợi ý quý
báu và chúng tôi sẽ kế thừa một cách phù hợp nhằm đáp ứng các vấn đề đặt ra
trong qua trình xây dựng luận văn.
Riêng về đời sống văn hố vùng tái định cư thì hiện nay có rất ít đề tài
nghiên cứu. Tác giả hiện nay mới chỉ tiếp cận Đề tài khoa học cấp bộ B.1019: “Sự biến đổi văn hoá ở vùng tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số
Tây Bắc hiện nay (qua thực tế các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên), do TS.
Nguyễn Thị Tuyến là chủ nhiệm.
Vấn đề đời sống văn hoá vùng tái định cư của Đà Nẵng thì cho đến nay
chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu. Vì vậy, đề tài "Đời sống văn hoá
vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng hiện nay" là đề tài không trùng
lặp với bất kỳ công trình nào đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nhận thức rõ về cấu trúc, vai trò của đời sống văn hoá, đề
tài đi sâu vào khảo sát đánh giá thực trạng đời sống văn hoá vùng tái định
cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ đó đề xuất những giải



5
pháp nhằm xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá cho người dân vùng tái
định cư của Tp. Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn đi vào giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau:
Một là: Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đời sống văn hố
Hai là: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của
vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng hiện nay;
Ba là: Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hoá cho
vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu là đời sống văn hoá vùng tái định cư của thành
phố Đà Nẵng hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu và nghiên cứu các phương diện cơ bản
về đời sống văn hoá tinh thần vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận
dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý
luận khoa học về đời sống văn hoá nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá trong nhận diện đời sống văn hoá trong điều kiện tái định cư của vùng tái
định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ bức
tranh đời sống văn hoá dưới sự tác động của những biến đổi trong đời sống
chính trị - kinh tế - xã hội vùng tái định của thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê để hệ
thống hoá, khái quát hoá, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết luận về thực

trạng đời sống văn hoá vùng tái định cư của của thành phố Đà Nẵng hiện nay.


6
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, trên cơ
sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát, phỏng vấn, ghi chép nhằm nắm
bắt về đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số vùng tái định cư của thành
phố Đà Nẵng để làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài tranh thủ các ý kiến phân tích, đánh
giá của các chun gia thơng qua các hội thảo và toạ đàm khoa học để điều
chỉnh, thẩm định nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Xác định rõ quan niệm về đời sống văn hoá
- Chỉ ra được hiện trạng, những biến đổi tích cực và cả những nguy cơ
cần được xử lý trong việc xây dựng và phát triển văn hoá vùng tái định cư của
thành phố Đà Năng, từ đó góp phần xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
hoạch định chiến lược phát triển văn hoá xã hội vùng tái định cư nói riêng và
tồn thành phố Đà Nẵng nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài
liệu tham khảo hữu ích cho chính quyền địa phương các cấp và các sở, ban
ngành có liên quan trong việc hoạch định và triển khai các chính sách liên
quan đến ĐSVH cũng như công tác chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá của
các cấp ở thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương,11 tiết.


7
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ VÀ KHÁI QUÁT

VỀ VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CỦATHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
1.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

1.1.1. Khái niệm đời sống văn hoá
Đời sống văn hoá là một vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm
và coi đó là một nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Trong Văn kiện Đại hội V
(1981) của Đảng Cộng sản Việt Nam có viết:
Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hoá là đưa văn hoá
thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú
trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bảo đảm nhà máy, công
trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang,
công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng,
mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp đều có đời sống văn hố [16].
Tại Quyết định số 159/HĐBT ngày 19/12/1983, Hội đồng Bộ trưởng đã
cụ thể hoá chủ trương trên bằng các nhiệm vụ cụ thể như:
... Phải đảm bảo cho phần lớn đơn vị cơ sở đều có hoạt động văn
hố; nhân dân lao động được đọc báo, nghe đài, xem phim, xem
nghệ thuật... , cần củng cố và xây dựng các cơ sở văn hoá ở cấp tỉnh
và huyện: nhà văn hoá, thư viện, rạp chiếu bóng, bảo tàng, triển
lãm...; ở phường, xã hay cụm kinh tế - kỹ thuật, từng bước xây dựng
cơ sở văn hoá tuỳ theo thực tế cơ sở [56, tr.257-259].
Những nội dung nêu trên cho thấy, đời sống văn hoá là cái giao diện xã
hội làm nảy sinh việc nâng cao dân trí, bù đắp các thiếu hụt về mặt tinh thần
cho người dân thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, xem phim, xem
nghệ thuật...
Hiện nay, nội hàm khái niệm đời sống văn hoá đã được đề cập trong
một số cơng trình nghiên cứu về đời sống văn hoá như Đời sống văn hoá ở


