Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Phát triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh cao bằng giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.04 KB, 111 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất các ý chí, hành
động và tổ chức, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ
chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng Cộng sản ra đời là một tất yếu,
từ đòi hỏi bức thiết của lịch sử trong cuộc đấu tranh chống ách áp bức bóc lột
của thực dân, phong kiến nhằm mục đích lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc
lột để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Để hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải ln chăm lo xây dựng
Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách
mạng trong thời kỳ mới.
Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng của cơng tác
xây dựng Đảng góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.
Chính vì vậy từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan
tâm dến công tác phát triển đảng viên, chăm lo phát triển đảng viên, coi đó là
nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bảo
đảm cho Đảng không ngừng phát triển, xứng đáng là đội tiền phong chiến đấu
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Ngày nay, đất nước ta đã thực hiện cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp
hố - hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn
hoá xã hội, vị thế nước ta được nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng gặp khơng ít khó khăn và thách thức. Các thế lực thù địch đã
dùng nhiều thủ đoạn để chống phá Đảng và Nhà nước ta, như “diễn biến hòa


2



bình”, bạo loạn lật đổ, đặc biệt là tấn cơng vào khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa biên giới.
Tỉnh Cao Bằng bao gồm 12 huyện, 1 thị xã là một tỉnh biên giới giáp
với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng nên các thế lực thù địch
thường xuyên lợi dụng hoạt động tôn giáo, dân tộc để chống phá quyết liệt.
Trong những năm qua, Tỉnh uỷ Cao Bằng luôn luôn coi trọng và quan
tâm đến công tác kết nạp đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ đặc biệt là
công tác kết nạp đảng viên, thành lập chi bộ ở các xóm biên giới, vùng đặc
biệt khó khăn, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số… nó có ý nghĩa rất to lớn
nhằm tăng cả số lượng và chất lượng cho đội ngũ đảng viên, trẻ hố đội ngũ
đảng viên nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở các
chi bộ, đảng bộ của tỉnh Cao Bằng nói riêng và của Đảng ta nói chung.
Từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về
một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá IX) về “Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ
sở”, trọng tâm là xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên
và Nghị quyết Trung ương 7 (khố IX) về cơng tác dân tộc. Tình hình miền
núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cũng như khu vực nơng
thơn tỉnh Cao Bằng nói riêng có bước chuyển biến quan trọng. Hệ thống
chính trị ở cơ sở bước đầu được tăng cường và củng cố. Tình hình chính trị,
trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Song song
với chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn chính trị và trật tự an tồn xã
hội và bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác xây dựng Đảng đặc biệt được chú
trọng. Cụ thể các cấp uỷ đảng cơ sở đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, đề án
về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường công tác phát triển
đảng viên để xóa bỏ tình trạng các thơn, xóm, bản chưa có đảng viên, chưa có
tổ chức đảng. Nhờ vậy cơng tác phát triển đảng viên đã đạt được những kết



3

quả rất đáng phấn khởi: tỷ lệ đảng viên mới kết nạp tăng qua các năm, các
xóm đã thành lập được chi bộ, số xóm “trắng” chi bộ ngày càng giảm dần.
Tuy nhiên, những chuyển biến trên vẫn chưa đáp ứng được những địi
hỏi trong cơng tác xây dựng Đảng đối với tỉnh Cao Bằng hiện nay. Cho đến
nay tỉnh Cao Bằng vẫn cịn 199/ 2.472 xóm chưa có chi bộ dẫn đến việc tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
đến đơng đảo quần chúng nhân dân ở những xóm chưa có chi bộ gặp nhiều
khó khăn, việc lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ
chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
chưa được kịp thời. Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều xã cịn yếu, trình độ của
đội ngũ cán bộ cịn thấp, cơng tác phát triển đảng chậm; nhiều chi bộ sau khi
được thành lập có nguy cơ tái “trắng” đảng viên, tái “trắng” chi bộ; cấp uỷ,
chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả,
chưa sát dân, chưa phát huy được vai trị lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Cơng tác
phát triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh cịn gặp nhiều khó
khăn, thiếu nguồn kết nạp đảng viên, chưa đảm bảo những tiêu chí, hoặc điều
kiện để trở thành đảng viên như trình độ học vấn, nhận thức về Đảng; khó
khăn cả về việc tổ chức giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho quần
chúng; kể cả những tập tục lạc hậu.... Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng rất
lớn đến phát triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng
hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phát triển đảng viên trong các xóm
chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn hiện nay” để góp phần giải quyết
những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đòi hỏi là rất cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều cơng trình, bài báo nghiên

cứu về Cơng tác phát triển đảng viên với nhiều góc độ và lĩnh vực như:
- Các đề tài khoa học:


4

Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 03.04 chương trình khoa học cấp nhà
nước giai đoạn 2001 - 2005 “Xây dựng Đảng trong điều kiện mới” được công
bố và xuất bản thành sách: “Vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do GS.TS Mạch Quang
Thắng làm chủ biên, xuất bản năm 2006.
Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ (2007) - 08 về “Nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội
ngũ đảng viên” do TS Đỗ Ngọc Thịnh làm chủ nhiệm đề tài.
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008, mã số B08-23 về “Công tác phát
triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Thực trạng và giải
pháp” do TS Nguyễn Xuân Phương làm chủ nhiệm đề tài.
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
“Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên
các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay”, luận văn
thạc sĩ của Lê Văn Lương năm 2002.
“Công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số
của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay”, luận
văn thạc sĩ của Lê Văn Cường năm 2005.
“Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ
xã tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” luận văn thạc sĩ của Hà Sơn Long
năm 2006.
Cùng với các cơng trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án
tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ còn có nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu và nhiều tác giả khác đăng trên báo, tạp chí... đã làm phong phú

thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn về cơng tác phát triển đảng viên
nói chung và công tác phát triển đảng viên, thành lập chi bộ nói riêng. Tuy
nhiên, cơng tác phát triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao
Bằng đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào. Vì vậy, việc nghiên cứu để


