Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Vận dụng quy luật mâu thuẫn giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.16 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ BÍCH NGỌC

VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng, năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ BÍCH NGỌC

VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS HỒ TẤN SÁNG

Đà Nẵng, năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Bùi Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn .................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
6. Bố cục đề tài ........................................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 3
CHƢƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN VÀ CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC....................................................................................................... 8
1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHÂN LOẠI MÂU THUẪN .................. 8
1.1.1. Khái niệm mâu thuẫn ....................................................................... 8
1.1.2. Nội dung quy luật mâu thuẫn ........................................................... 9
1.1.3. Các loại mâu thuẫn ......................................................................... 17
1.2. KHÁI NIỆM CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ............................................. 19
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng giáo dục ...................................................... 19
1.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lƣợng giáo dục ..................................... 21
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 27

CHƢƠNG 2. CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA HIỆN NAY. .................................................................................... 28
2.1. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................... 28
2.1.1. Khái quát tình hình giáo dục phổ thông của thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn vừa qua ............................................................................ 28


2.1.2. Thực trạng về chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành
phố Đà Nẵng ............................................................................................. 30
2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG BẤT
CẬP ................................................................................................................. 37
2.2.1. Nguyên nhân của thành công ......................................................... 37
2.2.2. Nguyên nhân những bất cập ........................................................... 38
2.3. MỘT SỐ MÂU THUẪN CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ...................................................... 39
2.3.1. Nội dung chƣơng trình mâu thuẫn với sự đòi hỏi đổi mới cơ bản
toàn diện ................................................................................................... 39
2.3.2. Mâu thuẫn giữa thái độ và cách thức học tập của học sinh với yêu
cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ............................................. 44
2.3.3. Mâu thuẫn trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học
trong nhà trƣờng với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học .................. 51
2.3.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu và phát triển nhân cách với trang bị kiến
thức cho ngƣời học ................................................................................... 57
2.3.5. Mâu thuẫn trong kiểm tra đánh giá và năng lực thực tế của học sinh ...... 59
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 66
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 69

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG ................................................................................. 69
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ............................................................ 70
3.2.1. Tiếp tục thực hiện đổi mới đồng bộ và hiệu quả nội dung chƣơng
trình, phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá .................................... 70
3.2.2. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí đáp ứng
yêu cầu của đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học .......................... 79


3.2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ đồng bộ và hợp lí cho giáo dục THPT ............ 83
3.2.4. Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, khuyến khích sự sáng
tạo của các cấp trong nhà trƣờng từ ngƣời quản lí đến ngƣời dạy và ngƣời
học ............................................................................................................ 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

2.1

Về cơ cấu, mạng lƣới trƣờng, lớp


31

2.2

Thống kê kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm

32

2.3

Bảng thống kê các giải học sinh giỏi Trung học phổ thông

32

2.4

Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp

32

2.5

Thống kê số lƣợng và tỉ lệ học sinh bỏ học các năm

33

2.6

Báo cáo thống kê tình hình đội ngũ CBQL, GV


35

2.7

Thƣ viện và phòng bộ môn đạt chuẩn quốc gia

35

2.8

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95 giáo viên và 150 học
sinh

43

2.9

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

44

2.10

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

45

2.11


Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

46

2.12

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

47

2.13

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 150

48

2.14

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 150

49

2.15

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 150

49

2.16


Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 150

50

2.17

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

53

2.18

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

53

2.19

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

54

2.20

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

54

2.21


Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

55


2.22

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

56

2.23

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

56

2.24

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 150

58

2.25

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 150

58

2.26


Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

60

2.27

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

61

2.28

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

61

2.29

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

63

2.30

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

64

2.31


Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

64

2.32

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

65

2.33

Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95

65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mọi sự vật hiện tƣợng trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy luôn luôn trong
quá trình vận động biến đổi và phát triển không ngừng. Các quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật đã phản ánh sự vận động và phát triển đó dƣới
những phƣơng diện cơ bản nhất. Mỗi quy luật cơ bản có nội dung, vị trí khác
nhau, nhƣng theo Lênin, quy luật mâu thuẫn là hạt nhân, là thực chất của phép
biện chứng.
Nếu quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hƣớng của sự vận
động phát triển; quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lƣợng thành những