8

nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long do Phan Hồng chủ biên,
Đời sống văn hố đơ thị và khu cơng nghiệp Việt Nam do Đình Quang chủ
biên, Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt
Nam - một số vấn đề lí luận và thực tiễn do PGS,TS. Nguyễn Văn Nhật chủ
biên, Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của Viện Văn hố và quan điểm của
GS,TS. Hồng Vinh trong cuốn Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn xây dựng đời
sống văn hoá ở nước ta... Tuy nhiên, do nghiên cứu ở các nhóm đối tượng
khác nhau với các hướng tiếp cận khác nhau nên quan niệm về đời sống văn
hố của từng tác giả cũng có sự khác biệt tương đối.
Theo Phan Hồng Giang và các cộng sự thì:
Khái niệm đời sống văn hố là một khái niệm phái sinh từ khái niệm
của đời sống sinh học. Mà đời sống sinh học là quá trình trao đổi
chất. Vì thế, có thể hiểu đời sống văn hố là q trình hấp thu - trao
đổi văn hố và q trình này cũng bao gồm tất cả các khâu: sáng tạo
văn hoá - tác phẩm văn hoá - các khâu trung gian và tiếp nhận (tiêu
thụ) văn hoá [21, tr.11].
Tác giả Đình Quang lại quan niệm: “Đời sống văn hố bao hàm tất cả
những hoạt động để tồn tại của con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết”. Đó là
những hoạt động nhằm đáp ứng 6 nhu cầu cơ bản: “Nhu cầu sinh sống vật chất;
nhu cầu lưu truyền huyết thống; nhu cầu sinh hoạt chính trị; nhu cầu hiểu biết;
nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng; nhu cầu sáng tạo và giải trí” [37, tr.45-46].
PGS,TS. Nguyễn Văn Nhật và các cộng sự khi bàn về đời sống văn hoá
đã đưa ra hai mức độ:
Theo nghĩa rộng, đời sống văn hố là tồn bộ những hoạt động sinh
sống có ý thức của con người - cả cá nhân và cộng đồng - trong quá
trình hấp thu và sáng tạo các giá trị vật chất và giá trị tinh thần theo
hướng chân, thiện, mỹ nhằm thích ứng nhu cầu tồn tại của xã hội,
mà trung tâm là sự tồn tại và phát triển của chính con người.



9
Theo nghĩa hẹp:
Đời sống văn hoá thường được dùng để chỉ đời sống tinh thần của
con người, phân biệt với đời sống vật chất. Song trên thực tế, đời
sống tinh thần và đời sống vật chất ln có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Khơng có một đời sống tinh thần nào mà lại thiếu những
cơ sở vật chất nhất định. Chẳng hạn, muốn trau dồi kiến thức thì
phải có sách vở... Ngược lại, cũng khơng có một đời sống vật chất
nào mà khơng có yếu tố tinh thần hàm chứa ở bên trong. Ví dụ như
ăn uống khơng chỉ đơn thuần để cho khỏi đói khát mà cịn ăn uống
theo nghệ thuật ẩm thực nữa [35, tr.44-45].
Khái niệm đời sống văn hoá trong cuốn Xây dựng đời sống văn hố ở
cơ sở của Viện Văn hố có nội dung như sau:
Đời sống văn hố chính là sự hoạt động của các quá trình sản xuất,
phân phối, lưu giữ và tiêu thụ những tác phẩm văn hoá (sản phẩm
văn hoá). Q trình này biến các giá trị văn hố tiềm tàng thành
những giá trị văn hoá hiện thực sao cho những giá trị văn hố đó đi
vào đời sống hàng ngày của mọi người, trở thành một bộ phận
không thể tách rời, một thành tố tất yếu của đời sống... Đời sống văn
hố nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hoá nằm
trong những cảnh quan văn hoá, những yếu tố hoạt động văn hoá
của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để
tạo ra những quan hệ có văn hố trong cộng đồng người, trực tiếp
làm hình thành lối sống của con người trong xã hội [5, tr.27-28].
Theo GS,TS. Hoàng Vinh thì, đời sống xã hội là một phức thể những
hoạt động sống nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của của con
người. Trong đó, nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại
như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần làm cho con người tồn tại với tư cách
là một sinh thể xã hội, tức là tồn tại như một nhân cách văn hoá. Hai nhu cầu



10
cơ bản này xuất hiện ngay từ khi con người hình thành về mặt giống lồi, tức
là từ buổi bình minh của xã hội loài người. Tuy vậy, khi xã hội phát triển cao lên,
đạt tới các trình độ khác nhau của nền văn minh thì sự đáp ứng nhu cầu cũng đạt
tới trình độ phát triển tương ứng. Từ hai nhu cầu cơ bản nêu trên hình thành nhu
cầu văn hố, thể hiện khía cạnh chất lượng của trình độ đáp ứng nhu cầu. Ví dụ:
ăn là để tồn tại về mặt sinh thể, thuộc nhóm nhu cầu vật chất, còn cách ăn như
thế nào cho lịch sự, đẹp mắt, cách nấu nướng, kỹ thuật nấu, trình bày... lại thuộc
về lĩnh vực văn hoá. Cũng như thế, uống để giải khát sinh học là thuộc nhóm
nhu cầu vật chất, còn tiệc trà, tiệc rượu nhằm “giải khát tâm lý” thì thuộc nhu
cầu văn hố. Trà đạo của Nhật Bản, tửu đạo của Trung Hoa xưa chính là biểu
hiện độc đáo về văn hoá ẩm thực của hai quốc gia này.
Đời sống văn hoá xuất phát từ nhu cầu tinh thần của con người nhưng
nó khơng đồng nhất với nhu cầu tinh thần. Không phải mọi nhu cầu tinh thần
đều tạo nên đời sống văn hoá mà chỉ những nhu cầu hướng tới giá trị cao cả,
đẹp đẽ và góp phần tạo ra sự phát triển con người theo hướng nhân văn, nhân
bản mới làm nên đời sống văn hoá.
Như vậy theo quan niệm của GS,TS. Hoàng Vinh, ĐSVH là các hoạt
động khơng chỉ hướng tới lí tưởng chân, thiện, mĩ mà còn nhằm làm đẹp cho
cả các hoạt động vật chất của con người và nâng cách thức hưởng thụ vật chất
của con người xa dần trạng thái mông muội, đơn sơ.
Còn nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu khác về đời sống văn
hoá, nhưng cơ bản đều thống nhất ở điểm mọi hoạt động của đời sống con
người đều liên quan tới văn hoá và văn hoá, suy cho cùng, chính là con người
hay nói đúng hơn là những hoạt động sống của con người. Các hoạt động đó
bao gồm yếu tố động (con người và các dạng hoạt động văn hố của nó) và
yếu tố tĩnh (các sản phẩm văn hoá vật thể, các thiết chế văn hố). Hai yếu tố
động và tĩnh này cịn được chia ra thành các hình thức sinh hoạt văn hố hiện
thực và các hình thức sinh hoạt văn hố tâm linh.