5

góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên trong các xóm chưa có
chi bộ ở tỉnh Cao Bằng là việc làm cần thiết và cấp bách.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cơng tác phát triển đảng
viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn hiện nay.
- Qua nghiên cứu thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm bước đầu và đề
xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác phát triển đảng viên trong các
xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ vai trò, nội dung, phương châm công tác phát triển đảng viên
trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng.
- Khảo sát, đánh giá đúng về thực trạng công tác kết nạp đảng viên
trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 đến nay. Từ đó,
rút ra nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác phát triển
đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác phát triển đảng viên trong các xóm chưa
có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Công tác phát triển đảng viên là vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu ở
nhiều giai đoạn, đối tượng khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ,
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu công tác phát triển đảng viên trong các xóm
chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 đến nay, đồng thời đề xuất
phương hướng và giải pháp thực hiện đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sơ lý luận và thực tiễn


6

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng
và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Luận văn kế thừa, chọn lọc một cách hợp lý kết
quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài đã được
cơng bố.
Căn cứ vào tình hình công tác xây dựng Đảng về công tác kết nạp đảng
viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng trong những năm qua (từ
2006 đến nay)
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lơgíc
và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê và lý luận gắn
liền với khảo sát thực tiễn.
6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp
trong cơng tác phát triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao
Bằng từ năm 2006 đến nay (2011).
- Đánh giá đúng thực trạng, đưa ra những dự báo, những yếu tố tác

động và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh cơng tác phát
triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian
từ nay đến 2020.
6.2. Ý nghĩa
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và chỉ
đạo thực tiễn cho các cấp ủy đảng ở Cao Bằng trong công tác phát triển đảng
viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trường Chính trị
tỉnh Cao Bằng.
7. Kết cấu của luận văn


7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC XÓM CHƯA CÓ CHI BỘ
Ở TỈNH CAO BẰNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CAO BẰNG, CÁC XÓM CHƯA CÓ CHI BỘ Ở
TỈNH CAO BẰNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN NƠI ĐÂY

1.1.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng, các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh
Cao Bằng
1.1.1.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng
Thời phong kiến địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất
sớm. Sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi soạn năm 1438, có ghi “Cao Bằng xưa
là ngoại địa của bộ Vũ Định; đông bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; tây nam tiếp

giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên
dậu thứ tư về phương bắc vậy”. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử
quán triều Nguyễn, quyển XXV tỉnh Cao Bằng, viết: “ Đời Hùng Vương là bộ
Vũ Định, đời Tần thuộc Tượng quận, đời Hán thuộc quận Giao Chỉ..., từ đời
Lý về sau là đất Thái Nguyên. Thời thuộc Minh là đất phủ Lạng Sơn. Đời Lê,
năm Thuận Thiên thứ nhất thuộc Bắc đạo; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt
Thái Nguyên thừa tuyên gọi là phủ Bắc Bình; năm Quang Thuận thứ 10
(1469) đổi làm Ninh Sóc thừa tuyên, đời Hồng Đức (1470 - 1497) lại đổi làm
Thái Nguyên thừa tuyên, gọi là phủ Cao Bình lãnh 4 châu là Thái Nguyên,
Lộng Nguyên, Thượng Lang, Hạ Lang. Sau đổi châu Thái Nguyên làm châu
Thạch Lâm; châu Lộng Nguyên làm châu Quảng Uyên..., năm Vĩnh Trị thứ 2
(1677)... mới đặt riêng làm trấn Cao Bình, đặt quan cai trị, khơng lệ vào Thái
Ngun nữa. Lãnh 1 phủ (phủ Cao Bình), 4 châu, đều theo tên cũ, vẫn do thổ


8

ty chia nhau quản trị. Bản triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế, đặt các
chức trấn thủ, hiệp trấn và tham trấn”. Với vị trí điạ lý như vậy, trong công
cuộc chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương bắc thì Cao
Bằng ln là pháo đài đầu tiên đánh trặn sự xâm lược của kẻ thù, cùng với
quân dân cả nước đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giữ vững nền độc lập tự chủ của
dân tộc.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Cao Bằng bị thực dân Pháp đánh
chiếm từ tháng 10/1886. Tuy đồng bào địa phương, cũng như nhân dân cả
nước kiên cường, anh dũng chống trả, nhưng đây là cuộc chiến đấu không cân
sức, nên đến năm 1895, thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị của chúng tại
Cao Bằng và chúng phân Cao Bằng thành đạo quan binh thứ hai, đứng đầu là
một tên quan năm người Pháp, điều khiển cả bộ máy hành chính và quân sự.
Thời kỳ này, Cao Bằng chia ra thành các phủ, châu: Hoà An, Trùng Khánh,

Hà Quảng, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hoà, Hạ
Lạng, Trấn Biên. Để làm chỗ dựa cho sự thống trị, chúng duy trì và củng cố
bộ máy chính quyền phong kiến cũ từ tỉnh, châu cho tới tổng, xã, tăng cường
lực lượng vũ trang cùng bộ máy khủng bố, đàn áp nhân dân và phong trào
cách mạng tỉnh Cao Bằng.
Thời kỳ sau cách mạng Tháng Tám, từ năm 1948, bãi bỏ cấp tổng và
các phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất loạt gọi là huyện.
Từ ngày 1/7/1956, Cao Bằng cùng với các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc. Đến ngày
27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ khố V kỳ họp thứ 2
quyết nghị bỏ cấp khu trong các đơn vị hành chính; hợp nhất tỉnh Cao Bằng
và tỉnh Lạng Sơn thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Cao - Lạng. Ngày
29/12/1978, Nghị quyết Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ 4 chia tỉnh Cao - Lạng
thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn; sáp nhập huyện Ngân Sơn và huyện Chợ
Rã tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng...Ngày 6/01/1996, Quốc hội khoá IX kỳ