thay đổi về chất và ngƣợc lại cho chúng ta biết phƣơng thức của sự vận động
và phát triển; thì quy luật mâu thuẫn nói lên nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển.
Nắm đƣợc mâu thuẫn của sự vật tức là ta nắm đƣợc bản chất của sự vật,
nguồn gốc sự vận động và phát triển của nó. Song việc nhận thức đƣợc mâu
thuẫn của sự vật mới chỉ là điều kiện cần, muốn thúc đẩy sự vật phát triển đi
lên, chúng ta cần có thêm điều kiện đủ, đó là giải quyết mâu thuẫn và có
phƣơng pháp giải quyết mâu thuẫn đã và đang tồn tại trong hiện thực một
cách đúng đắn. Tuy nhiên, việc nhận thức và vận dụng các quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật, đặc biệt là nhận thức đúng đắn sáng tạo phạm
trù mâu thuẫn không phải là việc dễ dàng.
Trong những năm qua, rõ nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết
số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng 8 khóa XI về “đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục đào tạo” ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, giáo
dục Trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng nói riêng đã đạt đƣợc những
thành quả đáng kể, đóng góp nhất định đối với sự nghiệp trồng ngƣời. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng vẫn


2

còn tồn tại những bất cập, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của giáo
dục, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao của quá trình nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Điều này đòi hỏi các cấp độ chủ thể quản lí giáo dục cần thiết phải nhận thức
đúng đắn và vận dụng sáng tạo lí luận giáo dục hiện đại, chủ trƣơng đƣờng lối
giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta. Từ góc độ triết học xã hội, việc vận dụng
quy luật mâu thuẫn để đánh giá thực trạng và tìm ra những giải pháp tiếp tục
nâng cao chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng hiện

nay là một cách tiếp cận hữu ích.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: Vận dụng quy luật mâu thuẫn giải quyết
vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Đà
Nẵng hiện nay làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về quy luật mâu thuẫn,
vận dụng để chỉ ra một số mâu thuẫn và đề xuất những giải pháp góp phần
giải quyết các mâu thuẫn, nâng cao chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông
ở Đà Nẵng hiện nay
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về quy luật mâu thuẫn
và những vấn đề liên quan đến chất lƣợng giáo dục.
- Nêu lên một số mâu thuẫn trong giáo dục Trung học phổ thông ở thành
phố Đà Nẵng.
- Nêu ra một số giải pháp góp phần giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục
Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng


3

3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng quy luật này giải quyết
vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Đà
Nẵng từ khi ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ƣơng 8 khóa XI đến nay
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
- Làm rõ nội dung quy luật mâu thuẫn
- Làm rõ một số mâu thuẫn của giáo dục Trung học phổ thông ở thành
phố Đà Nẵng hiện nay

- Nêu ra một số giải pháp góp phần giải quyết các mâu thuẫn, nâng cao
chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng
- Nâng cao nhận thức cho bản thân, cung cấp tài liệu nghiên cứu cho
học sinh sinh viên khi học tập học phần Triết học và giáo viên, cán bộ quản lí
trong nhà trƣờng phổ thông
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp sau đây :
- Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin: Phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng
pháp diễn dịch, phƣơng pháp qui nạp.
- Một số phƣơng pháp cụ thể : Khảo sát chọn mẫu, lập bảng, phỏng vấn.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung khóa
luận gồm: 3 chƣơng 7 tiết
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Về quy luật mâu thuẫn đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ: Nguyễn
Thành Dƣơng (1986), Một số khía cạnh của phép biện chứng duy vật, Nxb
sách giáo khoa Mác- Lênin; GS.TS Phạm Ngọc Quang (1991),Thử vận dụng


4

lí luận về mâu thuẫn vào thời kì quá độ ở nƣớc ta, Nxb Sự thật; Nguyễn Ngọc
Hà (1998), Một số vấn đề nhận thức quy luật mâu thuẫn, Nxb Khoa học xã
hội; PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng (2005), Mâu thuẫn: một số vấn đề lí luận và
thực tiễn. Nxb Khoa học xã hội. Nhìn chung, các công trình đều góp phần làm
rõ nội dung của quy luật mâu thuẫn theo cách tiếp cận của triết học mác-xít.
Bên cạnh đó, xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của quy luật mâu thuẫn,
nhất là giải quyết mâu thuẫn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhiều tác
giả đã lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ nhƣ: Nguyễn Thị Hiền (2008),