11
Như vậy, có thể hiểu đời sống văn hố trên một số khía cạnh sau:
Đời sống văn hố chính là tồn bộ các sinh hoạt văn hố của cộng đồng
dân cư diễn ra trong một không gian địa lý, gắn liền với các thiết chế văn hoá
và cơ sở vật chất nhất định. Tất cả những hoạt động này là nhằm thoả mãn về
mặt nhu cầu của con người, mà nhu cầu của con người là vô hạn, đặc biệt là
nhu cầu về văn hoá, nhu cầu tinh thần hướng tới các giá trị cao cả.
Đời sống văn hoá cũng là q trình tác động lẫn nhau thơng qua các
hoạt động văn hoá nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt cuộc sống của con
người. Đó là q trình tạo dựng lối sống và các mối quan hệ lành mạnh, chuẩn
mực; là quá trình làm cho con người thoả mãn nhu cầu về tư tưởng, tình cảm,
thẩm mỹ, đạo đức. Cá nhân có định hướng tốt nhất cho cuộc đời của chính
mình, từ đó kéo theo sự phát triển của cả cộng đồng xã hội.
Hiểu về đời sống văn hoá như trên, một mặt phản ánh được sáng tạo
văn hoá xét cho cùng là sáng tạo tinh thần vì khơng có một sản phẩm vật chất
nào mà lại không mang yếu tố tinh thần ở trong nó, mặt khác sẽ thuận lợi hơn
trong thực tế triển khai các hoạt động văn hoá, trong việc đánh giá các giá trị
trong sáng tạo văn hoá. Hiểu đời sống văn hoá là đời sống tinh thần cũng
phản ánh được bản chất phức thể của đời sống văn hoá, là mối quan hệ biện
chứng giữa chủ thể sáng tạo văn hoá, các dạng hoạt động văn hoá, các sản
phẩm văn hoá trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu
văn hố, nâng cao chất lượng của đời sống cộng đồng.
Đời sống văn hoá trước hết thể hiện ở diện mạo của các hoạt động văn
hoá. Nhưng văn hoá xét theo nghĩa rộng nhất, có trong tất cả các hoạt động
sống của con người từ ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp đến vui chơi giải trí… Như
vậy, tất cả các hoạt động vật chất - kinh tế của xã hội đều là biểu hiện của đời
sống văn hố. Có nghĩa là, đời sống văn hoá nằm ngay trong đời sống vật chất kinh tế, ngay trong đời sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, trong những
giai đoạn lịch sử khác nhau và trong những bối cảnh xã hội cụ thể nào đó thì con



12
người, cộng đồng có những hoạt động chủ đạo khác nhau, thể hiện giá trị mong
mỏi của cá nhân và cộng đồng ở vào thời điểm, bối cảnh đó. Quá trình thực hiện
các hoạt động chủ đạo này cũng là quá trình thể hiện tập trung việc thực hiện các
giá trị, năng lực văn hoá, khả năng sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
1.1.2. Cấu trúc của đời sống văn hố
Như đã trình bày ở trên, đã có rất nhiều quan niệm về đời sống văn hoá và
gắn với chúng là những quan niệm cụ thể về cấu trúc của đời sống văn hoá. Trên
cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là của Giáo sư Hoàng
Vinh, đề tài xác định cấu trúc của đời sống văn hoá gồm 3 bộ phận như sau:
Bộ phận thứ nhất là chủ thể văn hoá được biểu hiện ở một số khía cạnh
như: học vấn, tuổi thọ, sức khoẻ, những cá nhân có năng khiếu sáng tạo đặc
biệt, ứng xử văn hoá của cá nhân trước nghĩa vụ xã hội đối với lao động ở nơi
công cộng.
Bộ phận thứ hai là thể chế văn hoá và sản phẩm văn hố, trong đó có
các sản phẩm vơ hình như các huyền thoại, truyền thuyết, các lễ hội, tín
ngưỡng dân gian, các nhân thần văn hoá; các sản phẩm văn hố hữu hình gồm
các dạng sản phẩm văn hố đang lưu hành như sách, báo, tranh, tượng, phim
ảnh…; cảnh quan văn hoá như phong cảnh thiên nhiên đã được tu bổ, cơng
trình kiến trúc, tượng đài, quy hoạch đơ thị, làng xã, quảng trường…; các thiết
chế văn hoá - xã hội là trường học, nhà mẫu giáo, sân vận động, trung tâm
văn hố, câu lạc bộ, thư viện, phịng truyền thống…
Bộ phận thứ ba là các dạng hoạt động văn hoá bao gồm các dạng hoạt
động văn hoá phổ biến như:
Hoạt động khai trí: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp
luật, nâng cao kiến thức cho mọi người dạy nghề để chuyển đổi việc làm cho
người dân.
Hoạt động sáng tác biểu diễn nghệ thuật, luyện tập thể dục - thể thao,

vui chơi giải trí trong thời gian rỗi.