9

họp thứ 10 phê chuẩn việc tách 2 huyện Ngân Sơn và Ba Bể của tỉnh Cao
Bằng về tỉnh Bắc Cạn, đến thời điểm đó, tỉnh Cao Bằng có thị xã Cao Bằng
và 10 huyện với tổng diện tích tự nhiên là 6.690,72km 2 và 189 xã, phường.
Ngày 25/9/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 52/2000/NĐ- CP
của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc và thành
lập huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng. Ngày 13 tháng 12 năm 2001, Chính
phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định 96/2001/NĐ-CP
chia Quảng Hòa thành hai huyện là Phục Hòa và Quảng Uyên.
Là một tỉnh miền núi, biên giới. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung
Quốc), có đường biên giới dài 322km. Phía tây giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên
Quang; phía nam giáp hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Diện tích khoảng

6.700km2, dân số năm 2009 là 507.183 người thuộc các thành phần dân tộc: Tày,
Nùng, Kinh, Hoa, Mơng, Dao, Lơ Lơ,v.v.. Có quốc lộ 3, và quốc lộ 4 nối liền Cao
Bằng với các tỉnh miền xuôi. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có 1 thị xã và 12 huyện
với 199 xã, phường, thị trấn gồm 2.472 xóm, tổ dân phố, khu dân cư.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời một thời gian ngắn, tổ
chức đảng ở Cao Bằng đã được thành lập, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo nhân
dân toàn tỉnh đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, phong trào cách mạng ở Cao Bằng đã diễn ra mạnh mẽ. Sau 30 năm
hoạt động ở nước ngoài, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ
quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Cao Bằng vinh dự được Người
chọn làm căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước, nơi khai sinh Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Từ Cao Bằng phong trào cách mạng đã lan rộng ra các tỉnh Việt Bắc,
tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ để tiến hành cuộc cách mạngTháng Tám 1945
thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ - Nhà nước cơng
nơng đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong cuộc kháng chiến chống pháp, Cao Bằng
là nơi quân và dân ta đánh bại một mũi tiến cơng chiến lược, góp phần quan


10

trọng đánh bại cuộc tiến công mùa đông, phá tan âm mưu nhanh chóng kết
thúc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương của thực dân Pháp.
Cao Bằng cũng là nơi diễn ra chiến dịch Biên giới tháng 10/1950.
Thắng lợi của chiến dịch Biên giới khơng chỉ giải phóng Cao Bằng mà còn là
“những cuộc chiến đấu bất hạnh” của thực dân Pháp và làm cho chúng không
thể thắng được trong cuộc chiến quân sự.
Ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Cao Bằng đã nhanh
chóng gửi những người con ưu tú sớm có mặt ở miền Nam, cùng nhân dan
Nam Bộ chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cao

Bằng là một trong những tỉnh đã đóng góp sức người, sức của, góp phần đưa
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
Từ khôi phục và phát triển kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cũng như xây
dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã vượt qua mn vàn khó khăn thử
thách, hy sinh giành được những thành quả hết sức to lớn, góp phần xây dựng
miền Bắc vững mạnh, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, tiến lên cơng nghiệp hố, hiện đại hố; đấu tranh bảo vệ chủ quyền
quốc gia, bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, Cao Bằng tiếp tục giành được
những thành tích to lớn trong thắng lợi chung của dân tộc.
1.1.1.2. Khái quát các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng
Theo Điều 2, Điều 3, Quyết định số:1555/2009/QĐ-UBND, ngày 21/ 7/
2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy định tổ chức
hoạt động của xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì “Xóm, làng, bản...
(gọi chung là xóm); tổ dân phố, khu phố, khối phố...(gọi chung là tổ dân phố)
không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư,
nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức


11

hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Dưới xã là xóm. Dưới phường, thị trấn là tổ dân phố. Xóm và tổ dân
phố chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn.
Như ta đã biết, tỉnh Cao Bằng có 1 thị xã và 12 huyện với 199 xã,
phường, thị trấn gồm 2.472 xóm, tổ dân phố, khu dân cư (sau đây gọi chung là
xóm).

Cao Bằng là một trong những địa phương có phong trào cách mạng phát
triển từ rất sớm. Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời đã có tác
động mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng trong nước nói chung và Cao Bằng
nói riêng. Dưới tác động ảnh hưởng và hoà nhịp cùng với phong trào chung của
cả nước, ở Cao Bằng, vào quãng thời gian đó, đã xuất hiện các tổ chức yêu nước
(Hội đánh tây, Hội Thanh niên phản đế), thu hút nhiều thanh niên yêu nước, tiến
bộ thuộc các dân tộc trong tỉnh, trong số đó nổi bật lên và có ảnh hưởng to lớn là
đồng chí Hồng Đình Giong, một thanh niên dân tộc Tày, có lịng u nước nồng
nàn và sớm giác ngộ cách mạng. Nhờ hoạt động tích cực và có kết quả dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của bộ phận ở ngồi của Đơng Dương Cộng sản Đảng, tháng
12/1929, các đồng chí Hồng Đình Giong, Hồng Văn Thụ, Hồng Văn Nọn
được kết nạp vào Đảng và thành lập chi bộ đảng ở Long Châu (Trung Quốc), do
đồng chí Hồng Đình Giong làm Bí thư.
Sau một thời gian kiểm tra phong trào và thử thách rèn luyện cán bộ, đồng
chí Hồng Văn Nọn, thay mặt chi bộ Long Châu, kết nạp hai đồng chí tiêu biểu
trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Cao Bằng là Lê Dỗn Chu và
Nơng Văn Đô vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tuyên bố thành lập chi bộ đảng
của Cao Bằng ngày 01/4/1930 tại khe suối Nặm Lìn (thuộc xã Hồng Tung, châu
Hồ An), đồng chí Hồng Như làm Bí thư. Đây là chi bộ đảng đầu tiên của Cao
Bằng, nên ngay từ lúc được thành lập, nó đã làm nhiệm vụ như Ban Tỉnh uỷ lâm
thời, lãnh đạo phịng chào cách mạng tồn tỉnh. Cũng tại cuộc họp thành lập, chi