Lí luận về mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn
1930- 1945. Nguyễn Thị Vân Anh (2013), Vận dụng quan điểm duy vật biện
chứng về mâu thuẫn trong nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân
và xã hội ở nƣớc ta hiện nay và Huỳnh Văn Thiên (2014), Vận dụng quy luật
mâu thuẫn vào việc điều tiết và phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị
trƣờng Việt Nam hiện nay.
Tạp chí triết học cũng đã đăng tải khá nhiều bài viết liên quan đến vấn đề
mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong xã hội ta hiện nay. Đó là các bài báo
của các tác giả nhƣ: Nguyễn Văn Vinh (tháng 4-2002), “Để góp phần giải
quyết có hiệu quả mâu thuẫn chủ yếu của nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí triết học
số 4; Đặc biệt, Đặng Hữu Toàn (số 1-2002), “Quan niệm của Heraclite về sự
hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính thống nhất của vũ trụ”.
Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số luận điểm nổi tiếng của
các triết gia vĩ đại này nhƣ mọi cái đồng nhất đều luôn tồn tại trong sự khác
biệt và đó là cái hài hòa của những cái căng thẳng, đối lập; tất cả mọi vật đều
ra đời trong đấu tranh; đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện
tƣợng phải diễn ra trong khuôn khổ của logos, chứ không phải trong khuôn
khổ của cái vô trật tự, của thói tùy tiện của mâu thuẫn với logos vũ trụ.Từ đó
đi đến kết luận, trong tƣ tƣởng của Hêraclít, vũ trụ là một chỉnh thể thống


5

nhất, hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập là hai mặt chỉnh thể đó; trong
đó, ông đề cao yếu tố đấu tranh khi cho rằng “chiến tranh (đấu tranh) là cha
của vạn vật”, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của mọi sự phát
triển; nhƣng đấu tranh của các mặt đối lập phải diễn ra theo qui luật, trong
khuôn khổ của logos, chứ không phải tùy tiện, chỉ nhƣ vậy mới đảm bảo cho
vũ trụ vận động bình thƣờng và mọi cái không bị đảo lộn. Qua bài viết tác giả
đã làm rõ sự xuất sắc trong tƣ duy triết học của Hêraclít, đặc biệt là quan niệm

về sự hài hòa và đấu tranh của câc mặt đối lập, khẳng định đóng góp của
Hêraclít vào sự phát triển tƣ tƣởng triết học nhân loại, xứng đáng là tổ tiên
của phép biện chứng nhƣ các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin đã suy
tôn.
Bàn về các thành tố của quá trình dạy học, xuất phát từ yêu cầu của thực
tế, mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, công trình của họ góp
phần làm sáng tỏ những nội dung mà tác giả luận văn nghiên cứu nhƣ:
Nguyễn Em (2005), Biện pháp quản lí thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy
học tại các trƣờng THPT thành phố Đà Nẵng; Trần Đức Hùng (2012), Biện
pháp quản lí thiết bị dạy học ở trƣờng THPT tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn
hiện nay; Đặng Thị Vy Huyền (2014), Biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trƣờng THCS quận
Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng. Nhiều bài nghiên cứu đƣợc đăng trên các tạp chí
nhƣ : Nguyễn Huy Sâm (2004), “Thiết bị dạy học góp phần đổi mới phƣơng
pháp dạy học nâng cao chất lƣợng dạy học theo hƣớng tích cực”, Tạp chí
TTKHGD. Nguyễn Hữu Thanh (2008), “Sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp lí
nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá trình dạy học”, Tạp chí giáo
dục, số 191 kì I- (6/2008). Trần Xuân Đắc (2011), “Sử dụng thiết bị dạy học
đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Trung học phổ
thông”, Tạp chí giáo dục(5).


6

Vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục đã có nhiều nhà lí luận có uy tín,
nhiều nhà khoa học trong nƣớc nghiên cứu ở những mức độ, góc độ khác
nhau. Phạm Văn Đồng (1999) Về vấn đề giáo dục – đào tạo. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội. Phạm Văn Đồng (2008), Giáo dục đào tạo quốc
sách hàng đầu tƣơng lai của dân tộc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội,
tác giả đã phân tích nhiều vấn đề ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục của