13
Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hoá: bảo tàng, lưu trữ, triển lãm, sưu tập.
Hoạt động tiêu dùng sản phẩm văn hoá: đọc sách báo nghe âm nhạc,
xem phim nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm, bảo tàng, tham quan, du lịch…
Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng nếp sống, phong tục, văn hố
gia đình.
Với cấu trúc đời sống văn hố như trên, trong q trình nghiên cứu,
chúng tơi chọn cách nhìn cho rằng con người là chủ thể kiến tạo và kiến trúc
nên đời sống văn hoá, đồng thời họ cũng là sản phẩm của đời sống văn hố.
Họ trực tiếp tham gia vào q trình hoạt động, sáng tạo, hưởng thụ và bảo
quản những giá trị văn hố. Chính trong đời sống, những năng lực văn hố,
đặc điểm cá nhân của con người được nuôi dưỡng và bộc lộ, đó là: độ tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, nguồn gốc xuất thân, môi trường làm việc, môi
trường nơi sinh sống… Trình độ văn hố của con người được biểu hiện ra ở
một số khía cạnh như: học vấn, tuổi thọ, sức khoẻ, những cá nhân có năng
khiếu sáng tạo đặc biệt, ứng xử văn hoá của cá nhân trước nghĩa vụ xã hội đối
với lao động ở nơi cơng cộng.
Thể chế văn hố là những chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà
nước trong việc chăm lo ĐSVH cho người dân. Thể chế văn hố có vai trị to
lớn trong việc kích thích và điều chỉnh sự phát triển của đời sống văn hoá.
Thiết chế văn hoá - xã hội là nơi người dân có thể tham gia hoạt động
và hưởng thụ văn hoá. Hệ thống này được xem là “trung khu thần kinh” của
nền văn hoá. Bất kỳ một thời đại nào, chế độ xã hội nào cũng cần có những
thiết chế văn hố - xã hội để chuyển tải văn hố chính thống của Nhà nước
đến với các tầng lớp nhân dân, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hoá phù
hợp với yêu cầu chuẩn mực, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của thời
đại đó.

Ba bộ phận trên đây là những thành phần cơ bản nhất để cấu thành nên
đời sống văn hố, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối để phục vụ cho


14
nghiên cứu về mặt lý luận, còn trên thực tế thì, những yếu tố kể trên có thể
tồn tại xen kẽ trong nhau và có mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau.
Trong một bối cảnh cụ thể nào đó, những hoạt động ấy sẽ được biểu hiện ở các
mức độ khác nhau, nhưng khi ghép lại với nhau chúng ta sẽ có một cách nhìn
tổng thể về ĐSVH của người dân vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng.
1.1.3. Vai trị của đời sống văn hố đối với việc phát triển kinh tế văn hoá - xã hội
Trong sự phát triển của xã hội, kinh tế và văn hố ln ln có mối
quan hệ hữu cơ và tác động qua lại chặt chẽ. Tuy nhiên, tới các thập kỷ gần
đây, vấn đề phát triển kinh tế phải dựa trên nền tảng của phát triển văn hoá
mới được đặt ra, được khẳng định là một quy luật tất yếu khách quan của phát
triển. Vì thế, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc chỉ có thể trở nên năng
động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó đạt được sự kết hợp hài hồ
giữa kinh tế với văn hố trong tiến trình phát triển.
Chương trình tồn khố của Ban chấp hành Trung ương khố VIII dành
Hội nghị TƯ 5 để bàn sâu về văn hoá Việt Nam. Tại Hội nghị này, Ban
Chấp hành TƯ đã bàn một cách tồn diện, có tính chiến lược xây dựng
nền văn hoá Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước, như một động
lực quan trọng của phát triển và đổi mới, một đảm bảo cho quá trình phát
triển bền vững của đất nước. Hội nghị đã ban hành Nghị quyết về “Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”. Nghị quyết nêu ra 5 quan điểm chỉ đạo,4 nhóm giải pháp lớn, và 10
nhiệm vụ cụ thể để xây dựng và phát triển văn hoá. Quan điểm chỉ đạo
đầu tiên là “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của phát triển kinh tế - xã hội”.
Văn hoá được Đảng ta coi là nền tảng tinh thần của xã hội là vì, văn

hố được hình thành trong lịch sử, được tích luỹ qua nhiều thế hệ tạo nên một
bề dày, một chiều sâu trong đời sống cộng đồng, tạo nên những giá trị mang


15
tính bền vững, phản ánh trình độ tiến bộ xã hội cũng như sức sống, bản lĩnh
của dân tộc. Những giá trị văn hố tiêu biểu đó là tinh thần yêu nước,
truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa thuỷ
chung, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, đầu óc thơng
minh, linh hoạt và giàu tinh thần lạc quan… Các giá trị này luôn luôn được
thế hệ sau tiếp nối, kế thừa và phát huy trong thời đại của mình tạo thành
truyền thống văn hố dân tộc, mang tính ổn định và bền vững có chức năng
định hướng, đánh giá và điều chỉnh hành vi của xã hội, nó thâm nhập vào
mọi yếu tố vật chất của đời sống xã hội, kết thành nền tảng tinh thần cho sự
tồn tại của một cộng đồng.
Văn hoá là cơ sở cho sự lựa chọn mơ hình kinh tế xã hội hợp lý
Sự phát triển mà tách khỏi cội nguồn dân tộc sẽ dẫn đến nguy cơ tha
hoá, là bóng mờ của người khác. Do đó, mất truyền thống văn hoá dân tộc
đồng nghĩa với sự suy vọng của quốc gia. Bàn về mối quan hệ giữa văn hoá
và phát triển, F.May-ơ viết: “Hễ nước nào đặt cho mình mục tiêu phát triển
kinh tế mà tách rời mục tiêu xã hội thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối
nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của những
nước ấy sẽ bị suy giảm đi rất nhiều.”
Văn hố có vai trị điều tiết sự phát triển. Văn hố dân tộc có vai trị cố
kết cộng đồng phấn đấu vì mục tiêu chung, đưa ra bảng giá trị phù hợp với
đời sống chúng ta. Đạo lý của dân tộc là cơ sở điều chỉnh lợi ích chống lại
những xung đột, nó có vai trị điều tiết mục tiêu nhằm giúp cho sự phát triển
được bền vững trong đời sống cộng đồng.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với việc chăm lo phát triển