12

bộ đã đề ra hai nhiệm vụ hàng đầu là: tích cực phát triển đảng, đặc biệt là ở khu
mỏ thiếc Tinh Túc và ở thị xã; đẩy mạnh phong trào chống thuế, chống phụ thu
lạm bổ, chống bắt phu vào ngày mùa, đi phu phải được cấp tiền gạo,v.v..
Sự ra đời của chi bộ đảng ở Cao Bằng đã đánh dấu bước phát triển mới,
một bước ngoặt trên con đường đấu tranh giải phóng. Từ năm 1930 đến năm

1935, các cơ sở đảng tiếp tục được củng cố và phát triển, nhiều chi bộ đảng mới
được thành lập: tháng 6/1930, chi bộ xã Phúc Tăng (Hoà An); tháng 10/1930, chi
bộ mỏ thiếc Tĩnh Túc, chi bộ xã Xuân Phách (Hồ An); tháng 6/1931, chi bộ xã
Sóc Hà (Hà Quảng); Tháng 2/1932, chi bộ xã Chí Thảo (Quảng Uyên); tháng
2/1933, chi bộ xã Vân Trình (Thạch An); năm 1935, chi bộ xã Minh Tâm
(Nguyên Bình)...Vậy là, đến năm 1935 các cơ sở đảng đã lan rộng gần khắp các
châu trong tỉnh với số đảng viên trên 70 đồng chí. Từ đó, trong phong trào đấu
tranh giành lại nền độc lập và chủ quyền của đất nước, nhân dân các dân tộc Cao
Bằng vững bước đi lên dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam,
cùng nhân dân cả nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong công cuộc
đấu tranh đánh đuổi thực dân, đế quốc cũng như trong cơng cuộc đổi mới hiện
nay.
Tính đến ngày 30/5/2007, tồn tỉnh Cao Bằng cịn 121 xóm chưa có
đảng viên, 281 xóm chưa có chi bộ. Nhìn chung trong tổng số các xóm chưa
có đảng viên, chưa có chi bộ đa số là những xóm đặc biệt khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số ít người, xóm sát biên giới (có 402 xóm).
Bảng 1.1: Các xóm chưa có đảng viên, chưa có chi bộ của các huyện
trong Đảng bộ tỉnh Cao Bằng năm 2007
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên huyện, thị

trong tỉnh
Hà Quảng
Hồ An
Trà Lĩnh
Thơng Nơng
Hạ Lạng
Thạch An
Quảng Un
Bảo Lâm
Ngun Bình

Số xóm chưa có
đảng viên
13
05
04
09
0
02
03
28
09

Số xóm chưa có
chi bộ
32
24
18
25
13

18
07
34
39


13

10
11
12
13

Bảo Lạc
Phục Hoà
Trung Khánh
Thị xã Cao Bằng
Tổng

41
03
04
0
121

35
10
26
0
281


Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cao Bằng, 2007.
1.1.2. Đặc điểm của các xóm chưa có chi bộ và quần chúng nhân dân
1.1.2.1. Đặc điểm các xóm chưa có chi bộ
Là địa bàn tuyến đầu của Tổ quốc có đóng góp quan trọng trong công
cuộc dựng nước và giữ nước, với truyền thống chống giặc ngoại xâm phương
Bắc; nhiều xóm, bản trước đây là căn cứ cách mạng trong kháng chiến …Vì
vậy, quần chúng nhân dân nơi đây ln có tinh thần u nước, một lòng, một
dạ tin theo Đảng, theo chế độ. Nhưng đây cũng là địa bàn để các thế lực thù
địch lợi dụng để lơi kéo, kích động đồng bào chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Phần lớn là kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, kinh tế hàng hoá chưa phát
triển, việc trao đổi hàng hoá ở vùng sâu, vùng xa rất yếu ớt, chủ yếu ở một số
thành phố, thị xã, thị trấn. Trình độ sản xuất rất hạn chế, sản xuất chủ yếu
bằng công cụ thủ công và sức người, nên năng suất lao động thấp, không đảm
bảo cho nhu cầu tái sản xuất sức lao động của người dân, dẫn đến tình trạng
đói nghèo chiếm tỷ lệ cao, hạn chế đến khả năng đầu tư cho con cái học tập,
phấn đấu. Mặt bằng dân trí thấp là yếu tố tác động lớn nhất trong việc đảm
bảo qui định về trình độ học vấn cho đối tượng kết nạp Đảng.
Đời sống kinh tế khó khăn, giao thơng kém phát triển đã dẫn tới chỗ
con người bị biệt lập, đóng khung trong bản, làng; điều kiện giao lưu với thế
giới bên ngồi để mở mang tầm nhìn, kể cả đảng viên gặp nhiều khó khăn, tạo
nên tính trì trệ trong nhận thức, ít có điều kiện nghĩ đến phấn đấu cho hoạt
động chính trị. Nhân dân tại các xóm chưa có chi bộ chủ yếu là dân tộc thiểu
số. Cơ bản các xóm này đều là xóm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc thù, khu vực
biên giới, địa bàn rộng, chủ yếu là rừng núi, địa hình bị chia cắt dẫn đến
đường sá giao thơng đi lại khó khăn, việc giao lưu vận chuyển, trao đổi hàng