nƣớc ta nhƣ: Chƣơng trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo những cái cơ
bản, toàn diện và phải cân đối..; Ra sức nâng cao chất lƣợng phổ thông; Ý
nghĩa to lớn của việc bảo vệ, sửa chữa và nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất
trƣờng học. Phùng Đình Mẫn (2003) (chủ biên) Những vấn đề cơ bản về đổi
mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay. PGS.TS Phạm văn Linh (2013)
(chủ biên), “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đề cập đến
bức tranh chung về thực trạng giáo dục hiện nay, thời điểm đổi mới căn bản
toàn diện nền giáo dục nƣớc ta. Trong bài viết tác giả đã nêu những mâu
thuẫn, thách thức và điểm nghẽn đối với nền giáo dục nƣớc ta khi thực hiện
đổi mới căn bản toàn diện. Đặc biệt TS. Nguyễn Vinh Hiển với “Đổi mới
chƣơng trình phổ thông, thời cơ thách thức và những vấn đề đặt ra” đã nêu lên
những mâu thuẫn của giáo dục phổ thông. Phan Thanh Thuận (2013), Biện
pháp quản lí công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lƣợng giáo dục ở các
trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Tam Kì tỉnh Quảng Nam. Tác giả đã
nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lƣợng giáo dục trung
học phổ thông.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả là khá sâu sắc và toàn diện về
mặt lí luận, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, có giá trị khoa
học. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn việc vận dụng những quy luật mâu thuẫn giải
quyết vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố
Đà Nẵng chƣa đƣợc tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ.


7

Đề tài của chúng tôi kế thừa tất cả những thành quả nghiên cứu về mặt lí
luận của các tác giả từ trƣớc tới nay, tiếp cận mâu thuẫn trong giáo dục trên
tinh thần đổi mới của Đảng, trên cơ sở đó đi sâu phân tích và góp phần đƣa ra
những giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục Trung học phổ thông hiện
nay .



8

CHƢƠNG 1

LÍ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN
VÀ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHÂN LOẠI MÂU THUẪN
1.1.1. Khái niệm mâu thuẫn
Tiếp thu những giá trị tích cực trong quan niệm về mâu thuẫn của các
nhà triết học đi trƣớc, C.Mác và Ph. Ănggghen đã phát triển lí luận về mâu
thuẫn trên lập trƣờng duy vật. Trong quan niệm của C. Mác và Ph Ăngghen,
mâu thuẫn “tồn tại một cách khách quan ở trong sự vật và các quá trình và có
thể bộc lộ ra dƣới một hình thức hữu hình” [ 4, tr 287]. Hai ông dùng lí luận
về mâu thuẫn để vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển của tự nhiên
và xã hội; đồng thời nhận thức mâu thuẫn trong tính hệ thống của nó, chỉ ra
đâu là mâu thuẫn cơ bản để từ đó đƣa ra cách giải quyết mâu thuẫn.
Đối với phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn đƣợc hiểu không phải là sự
kết hợp đơn thuần của hai mặt đối lập mà là mối quan hệ tác động lẫn nhau
giữa hai mặt đối lập ấy. Mặt đối lập là những mặt có thuộc tính, khuynh
hƣớng biến đổi trái ngƣợc nhau, vừa bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau,
nhƣng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Nhƣ vậy, mâu thuẫn
là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu
tranh với nhau. Không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu
thuẫn. Chỉ có hai mặt đối lập nào cùng tồn tại thống nhất trong cùng một sự
vật nhƣ một chỉnh thể, nhƣng có khuynh hƣớng phát triển ngƣợc chiều nhau,
phủ định và chuyển hóa lẫn nhau thì mới đƣợc gọi là hai mặt đối lập của mâu
thuẫn. Chính những mặt nhƣ vậy cùng với quá trình liên hệ, tác động qua lại
giữa chúng đã tạo thành những mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng

là khái niệm triết học dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, bài
trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng. Chúng ta cần phân biệt


9

mâu thuẫn theo quan điểm của phép biện chứng (mâu thuẫn biện chứng) với
mâu thuẫn theo quan điểm của logic học hình thức (mâu thuẫn logic hình thức
hay mâu thuẫn lôgic).
1.1.2. Nội dung quy luật mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến
Mác và Ăngghen khẳng định rằng, mọi sự vật, hiện tƣợng đều là thể
thống nhất của những mặt, những thuộc tính và khuynh hƣớng đối lập nhau;
nói cách khác, sự vật hiện tƣợng nào cũng bao hàm mâu thuẫn bên trong. Mâu
thuẫn tồn tại một cách khách quan, vốn có của sự vật, hiện tƣợng. Mâu thuẫn
tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tƣợng, mà còn phổ biến trong
quá trình vận động và phát triển của chúng. Mâu thuẫn có trong lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tƣ duy.
Tƣ tƣởng về mâu thuẫn của Mác và Ăngghen đƣợc thể hiện trong một
số tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhƣ Tƣ bản, Biện chứng của tự nhiên, Chống
Đuyrinh… Ăngghen khẳng định mâu thuẫn khách quan của các sự vật hiện
tƣợng, trong “Chống Đuyrinh” ông viết:
Ở đây chúng ta có một mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan ở
trong bản thân của các sự vật và các quá trình, có thể phát hiện ra ở
dƣới một hình thức hữu hình. Về quan điểm này, ông Đuyrinh nói
nhƣ thế nào? Ông ta khẳng định rằng, nói chung cho đến ngày nay,
vẫn không có “một cái cầu nào nối liền giữa cái tính triệt để và cái
động ở trong khoa học cơ học hợp lí. Và thế là bạn đọc đã có thể
nhìn thấy cái ẩn nấp ở đằng sau câu nói theo sở thích đó ông
Đuyrinh chẳng có gì khác hơn là: một ngƣời mà đầu óc, suy nghĩ