kinh tế, chúng ta phải đặc biệt chăm lo, vun đắp nền tảng tinh thần này, cả hai
đều nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
và văn minh.


16
Văn hố khơng chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là mục tiêu
của sự phát triển kinh tế - xã hội
Bản chất của văn hoá là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn. Mục
tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
nhằm giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, khơng ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động, xây dựng xã hội mới hướng
tới sự phát triển hài hồ ở trình độ cao giữa đời sống vật chất và đời sống tinh
thần, giữa đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng, giữa con người với tự
nhiên. Mục tiêu này chính là mục tiêu của văn hoá, hướng tới xã hội văn hoá văn minh, biểu hiện văn hoá cao của xã hội.
Văn hoá là một bộ phận, một lĩnh vực của xã hội mà chúng ta xây
dựng, đó là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có nền sản xuất phát
triển cao, có nền văn hố tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát
triển toàn diện, hài hoà về nhân cách, các dân tộc trong nước đoàn kết, giúp
đỡ nhau cùng phát triển, có tinh thần hồ bình và hữu nghị với các nước trên
thế giới. Đó là mơ hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, văn
hoá là mục tiêu cuối cùng, cao nhất.
Văn hố khơng chỉ là một trong những mục tiêu xây dựng của xã hội,
mà văn hố cịn là cơ sở, tiền đề để thực hiện những mục tiêu khác, là chất
dính kết để tạo thành một mục tiêu chung.
Văn hố tác động vào con người, bởi vậy, trong quá trình phát triển
kinh tế hiện nay, Đảng ta yêu cầu các dự án, các cơng trình, các kế hoạch
phát triển vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế vừa phải chú ý đến hiệu quả
xã hội của văn hoá. Mọi hoạt động kinh tế phải hướng tới phục vụ con
người, nâng cao địa vị con người trong xã hội, con người phải được đặt vào

vị trí trung tâm của sự phát triển. Khi chúng ta đặt văn hoá như một mục
tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội chính là chúng ta đã hướng tới sự phát
triển bền vững.


17
Văn hố khơng chỉ được nhìn nhận như mục tiêu của sự phát triển mà
còn là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Văn hố có khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, sức sáng
tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của đời
sống xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có và
phát triển tồn diện của một đất nước không chỉ là tài nguyên thiên nhiên,
vốn, kỹ thuật, mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con
người, là tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người. Kinh tế tri thức hiện
nay bắt nguồn từ chính đặc điểm này. Tiềm năng, năng lực của con người
không nằm ở đâu khác, mà nằm ngay trong văn hố và do chính văn hố trực
tiếp tạo nên trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh, sự thành
thạo, tài năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Là động lực của sự phát triển, văn hố cịn thể hiện ở khả năng điều
tiết, điều chỉnh các khuynh hướng, chiều hướng phát triển của xã hội và con
người, hướng sự vận động tới cái tích cực, tiến bộ, nhân văn và hạn chế
những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá, biến chất, đen tối… dẫn tới sự kìm hãm
và thậm chí, sự tàn phá, xuống cấp của một xã hội, đặc biệt trong những điều
kiện mới của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Vai trị điều tiết,
điều chỉnh này thơng qua các chuẩn mực mà văn hoá đã xác định, bằng việc
định hướng giá trị đối với con người và cộng đồng.
Trong sự liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau giữa các hoạt động rất đa
dạng của đời sống, cần phải hiểu rằng, văn hoá vừa là một thành tố gắn bó
khăng khít, vừa là thước đo trình độ phát triển của các lĩnh vực khác và của
toàn xã hội. Do đó, với tư cách là mục tiêu của sự phát triển, văn hố thể hiện

trình độ phát triển ngày càng cao của con người và của xã hội.
Trong các lý thuyết về phát triển, một quan niệm được khẳng định hiện
nay, là coi mục tiêu phát triển phải thể hiện ở sự nâng cao chất lượng sống của
con người với đảm bảo sự hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần,