14


hoá phục vụ cho phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn; sản xuất chủ yếu là tự
cung, tự cấp.
Một trong những yếu tố chi phối rất lớn đến hoạt động chính trị nói
chung và cơng tác phát triển đảng viên ở Cao Bằng cũng như các tỉnh miền
núi phía bắc là thiết chế dòng họ. Dòng họ là sự ràng buộc nhau bởi quan hệ
huyết thống, có nhiều mặt tích cực cần được khai thác trong tổ chức quản lý
xã hội. Tuy nhiên, thiết chế dòng họ cũng cản trở rất lớn đến tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị nói chung và cơng tác phát triển đảng viên nói
riêng. Thiết chế dịng họ đã tạo ra sự khép kín trong cơng tác đảng, cơng tác
cán bộ, hạn chế đến khả năng kết nạp đảng hoặc tham chính của những dịng
họ khác nhau; dẫn đến trong cơng tác phát triển đảng viên dễ có tình trạng
làm qua loa, đại khái, nhất là trong việc xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn,
qui trình, thủ tục, các qui định của Đảng trong công tác kết nạp đảng viên.
Thiết chế bản, làng cũng là một đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở
miền núi phía bắc nói chung và các dân tộc thiểu số Cao Bằng nói riêng. Mặt
ưu điểm của nó là phát huy các giá trị dân chủ thuần phác của từng cộng đồng
dân cư trong tổ chức và quản lý xã hội, trong đó có vấn đề giám sát quần
chúng cảm tình đảng trong thời gian được bồi dưỡng, thử thách cũng như khi
đã trở thành đảng viên. Song, thiết chế bản, làng cũng tạo nên tình trạng khép
kín, thiếu cách nhìn “mở” và “động” trong công tác phát triển đảng viên, nhất
là những phân biệt đối xử đối với cộng đồng nhập cư, những chấp nhận các
nhân tố mới có cách nhìn phi truyền thống.
Một bộ phận nhân dân trong các dân tộc ít người như Mơng, Dao vẫn
cịn hiện tượng du canh, du cư. Đây là những đối tượng thuộc diện khó khăn,
lại sinh sống theo trạng thái di động, quản lý xã hội nói chung và theo dõi để
bồi dưỡng phát triển đảng viên lại càng khó khăn gấp bội. Rất nhiều trường
hợp quần chúng cảm tình đảng đã chuẩn bị được kết nạp ở vùng đất cũ, nhưng
vì sinh kế, phải rời bỏ nơi cư trú cũ theo gia đình di cư, nên đến nơi ở mới



15

khơng rõ lai lịch, khơng rõ q trình phấn đấu trưởng thành từ nơi khởi nguồn
như thế nào. Ngay cả khi đã qua thời gian rèn luyện, thử thách đủ điều kiện,
tiêu chuẩn để kết nạp thì việc thẩm tra, xác minh để làm thủ tục kết nạp cũng
rất khó khăn.
Hiện tại, công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc cịn gặp
nhiều khó khăn, do thiếu nguồn kết nạp đảng viên, chưa bảo đảm những tiêu
chí, điều kiện để trở thành đảng viên như trình độ học vấn, nhận thức về đảng;
khó khăn cả về việc tổ chức giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho
quần chúng; ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu của vùng dân tộc để lại rất
nặng nề; về tính bảo thủ của đội ngũ đảng viên cao tuổi (như già làng, trưởng
bản) khi xem xét kết nạp đảng viên trẻ v.v..
1.1.2.2. Đặc điểm quần chúng nhân dân ở các xóm vùng sâu, vùng
xa ở tỉnh Cao Bằng
Chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đại đa số nhân dân có lịng u
nước, một lịng tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng, sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, một lòng, một dạ đi theo Đảng. Chấp hành nghiêm túc chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Là những chiến sỹ
tiền tiêu bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Nhưng do là một tỉnh vùng cao biên giới, nên đời sống quần chúng
nhân dân ở các xóm chưa có chi bộ cịn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí của
nhân dân khơng đồng đều, trình độ học vấn thấp; địa hình phức tạp, gần một
nửa số hộ nhà ở tạm bợ, nằm rải rác lưng chừng đồi, núi cao, đường giao
thông đi lại khó khăn, thiếu nước sinh hoạt, chủ yếu là dân tộc thiểu số; bên
cạnh đó nhiều gia đình tại các xóm sát biên giới có nguồn gốc di cư từ Trung
Quốc sang, một số hộ gia đình có quan hệ hôn nhân không hợp pháp với
người Trung Quốc hoặc đi làm ăn tại Trung Quốc...do đó gặp rất nhiều khó
khăn trong công tác thẩm tra, xác minh đối với người xin vào Đảng, dễ bị các
thế lực thù địch lợi dụng...



16

Mỗi dân tộc có tiếng mẹ đẻ của mình, nó vừa là biểu hiện bản sắc
tộc người, vừa là vách ngăn đối với quá trình tiếp thu những giá trị văn hố
của các dân tộc khác. Ở các xóm chưa có chi bộ của tỉnh Cao Bằng cũng
như khu vực miền núi phía bắc tồn tại hai ngơn ngữ: tiếng mẹ đẻ của từng
tộc người và tiếng Việt được xem là ngơn ngữ hành chính (quốc ngữ). Trình
độ ngơn ngữ rất nghèo khả năng phản ánh những phạm trù lý luận, những
thông tin về xã hội công nghiệp là một rào cản cho quá trình tuyên truyền,
giáo dục những kiến thức lý luận, với những phạm trù trừu tượng, những
vấn đề cần tư duy khái quát cao đối với quần chúng, kể cả quần chúng ưu
tú kết nạp Đảng.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây bị chi phối bởi nhiều tập tục lạc
hậu, trở thành rào cản cho sự trưởng thành về chính trị, mà sinh đơng con là
một ví dụ. Trong nhiều trường hợp quần chúng kết nạp Đảng có đủ hầu hết
các tiêu chuẩn để trở thành đảng viên, nhưng chỉ vì đơng con đã gây khó khăn
khi kết nạp. Bên cạnh đó, tình trạng mê tín, dị đoan cũng là một rào cản lớn
cho sự trưởng thành về chính trị của mỗi con người. Tình trạng phát triển,
bành trướng của đạo Tin lành (Vàng chứ, Thìn Hùng) ở vùng dân tộc thiểu số
thời gian qua là những minh chứng. Khơng ít trường hợp quần chúng cảm
tình đảng, thậm chí cả đảng viên, đã rơi vào cạm bẫy của tơn giáo và đó cũng
là tiền đề cho q trình thâm nhập về chính trị của các thế lực thù địch đối với
vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng con đường tôn giáo. Vấn đề tôn giáo
cũng tác động trực tiếp đến công tác phát triển đảng viên nói riêng và cơng tác
xây dựng Đảng nói chung.
Trong thời gian vừa qua, nhờ có sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND, UB MTTQ và các sở, ban ngành của Tỉnh đối với quần chúng nhân
dân sinh sống ở các địa bàn khó khăn, các xã, xóm vùng sâu, vùng xa, khu

vực biên giới đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống cả vật chất và tinh