theo cách siêu hình thì tuyệt đối không thể từ quan niệm tĩnh mà
chuyển sang quan niệm động, vì ở đây cái mâu thuẫn nói trên đã
chặn mất đƣờng đi rồi. Sự vận động vì là một mâu thuẫn nên hoàn


10

toàn không thể hiểu đƣợc thì chính bản thân ngƣời đó đã đi ngƣợc
lại ý chí của mình vừa thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn đó: tức là
thừa nhận rằng trong bản thân của sự vật và các quá trình, có một
mâu thuẫn tồn tại khách quan, hơn nữa mâu thuẫn đó lại là một lực
lƣợng có thực [4, tr. 288].
Ông nhấn mạnh tính phổ biến của mâu thuẫn trong bản thân sự vật hiện
tƣợng, không có một sự vật hiện tƣợng nào không có mâu thuẫn, ngay nhƣ cái
vô tận bản thân của nó cũng chứa đựng mâu thuẫn và nó là động lực bên trong
để bản thân nó tồn tại. Ăngghen viết: “Cái vô tận là một mâu thuẫn và nó
chứa đầy những mâu thuẫn”[4, tr. 147]. Để chứng minh tính phổ biến của
mâu thuẫn một cách khái quát nhất, Ăngghen phân tích:
Bản thân sự vận động là một mâu thuẫn; ngay khi sự di động một
cách máy móc và đơn giản sỡ dĩ có thể đƣợc thực hiện, cũng chỉ là
vì một sự vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở nơi khác, vừa
ở cùng một chỗ duy nhất lại không ở chỗ đó [4, tr. 287], và sự sống
trƣớc hết chính là ở chỗ một sinh vật trong cùng một lúc vừa là nó
nhƣng lại vừa là cái khác. Nhƣ vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn
tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải
quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống cũng không
còn nữa và cái chết xảy đến [4, tr. 288].
Ăngghen đã chứng minh mâu thuẫn tồn tại trong tự nhiên. Cái cây, con
vật, mỗi tế bào, trong mỗi lúc của đời nó, là đồng nhất với nó, nhƣng lại khác
biệt với bản thân nó, do sự đồng hóa và bài tiết các chất, do sự hô hấp, sự tạo

thành và sự hủy diệt các tế bào. Ăngghen cũng chỉ ra mâu thuẫn không chỉ
diễn ra trong giới hữu cơ mà ngay cả giới vô cơ, ví dụ trong toán học.
Ăngghen viết :


11

Chúng ta đã nói đến một cơ sở chính của toán học cao cấp là mâu
thuẫn: trong một số trƣờng hợp nào đó thì thẳng và cong đều phải
nhƣ nhau. Toán cao cấp còn một mâu thuẫn khác nữa, tức là dƣới
mắt ta có những đƣờng cắt nhau, nhƣng chỉ cách đƣờng cắt nhau 5
hay 6 phân mà thôi, thì những đƣờng đó phải đƣợc coi nhƣ là những
đƣờng song hành, tức là đƣợc coi nhƣ những đƣờng mà dù có kéo
dài đến vô tận cũng không thể nào cắt nhau đƣợc [4, tr.289]
Còn trong xã hội, Mác và Ăngghen cho rằng: “nhƣ vậy, theo quan điểm của
chúng tôi, tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa
lực lƣợng sản xuất và hình thức giao tiếp [4, tr. 582].
Vấn đề mâu thuẫn biện chứng trong tƣ duy đƣợc Ăngghen khẳng định:
Trong lĩnh vực tƣ duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu
thuẫn, chẳng hạn nhƣ mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở
bên trong của con ngƣời với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong
những con ngƣời bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài và bị hạn chế
trong những năng lực nhận thức- mâu thuẫn này đƣợc giải quyết
trong sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta- và đƣợc giải quyết trong
sự vận động đi đến vô tận [4, tr. 289]
- Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ với nhau hợp thành một
thể thống nhất, cho nên gọi là sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự thống
nhất đƣợc nói đến trong qui luật mâu thuẫn là sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau,
qui định lẫn nhau của các mặt đối lập, mỗi mặt lấy mặt đối lập kia làm tiền đề