18
giữa mức sống cao với lối sống và nếp sống đẹp, không chỉ cho thiểu số mà
phải cho đại đa số quần chúng và người lao động. Để đạt được mục tiêu đó,
nhất thiết phải có sự phát triển cao về kinh tế, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, song
chỉ như thế thì chưa đủ và sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ lo tăng trưởng
kinh tế, coi tăng trưởng là sự phát triển xã hội và làm tất cả với bất kỳ giá nào
vì tăng trưởng đó, dù phải hy sinh về mặt văn hoá, xã hội, hy sinh và phá hoại
sự phát triển phẩm giá con người. Trong những trường hợp như thế, có tăng
trưởng nhưng khơng có phát triển, trái lại là sự “phản phát triển”.
Văn hố giữ vai trị cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây
dựng con người
Mục tiêu cao nhất của sự sản xuất tinh thần - lĩnh vực đặc thù của văn
hoá là xây dựng nên hệ thống các giá trị làm chuẩn mực, các giá trị đó được
tiếp nhận, được thấm sâu vào từng con người và từng cộng đồng thì đó chính
là q trình hình thành và phát triển các phẩm chất trong con người. Tổng hợp
các phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành trong con người chính là nhân cách.
Như vậy, nếu sản xuất vật chất tạo ra ngày càng nhiều của cải cho con người
thì sản xuất tinh thần, mục tiêu cuối cùng của nó là nhằm tạo ra những phẩm
giá, những giá trị trong nhân cách con người. Đó chính là một trong những sứ
mệnh cao quý nhất của văn hoá. Khi nói, văn hố là nền tảng tinh thần của xã
hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội thì cần hiểu
rằng, các vai trị đó bao giờ và chủ yếu thơng qua nhiệm vụ xây dựng con
người của văn hoá.
Con người là chủ thể sáng tạo văn hố và đến lượt mình, văn hố có

chức năng trực tiếp ni dưỡng, xây đắp và góp phần phát triển con người,
đặc biệt và trước hết là những phẩm chất tinh thần - tâm hồn của con người.
Trong quan niệm của mình về văn hố, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên
nhấn mạnh thiên chức riêng biệt của văn hoá, văn nghệ là bám sát đời sống
con người, miêu tả và khám phá con người, bảo vệ và khẳng định, góp phần


19
trực tiếp xây dựng con người mới đang hình thành trong cuộc chiến đấu đầy
hy sinh, gian khổ và vĩ đại vì sự ra đời và chiến thắng của xã hội mới: “Quần
chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang
của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới
chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục
con cháu ta đời sau”.
Chính do vị trí, vai trị đặc biệt của văn hoá trong đời sống xã hội, đồng
thời với văn hoá ln ln có mặt trong mọi lĩnh vực và mọi hoạt động của xã
hội và con người, nên cần biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hoá, làm cho
các nhân tố văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi
phương diện của đời sống xã hội.
Đối với Đà Nẵng, Đại hội đại biểu lần thứ XX (2010-2015) của Đảng
bộ thành phố đã xác định: "Xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh và thực
thi các chính sách xã hội giàu tính nhân văn".
Nghị quyết 33 của Bộ chính trị định hướng xây dựng và phát triển Tp.
Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước là thành phố động
lực cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước. Nhận thức được trách nhiệm to lớn đó, trong các kỳ đại hội, Đảng bộ
thành phố đều khẳng định trong thời gian tới thành phố phải phát triển toàn
diện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, cơng nghệ, văn hố, xã hội, sớm trở
thành một Đà Nẵng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Hiện nay Đà Nẵng đang
trên đà phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân. Đà Nẵng cũng xác định rõ việc xây dựng môi trường văn hoá sẽ là động
lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời góp phần ổn định chính trị, kiên trì
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững định hướng XHCN.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và giao lưu văn hoá quốc tế, Đà Nẵng
xác định cho mình nhiệm vụ là cần cởi mở, giao lưu, học hỏi, tiếp thu những
giá trị văn hoá mới để làm cho văn hoá Đà Nẵng đẹp hơn; phấn đấu đến năm


20
2020, Đà Nẵng trở thành thành phố có mơi trường đơ thị văn minh và giàu
tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và ĐSVH cao, làm giàu bằng kinh tế
tri thức và là một trong những thành phố hài hồ, thân thiện, an bình, một
thành phố hấp dẫn và đáng sống. Vì vậy, xây dựng và phát triển văn hố trở
thành nhiệm vụ chung, là địi hỏi khách quan để Đà Nẵng phát triển bền vững.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.2.1. Sơ lược về thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở khu vực Trung độ của đất nước, nối vùng Tây nguyên
qua quốc lộ 14B, là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên và các nước: Lào
Camphuchia… đến các nước Đông Bắc Á qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển, đường hàng khơng
quốc tế. Đà Nẵng cịn là điểm nối các tuyến giao thông quan trọng như Quốc
lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung quốc - ASEAN và có hệ thống cảng
biển, sân bay quốc tế… tạo ưu thế về vị trí địa lí, kinh tế trong tổng thể kinh
tế của cả nước, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung - Tây nguyên. Ngồi ra, Đà Nẵng cịn ở gần các di sản văn hoá,
thiên nhiên thế giới như: Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn…
Đà Nẵng cách các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đơng Nam
Á và Thái Bình Dương trong trong phạm vi bán kính khoảng 2000km, thuận
tiện trong giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Đà Nẵng là đơ thị có dân số thành thị lớn nhất nước, trên 89%. Tính
đến năm 2009 dân số thành phố thên 887 nghìn người, với tốc độ tăng bình
quân hàng năm giai đoạn 1997 - 2009 là 1,9%/năm (giai đoạn 2001 - 2005 là
1,7%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,3%).
Tốc độ đơ thị hố nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số
cũng tăng theo, từ 535 người/km2/1997 lên 691 người/km2/2009 (mật độ dân
số toàn miền trung là 196 người/km2 và cả nước là 259 người/km2). Dân số