17

thần của quần chúng nhân dân nơi đây. Người dân có điều kiện được học
hành, đời sống được cải thiện, sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chăm
sóc, giao thông đi lại được thuận lợi… đã củng cố và tăng cường lòng tin
của người dân nơi đây đối với Đảng, với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1.2. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC XÓM CHƯA CÓ
CHI BỘ Ở TỈNH CAO BẰNG - QUAN NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.2.1. Một số quan niệm
* Quan niệm về đảng viên
Đảng viên là những "tế bào" cấu thành nên Đảng, có vị trí, vai trị quan
trọng trong q trình hình thành, tồn tại và phát triển của đảng và sự lãnh đạo
của Đảng đối với xã hội. Nhân tố quyết định sự ra đời và phát triển của một
đảng chính trị trước hết là ở đội ngũ đảng viên, với những điều kiện, tiêu
chuẩn do Đảng qui định.
Theo quy định của Điều lệ Đảng khoá XI: “Đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý
tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao
động, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh;
gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng; giữ gìn
đồn kết thống nhất trong Đảng”.
Theo quan niệm trên có thể khẳng định rằng:
Thứ nhất, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước

nhân dân, thật sự tiên phong, đi đầu trong mọi công việc, luôn lấy chủ nghĩa Mác
- Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Giác ngộ chính trị là dấu hiệu đặc trưng nổi bật nhất của người đảng
viên, là tiêu chuẩn cơ bản, quan trọng hàng đầu của người đảng viên, yếu tố


18

phân biệt giữa đảng viên và người ngoài Đảng. Nếu khơng được giác ngộ
chính trị, mơ hồ về cách mạng, thiếu kiên định lập trường quan điểm, thiếu ý
chí quyết tâm, dễ thoả hiệp từ bỏ mục tiêu cách mạng… nên không đủ khả
năng thuyết phục vận động quần chúng đấu tranh cách mạng, khơng hồn
thành nhiệm vụ chính trị của đảng viên và nhiệm vụ của tổ chức giao cho.
Trong điều kiện cách mạng Việt Nam hiện nay, giác ngộ chính trị là
nhận thức đúng bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nắm bắt được quy luật vận động khách quan của lịch sử,
tính tất yếu của thời đại. Từ đó, xác định tư tưởng và hành động cách mạng
đúng đắn, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thành với
Đảng, với chế độ, bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; gương mẫu
chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giải quyết hài hồ
mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, của dân tộc, trong đó
đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.
Thứ hai, người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải nghiêm chỉnh
chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Phục tùng tuyệt đối sự phân cơng của Đảng, có ý
thức tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng,
sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đầy đủ.
Đảng ta hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nên đảng
viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành pháp luật và các quy định
chung của Đảng cũng như tổ chức mà mình tham gia.

Thứ ba, là một tổ chức tiên phong chiến đấu nhằm xoá bỏ áp bức bóc
lột, nên về nguyên tắc, Đảng chỉ kết nạp vào đội ngũ của mình những người
ưu tú, tiên tiến nhất trong giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao
động. Có lao động đó là đặc trưng phản ánh bản chất của người đảng viên.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta khuyến khích cán bộ đảng viên và
nhân dân ta nỗ lực phát triển kinh tế, đưa đất nước nhanh chóng ra khỏi tình
trạng kém phát triển. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp trong thực tiễn


19

cuộc sống, lơi lỏng các biện pháp lãnh đạo đảng viên về những vấn đề có tính
ngun tắc khi làm kinh tế dễ làm cho đảng viên biến chất, xã hội chệch
hướng phát triển.
Từ Đại hội X của Đảng đã quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân,
ngoài việc phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước,
còn phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và Quy định của Ban Chấp
hành Trung ương. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải quy định, hướng dẫn cụ thể
cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, đồng thời để các tổ chức đảng có căn cứ
lãnh đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện. Đảng đòi hỏi những đảng viên làm
kinh tế tư nhân luôn tự giác chấp hành đúng các quy định, hướng dẫn của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong mọi trường hợp, khơng vì lợi
nhuận mà làm phương hại đến lợi ích chung của tập thể, của Đảng và của
dân tộc.
Đã là đảng viên thì yêu cầu khách quan đặt ra là phải có trách nhiệm
thực hiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất những nhiệm vụ chính trị được
giao. Do địi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị và những biến đổi của
tình hình trong nước và quốc tế, địi hỏi người đảng viên phải khơng ngừng
học tập, nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ để hồn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Lười học tập, phấn đấu rèn luyện cũng là một biểu

hiện của sự thoái hoá của đảng viên trong tình hình hiện nay.
Thứ tư, đấu tranh cách mạng là sự nghiệp vẻ vang, song hết sức khó
khăn gian khổ, địi hỏi người đảng viên phải có đạo đức cách mạng, để đủ sức
mạnh “gánh nặng đường xa”, phải có lối sống trong sạch, nhất quán với mục
tiêu, lý tưởng mà mình đã tự nguyện lựa chọn và theo đuổi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: đạo đức là gốc của người cách mạng,
khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Đặc biệt, khi Đảng đã cầm quyền, đảng viên có vị thế mới, nếu không tự
giác rèn luyện đạo đức, lối sống thì “người chiến sỹ cách mạng” sẽ trở