tồn tại cho mình. Ví dụ trong sinh vật, hai mặt đối lập đồng hóa và dị hóa
thống nhất với nhau, nếu chỉ là quá trình thì sinh vật sẽ chết. Trong xã hội tƣ
bản, giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản là hai mặt đối lập thống nhất với nhau,
nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tƣ cách bán sức lao động cho giai cấp


12

tƣ sản, thì cũng không có giai cấp tƣ sản tồn tại với tƣ cách là giai cấp mua
sức lao động của giai cấp vô sản để bóc lọt giá trị thặng dƣ…
Ăngghen viết :
Sự sống, phƣơng thức tồn tại của thể anbumin trƣớc hết là ở chỗ
mỗi lúc nó vừa là chính nó, lại đồng thời vừa là cái khác; và nhƣ thế
không phải vì nó phải chịu đựng một quá trình nào từ bên ngoài,
nhƣ trƣờng hợp cũng có thể xảy ra đối với các vật thể vô sinh. Trái
lại, sự sống tức là sự trao đổi chất bằng phƣơng pháp dinh dƣỡng và
bài tiết là một quá trình tự nó tiến hành, một quá trình cố hữu, vốn
sẵn có từ khi nó sinh ra và gắn liền với cơ chất của nó anbumin mà
không có quá trình ấy thì không thể có sự sống đƣợc [4,tr. 210].
Khái niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn còn gọi là “đồng
nhất”. Vì vậy, “đồng nhất” và “thống nhất” trong trƣờng hợp này là đồng
nghĩa với nhau. Lênin viết :
Sự đồng nhất của các mặt đối lập (“sự “thống nhất” của chúng, nói
nhƣ vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng
nhất và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó cả
hai đều đúng), đó là sự thừa nhận (sự tìm ra) những khuynh hƣớng
mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tƣợng và
quá trình của giới tự nhiên (kể cả tinh thần và xã hội) [30, tr. 116].
Khái niệm đồng nhất còn có nghĩa khác đó là sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
các mặt đối lập. Trong trƣờng hợp này “đồng nhất” không đồng nghĩa với khác

niệm “thống nhất” Lênin đã chỉ ra:
Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế
nào mà có thể và thƣờng đã trở thành) đồng nhất- trong những điều
kiện nào chúng là đồng nhất bằng cách chuyển hóa từ mặt đối lập này
sang mặt đối lập kia- tại sao lí trí con ngƣời không nên xem xét những


13

mặt đối lập là chết, cứng đờ mà là sinh động, có điều kiện, hoạt động
chuyển hóa lẫn nhau [30, tr. 116] .
Nhƣ vậy, có thể nói sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau của hai mặt đối lập là “sự
đồng nhất” hay “ thống nhất” của chúng; song Lênin còn dùng khái niệm sự
đồng nhất của các mặt đối lập khi nói về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Ý
kiến trên của Lênin đã khẳng định sự sai lầm của các quan điểm siêu hình; bởi
những nhà triết học theo quan điểm siêu hình cho rằng sự đồng nhất đƣợc hiểu là
sự đồng nhất tuyệt đối, không bao hàm sự khác biệt và không có sự chuyển hóa
giữa các mặt đối lập, hiểu sự đồng nhất một cách phiến diện cứng đờ, sự vật là
một cái gì đồng nhất thuần túy. Theo quan điểm biện chứng, đồng nhất bao hàm
cả sự khác biệt, một sự vật vừa là bản thân nó, vừa là cái khác, không có đồng
nhất tuyệt đối. Lênin nhấn mạnh:
Theo nghĩa đen phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong
ngay bản chất của sự vật, không phải chỉ riêng hiện tƣợng là tạm thời,
chuyển động, lƣu động, bị tách rời bởi những giới hạn có tính chất giả
định, mà tất cả cái đó cũng đúng với bản chất của sự vật [ 29, tr. 308]
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời
sự đấu tranh giữa chúng, bởi vì đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, hai
mặt này không nằm yên bên nhau, mà chúng thƣờng xuyên đấu tranh với
nhau. Khái niệm “đấu tranh” trong qui luật mâu thuẫn đƣợc Lênin đặt trong
ngoặc kép, vì vậy không nên hiểu khái niệm “đấu tranh” theo nghĩa đơn giản.