21
phân bố không đều giữa các quận huyện; quận tập trung đông dân cư gồm
quận Hải Châu, Sơn Trà. Đặc biệt, quận Thanh Khê có mật độ dân số là 18,05
nghìn người/km2, cao nhất Tp. Đà Nẵng. Các quận/huyện cịn lại có mật độ
dân số thấp hơn nhiều so với khu vực nội thành. Huyện Hồ Vang có mật độ
dân số là 149,6 người/km2.
Năm 2009, dân số khu vực nội thành là 770,5 nghìn người, chiếm
86,86% tổng dân số tồn thành phố, tăng bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn
2000 - 2009.
Đà Nẵng được xác định là một trong 5 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc
đẩy phát triển cho cả khu vực. Nhận thức rõ xu hướng phát triển trong bối
cảnh hội nhập, Đà Nẵng đã tập trung đầu tư phát triển, đồng bộ hoá hệ thống
cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và không ngừng cải thiện môi trường
đầu tư, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà
nước, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá để khai thác tốt tiềm năng
và phát huy lợi thế so sánh của thành phố.
Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2011 đạt
11,30%/năm, Đà Nẵng trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao trong cả nước. GDP bình quân đầu người được nâng lên
rõ rệt, năm 2000 đạt 6,91 triệu đồng/người, đến năm 2011 xấp xỉ 40 triệu đồng

(bằng 1,6 lần so với mức bình quân chung cả nước). Để duy trì tốc độ tăng
trưởng cao ở mức hợp lý và bền vững trong dài hạn, Đà Nẵng đã gắn tăng thu
nhập với tăng chất lượng cuộc sống, phấn đấu đến năm 2015 giảm hết 32.790 hộ
nghèo theo chuẩn mới. Năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội chỉ trên
1.000 tỷ đồng, đến năm 2011, con số này đã lên trên 25.000 tỷ đồng, trở thành
yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm.
Các dự án trọng điểm được thực hiện nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng,
bổ sung thiết bị và hiện đại hoá, đào tạo nguồn nhân lực được ưu tiên tập
trung đầu tư.


22
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô, đa dạng về loại hình, đạt
tốc độ tăng trưởng 17%/năm. Trong đó, du lịch, thương mại được tập trung
đầu tư; dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thơng, dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ phát triển nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
10,1%/năm; một số ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao; các khu công nghiệp
tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng bền vững; các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường từng bước được xử lý theo quy hoạch.
Nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch và công
nghiệp. Bộ mặt nông thôn đổi thay rõ nét; hệ thống điện, đường, trường, trạm
được đầu tư khá đồng bộ; đường giao thơng nơng thơn cơ bản được bê-tơng
hố, thảm nhựa; 100% hộ gia đình có điện sinh hoạt, hơn 83% hộ gia đình
được dùng nước sạch. Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên trong
cả nước miễn hồn tồn thuỷ lợi phí cho nơng dân trước khi Chính phủ quyết
định về vấn đề này. Đời sống nơng dân được cải thiện đáng kể.
Nhiều cơng trình giao thơng, điện lực, viễn thơng, cấp thốt nước, xử lý
chất thải có quy mơ lớn, kỹ thuật phức tạp được đưa vào sử dụng. Nhiều khu đô
thị mới với hạ tầng đồng bộ, hiện đại được hoàn thành, làm cho diện mạo thành
phố đổi thay rõ nét, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và cải

thiện đời sống nhân dân. Công tác đền bù, giải toả tiếp tục được đẩy mạnh. Chủ
trương “Khai thác quỹ đất tạo vốn để phát triển hạ tầng”, phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị
tiếp tục phát huy hiệu quả. Hầu hết các kiệt, hẻm đã được bê-tơng hố và có điện
chiếu sáng. Cơng tác quy hoạch và quản lý quy hoạch luôn được chú trọng, quy
hoạch chi tiết 1 phần 500 được phủ kín tại hầu hết các khu vực trọng điểm. Hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được nâng cấp... Đề án xây
dựng “thành phố môi trường” được triển khai tích cực.
Giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ và các lĩnh vực văn hố -xã
hội có nhiều tiến bộ.


23
Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ phát triển đáng kể, từng bước
khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực.
Hoạt động văn hố, văn nghệ, báo chí, xuất bản, phát thanh - truyền hình, thể
dục - thể thao đa dạng và có nhiều tiến bộ. Cơng tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở
và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng đi
vào chiều sâu.
Tiến bộ và công bằng xã hội luôn được chú trọng trong mối quan hệ với
phát triển kinh tế, nhiều chính sách an sinh xã hội đậm tính nhân văn được
triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt. Chương trình “Thành phố 5 khơng” cơ
bản hồn thành. Chương trình “Thành phố 3 có” đạt một số kết quả bước đầu.
Các đối tượng chính sách được quan tâm chăm sóc chu đáo, các đối tượng xã
hội được hỗ trợ ổn định đời sống. Mặc dù cịn khó khăn, song ở Đà Nẵng, trẻ
em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh và phụ nữ nghèo bị bệnh ung thư đều được
chữa trị miễn phí hồn tồn; những người mãn hạn tù được tạo điều kiện vay
vốn không lãi suất từ ngân sách thành phố để làm ăn sinh sống.
Chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là
trẻ em được nâng lên đáng kể. Nhận thức và thực hiện chính sách, pháp luật

về dân số, kế hoạch hố gia đình có tiến bộ. Cơng tác phịng, chống bạo lực
gia đình, thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ có chuyển biến tốt. Cơng
tác dân tộc được chú trọng; các tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt
động phù hợp với chính sách của Nhà nước. [62]
1.2.2. Khái quát về vùng tái định cư của thành phố Đà Nẵng
Về đại thể, giai đoạn từ 2005 trở về trước, việc giải toả ở Đà Nẵng chủ
yếu để chỉnh trang đô thị, vùng tác động cũng là vùng đơ thị, do đó, TĐC giai
đoạn này là q trình TĐC của chính người dân đơ thị. Giai đoạn từ 2005 đến
nay, việc giải toả chủ yếu để mở rộng không gian đô thị, gắn liền với thu hồi
đất nông nghiệp và vùng nông thôn, do đó, đặc trưng TĐC hiện nay của Đà
Nẵng là TĐC của những người nông dân chuyển lên thành thị dân.