20

thành “ông quan cách mạng”, Bác Hồ viết: “Đạo đức cách mạng khơng
phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà
phát triển củng cố”.
Đạo đức người đảng viên trong giai đoạn hiện nay thể hiện trên nhiều
phương diện, trong đó biểu hiện tập trung nhất là sự “cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư”, một lịng, một dạ vì Đảng, vì dân. Đảng viên phải là người
sống có văn hố, giàu lịng nhân ái, vị tha, chống thói ích kỷ, ty tiện; thuỷ
chung với tình đồng chí, sống có trách nhiệm trong gia đình, chăm lo xây
dựng gia đình thực sự là tế bào có ích của xã hội.
Thứ năm, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sức mạnh của Đảng
bắt nguồn từ mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm cách để lôi kéo quần chúng
nhân dân nhằm phá vỡ mối quan hệ truyền thống giữa Đảng với nhân dân, từ
đó vơ hiệu hố vai trị lãnh đạo của Đảng. Do vậy, tăng cường mối quan hệ
giữa Đảng với quần chúng nhân dân ngay từ cơ sở thông qua hoạt động của
người đảng viên càng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Để giữ vững và không ngừng củng cố, phát triển mối liên hệ gắn bó

mật thiết với nhân dân, người đảng viên phải có quan điểm đúng đắn, có kiến
thức, năng lực vận động quần chúng, tích cực tham gia công tác quần chúng.
Dù ở cương vị nào, người đảng viên cũng phải gần gũi, quan tâm, chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phải nắm vững tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, phản ánh trung thực, kịp thời với tổ chức đảng và
các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết kịp thời, kiên quyết chống thói quan
liêu, độc đốn, cửa quyền, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ sáu, Đảng là đội tiên phong chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao
nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân. Vì thế, Đảng yêu cầu các đảng
viên của mình nhất thiết phải có tính đảng cao, có ý thức tổ chức kỷ luật chặt
chẽ. Chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, đặc biệt là


21

nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính tổ chức kỷ luật còn yêu cầu người đảng
viên phải đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với những hành vi lôi
kéo, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu Đảng.
Do đó, mỗi đảng viên phải xác định mục tiêu, lý tưởng của Đảng để từ
đó phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng mà bản thân đã tự nguyện lựa chọn.
* Quan niệm công tác phát triển đảng viên.
Phát triển đảng viên là một khái niệm phổ biến trong lý luận về đảng và
xây dựng đảng nói chung, của Đảng Cộng sản nói riêng. Cơng tác phát triển
đảng viên là một trong những vấn đề cơ bản của công tác xây dựng Đảng.
- Cơng tác phát triển đảng viên là tồn bộ các hoạt động của các tổ chức
đảng, trước hết là tổ chức đảng có thẩm quyền kết nạp đảng viên, từ khâu
tuyên truyền, vận động, tạo nguồn để phát hiện những quần chúng ưu tú bồi
dưỡng và kết nạp họ vào Đảng theo đúng quy trình và thủ tục nhằm tăng
cường số lượng đi đôi với chất lượng cho Đảng, góp phần củng cố, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ

chính trị.
- Cơng tác phát triển đảng viên trong các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh
Cao Bằng là toàn bộ các hoạt động của cấp uỷ đảng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh ủy Cao Bằng nhằm củng cố các đoàn thể, phát động phong trào, lựa
chọn những quần chúng ưu tú bồi dưỡng và kết nạp họ vào Đảng nhằm xây
dựng tổ chức đảng ở cơ sở trong sạch vững mạnh, nâng cao hơn về số lượng
và chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng - an ninh trên địa bàn.
Để làm tốt công tác phát triển đảng viên ở trong các xóm chưa có chi
bộ bên cạnh những quy định chung về công tác phát triển đảng viên cần vận
dụng một cách linh hoạt trong các tiêu chuẩn như trình độ học vấn, chính sách
dân số.. bởi vì, tại các xóm chưa có chi bộ quần chúng nhân dân chủ yếu là
người dân tộc thiểu số, trình độ văn hố thấp, gia đình vi phạm chính sách dân


22

số, gia đình có yếu tố nước ngồi, theo tơn giáo… thì mới có thể tạo nguồn và
phát triển đảng viên được. Mặt khác, trong công tác phát triển đảng viên phải
hết sức coi trọng thủ tục kết nạp Đảng. Đây phải là việc làm được tiến hành
chặt chẽ, có nguyên tắc tổ chức, không được tùy tiện. Trước tiên người xin
vào Đảng phải tự mình viết đơn, trong đó có nêu rõ lời cam đoan thừa nhận
Cương lĩnh của Đảng, phải có đảng viên chính thức giới thiệu và phải được
chi bộ chấp nhận. Như vậy, bên cạnh việc kết nạp vào Đảng những phần tử
tích cực, ưu tú nhằm bổ sung lực lượng thì Đảng cũng thường xuyên tiến hành
thanh lọc, đưa những phần tử thối hóa, biến chất và cơ hội ra khỏi Đảng. Sau
khi kết nạp, đảng viên mới phải trải qua một thời kỳ dự bị, tùy từng giai đoạn
mà quy định thời gian là một hoặc hai năm rồi mới trở thành đảng viên chính
thức. Nếu trong thời gian dự bị, đảng viên nào khơng xứng đáng sẽ bị xố tên
trong danh sách, chỉ những đảng viên phấn đấu tốt, đảm bảo chất lượng thực

sự mới được công nhận là đảng viên của Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đảng không ngừng lớn mạnh
là nhờ thường xuyên làm tốt công tác phát triển đảng viên, chăm lo bồi dưỡng
những quần chúng ưu tú trong giai cấp cơng nhân, nơng dân, trí thức và các
tầng lớp xã hội khác để bổ sung vào đội ngũ của mình, tăng cường nguồn sinh
lực cho Đảng, làm cho Đảng có sức mạnh để thực hiện sứ mệnh của mình
trước nhân dân và dân tộc.
Các xóm khơng phải là một cấp hành chính trong hệ thống chính trị của
Nhà nước ta, mà là cấp tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện
dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự
quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao cho. Do đó, có thể
nhận thấy rằng xóm có vai trị quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng
lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nơi