Khái niệm “đấu tranh” giữa các mặt đối lập, có nghĩa là các mặt đối lập bài
trừ và phủ định nhau. Sự bài trừ và phủ định nhau trong thế giới vật chất đƣợc
thể hiện dƣới những dạng rất khác nhau. Ví dụ, “sự đấu tranh” giữa điện tích
âm- dƣơng trong nguyên tử, giữa lực hút và lực đẩy, giữa đồng hóa và dị hóa,
giữa cộng và trừ, vi phân và tích phân…Trong xã hội, đấu tranh của các mặt
đối lập đƣợc biểu hiện ra ở các cuộc đấu tranh giữa lực lƣợng sản xuất và


14

quan hệ sản xuất, giữa các giai cấp, tầng lớp…, trong tƣ duy có sự đấu tranh
giữa tƣ tƣởng tiến bộ và tƣ tƣởng lạc hậu…Đấu tranh giữa các mặt đối lập
diễn ra rất phong phú và đa dạng, trong tự nhiên khác trong xã hội và tƣ duy.
Trong mỗi sự vật, hiện tƣợng thì sự đấu tranh của các mặt đối lập lại có tính
chất riêng của nó.
Cần phải hiểu rằng sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình
phức tạp, thƣờng diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi
giai đoạn có đặc điểm riêng của nó. Khi mâu thuẫn mới xuất hiện, nó biểu
hiện ra sự khác biệt giữa các mặt, song không phải sự khác biệt nào cũng biểu
hiện mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh những mặt có liên hệ hữu cơ với
nhau, có khuynh hƣớng phát triển trái ngƣợc nhau trong một chỉnh thể, thì
mới hình thành bƣớc đầu mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển của mâu
thuẫn, sự khác biệt đó biến thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập mâu thuẫn
xung đột gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập sẽ chuyển
hóa lẫn nhau, mâu thuẫn đƣợc giải quyết. Kết quả là sự thống nhất giữa hai
mặt đối lập cũ bị phá vỡ, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập mới đƣợc hình
thành cùng với mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại tiếp tục đƣợc triển khai,
phát triển và giải quyết, làm cho sự vật mới luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đã làm cho các sự vật không thể tồn tại một
cách vĩnh viễn. Vì vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực

bên trong của mọi sự vận động và phát triển. Với ý nghĩa đó, Lênin viết : “sự
phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập (sự phân đôi của cái
thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau giữa các mặt đối lập
ấy)”[30,tr. 379].
Từ đó, Lênin cho rằng:
Hai quan điểm cơ bản (hay là hai quan điểm có thể có? Hay là hai
quan điểm có thể thấy trong lịch sử) của sự phát triển (sự tiến hóa)


15

sự phát triển coi đó nhƣ là sự giảm đi và sự tăng lên, nhƣ là sự lặp
lại, “và” sự phát triển coi nhƣ là thống nhất của các mặt đối lập (sự
phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn
nhau và những mối quan hệ lẫn nhau giữa những mặt đối lập ấy).
Với quan điểm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động nằm trong
bóng tối, động lực của nó, nguồn gốc của nó, động cơ của nó (trừ
phi ngƣời ta đem nguồn gốc ấy đặt ra bên ngoài- một thân, một chủ
thể..). Với quan điểm thứ hai, sự lƣu ý chủ yếu lại hƣớng vào sự
nhận thức nguồn gốc của sự “tự” vận động. Quan điểm thứ nhất là
chết cứng, nghèo nàn khô khan. Quan điểm thứ hai là sinh động. Chỉ
có quan điểm thứ hai mới cho ta chìa khóa của sự “tự vận động” của
tất thẩy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của
“bƣớc nhảy”, của sự “đứt đoạn trong liên tục”,của “sự chuyển hóa
sang mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ,của sự nảy sinh cái mới
[29,tr. 415].
Cũng với cách nhìn nhận đó, trong tác phẩm bàn về phép biện chứng ông viết:
Nhận định sự đồng nhất của các mặt đối lập…tức là thừa nhận (tìm
ra) những xu hƣớng mâu thuẫn với nhau, đối lập với nhau và bài
xích lẫn nhau trong tất cả các hiện tƣợng và quá trình của tự nhiên