24
Quy hoạch, chỉnh trang đô thị đã tạo nên diện mạo đô thị khang trang
và đẹp hơn. Cơ sở hạ tầng, đường sá, xây dựng các khu tập trung kinh tế, khu
thương mại, công nghiệp… được phát triển trên phạm vi rộng lớn, đã tạo
nhiều cơ hội việc làm và nhiều tiện ích khác cho người dân thành phố. Từ
năm 1997 đến nay, để triển khai thực hiện hơn 1.300 dự án, thành phố đã giải
toả hơn 18.500ha, mạnh nhất là từ năm 2005 đến nay, giải toả hơn 13.000ha,
phục vụ cho hơn 1.000 dự án. Riêng năm 2011, thành phố đã tiến hành giải
toả đền bù 222 dự án với tổng số hồ sơ đã kiểm định trong năm là 43.665 hồ
sơ. Tổng cộng số hộ dân phải di dời giải toả lên đến 90.050 hộ dân, trong đó:
- Số hộ giải toả thu hồi đi hẳn: 41.282 hộ
- Số hộ giải toả thu hồi một phần: 21.125 hộ
- Số hộ giải toả đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp: 20.333 hộ
- Tổng số hộ giải tỏa được bố trí đất TĐC: 35.324 hộ. [54]
Các địa phương chịu ảnh hưởng nhiều của q trình đơ thị hố là các
quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ. Sơn Trà đã phải di dời,
giải toả gần 40 nghìn héc-ta đất nơng nghiệp, hàng nghìn hộ dân bị ảnh

hưởng; quận Liên Chiểu có khoảng 70 dự án liên quan đến đền bù, giải tỏa,
TĐC; trong đó có 24 dự án đã hoàn thành trong 2 năm 2011, 2012; quận
Thanh Khê, trong đó có gần 2.000 hộ liên quan đến giải tỏa và bố trí TĐC.
Tuy nhiên, huyện Hồ Vang là địa phương có nhiều lao động nơng nghiệp
chịu ảnh hưởng nhất trong việc di dời, giải toả với 12 dự án đã hồn thành,
thu hồi hơn 614 héc-ta đất nơng nghiệp, hiện có 39 dự án đang triển khai, thu
hồi gần 3.885 héc-ta đất và sẽ thu hồi thêm 1.570 héc-ta đất cho 8 dự án đã
được phê duyệt sẽ triển khai trong thời gian tới. Các dự án này ảnh hưởng đến
khoảng 40% dân số toàn huyện, kéo theo hơn 40 nghìn lao động cần được đào
tạo và chuyển đổi ngành nghề.
Quận Cẩm Lệ, dù mới thành lập được bảy năm nhưng số dân nằm trong
khu vực giải toả để chỉnh trang đô thị cũng rất lớn.77 dự án trên toàn quận đang


25
triển khai đã ảnh hưởng tới hơn 10 nghìn hộ dân, riêng phường Hoà Xuân phải
giải toả trắng với hơn ba nghìn hộ dân phải di dời, tái định cư. Quận Ngũ Hành
Sơn có gần 100 dự án đã và đang được triển khai trên khắp địa bàn, với khoảng
50% trong tổng số hơn 12.000 hộ dân của quận đều nằm trong vùng giải toả để
thực hiện các dự án. Phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, là địa phương nằm
trong diện quy hoạch trắng. Tồn phường có 3.050 hộ, nhưng có đến 80% hộ
phải di dời, giải toả, khơng cịn đất sản xuất. Nhiều nhất là Kh Đơng 1
(khoảng 400 hộ), Bá Tùng (320 hộ), Khuê Đông 2 (khoảng 250 hộ)... [63].
Tác động tích cực của đơ thị hố đối với người dân có thể dễ nhận thấy
đó là:
Thứ nhất, q trình đơ thị hố đã cung cấp một lực lượng lao động lớn,
trẻ và năng động.
Thứ hai, góp phần giải quyết công ăn việc làm, làm giảm bớt lao động
dư thừa hiện nay.
Thứ ba, đơ thị hố đã góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai. Đơ

thị hố cao đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất, tiết kiệm nhất.
Thứ tư, đơ thị hố tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhanh hơn. Nó tạo tiền đề, thị trường cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là
dịch vụ. Sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng, miền, ngành kinh tế
được thể hiện nhờ q trình đơ thị hố cũng là q trình thị trường hố. Nó
kích cầu và mở đường cho cung ứng.
Thứ năm, đơ thị hố tạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hố các vùng
miền, làm phong phú hơn văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá hiện đại. Dân di
cư đến thành phố đồng thời mang văn hố riêng có của vùng q của họ, góp
vào một văn hố chung được hình thành với lưu giữ ở thành phố.
Thứ sáu, đô thị hố tạo điều kiện cải biến con người thuần nơng sang
người thành thị, có tác phong cơng nghiệp, năng động và thích ứng tốt hơn
với xu hướng cơng nghiệp hố.


×