23

trực tiếp làm việc và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với người dân. Và để tổ
chức, huy động được nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải có sự lãnh đạo của Đảng,
cụ thể là phải có đảng viên, có chi bộ để lãnh đạo, chỉ đạo, tập hợp quần
chúng nhân dân lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội xóa đói, giảm
nghèo. Trong thời gian vừa qua, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tích cực chỉ đạo các
cấp uỷ đảng đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đó đặc biệt quan
tâm đến các xóm vùng sâu, vùng xa, xóm biên giới... là những xóm “trắng”
đảng viên, “trắng” chi bộ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đến mọi địa
bàn, đến với mọi người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời
sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, củng cố và xây dựng thế trận quốc

phịng tồn dân vững mạnh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
Với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác phát triển đảng viên,
tinh thần trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, của mỗi cán bộ đảng viên nên
công tác phát triển đảng viên ngày càng được chú ý hơn.
1.2.2. Vị trí, vai trị của đảng viên, cơng tác phát triển đảng viên và
các chi bộ đảng ở các xóm của tỉnh Cao Bằng
1.2.2.1. Vị trí, vai trị của đảng viên
Đối với Đảng Cộng sản, đảng viên có vị trí, vai trị quan trọng hàng đầu
trong sự hình thành, phát triển và sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, có ý
nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Vị trí, vai trò của đảng viên
biểu hiện ở các mặt cơ bản sau đây:
- Đảng Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ thống nhất, như một cơ thể
sống hoàn chỉnh, trong đó mỗi đảng viên là một tế bào của Đảng. Đảng viên
mạnh là một trong những yếu tố cơ bản làm cho Đảng mạnh. Toàn bộ sức
mạnh của Đảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đều được tạo
thành từ những đảng viên, vào số lượng và chất lượng của cả đội ngũ đảng


24

viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Để lãnh đạo cách mạng, Đảng
phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt.
- Đảng Cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng là do yêu cầu tất yếu
khách quan của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng trước hết và chủ yếu
thông qua đội ngũ đảng viên. Đảng viên là những người trực tiếp đưa lý luận
tiên phong của Đảng vào trong các phong trào cách mạng của quần chúng,
giáo dục, tuyên truyền, chỉ ra cho quần chúng lao động con đường đấu tranh
để đạt được mục đích, lợi ích của mình. Đảng viên còn là chiến sĩ cách mạng,
đi tiên phong trong các phong trào, làm tấm gương sáng cho quần chúng hành

động theo đúng mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
- Đảng viên tồn tại gắn liền với tổ chức đảng, chịu sự lãnh đạo, quản lý,
kiểm tra của tổ chức. Tổ chức mạnh đảm bảo cho từng đảng viên mạnh, đảng
viên mạnh làm cho tổ chức mạnh. Chất lượng đội ngũ đảng viên ngày càng
cao, nội bộ đảng càng đoàn kết, thống nhất thì uy tín và vai trị lãnh đạo của
Đảng ngày càng được nâng cao.
- Đảng viên là tiền đề, cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng,
Nhà nước và các đồn thể quần chúng. Có đội ngũ đảng viên ưu tú mới cung
cấp cho Đảng, Nhà nước và nhân dân những cán bộ tốt, đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.
- Đảng viên là người trực tiếp xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với nhân
dân, đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân
dân và tổ chức cho nhân dân thực hiện, đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân phản ánh cho Đảng để đề ra chủ trương, đường lối
đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, với nguyện vọng của nhân dân.
Có thể khẳng định rằng, sự hình thành và phát triển của Đảng, mối
quan hệ giữa Đảng với dân, uy tín và vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cách


25

mạng, sự thành công hay thất bại của cách mạng... trước hết và chủ yếu phụ
thuộc vào vai trò của đội ngũ đảng viên. Đảng có số lượng đảng viên đơng
đảo, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng cao, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, và ngược lại. Đảng viên
và chất lượng đảng viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển
của Đảng và sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, phát triển đảng viên là công
tác quan trọng của Đảng, phải được thực hiện thường xuyên, trên cơ sở những
điều kiện và tiêu chuẩn do Đảng qui định theo yêu cầu nhiệm vụ trong từng

giai đoạn cách mạng.
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: Đảng chỉ thu nhận vào tổ chức của mình
những người hội đủ điều kiện trở thành đảng viên, việc xem xét, tổ chức kết
nạp phải chặt chẽ, nghiêm túc tuân theo những thủ tục nhất định; quần chúng
được kết nạp phải có người giới thiệu, phải được chi bộ nhất trí kết nạp; nghị
quyết phát triển đảng viên của tổ chức dưới phải phục tùng và thực hiện thắng
lợi nghị quyết phát triển đảng viên của tổ chức đảng cấp trên. Phát triển đảng
viên phải đi đôi với khai trừ ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, vô chính
phủ, khơng đủ tiêu chuẩn làm đảng viên, hội viên.
Như vậy, những người hội đủ điều kiện trở thành đảng viên phải tiên
phong cả về mặt tư tưởng và tổ chức. Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen
chỉ rõ trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”:
Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất
trong các Đảng Cộng sản ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy
phong trào cách mạng tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn
lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình
và kết quả chung của phong trào [26, tr.614-615].
Quan niệm của C.Mác về người đảng viên cộng sản không chỉ tiên
phong về tư tưởng, tổ chức mà còn tiên phong cả về hành động thực tiễn. Đó
chính là tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên, đảng viên gương


×