(của cả tinh thần lẫn của xã hội trong đó). Muốn nhận thức đƣợc tất
cả các quá trình của thế giới về phƣơng diện “tự thân vận động”,
phát triển nội tại, tính chất hiện thực, sinh động của những quá trình
đó, thì phải coi những quá trình đó là sự thống nhất của các mặt đối
lập và nhận thức phát triển là “đấu tranh”giữa các mặt đối lập. Hai
quan điểm cơ bản(…) về sự phát triển( về sự tiến hóa) là: phát triển
là tăng thêm và giảm đi, là lặp đi lặp lại và phát triển là sự thống
nhất của các mặt đối lập (tách một cái duy nhất thành những mặt đối


16

lập bài xích lẫn nhau, và quan hệ giữa những mặt đối lập ấy). Với
quan niệm thứ nhất về vận động, thì không thể thấy tự thân vận
động, không thể thấy đƣợc động lực của nó(…) Còn quan niệm kia
lại giúp chúng ta nhất là nhận thức đƣợc căn nguyên của “tự thân”
vận động…” [4, tr. 347].
Lênin khẳng định đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực
bên trong của mọi sự vận động và phát triển. Song bất cứ sự thống nhất của
các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời, tƣơng đối, nghĩa là
nó tồn tại trong trạng thái đứng im tƣơng đối của sự vật hiện tƣợng. Tính
tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập gắn liền với sự tự vận động, tự
thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật, hiện tƣợng của thế giới
vật chất. Nói về mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập, Lênin viết:
sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác động ngang nhau) của các
mặt đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua tƣơng đối. Sự đấu
tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng nhƣ sự
phát triển, sự vận động là tuyệt đối [30,tr. 379].
- Sự đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động

lực của sự phát triển
Vì mâu thuẫn quy định quá trình phát triển của các sự vật, hiện tƣợng,
cho nên trong quá trình nhận thức các sự vật hiện tƣợng ấy, theo Lênin tất yếu
phải xem xét các giai đoạn phát triển của mâu thuẫn từ sự triển khai mâu
thuẫn đến giải quyết mâu thuẫn (hay là sự chuyển hóa của các mặt đối lập).
Lênin viết: “không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập, mà còn là
những chuyển hóa của mỗi qui định, chất đặc trƣng, mặt, thuộc tính sang mỗi
cái khác (sang cái đối lập với nó) [30, tr.239]. Do đó không nên hiểu sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập một cách giản đơn máy móc, chỉ


17

căn cứ vào hình thức bên ngoài, chỉ nói về sự chuyển hóa vị trí của chúng. Sự
vật và hiện tƣợng trong thế giới muôn hình, muôn vẻ, nên sự chuyển hóa của
các mặt đối lập cũng rất khác nhau. Ăngghen đã khái quát những mặt đối lập
có sự chuyển hóa nên đã qui định sự sống của giới tự nhiên. Nhƣ vậy phải căn
cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hóa của các mặt đối lập.
1.1.3. Các loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay bên trong bản thân sự vật
hiện tƣơng. Sự vật hiện tƣợng nào cũng có mâu thuẫn bên trong, bởi vì sự vật,
hiện tƣợng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập. Ví dụ: Mâu
thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, mâu thuẫn giữa các giai cấp
trong một nƣớc…Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật hiện
tƣợng với nhau. Sự vật hiện tƣợng nào cũng có mâu thuẫn bên ngoài, bởi vì
không có một sự vật, hiện tƣợng nào lại tồn tại mà không có liên hệ với các sự
vật hiện tƣợng khác. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa sinh vật với môi trƣờng xung
quanh, mâu thuẫn giữa quốc gia này với quốc gia khác…
Sự phân biệt giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có ý

nghĩa tƣơng đối. Tùy theo mối quan hệ cụ thể mà mỗi mâu thuẫn cụ thể nào
đó đƣợc coi là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài, trong quan hệ
này nó là mâu thuẫn bên ngoài trong quan hệ khác nó là mâu thuẫn bên
trong.Ví dụ : Mâu thuẫn giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản là mâu thuẫn
bên trong của xã hội tƣ bản nhƣng lại là mâu thuẫn bên ngoài đối với mỗi giai
cấp. Sự phân biệt giữa mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong là cần
thiết, bởi vì giữa chúng có những vị trí riêng đối với sự vận động và phát triển
của sự vật hiện tƣợng. Mâu thuẫn bên trong là nhân tố quyết định sự vận động
và phát triển của sự vật hiện tƣợng . Nó là nguồn gốc động lực bên trong của
sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hƣởng đến sự tồn tại


×